Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giải bài tập hóa học bằng phương pháp tính khối lượng mol trung bình...

Tài liệu Skkn giải bài tập hóa học bằng phương pháp tính khối lượng mol trung bình

.PDF
19
255
59

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN SỐ 1 LÀO CAI ************ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giải bài tập hóa học bằng phương pháp tính khối lượng mol trung bình. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Luyến Tổ chuyên môn: Văn hóa Đơn vị công tác: TTGDTX số 1 Lào Cai N¨m häc : 2013 – 2014 1 MỤC LỤC 1. Đạt vấn đề………………………………………………………..1 2. Giải quyết vấn đề…………………………………………………1 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề………………………………………..2 2.2. Thực trạng của vấn đề………………………………………….3 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề………………3 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………….12 3. Kết luận ……………….…………………………………………13 2 1. Đặt vấn đề. Trong tình hình thực tế giảng dạy hiện nay tại bậc BTTHPT đối với bộ môn hóa học. Làm thế nào để giúp học viên yêu thích, say sưa với môn học? Làm thế nào để học viên giải một bài tập hóa học nhanh gọn và đơn giản, phù hợp với thời gian thi trắc nghiệm? Đây là một vấn đề mà nhiều cuộc hội thảo của sở giáo dục đã tổ chức, nhiều giáo viên bộ môn hóa phải trăn trở, day dứt. Một phần hóa học là bộ môn đòi hỏi phải có kĩ năng tính toán theo những đặc trưng riêng của bộ môn, mặt khác hóa học là môn học có nhiều vấn đề trìu tượng và tương đối phức tạp với cả giáo viên và học sinh. Đối với học viên bổ túc trung học, họ là những người vì điều kiện riêng nên không học đúng độ tuổi, hoặc vì những điều kiện nào đó mà không vào được trường THPT, do vậy việc tiếp thu kiến thức , nhất là đối với môn hóa học khá khó khăn vất vả . Để giúp học viên BTTHPT có thể tiếp cận nhanh chóng với kiến thức hóa học, nhất là có thể giải bài tập theo đặc trưng bộ môn một cách nhanh gọn và đơn giản có rất nhiều phương pháp. Với kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp: “Giải bài tập hóa học bằng phƣơng pháp tính khối lƣợng mol trung bình”rất có hiệu quả. Đây là một phương pháp có nhiều tính thực tế, giúp học viên dễ nhớ, dễ làm và có thể đơn giản hóa phần nào những vấn đề phức tạp rắc rối của những bài tập hóa học mà học viên gặp phải. 2. Giải quyết vấn đề. 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề. “Giải bài tập hoá học bằng phƣơng pháp tính khối lƣợng mol trung bình ” là một trong số phương pháp hiện đại nhất cho phép giải nhanh chóng và đơn giải nhiều bài toán hóa học hỗn hợp các chất rắn, lỏng, cũng như khí. Đối với những bài toán hoá học mà ẩn số nhiều hơn số phương trình lập được. Đối với nhiều bài tập hữu cơ tìm các chất đồng đẳng kế tiếp nhau, dựa vào các dữ kiện đầu bài, học viên cũng có thể giải theo phương pháp tính khối lượng mol trung bình, cách giải theo phương pháp 3 này sẽ đơn giản hơn, nhanh gọn hơn khi tiến hành từng bước theo cách giải thông thường. Khi giải thông thường kết quả vẫn đúng nhưng sẽ tốn thời gian hơn mà không rèn được khả năng lập luận và tính tư duy lô gíc cả về mặt khoa học lí thuyết lẫn tư duy thực tế. Mặt khác giải bài tập bằng phương pháp tính khối lượng mol trung bình sẽ rèn luyện được khả năng lập luận lô gíc cả về mặt khoa học lí thuyết lẫn tư duy thực tế của học viên. Việc sử dụng phương pháp giải bài tập này là một thao tác quan trọng trong vấn đề rèn luyện các kĩ năng trong quá trình giải bài tập hoá học của học viên. Từ kĩ năng nhận dạng các bài tập đến các kĩ năng quy bài tập về dạng cơ bản, từ kĩ năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào những bài tập cụ thể đến kĩ năng tính toán… 2.2. Thực trạng của vấn đề. Khi đưa ra phương pháp tính khối lượng mol trung bình học viên BTTH chưa áp dụng ngay được, đặc biệt là với đối tượng cán bộ đi học. Do yêu cầu thực tế đối với môn thi trắc nghiệm học viên cần phải có cách giải nhanh để tìm ra đáp án đúng nên không vì khả năng tư duy của học viên còn yếu còn chậm mà giáo viên phải kiên trì tìm tòi đưa phương pháp giải các bài tập nhanh để học viên theo kịp yêu cầu thực tế cụ thể: Sau khi học viên giải theo cách thông thường để học viên thấy rõ cách làm và hiệu quả của phương pháp tính khối lượng mol trung bình, khi đó học viên dễ tiếp thu và muốn biết cách sử dụng phương pháp có hiệu quả này để giải bài tập. Chỉ sau một đến hai lần học viên áp dụng sẽ nhận thấy tính ưu việt của phương pháp này, khi đã quen thì gặp dạng bài tập là học viên chọn cách giải nhanh nhất, bài làm hiệu quả cao nhất. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Nguyên tắc của phương pháp Tính khối lượng mol trung bình là: Khối lượng mol trung bình chính là khối lượng của một mol, gọi là khối lượng phân tử, nên được tính theo công thức: 4 M = M = M 1 n1  M 2 n2  M 3 n3  ... n1  n2  n3  ... M 1 n1  M 2 (n  n1 ) n *. NHẬN DẠNG BÀI TOÁN HÓA HỌC. Việc “giải bài tập hóa học bằng phƣơng pháp tính khối lƣợng mol trung bình” được áp dụng khá tiện ích trong các dạng bài tập khác nhau. Trong nhiều năm giảng dạy ở bậc BTTHPT tôi thường giúp học viên đưa về các dạng tập cơ bản để nhận dạng và có những cách giải thích hợp. Ở đây tôi chỉ trình bày một số cách nhận dạng bài toán cơ bản thường gặp. Đối với những bài toán hóa học mà ẩn số nhiều hơn số phương trình lập được, tôi hướng dẫn học viên sử dụng phương pháp tính khối lượng mol trung bình. Đối với nhiều bài tập hữu cơ tìm các chất đồng đẳng kế tiếp nhau, dựa vào các dữ kiện đầu bài, học viên cũng có thể giải theo phương pháp tính khối lượng mol trung bình, cách giải eheo phương pháp này đơn giải hơn, nhanh gọn hơn khi tiến hành theo cách giait thông thường kết quả vẫn đúng nhưng sẽ tốn tốn thời gian hơn và không rèn được khả năng lập luận lô gich cả về mặt khoa học lí thuyết lẫn tư duy thực tế của học viên. Việc sử dụng phương pháp giải bài tập bằng phương pháp tính khối lượng mol trung bình là một thao tác quan trọng trong vấn đề rèn luyện các kĩ năng trong quá trình giải bài tập hóa học của học viên. Từ kĩ năng nhận dạng bài tập đến các kĩ năng quy bài tập về dạng cơ bản, từ kĩ năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào những bài tập cụ thể đến kĩ năng tính toán… 5 *. HƢỚNG DẪN CỤ THỂ VỚI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP. Dạng bài tập hóa hữu cơ. Bài 1. Cho 11 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với natri thu được 3,36 lít khí hiđro ở đktc. Công thức phân tử của 2 ancol là. A. CH3OH và C3H7OH B. C2H5OH và C3H7OH C. CH3OH và C2H5OH D. C3H7OH và C4H9OH Hƣớng dẫn giải: Vì đầu bài cho 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên chọn phương pháp tính khối lượng mol trung bình sẽ dễ dàng hơn lập hệ phương trình, Đặt M là khối lượng mol trung bình ta có: M1 < M < M2 (1) PTHH: ROH + Na  RONa + 1 H2  2 1 mol 2 1 mol 3,36  0,15(mol ) 22, 4 0,3 mol M= 11  36, 666 (2) 0,3 Mà ancol có khối lượng mol thấp nhất là CH3OH có M = 30 Từ (1) và (2) => ancol thứ nhất là CH3OH và an col thứ 2 phải là C2H5OH = > Đáp án đúng là C. 6 Bài 2. Một hỗn hợp x gồm 1 hiđrocacbon A ( CnH2n) và hiđro, dx/O2 = 1/3. a).Biết tỉ lệ mol của A và H2 là 1: 2. Công thức phân tử của là. A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10 b). Cho hỗn hợp x vào bình có chứa một ít bột Ni xúc tác và nung bình đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí y có tỉ khối dy/O2 là A. 1 3 B. 1 2 C. 2 3 D. 3 4 Hƣớng dẫn giải: a) Vì đầu bài không cho lượng khí cụ thể, chỉ cho tỉ lệ số mol nên có thể chọn nA = 1 mol; nH2 = 2 mol. Đặt Mx là khối lượng mol trung bình của A và H2 Mà: dx/O2 = => Mx 1 = 3 32 Mx = M  M H2 M 4 32 32 => Mx = A = A = 3 3 3 3 Giải ra ta được: MA = 28 => n = 2 Công thức phân tử của A là: C2H4. b) Phương trình phản ứng: C2H4 + H2  C2H6 Nếu bắt đầu phản ứng bằng 1 mol C2H6 và 2 mol H2 thì sau phản ứng ta được một hỗn hợp y gồm 1 mol C2H6 và ( 2 – 1)mol H2 dư. Đặt My là khối lượng mol trung bình của C2H6 và H2 dư ta có: 7 My = 32  2  16 2 Vậy dy/O2 = 16 1  32 2 Bài tập 3 cho 8,96 lít hỗn hợp hai anken lội qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 16,8 gam. Công thức phân tử hai an ken là ( biết rằng số nguyên tử cacbon trong mỗi an ken không quá 4 và thể tích khí ở đktc) A. C2H4 và C4H8 B. C4H8 và C5H10 C. C3H6 và C4H8 D. A, C đúng. Hƣớng dẫn giải. Số mol hỗn hợp an ken = 8,96  0,3 (mol) 22,4 Vì cho hỗn hợp qua dung dịch brom dư do đó : mdd tăng = m hh anken = 16,8 gam Đặt M là khối lượng mol trung bình của 2 anken: => M = m hh 16,8 = = 56 n hh 0,3 Giả sử MA < MB thì: MA< M < MB => 14n < 56 < 14n1 => 2 ≤ n < 4 ≤ n1 < 5 Vì là an ken nên: n = 2 và n1= 4 8 n = 3 và n1= 4 = > Đáp án đúng là: D C2H4 và C4H8 ; C3H6 và C4H8 Bà i 4. Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, no, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl 1M vừa đủ, sau đó cô cạndung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên trộn theo thứ tự khối lượng mol phân tử tăng dần với số mol có tỉ lệ 1: 10: 5 thì 3 amin trên có công thức phân tử là công thức nào sau đây? A. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2 B. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2. C. C3 C4H9NH2, C5H11NH2, C6H13NH2. Hƣớng dẫn giải. Vì có hỗn hợp 3 amin nên áp dụng phương pháp tính khối lượng mol trung bình: Số mol 3 amin = => M = 31, 68  20  0,32 36,5 20  62,5 0,32 Gọi M là khối lượng mol amin thứ nhất. Theo đầu bài: M = M  10.( M  14)  5.( M  28)  62,5 1  10  5 = > M = 45 => amin thứ nhất là: C2H5NH2 Vậy ba amin là: C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2. 9 BÀI TẬP HOÁ HỌC VÔ CƠ. Hướng dẫn học viên nhận dạng bài mà khi lập phương trình số ẩn nhiều hơn số phương trình. Chọn phương pháp giải tính khối lượng mol trung bình để bài toán đơn giản hơn. Bài 1. Hỗn Hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 bằng 3. Cần thêm bao nhiêu lít O2 vào 20 lít hỗn hợp khí đó để cho tỉ khối so với CH4 bằng 2,5. Các hỗn hợp khí ở cùng nhiệt độ và áp suất. A. 10 lít B. 20 lít C. 30 lít D. 40 lít Hƣớng dẫn giải. Đặt X là % thể tích của SO2 trong hỗn hợp ban đầu, M là khối lượng mol trung bình của 2 khí ta có: M = 16.3 = 48 = 64X + 32(1- X) = > X = 0,5 Vậy mỗi khí chiếm 50%, hay mỗi khí chiếm 10 lít. Đặt V là số lít O2 cần thêm vào, M 1 là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí mới ta có: M 1 = 2,5.16 = 40 = 64.10  32(10  V ) 20  V = > V = 20 (lít) Bài 2. Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B cùng có hoá trị II có khối lượng nguyên tử xấp xỉ như nhau. Số mol A = 0,5 số mol B và có khối 10 lượng của X là 19,3 gam. Biết rằng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl dư chỉ có A tan cho ra 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại A, B và khối lượng A, B trong X là A. Mg, Ca và 2,4 gam ; 4,0 gam B. Cu, Zn và 12,8 gam ; 6,5 gam C. Cu, Zn và 6,4 gam; 6,5 gam D. Cu, Zn và 12,8 gam; 13 gam. Hƣớng dẫn giải. Theo bài ra có 4 ẩn số là A, B, MA, MB nhưng chỉ có 2 phương trình. Ta đặt MX là khối lượng mol trung bình của A và B. MA< MX < MB (1) nA = 0,5.nB MX = 1,93 gam Do vậy phải tính MX từ đó = > A, B Theo đầu bài ta có: A + HCl  ACl2 + H2  nA = nH2 = 2, 24  0,1(mol ) 22, 4 nB = 2.nB = 0,1.2 = 0,2 (mol ) MX = 19,3  64,3( gam) (2) 0,1  0, 2 Theo đầu bài MA, MB xấp xỉ bằng nhau, từ (1) và (2) ta có: MA = 64 MB = 65 Vậy A là Cu không tan trong dd HCl, B là Zn. mCu = 0,2.64 = 12,8 (gam) 11 mZn = 0,1.65 = 6,5 (gam) Bài 3. Một hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn có tổng khối lượng là 41,9 gam. Khi cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 dư và cho khí CO2 tạo ra phản ứng hết với nước vôi dư thu được 35 gam kết tủa. Kim loại A, B và số mol muối cacbonat trong hỗn hợp lần lượt là A. Li, Na; 0,1 mol và 0,2 mol B. Na, K ; 0,2 mol và 0,1 mol C. Na, K; 0,2 mol và 0,15 mol D. Na, K; 0,15 mol và 0,2 mol Hƣớng dẫn giải. Xác định số ẩn của bài toán: Theo đầu bài ta có 4 ẩn số MA, MB, nA2CO3, nB2CO3 chỉ có 2 phương trình. Vậy nên sử dụng M cho MA, MB. MA2CO3 < M < MB2CO3 (a + b) mol muối cacbonat tác dụng với H2SO4 cho (a +b) mol CO2 (a +b) mol CO2 tác dụng với nước vôi dư thu được ( a + b) mol CaCO3 => a+b= 35  0,35(mol ) 100 M = 41,9  119, 7 0,35 MA2CO3 < 119,7 < MB2CO3 2A + 60 < 119,7 < 2B + 60 = > A < 29,85 < B 12 Mà A và B thuộc 2 chu kì kế tiếp nên A, B chỉ có thể là MA = 23 MB = 39 Do đó A là Na, B là K MX = 106a + 138b = 41,9 a + b = 0,35 = > a = 0,2(mol) Na2CO3 b = 0,15 (mol) K2CO3 Vậy đáp án đúng là C. Bài 4. Hoà tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối cacbonatcủa hai kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 672 ml CO2 (ở đktc). Hai kim loại đó là A. Be, Mg. B. Mg, Ca. C. Ca, Ba. D. Ca, Sr. Hƣớng dẫn giải. Đặt M là Khối lượng mol TB của 2 kim loại ta có phương trình: M CO3 + 2HCl  M Cl2 + H2O + CO2  nCO2 = 0,672  0,03(mol) 22,4 Vậy M CO3 = 2,84  94,67( gam) 0,03 13 Gọi A,B là 2 kim loại cần tìm ta có: M A,B = 94,67 – 60 = 34,67 (gam) mà MA< M < MB , A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau = > A là Mg và B là Ca. => Đáp án đúng là B. Bài 5. Trong tự nhiên, đồng ( Cu) tồn tại dưới hai dạng đồng vị 65 29 63 29 Cu và Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,55. % về khối lượng của mỗi loại đồng vị là A. 63 29 Cu: 30%; 65 29 B. 63 29 Cu: 27,5%; 65 29 Cu 72,5% C. 63 29 Cu: 72,5%; 65 29 Cu 27,5% D. 63 29 Cu: 70%; 65 29 Cu 70% Cu 30% Hướng dẫn: Gọi X là % của đồng vị 63 29 Cu, ta có phương trình: M = 63,55 = 63.X + 65( 1-X) => X = 0,725 Vậy Đồng vị 63 29 Cu chiếm 72,5 % và đồng vị 65 29 Cu chiếm 27,5 % Bài 6. Hỗn hợp X gồm hai oxit của nitơ là Y và Z( với tỉ lệ thể tích V Y: VZ = 1: 3) có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 20,25. Y và Z có công thức phân tử là: 14 A. NO và N2O3 B. NO và N2O C. N2O và N2O5 D. N2O và N2O3 Hướng dẫn: Đặt Mx là khối lương mol trung bình của hai oxit ta có Mx = M1  M2 4 = 20,25. 2 = 40,5 = > M1< 40,5 ≤ M2 Vậy M1 là NO => M2 là N2O Đáp án đúng là B. 2.4. Hiệu quả của áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Chọn 2 lớp 12A và 12B có trình độ tương đương làm bài kiểm tra trước khi tác động, lấy kết quả. Sau đó tiến hành thực nghiệm: lớp 12A được áp dụng giải bài tập hóa học sử dụng phương pháp tính khối lượng mol trung bình từ khi dạy tiết 2 đến tiết 22, còn lớp 12B không được áp dụng giải bài tập hóa học bằng phương pháp tính khối lượng mol trung bình. - Đến cuối kì cho 2 lớp làm bài kiểm tra và thu thập kết quả. Sau khi tiến hành kiểm tra, cô giáo chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Tiến hành so sánh kết quả thấy lớp 12A học viên làm bài tốt hơn và trình bày khoa học hơn lớp 12B số lượng điểm trung bình trở lên nhiều hơn lớp 12B. Vậy việc áp dụng phương pháp giải bài tập bằng phương pháp tính khối lượng mol trung bình vào giải bài tập hóa học là mang lại hiệu quả tương đối lớn trong quá trình làm bài tập của học viên. Việc áp dụng giải bài tập hóa học bằng phương pháp tính khối lượng mol trung bình nâng cao kết quả học tập của học viên. Tỉ lệ học viên trung bình và khá được nâng lên rõ rệt, cụ thể: 15 Sau khi đã học và biết vận dụng phương pháp áp dụng các giá trị trung bình, thì khi gặp dạng bài tập này, học viên đều đã biết áp dụng để giải bài tập nhanh và không tốn thời gian mà kết quả thu được rất khả quan. Các bài kiểm tra ở dạng này đều đạt từ 70% điểm trung bình trở lên trong đó có điểm khá và giỏi. 3. Kết luận và khuyến nghị: 3.1. Kết luận: Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc áp dụng một phương pháp giải bài tập vào giảng dạy. Hy vọng rằng đề tài này sẽ được nghiên cứu sâu hơn và ngày càng hoàn thiện hơn để giúp học viên học tốt hơn và nâng cao chất lượng môn hóa học. Mặt khác đây chỉ là kinh nghiệm của cá nhân, rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp, để cùng tìm tòi phát huy tìm ra những phương pháp tối ưu cho môn hóa học ngày càng được các em học sinh yêu mến và chất lượng bộ môn được nâng lên không ngừng. 3.2. Khuyến nghị: Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các thiết bị thí nghiệm, phòng thí nghiệm , phòng học chức năng, máy tính, máy chiếu để học viên có đủ các điều kiện học tập tốt và giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề. Đối với giáo viên không ngừng tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông tin, có kĩ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại. Để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả, đề nghị hàng năm những sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có chất lượng tốt sở giáo dục nên công bố cho tất cả giáo viên bộ môn được biết để cùng nhau học tập và trao đổi kinh nghiệm. 16 Người viết Nguyễn Thị Luyến 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa lớp 10 2. Sách giáo viên lớp 10 17 3. Sách giáo khoa lớp 11 4. Sách giáo khoa lớp 11 5. Sách giáo viên lớp 11 6. Sách giáo khoa lớp 12 7. Sách giáo viên lớp 12 8. Bài tập hoá học lớp 10 9. Bài tập hoá học lớp 11 10. Bài tập hoá học lớp 12 11. Bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 12. Bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 11 13. Bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 12 14.Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lớp 10 15. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lớp 11 16. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lớp 12 17. Phương pháp giải bài tập hữu cơ và vô cơ 18. Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn hoá 19. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn hoá. 20. Luyện tập tư duy giải toán hóa học. 18 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRUNG TÂM. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan