Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn đối thoại trong công tác giải quyết khiếu nại...

Tài liệu Skkn đối thoại trong công tác giải quyết khiếu nại

.PDF
24
436
147

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mã số: ............................. (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI THOẠI TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phụng Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục :  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2016-2017  Hiện vật khác BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Phụng 2. Ngày tháng năm sinh: 15/01/1979 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 143, khu phố 4, Phường Thống Nhất, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613.847234 (CQ)/(NR); ĐTDĐ: 01234555605 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Chuyên viên 8. Nhiệm vụ được giao: phụ trách tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo 9. Đơn vị công tác: Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai I. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2002 - Chuyên ngành đào tạo: Luật dân sự. II. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. - Số năm có kinh nghiệm: 03 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 01 2 MỤC LỤC LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỐI THOẠI 1. Khái niệm:. ................................................................................trang 6. 2. Mục đích: ..................................................................................trang 7 3. Ý nghĩa: .....................................................................................trang 8 4. Cơ sở pháp lý trong đối thoại giải quyết khiếu nại ...................trang 10 II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI 1. Các trường hợp đối thoại: .........................................................trang 13 2. Thành phần đối thoại: ...............................................................trang 15 3. Các bước đối thoại: ...................................................................trang 16 III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VIỆC TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI: ..................................................................................trang 17 Mẫu biên bản đối thoại theo Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ. ............................................................trang 20 3 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và đã được cụ thể hóa bằng Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để người dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Ở nước ta trong thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại hành chính đã có nhiều đổi mới theo hướng tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quyền của mình; tăng tính trách nhiệm của cấp có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính; tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các khâu, các giai đoạn trong quá trình tiếp nhận, thụ lý và giải quyết... Thực tế cho thấy công tác giải quyết khiếu nại hành chính của các ngành, các cấp đã có những chuyển biến ngày càng tích cực, bước đầu đáp ứng các yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cũng như đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải quyết định giải quyết khiếu nại nào của cơ quan có thẩm quyền cũng được người khiếu nại chấp nhận mà họ còn khiếu nại kéo dài, nhiều lần, khiếu nại lên cấp trên, thậm chí là cấp trên vượt cấp, khiếu nại đến các cơ quan Đảng, Nhà nước, đến báo đài và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ở địa phương và ở Trung ương gây tốn kém và mất thời gian cho cả người khiếu nại và các cơ quan nhận được khiếu nại, đã tác động tiêu cự đến trật tự và ổn định xã hội. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như vẫn còn những bất cập trong các quy định pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; việc giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền chưa thỏa đáng, chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật và người khiếu nại chưa am hiểu 4 pháp luật, họ tin rằng việc làm của họ là đúng hoặc là có vi phạm nhưng chưa đến mức như các cơ quan có thẩm quyền giải quyết...., song còn nhiều vụ việc phát sinh do các cấp có thẩm quyền chưa chú trọng đến “công tác đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại” nhằm nắm bắt được nguyện vọng của các bên liên quan, đặc biệt là của người khiếu nại. 5 ĐỀ TÀI: ĐỐI THOẠI TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỐI THOẠI 1. Khái niệm đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính. Có nhiều cách hiểu, quan niệm về đối thoại. Nếu giải thích ngữ nghĩa đơn thuần, thì “đối” có nghĩa là “qua lại” hoặc “ngược nhau”, ví dụ như “đối đầu”, “đối thủ” hay “hát đối”, “câu đối”- và “thoại” có nghĩa là “nói”. Như vậy, “đối thoại” có nghĩa là nói qua lại hay nói ngược nhau. Như vậy, khi nói đến đối thoại thì phải có sự đối lập, hay ít ra là có sự khác biệt, nếu không thì người ta sẽ gọi là “hội thoại”, “chia sẻ”, “trao đổi”, “đàm đạo”… Theo Đại từ điển tiếng Việt (tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin, xuất bản năm 1999) thuật ngữ "đối thoại" có hai nghĩa là: “1. Nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau; 2. Bàn bạc, thương lượng trực tiếp giữa hai hay nhiều bên với nhau để giải quyết các vấn đề tranh chấp”. Ở nghĩa thứ nhất "đối thoại" được hiểu chỉ là những cuộc trao đổi miệng bình thường của hai hay nhiều người với nhau, có thể không liên quan gì đến công việc, nhưng ở nghĩa thứ hai "đối thoại" lại là bàn bạc, thương lượng giữa hai hay nhiều bên với nhau và gắn với các vấn đề tranh chấp. "Bên", ở đây có thể là người hoặc nhóm người có một hoặc một số quan điểm giống nhau, còn tranh chấp chính là những mâu thuẫn, bất hoà về quyền, lợi ích kinh tế và các lợi ích khác giữa các chủ thể tham gia quan hệ nhưng chưa được giải quyết ổn thoả. Hay nói cách khác, theo nghĩa thứ hai này thì “đối thoại” chính là một trong những phương pháp giải quyết khiếu 6 nại. Xuất phát từ khái niệm chung ở trên, “đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính” có thể được hiểu là một phương thức trong giải quyết khiếu nại và có thể được thực hiện trong các giai đoạn của quá trình giải quyết từ quá trình tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại; xác minh, làm rõ vụ việc khiếu nại; kết luận về vụ việc khiếu nại. Tùy từng giai đoạn của quá trình giải quyết, chủ thể tham gia có thể là hai hoặc nhiều bên, bao gồm: người khiếu nại (hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại) - là cá nhân, tổ chức có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; người bị khiếu nại - là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích liên quan đến việc giải quyết khiếu nại. 2. Mục đích Đối thoại là một trong những tác nghiệp quan trọng của hoạt động kiểm tra và xác minh giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Thông qua đối thoại nhằm thu thập và củng cố những thông tin có giá trị chứng cứ để xác định sự thật của vụ việc như: Nguyên nhân, điều kiện phát sinh vụ việc, trách nhiệm của từng người đến đâu; ai đúng, ai sai?..; Những điểm bất cập, sơ hở, thiếu sót của pháp luật, cũng như những ưu khuyết điểm của các cá nhân, cơ quan đoàn thể trong công tác quản lý cũng như trong việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo. Những thông tin là kết quả của đối thoại đó giúp cho người có trách nhiệm và thẩm quyền có được những quyết định đúng đắn trong việc giải quyết khiếu nại. Mục đích chung của “đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính” là việc gặp gỡ, trao đổi, thương lượng giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc/ và người có liên 7 quan nhằm tìm kiếm giải pháp để chấm dứt khiếu nại. Việc chấm dứt khiếu nại có thể được hiểu là người khiếu nại rút khiếu nại trong quá trình giải quyết hoặc giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc/ và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cùng thống nhất được các vấn đề có liên quan đến nội dung khiếu nại, như tính đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyền và nghĩa vụ phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi từ quyết định hành chính, hành vi hành chính; cũng như hậu quả pháp lý khác của quyết định hành chính, hành vi hành chính và các vấn đề có liên quan. 3. Ý nghĩa Với mục đích chung là nhằm chấm dứt khiếu nại, đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính có những ý nghĩa sau: - Thứ nhất là giúp các bên có liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình và hiểu được các vấn đề khác có liên quan đến nội dung khiếu nại. - Thứ hai là giúp đảm bảo tính khả thi và hiệu lực thi hành của các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính. Thông qua đối thoại, các bên có liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính sẽ dễ dàng hơn nhằm đạt được sự đồng thuận khi cùng nhìn nhận về nội dung khiếu nại trong bối cảnh bình đẳng và cởi mở hơn. Trên cơ sở đó, các quyết định giải quyết khiếu nại sẽ có tính khả thi và hiệu lực thi hành cao hơn do được đưa ra dựa trên sự thống nhất giữa các bên có liên quan sau khi đã có cơ hội bày tỏ đầy đủ quan điểm, nguyện vọng của mình về vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại cũng sẽ là căn cứ quan trọng giúp các cơ quan có thẩm quyền thực thi một cách nhanh chóng và có hiệu quả quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật do bản thân người khiếu nại hoặc người bị khiếu nại cũng đã hiểu đúng về tình huống phát sinh khiếu nại và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trong việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. - Thứ ba là giúp giảm tình trạng khiếu nại kéo dài, khiếu nại vượt 8 cấp hoặc hình thành các “điểm nóng” trong hoạt động quản lý nhà nước. Đối thoại sẽ giúp tăng cường sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa người giải quyết khiếu nại hành chính, người bị khiếu nại và người khiếu nại. Đồng thời việc tổ chức đối thoại một cách cởi mở cũng sẽ giúp người khiếu nại tin tưởng vào tính khách quan, công tâm và đúng đắn trong quá trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là từ cấp cơ sở và ở ngay những giai đoạn đầu tiên của quá trình giải quyết. Chính điều này sẽ giúp giảm tình trạng khiếu nại vượt cấp do thiếu tin tưởng vào người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc hạn chế tình trạng tụ tập đông người nhằm gây sức ép với cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. Đối thoại cũng chính là cơ hội để chính các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để cá nhân, tổ chức và người dân nói chung nắm bắt và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc biệt là các quy định về quy trình, trình tự, thủ tục liên quan đến việc thực hiện quyền khiếu nại, như quy định về tiếp công dân, tiếp nhận, thụ lý và giải quyết khiếu nại. Ngoài ra, tổ chức đối thoại tốt trong quá trình giải quyết khiếu nại là một trong những biểu hiện của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề cao pháp luật, pháp chế được thể hiện qua các ý nghĩa sau: - Thể hiện tính công khai, dân chủ trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và cao hơn nữa là thể hiện rõ phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và khẳng định bản chất của Nhà nước ta: "Nhà nước của dân, do dân và vì dân"; - Khi đối thoại thông qua việc trả lời và giải thích các quy định của pháp luật, các bên tham gia đối thoại còn được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng và pháp luật nói chung, ý nghĩa này đặc biệt quan trong đối với loại hình tổ chức đối thoại có đông người tham gia; 9 - "Đối thoại" cũng là dịp để cán bộ, lãnh đạo các cấp thể hiện bản lĩnh và phẩm chất của mình trước các bên tham gia đối thoại; - Bản chất của “đối thoại” cũng chính là một biện pháp hoà giải trong khuôn khổ của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, và các văn bản pháp luật nhằm góp phần củng cố và tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân, tránh đối đầu, đối địch dẫn đến hận thù… 4. Cơ sở pháp lý của đối thoại Nhìn lại và phân tích các quy định của pháp luật về khiếu nại từ năm 1998 đến nay có thể thấy chế định đối thoại trong giải quyết khiếu nại đã có sự phát triển đáng kể. Từ việc chỉ quy định người giải quyết khiếu nại có thể hoặc có quyền đối thoại hoặc tổ chức đối thoại (Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998); người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu và có quyền tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại trong giải quyết khiếu nại lần hai (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005); pháp luật về khiếu nại đã có những quy định khá toàn diện về chế định đối thoại trong giải quyết khiếu nại với việc tổ chức và tham gia đối thoại đã chính thức được quy định là một trong các quyền của người khiếu nại, là một trong các nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại. Từ việc chỉ quy định gặp gỡ đối thoại trong các điều luật chung về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, Luật Khiếu nại năm 2011 đã có các điều luật riêng quy định về tổ chức đối thoại nhằm cụ thể các yêu cầu có liên quan về mục đích, thành phần, nội dung và phương thức tiến hành trong các giai đoạn của quá trình giải quyết khiếu nại. Điều đó cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của đối thoại trong giải quyết khiếu nại. Cụ thể quy định chi tiết như sau: - Tại Điều 30 của Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định về tổ chức đối thoại: “1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của 10 người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ. 2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại. 3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. 4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. 5. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.” - Theo Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, quy định Điều 21 tổ chức đối thoại: “Điều 21. Tổ chức đối thoại 1. Các trường hợp đối thoại a) Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu 11 của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại. b) Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai phải tổ chức đối thoại. 2. Thành phần tham gia đối thoại, nội dung đối thoại a) Thành phần tham gia đối thoại gồm: Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại. b) Nội dung đối thoại: Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh khi đối thoại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. 3. Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản đối thoại thực hiện theo Mẫu số 14-KN ban hành kèm theo Thông tư này.” - Theo Thông tư 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh 12 tra Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, tại Khoản 7, Điều 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 21 như sau: “ 1. Các trường hợp đối thoại a) Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại lần đầu tiến hành đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. b) Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tiến hành đối thoại. c) Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai phải tiến hành đối thoại. 2. Thành phần tham gia đối thoại, nội dung đối thoại a) Thành phần tham gia đối thoại gồm: Người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại. Trường hợp người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp vắng mặt khi được thông báo bằng văn bản đến lần thứ hai thì người giải quyết khiếu nại lập biên bản chấm dứt đối thoại. b) Nội dung đối thoại: Người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối 13 thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình”. II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI 1. Các trường hợp đối thoại: Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm “tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật này.” (Điều 39 Luật Khiếu nại năm 2011 ). Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật, Điều 53 Luật khiếu nại năm 2011 quy định người giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai phải tổ chức đối thoại: “1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Thành phần tham gia đối thoại bao gồm người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chủ trì, người khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh, những người khác có liên quan. 2. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. 3. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại. 4. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.” 14 Căn cứ vào các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu có thể được tiến hành nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau; trong giải quyết khiếu nại lần hai, việc tổ chức đối thoại cũng được tiến hành nhằm làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Riêng đối với khiếu nại quyết định kỷ luật, thì việc tổ chức đối thoại là yêu cầu bắt buộc trong quá trình giải quyết. Như vậy, pháp luật coi việc tổ chức đối thoại như là một phương thức nhằm giúp làm rõ về nội dung khiếu nại, nắm bắt yêu cầu và quan điểm của các bên có liên quan đối với việc giải quyết khiếu nại, qua đó làm căn cứ để người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết. Cũng theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ; người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại và người có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại; việc đối thoại phải được lập thành biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại và có chữ ký của các bên tham gia... 2. Thành phần đối thoại a. Thành phần tham gia: Theo hướng dẫn Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, quy định thành phần đối thoại, gồm có: + Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại; + Người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại; + Người bị khiếu nại; + Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; b. Người chủ trì đối thoại: 15 Theo quy định trên thì người chủ trì đối thoại có thể là người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại. Tuy nhiên theo Thông tư 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải chủ trì buổi đối thoại. Đồng thời, người giải quyết khiếu nại (không phải là người có trách nhiệm xác minh) có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại. 3. Các bước đối thoại: Theo quy định việc tổ chức đối thoại thông thường được tiến hành theo ba bước như sau: - Bước 1, Chuẩn bị đối thoại: Người giải quyết khiếu nại phải xác định thành phần đối thoại và gửi thông báo cho các bên thêm gia đối thoại, chuẩn bị địa điểm, nội dung đối thoại, thu thập hồ sơ, tài liệu cho cuộc đối thoại. - Bước 2, Đối thoại: Tại buổi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải thông báo nội dung đối thoại, công bố kết quả thẩm tra xác minh vụ việc, đưa ra những chứng cứ, những căn cứ pháp luật liên quan đến nội dung vụ việc và thông báo hướng giải quyết vụ việc đó. Sau đó các bên tham gia đối thoại trình bày quan điểm và các kiến nghị của mình. Và người chủ trì đối thoại đưa ra kết luận cuối cùng về nội dung đã đối thoại. - Bước 3, Kết thúc đối thoại: Người chủ trì đối thoại phải lập biên bản về kết quả gặp gỡ đối thoại; biên bản phải ghi rõ ý kiến của các bên tham gia đối thoại; kết luận của người chủ trì về các nội dung đối thoại; biên bản cần phải có chữ ký xác nhận của người tham gia đối thoại. Biên bản này chính là một trong những căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu 16 nại. Trong quá giải quyết vụ việc khiếu nại có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ bản quan trọng đó là việc tổ chức đối thoại giữa các bên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giả quyết khiếu nại của các cơ quan, tổ chức. Việc trao đổi thông tin, tài liệu, tranh luận, thảo luận và đưa ra ý kiến nhằm làm rõ vụ việc, đưa ra cơ sở và phương hướng giải quyết giải quyết vụ việc cực kỳ quan trọng. Thông qua việc trao đổi này, người khiếu nại có cơ hội trình bày những vướng mắc, nêu ra những yêu cầu đề nghị của mình cũng như nêu ra những căn cứ cho những yêu cầu đề nghị đó; người bị khiếu nại có thể giải trình về những việc làm hay quyết định của mình và minh chứng cho quyết định, việc làm đó là đúng pháp luật, thông qua đối thoại các bên có thể tìm ra được hướng giải quyết ngay những tranh chấp hoặc sơ bộ có được một phương hướng giải quyết tranh chấp này. Điều này thể hiện tính công khai, dân chủ trong hoạt động giải quyết khiếu nại. III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VIỆC TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, đối thoại là một nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến chất lương hiệu quả của công tác này. Torng thời gian qua, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của việc đối thoại trong giải quyết các vụ việc khiếu nại, đặc biệt là các vụ khiếu nại đông người đã được coi trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cả về lý luận và thực tiễn của việc đối thoại trong các giải quyết các vụ việc khiếu nại vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học cho công tác này, từ đó cung cấp những luận cứ cho việc nâng cao hiệu quả của việc đối thoại, góp phần giải quyết có hiệu quả những vụ việc khiếu nại. Xuất phát từ thực tiễn công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, để phát huy vai trò của việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại, cần tăng cường 17 những biện pháp sau: - Thứ nhất, việc tổ chức đối thoại và hiệu quả đối thoại phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của người giải quyết khiếu nại, tổ chức đối thoại là trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước cũng cần được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường việc tổ chức đối thoại và nâng cao hiệu quả đối thoại trong giải quyết khiếu nại. - Thứ hai, thái độ, trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia giải quyết khiếu nại có tác động rất lớn đến hiệu quả đối thoại. Vì vậy, việc tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, quản lý xung đột cần được các bộ, ngành, địa phương chú trọng. - Thứ ba, nhằm nâng cao ý nghĩa, vai trò của đối thoại trong giải quyết khiếu nại, tổ chức đối thoại cần được coi là một trong những yêu cầu đối với quá trình giải quyết khiếu nại và nghĩa vụ, trách nhiệm tổ chức đối thoại của người giải quyết khiếu nại cần được coi là một trong những nội dung quan trọng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại. Thông qua thanh tra, kiểm tra trách nhiệm định kỳ, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra sẽ kịp thời phát hiện những trường hợp còn coi nhẹ việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại để có các biện pháp hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. - Cuối cùng và cũng rất quan trọng là nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức về quyền tham gia đối thoại, quyền yêu cầu tổ chức đối thoại với người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại để trình bày quan điểm, nguyện vọng hoặc những vấn đề khác có liên quan đến nội dung khiếu nại, 18 hướng giải quyết khiếu nại, qua đó kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tóm lại, đối thoại là phương thức thể hiện tính công khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại và là một trong những biểu hiện của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng của việc đề cao pháp luật và tăng cường pháp chế. Với ý nghĩa to lớn như vậy, việc coi trọng và tổ chức tốt công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại, đặc biệt là trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung (hay còn gọi là khiếu nại đông người), khiếu nại phức tạp, kéo dài là một trong những yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần củng cố và tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân, khẳng định bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta: "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân"./. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Kim Phụng 19 MẪU SỐ 14-KN (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ) ……….(1)……….. ……….(2)……….. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- BIÊN BẢN ĐỐI THOẠI Vào hồi... giờ …, ngày ... tháng ... năm …, tại …………………..(3)........................ I. Thành phần tham gia đối thoại: 1. Người giải quyết khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại: - Ông (bà)…………..chức vụ……………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)....... 2. Người ghi biên bản: - Ông (bà)…………..chức vụ……………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị)....... 3. Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại): - Ông (bà)…………..chức vụ………………….., cơ quan (tổ chức).............. Số CMND/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp: ………………………..(4)........................... Địa chỉ:............................................................................................................. 4. Người bị khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại của người bị khiếu nại (nếu có)): - Ông (bà)…………..chức vụ…………….., cơ quan (tổ chức, đơn vị).......... 5. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có): - Ông (bà).......................................................................................................... 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan