Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm ở tiểu học...

Tài liệu Skkn duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm ở tiểu học

.DOC
6
85
88

Mô tả:

PHÒNG GD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG TH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A/ Lời nói đầu: Tình trạng học sinh bỏ học và đi học không đều là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo đang ban hành các văn bản chỉ đạo về các cuộc vận động. Và các đơn vị chủ quản - Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục cũng có nhiều công văn hướng dẫn nhà trường theo đó thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học.Việc đánh giá thực chất chất lượng (dạy thật - học thật) thật ra không khó nhưng cái khó là làm thế nào để duy trì được sĩ số, để học sinh có sức học yếu kém có cơ hội vươn lên và không bỏ học. Đó mới là con đường không đơn giản. B/ lý do chọn đề tài: Thấy được những khó khăn trong công tác phổ cập tiểu học đúng độ tuổi của xã nhà. Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, phong trào xã hội hóa giáo dục chưa cao, kết hợp cùng chất lượng học tập của học sinh có nhiều hạn chế ở những năm gần đây, gây nhiều trở ngạy cho phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa phương, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục toàn diện của đơn vị. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, là người trong cuộc, tôi luôn nghĩ rằng:“Duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm” là góp phần quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trên. I/ Thực trạng: Điểm trường Cây Dương A thuộc xã Long Điền là một xã vùng sâu, vùng xa đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với điều kiện tiến bộ xã hội hiện nay đặc biệt là giao thông nông thôn. Thu nhập thấp, thừa lao động phải xa quê hương đi nơi khác làm thuê kiếm sống. Sự nhận thức về việc học của một bộ phận nhân dân còn rất nhiều hạn chế, chưa hưởng ứng tích cực cho phong trào giáo dục địa phương. Từ những thực trạng trên, là nền tảng, là nguyên nhân khiến học sinh bỏ học giữa chừng ngày càng tăng. a)Thuận lợi. - Là giáo viên địa phương tôi dễ dàng nắm được thông tin ,hoàn cảnh của từng em. - Trường học được xây dựng khang trang. - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. - Đa số các em đều ngoan hiền. - Các em có đầy đủ dụng cụ học tập. - Học sinh là người địa phương, đồng đều về tuổi nên dễ hoà đồng. b) Khó khăn: - Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cha mẹ đi làm ăn xa, ít quan tâm đến các con. - Một số em chưa chủ động trong học tập. - Là lớp đại trà nên có nhiều trình độ kiến thức khác nhau. - Là học sinh yếu nên trong việc tiếp thu bài học còn hạn chế dẫn đến các em thường chán nản, không ham học. II/ Nhiệm vụ và giải pháp: Đúc kết kinh nghiệm từ những năm học qua tôi thấy rằng: Để hạn chế và không có học sinh của lớp bỏ học giữa chừng, là giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện và thực hiện thường xuyên 10 giải pháp sau đây: 1/ Thay đổi phương pháp dạy học: Tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt theo hướng đổi mới hiện nay. Phát huy được tính tích cực của học sinh, sử dụng nhiều các phương pháp “ lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn”. Các đối tượng có nguy cơ bỏ học được quan tâm nhiều hơn, phân công giao việc phù hợp. 2/ Trò chơi học tập: Để phát huy cao độ sự hứng thú , phải thường xuyên tổ chức các trò chơi thu hút các em tham gia.Tổ chức trò chơi phải có hứng thú, thu hút học sinh tham gia không chỉ để khởi động mà có nội dung giáo dục. Giáo viên phải sưu tầm và tự phát huy các trò chơi mới lạ hấp dẫn học sinh để làm sao các em nghĩ rằng “ ngày mai sẽ đi học để được tham gia trò chơi”. 3/ Động viên khen thưởng: Khen thưởng, động viên phải kịp thời, đúng lúc, đúng nơi. Trong quá trình thực hiện cũng chú ý đến mặt trái của nó, tránh sự ỉ lại của học sinh. Đó là một phương pháp đặc biệt quan trọng trong giáo dục học sinh tiểu học. Đối với học sinh yếu, học sinh có nguy cơ bỏ học, khen thưởng là món quà quý giá mà các em được hưởng. 4/ Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: Tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình - nhà trường và xã hội. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp nắm rõ nhất. Do đó khi biết được các em cần gì? Sẽ làm gì? Và làm như thế nào? Để chọn phương pháp giáo dục để đáp ứng kịp thời cho các em. Ở đây cũng đặt nặng phương pháp động viên, khen thưởng nhiều hơn để đánh giá chính xác vào tâm lý lứa tuổi. 5/ Quy trách nhiệm, phân công giao việc cho các em có trách nhiệm trước tập thể: Đây cũng là một biện pháp cần thiết trong các biện pháp làm cho học sinh đến trường thường xuyên. Cụ thể cho các em có trách nhiệm với tập thể như giữ phấn, bông lao bảng, chìa khóa tủ đồ dùng hoặc làm tổ trưởng điều khiển trò chơi v.v… Có việc làm ,có trách nhiệm trước tập thể vừa giáo dục đạo đức và cũng là một điều kiện buộc các em phải đến lớp thường xuyên. 6/ Điều tra kết quả học tập hằng ngày: Thường xuyên cập nhật kết quả học tập của các đối tượng này để có biện pháp giáo dục giúp đỡ kịp thời và hợp lí. Kết quả học tập cũng tác động nhiều đến nguy cơ bỏ học giữa chừng. Do đóù, giáo viên phải thường xuyên theo dõi ,dùng các phương pháp động viên, giao việc phù hợp với năng lực và hạn chế không thông báo kết quả học tập của đối tượng trước tập thể. 7/ Hỗ trợ cơ sở vật chất, đồ dùng học tập: Là chính sách được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện thường xuyên trong những năm gần đây, có hiệu quả rất lớn nhằm hạn chế một phần học sinh bỏ học. Việc làm này rất cần thiết vì học sinh vùng đặc biệt khó khăn còn cần sự hỗ trợ vật chất, đồ dùng học tập. Hỗ trợ cơ sở vật chất đồ dùng học tập cũng là món quà khích lệ tinh thần, tạo điều kiện cho các em gắn bó hơn với trường với lớp. 8/ Tìm hiểu đến các đối tượng, thành phần có tác động liên quan đến học sinh đó: Là trực tiếp tìm hiểu ở bạn học, bạn chơi, bạn thân, ….. để biết được các nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ hợp lý, kịp thời. Thông qua các đối tượng này cũng giúp cho giáo viên thông báo gián tiếp những điều giáo viên cần và sẽ làm để cho các em duy trì được tính chuyên cần trong học tập. 9/ Liên hệ gia đình – làm công tác chủ nhiệm: Đây là một biện pháp quan trọng không thể thiếu. Biện pháp này giúp giáo viên hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý và các nguyên nhân khiến học sinh bỏ học. Gia đình học sinh là cầu nối liền nhịp giúp giáo viên giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Vì vậy, làm công tác chủ nhiệm là biện pháp được đặc lên hàng đầu và thực hiện thường xuyên mới hiệu quả. 10/ Tìm hiểu môi trường sinh hoạt, học tập, vui chơi bằng sự kết hợp 3 môi trường: Nhà trường – gia đình – xã hội: Ngoài các biện pháp trên, việc kết hợp 3 môi trường giáo dục là việc cần thiết được ngành đặt ra. Hiệu quả của biện pháp này rất thiết thực giúp giáo viên biết rõ hơn về mọi mặt của học sinh. Đồng thời cũng nhận được sự hỗ trợ đặc biệt cho quá trình giáo dục. III/ Hiệu quả tác dụng của đề tài: Sau khi vận dụng các biện pháp trên, hiệu quả mang lại rất khích lệ, cụ thể kết quả duy trì sĩ số học sinh được thống kê trong những năm học gần đây như sau: THỐNG KÊ DUY TRÌ HỌC SINH Năm học Lớp dạy 2008-2009 Tổng số học sinh Tỷ lệ Đầu năm Cuối năm duy trì 2 18 18 100% 2009-2010 2 23 20 2010-2011 2 28 30 Ghi chú Theo cha mẹ đi làm ăn xa 100% C/ PHAÀN KEÁT LUAÄN CHUNG: I/ Baøi hoïc kinh nghieäm: “Duy trì só soá hoïc sinh lôùp chuû nhieäm ” keát hôïp tính chuyeân caàn cuûa hoïc sinh taùc ñoäng tích cöïc ñeán chaát löôïng hoïc taäp cuûa lôùp. Hoïc sinh ñi hoïc ñeàu, haïn cheá boû hoïc seõ tieáp thu löôïng kieán thöùc lieân tuïc traùnh bò hoûng kieán thöùc vaø giuùp giaùo vieân thöïc hieän toát vaø thaønh coâng caùc tieát oân taäp kieán thöùc cuõ. Töø keát quaû cuûa ñeà taøi, laø baøi hoïc quyù baùu cho baûn thaân giuùp cho hoaït ñoäng giaûng daïy, giaùo duïc hoïc sinh cho nhöõng naêm tieáp sau. Vì muïc tieâu “Naâng cao trình ñoä daân trí – ñaøo taïo nguoàn nhaân löïc - boài döôõng nhaân taøi cho ñaát nöôùc” maø Ñaûng vaø ngaønh giaùo duïc ñaët ra. “ Taát caû vì hoïc sinh thaân yeâu ” …. luoân ôû taâm trí toâi. Toâi seõ coá gaéng duy trì hieäu quaû ñaït ñöôïc nhaèm goùp phaàn nhoû beù vaøo coâng cuoäc troàng ngöôøi cho ñòa phöông, cho ñaát nöôùc. II/ Höôùng hoaït ñoäng trong thôøi gian tôùi: Tieáp tuïc duy trì nhöõng kinh nghieäm, thaønh quaû ñaït ñöôïc. Xaây döïng caùc keá hoaïch cuï theå ñeå thöïc hieän thaønh coâng nhöõng kinh nghieäm coù ñöôïc, goùp phaàn duy trì só soá hoïc sinh cho ñôn vò. Qua nhöõng kinh nghieäm cuûa baûn thaân ñaõ neâu treân, toâi nghó seõ coøn nhieàu kinh nghieäm quyù baùu nöõa. Mong ñöôïc söï ñoùng goùp, boå sung nhieät tình cuûa ñoàng nghieäp. Qua ñoù chuùng ta seõ ñöôïc nhieàu saùng kieán kinh nghieäm hay vaø ñaït hieäu quaû toát hôn trong coâng taùc giaûng daïy ôû nhöõng naêm tôùi. Ngöôøi vieát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất