Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 12 thông qua việc kết hợp văn học để gâ...

Tài liệu Skkn đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 12 thông qua việc kết hợp văn học để gây hứng thú cho học sinh

.DOC
17
1290
89

Mô tả:

Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu MỤC LỤC Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) Mục lục ............................................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................2 II. Cơ sở thực hiện đề tài ...............................................................................3 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................3 KIẾN KINH NGHIỆM 2. Cơ sở thực tiễn SÁNG .............................................................................................5 III. Tổ chức thực hiện đề tài..........................................................................6 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1.LỊCH Phương SỬ pháp nghiên cứu..............................................................................6 12 THÔNG QUA VIỆC KẾT HỢP VĂN HỌC ĐỂ..............................................................................................7 GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH. 2. Phần nội dung 3. Kết luận.......................................................................................................12 IV. Những thành công và lưu ý cần khắc phục..........................................13 1. Thành công ................................................................................................13 2. Những bài áp dụng .....................................................................................13 Người thực hiện: Phan Thị Mùi 3.Lưu ý cần khắc phục ...................................................................................13 Lĩnh vực nghiên cứu: V. Đề xuất kiến nghị .....................................................................................14 - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  Lời cảm ơn .....................................................................................................14 - Lĩnh vực khác: ......................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2011 - 2012 SKKN GV: Phan Thị Mùi 1 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2011 - 2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ THÔNG QUA VIỆC KẾT HỢP VĂN HỌC ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH. Họ và tên tác giả: Phan Thị Mùi Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Long Thành - Tỉnh Đồng Nai Lĩnh vực: Quản lý giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn:  Phương pháp giáo dục:  Lĩnh vực khác:  1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến và đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) SKKN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) GV: Phan Thị Mùi 2 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phan Thị Mùi 2. Ngày tháng năm sinh: 09 – 01 – 1980 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Tổ 19 – Khu Văn Hải – TT Long Thành – Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ 0613844537 – 0613 845107.(NR); ĐTDĐ: 0983477480 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại Học - Năm nhận bằng: 2003 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Lịch sử. - Số năm có kinh nghiệm: 07 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Thiết kế sơ đồ tiến trình phát triển của cách mạng Tư sản Pháp 1789. Năm học 2006 – 2007. 2. Khai thác nội dung truyền thống yêu nước để giáo dục học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Năm học 2008 -2009 3. Tầm quan trọng của bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử . Năm học 2009 – 2010. 4. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập. Năm học 2010 – 2011. 5. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử thông qua việc kết hợp văn học trong dạy học lịch sử lớp 12. Năm học 2011 – 2012. Người thực hiện SKKN GV: Phan Thị Mùi 3 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Phan Thị Mùi Tên sáng kiến kinh nghiệm: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC KẾT HỢP VĂN HỌC ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nhiều năm qua trên thực tế việc đổi mới dạy và học luôn được diễn ra thường xuyên. Nhưng hiệu quả đến đâu chưa ai khẳng định được, nhưng những bất cập đi kèm là điều có thực. Những yếu kém của ngành giáo dục, đặc biệt trong những năm gần đây bộc lộ khá rõ trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Biểu hiện nỗi bật của việc giảm sút chất lượng bộ môn là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện, không hiểu lịch sử, không vận dụng bài học kinh nghiệm quá khứ vào rèn luyện đạo đức, phẩm chất, quan điểm tư tưởng, thi cử chất lượng rất thấp. Nghị quyết 40/2000QH10 đã khẳng định mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là “xây dựng nội dung chương trình và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tế và truyền thống Việt Nam” Thực tế hiện nay các em coi nhẹ bộ môn lịch sử. kiến thức môn lịch sử của các em rất hời hợt, không chính xác, thiếu hệ thống. Nguyên nhân đưa tới tình trạng này có nhiều: quan niệm không đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ bộ môn Lịch sử trong đào tạo thế hệ trẻ, cho là môn phụ, tác động mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, những thiếu sót trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên … Một trong nhiều nguyên nhân đó ít nhiều thuộc trách nhiệm của người dạy. Qua giảng dạy giáo viên cần cho các em học sinh thấy được vị trí, tác dụng của bô môn Lịch sử là một môn khoa học. Cần phải có sự học tập và nghiên cứu nghiêm túc mới nắm vững được kiến thức. Giáo viên cần có cách giảng dạy tốt để khơi dậy hứng thú, phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Trong khi đó đối tượng học tập của lịch sử là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Đối tượng nhận thức không có trước mắt, hơn nữa chúng ta không thể tái diễn lại các sự kiện. Vì vậy việc nhận thức lịch sử bao giờ cũng khó khăn, học sinh dễ nhàm chán, không hứng thú môn học. Là giáo viên dạy môn lịch sử tôi rất trăn trở về điều này, làm thế nào để các em hứng thú hơn trong môn học lịch sử. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học trong trường phổ thông, nhằm khắc phục những hạn chế, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, phát huy sự chủ động và yêu thích môn học lịch sử, theo tôi cần có phương pháp dạy học phù hợp để học sinh thấy được học lịch sử có tác dụng thiết thực. Thầy phải cố gắng đầu tư thời gian và trí tuệ, làm cho môn học SKKN GV: Phan Thị Mùi 4 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu có sức thu hút (ít nhất là trong các giờ lên lớp) làm cho học sinh ý thức được tầm quan trọng của môn học mà không thể không học, điều này quả không dễ dàng chút nào nhưng tôi biết không ít thầy cô đã làm được và làm rất tốt. Để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và học cho phù hợp với tình hình hiện nay, từ thực tiễn giảng dạy tôi biên soạn đề tài này nhằm góp một ý kiến nhỏ bàn về vấn đề “ đổi mới phương pháp dạy học lịch sử thông qua việc kết hợp văn học để gây hứng thú cho học sinh. II. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Tính hệ thống trong cấu tạo Chương trình các môn học nói chung và các bộ môn Khoa Học Xã Hội (KHXH) nói riêng trong trường học: Chúng ta đều biết, các môn học trong nhà trường Phổ thông là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực ở mức độ, tính chất “phổ thông”, giúp các em có một hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học. Cũng như các bộ môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN), các môn học thuộc KHXH như Văn học, Lịch sử, Địa lý … có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lại càng liên quan và hệ thống hơn. Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học cho rằng: trong một tiết học, bài học, giáo viên có thể lược bỏ bớt những nội dung kiến thức không phải là trọng tâm trong sách giáo khoa và có thể cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức mở rộng nằm ngoài sách giáo khoa môn học mình đang dạy. Những kiến thức đó thuộc nhiều kênh thông tin khác nhau: có thể là trên sách báo, truyền hình, ngoài xã hội hoặc ở sách giáo khoa các môn học khác. Tuy nhiên, việc cung cấp kiến thức đó phải sát với bài học, phải đảm bảo tính phù hợp, vừa sức nhằm làm bật nổi trọng tâm bài học và gây được hứng thú cho học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Việc làm này càng có tác dụng đối với những bài học, tiết học được xem là “khô khan” như nhiều tiết, bài Lịch sử vì chúng có quá nhiều số liệu mà học sinh cho là khó nhớ. Tất nhiên, việc cung cấp kiến thức “bên ngoài” bao nhiêu, như thế nào để đạt hiệu quả cao lại là chuyện khác. Theo tôi, thực ra cơ sở này vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Suy cho cùng, đối tượng nghiên cứu của Văn học cũng như Sử học đều là Con Người. Văn học ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nước, ca ngợi những con người mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng như đả kích, lên án cái xấu của họ thì Lịch sử cũng ghi nhận công lao, đóng góp của những con người ấy (Nhân vật Lịch sử) và phán xét nghiêm minh đối với những người có tội với dân, với nước. Không phải ngẫu nhiên mà trong chương trình Văn học lại có phân môn Văn học sử và trong Chương trình Lịch sử lại có phần Lịch sử Văn học. Khi chúng ta, tức là những giáo viên giảng dạy Lịch sử, giảng dạy đến sự kiện, biến cố lịch sử nào, nhân vật lịch sử nào thì dù muốn hay không, chúng ta cũng SKKN GV: Phan Thị Mùi 5 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu thường liên tưởng đến những bài thơ, áng văn đã từng đề cập đến sự kiện đó, con người đó mà chúng ta từng được đọc, được học. Trong thực tế, có không ít người vừa là nhà Văn, nhà Thơ đồng thời là nhà Sử học mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một ví dụ điển hình. Chính Người đã từng dạy rằng: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam 1.2. Thực tiễn Dạy - Học Lịch sử ở trường Phổ thông trong những năm gần đây. “ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mang tính chất kinh điển. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THPT nói chung vẫn giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu bài học. Mặt khác một số giáo viên chỉ biết bám vào sách giáo khoa một cách lệ thuộc, truyền thụ kiến thức đơn thuần theo phương pháp “đọc - ghi”, làm cho tiết học trở nên khô khan đối với học trò. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa thích học bộ môn Lịch Sử. Từ thực tế đó tôi đã có điều kiện dự giờ nhiều của đồng nghiệp bộ môn văn học. Qua dự giờ, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý giá. Đó là: khi áp dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy Lịch sử rất gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Từ kinh nghiệm này, tôi đã mạnh dạn đưa thơ, văn vào trong bài giảng nhằm minh họa cho một số sự kiện Lịch sử trong bài dạy. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn. Khi cô giáo đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú, sau tiết học, nhiều em còn nhờ cô giáo đọc để chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Tôi đã thể nghiệm nhiều lần dạy hai cách ở 1 tiết học: một là “giảng chay”- nghĩa là không vận dụng kiến thức thơ văn, hai là có vận dụng kiến thức thơ văn vào trong tiết dạy thì thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người dạy cũng hoàn toàn khác nhau. Có thể nói, nền văn học nước ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sứ mệnh của nó: phản ánh hiện thực, đặc biệt là Văn học hiện đại. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đổi đời cho không biết bao nhiêu nhân tài văn học. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại lại đem tới cho họ nguồn cảm hứng vô tận để họ kịp thời đưa những sự kiện Lịch sử hào hùng của dân tộc lên trang giấy. Trong số đó phải kể đến hai cây đại thụ. Đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu và nhà thơ lớn Tố Hữu. Tôi xin phép không liệt kê ra đây những tác phẩm, công trình đồ sộ của họ. 2 . Cơ sở thực tiễn. SKKN GV: Phan Thị Mùi 6 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. 2.2. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài: 2.2.1 Thuận lợi: Lịch sử chính là cuộc sống. không có gì đẹp hơn khi cuộc sống được xây dựng bằng lao động và đấu tranh. Trong lịch sử chúng ta thấy gương mặt của quá khứ, hình ảnh của hiện tại và bước phát triển của tương lai. Các em tìm thấy trong lịch sử những tấm gương sáng chói về lao động và đấu tranh. Những bài học quý giá cho cuộc sống hôm nay và ngày mai. Bộ môn lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, gây cho các em sự hứng thú thực sự. các em tìm thấy trong quá khứ nhiều câu trả lời xác đáng thú vị cho ngày nay. 2.2.2 Khó khăn: Do quan niệm của một số người cho rằng: học sử chỉ cần nhớ, chứ không cần suy nghĩ, chính quan niệm sai lầm này đã làm tê liệt sự sáng tạo và hứng thú học tập bộ môn lịch sử của học sinh. Xã hội còn xem nhẹ các môn khoa học xã hội trong đó có môn lịch sử. 2.2.3. Số liệu thống kê: Lớp 12A1 12A2 12A3 Tỉ lệ học sinh đạt điểm 26/35 24/34 22/34 TBM từ 5.0 trở lên năm học 2010 - 2011 74 % 70% 64% 2.3. Nguyên nhân: Do chương trình và nội dung kiến thức lịch sử quá dài. Số tiết quá ít so với chương trình. Giáo viên dạy ôm đồm kiến thức vì áp lực thi cử. Đa số học sinh không thích học lịch sử vì đó không phải là nghề theo đuổi trong tương lai. Các em chỉ thích học các môn tự nhiên, ngoại ngữ để thuận lợi trong việc chọn nghề. Đây cũng là một thực tế mà chúng ta phải chấp nhận: có rất ít học sinh sẽ đi theo ngành nghề liên quan đến lịch sử, nên chúng ta cần giúp các em lĩnh hội và nắm chắc kiến thức một cách cơ bản nhất để các em có đủ kiến thức buớc vào cuộc sống mai sau. Tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến đa phần học sinh rất lười, không chịu khó trong việc học tập xem nhẹ bộ môn lịch sử. 2.4. Vấn đề đặt ra: Thầy phải cố gắng đầu tư, phải biết cô đọng kiến thức. Phải làm sao cho môn học của mình có sức thu hút ( ít nhất là trong các giờ lên lớp). Phải làm sao cho học sinh ý thức được tầm quan trọng của môn học, thấy nó thú vị và không thể không học. Điều này quả không dễ dàng chút nào, nhưng tôi biết không ít thầy cô đã làm được và làm rất tốt. SKKN GV: Phan Thị Mùi 7 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Thầy phải có những biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh làm sao có thể nắm được kiến thức cơ bản một cách cô đọng nhất, trong một thời gian ngắn nhất (đừng để học sinh có cảm giác nhắc đến lịch sử là “dài”) vừa đáp ứng được hiệu quả bài học vừa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn bài học. 2.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Như đã nói ở trên, nguồn thơ, văn… của chúng ta (liên quan đến Lịch sử) rất phong phú. Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Bước đầu khai thác và vận dụng một số kiến thức thơ ,văn (chủ yếu là thơ) vào việc giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử Lớp 12. Nghiên cứu và ứng dụng cho học sinh khối 12 trong dạy học bộ môn Lịch sử của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Phương pháp nghiên cứu. 1.1 Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình Lịch sử lớp 12. Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trình này. Đặc biệt là các bài có thể khai thác, vận dụng được. Trong khi thực hiện công đoạn này, cần phải liên hệ, so sánh và đặt nó trong mối quan hệ liên quan với chương môn Văn học Lớp10, 11, 12 - bậc PTTH. Đây là một thao tác rất quan trọng, góp phần xác định được đúng mức độ vận dụng của đối tượng là học sinh lớp 12, tránh sa đà, ôm đồm. 1.2. Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn… có quan hệ sát với nội dung các bài Lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cần lưu ý rằng, không phải trong một bài thơ liên quan ta có thể khai thác được hết cả bài mà nên lựa chọn những đoạn thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng. 1.3. Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn phù hợp với yêu cầu, phương pháp giảng dạy Lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật Lịch sử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố Lịch sư, thơ văn trần thuật về tội ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lược… Sau khi phân loại, chúng ta tiến hành sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề. 1.4. Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn. 1.5. Góp ý với các đồng nghiệp khai thác và vận dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy trong khi bản thân mình trực tiếp dự giờ để có điều kiện kiểm chứng và so sánh. 1.6. Đi thực tế ở một số trường phổ thông trung học nếu điều kiện cho phép. 2. Phần nội dung: SỬ DỤNG MỘT SỐ KIẾN THỨC THƠ VĂN VẬN DỤNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI LỊCH SỬ(LỚP 12) CỤ THỂ SKKN GV: Phan Thị Mùi 8 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Ví dụ 1: Khi dạy bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 – 1925. (SGK Lịch sử lớp 12). Tôi ứng dụng thực tiễn như sau: 1/ Sau khi ghi đề bài lên bảng xong và tiến hành giảng cho học về phần một là chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp với các nôi dung cơ bản sau. 1. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp. - Thời gian: từ 1919 – 1929. - Tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn. vốn đầu tư tăng từ (1924 – 1929), lên đến 4 tỉ Phơ- răng: Nông nghiệp: Thu hút vốn nhiều nhất, chủ yếu đầu tư vào đồn điền cao su. Diện tích các đồn điền cao su được mở rộng. Công nghiệp: Tập trung khai mỏ nhất là mỏ than. Mở rộng các ngành chế biến như muối, xay xát, dệt… Thương nghiệp: Ngoại thương tăng, buôn bán nội địa được đẩy mạnh. Giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ đầu tư phát triển. Ngân Hàng: Pháp nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, tăng thuế, phát hành tiền giấy và cho vay lãi. a)Để làm sáng tỏ tội ác của thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột bằng cách mở đồn điền hết sức tàn bạo. Tôi khai thác văn học để khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng hai câu ca dao sau: “Cao su đi dễ, khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” (Ca dao chống Pháp) hoặc: “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng” (Tố Hữu – SĐD) b)Làm sáng tỏ: “Thuế khoá trong bất cứ thời gian nào cũng là nguồn bóc lột chủ yếu của thực dân đế quốc nói chung và thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương nói riêng” tôi liên hệ “… Thuế đến cả bản thôn, phường phố Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn … SKKN GV: Phan Thị Mùi 9 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt Thắt chặt dân như thắt chỉ xe” Hoặc liện hệ tác phẩm văn học “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố các em đa học trong tác phẩm có nhân vật chị Dậu phải “bán con” và “chó” vẫn chưa đủ tiền để đóng sưu thuế (thuế thân) cho chồng và em chồng. 2/ Trong phần hai nói về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 – 1925 để làm sáng tỏ gương hy sinh anh dũng quên mình của liệt sĩ Phạm Hồng Thái trong vụ ám sát toàn quyền Méc-lanh: Sau khi kể tóm tắt về tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Phạm Hồng Thái và tường thuật cụ thể chi tiết vụ ám sát tên toàn quyền Méc-lanh tại Sa Diện – Trung Quốc, tôi sự dụng đoạn thơ sau để khắc họa nhân vật lịch sử nói trên “Một tấm lôi đình kinh vũ trụ Tấm gan trung nghĩa động thần minh Chiếc thân đã gửi cho dòng nước Trang sử còn ghi mãi tính danh” (Trần Huy Liệu-Từ điển nhân vật lịch sử) hoặc: “Sống làm quả bom nổ Chết làm dòng nước xanh” (Tố Hữu-SĐD) Tuy nhiên giáo viên cũng nên lưu ý, sau khi đọc thơ phải cắt nghĩa cho các em hiểu một số từ, khái niệm mang tính tượng trưng như: “Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ”, “Chiếc thân đã gửi cho dòng nước” Ví dụ 2: khi dạy bài 14: “Phong trào cách mạng 1930-1935” Sau khi trình bày cho học sinh diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ – Tĩnh, tôi sử dụng đoạn thơ sau để minh hoạ thêm để học sinh thấy được tinh thần và khí thế cách mạng trong phong trào 1930 – 1931: “Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh bốn bên dậy rồi SKKN GV: Phan Thị Mùi 10 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Không có lẽ ta ngồi chịu chết Phải cùng nhau kiên quyết một phen Tổng này, xã nọ kết liên Ta hò, ta hét, thét lên thử nào” (Tố Hữu-SĐD) Ví dụ 3 : Khi dạy bài 16 – « Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi tháng Tám .... » (SGK Lịch sử lớp 12). a) Khi tiến hành giảng về mục 3 : Nguyễn Ái quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941). Sau khi cung cấp sự kiện ngày 28 – 1 – 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người chủ trì Hội nghị lần 8 tại Pắc bó – Cao Bằng từ ngày 10 - > 19 – 5 – 1941. Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của Người khi trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, tôi thể khai thác sử dụng đoạn thơ “Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt Sáng rừng Việt Bắc trắng hoa mơ Người về. Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ” (Tố Hữu-SĐD) b) Mở rộng thêm về Mặt trận Việt Minh, để khắc hoạ hình ảnh của Mặt Trận Việt Minh thực hiện chính sách của mình trong một “nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thu nhỏ” đầy tính ưu việt, tôi thể sử dụng thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “… Có mười chính sách bày ra Một là ích nước, hai là lợi dân Bao nhiên thuế ruộng, thuế thân Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền Hội hè, tín ngưỡng, báo chương Họp hành, đi lại có quyền tự do Nông dân có ruộng, có bò, Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn. SKKN GV: Phan Thị Mùi 11 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Công nhân làm lụng gian nan Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ. Gặp khi tai nạn bất ngờ Thuốc thang Chính phủ bây giờ giúp cho. Thương nhân buôn bán nhỏ to Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền Nào là những kẻ chức viên Cả lương đãi ngộ cho yên tấm lòng Binh lính giữ nước có công Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu Thanh niên có trường học nhiều Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho Đàn bà cũng được tự do Bất phân nam nữ đều cho bình quyền Người tàn tật, kẻ lão niên Đều do Chính phủ cấp tiền ăn cho Trẻ em bố mẹ khỏi lo Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy” (Hồ Chí Minh - Lịch sử nước ta – Tập 3, Tr 152, 153) Ví dụ 4: Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954). a)Sau khi trình bày xong phần diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ. Để khắc sâu hơn về tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch tôi đọc đoạn thơ “ Vượt lỗ châu mai nhớ Phan Đình Giót Đạn thiếu tầm cao nhớ Bế Văn Đàn. Đưa pháo lên đồi nửa chừng dây kéo đứt Phút hiểm nghèo Tô Vĩnh Diện nằm ngang” SKKN GV: Phan Thị Mùi 12 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Hồng Nguyệt Cầm – Trước cửa rừng Điện Biên – trích trường ca âm vang Điện Biên, trong tuyển tập thơ văn Điện Biên Phủ) hoặc: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng, chí không mòn. Những đồng chí thân chôn làm giá súng. Đầu bịt lỗ châu mai. Băng rừng qua núi thép gai. Ào ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân nhắm mắt còn ôm Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện Và những chị những anh ngày đên ra tiền tuyến Mấy tầng mây gió lớn mưa to Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát Dù bom đạn xương tan thịt nát Không sơn lòng không tiếc tuổi xanh Hỡi các chị các anh trên chiến trường ngả xuống Máu của các chị các anh không uổng Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam Mường Thanh Hồng Cúm Him Lam Hoa mơ lại nở vườn cam lại vàng... (Tố Hữu – Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - trong tuyển tập thơ văn Điện Biên Phủ) b) Hay khi nói về tinh thần tiếp viện của dân công tôi minh họa ca dao: “Đèo cao thì mặc đèo cao Tinh thần tiếp vận còn cao hơn đèo Điện Biên xa lắc ngàn trùng Gạo không tới đích quyết không trở về”. c) Hoặc khi nói về chiến thắng Điện Biên Phủ, để nhấn mạnh cho các em dễ nhớ ngày tháng tôi minh họa đoạn thơ sau. Một chiều hè lịch sử Bố kể chuyện Điện Biên Bộ đội mình chiến thắng Lũ tây bị bắt sống Ta giải đi từng đàn Cờ quyết chiến quyết thắng Tung bay trên nóc hầm SKKN GV: Phan Thị Mùi 13 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Chiều mùng bảy tháng năm Một chiều hè lịch sử ... (Trong tuyển tập thơ văn Điện Biên Phủ) 3. Kết luận. 1/ Việc vận dụng kiến thức thơ văn vào giảng dạy lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học lịch sử, tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử đang có nhiều hướng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn lịch sử nói riêng. 2/ Thơ văn nói chung với ưu thế của nó: dễ thuộc, dễ đi vào lòng người… sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống, lãnh tụ cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xương máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà. IV. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ LƯU Ý CẦN KHẮC PHỤC: 1. Thành công: Qua việc khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng vào việc giàng dạy một số bài lịch sử lớp 12 tôi thấy: - Hầu hết học sinh hiểu, nắm chắc, khắc sâu nhớ lâu được kiến thức về hoàn cảnh lịch sử, nội dung sự kiện. - Học sinh hứng thú trong cách tìm hiểu về các giai đoạn lịch sử và bản chất lịch sử. - Thu hút sự tập trung chú ý của học sinh khi học tập lịch sử. TRẮC NGHIỆM KIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI Năm học 2011 - 2012: Lớp HS học hứng thú HS hiểu bài 12A1 33/34 HS = 97 % 34/34 HS = 100 % 12A2 33/35 HS = 94 % 35/35 HS = 100 % 12A2 34/35 HS = 97 % 34/35 HS = 97 % 2. Những bài học có thể áp dụng: SKKN GV: Phan Thị Mùi 14 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Với phương pháp khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng vào việc giảng dạy một số bài lịch sử lớp 12 có thể áp dụng cho rất nhiều bài trong chương trình lịch sử 12, kể cả chương trình lớp 10 và 11. Vì văn học và lịch sử có mối quan hệ mật thiết “ văn sử bất phân” Tuy nhiên không nên và không thể đồng nhất giữa văn học và lịch sử 3. Một số lưu ý khi khai thác và vận dụng kiến thức thơ văn. 1/ Trước hết, giáo viên phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu mình đã lựa chọn. 2/ Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức thơ văn. 3/ Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh (đối tượng vận dụng là học sinh lớp 12). 4/ Các kiến thức thơ văn vận dụng cần phải có nguồn gốc xuất xứ chính xác, rõ ràng. V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ. 1. Đối với bộ giáo dục: Bộ cần thay đổi sách giáo khoa giảm tải kiến thức cho phù hợp với thời gian của tiết học. Giới hạn kiến thức thi tốt nghiệp để không gây áp lực cho giáo viên và học sinh khi dạy – học. 2. Đối với Sở giáo dục và nhà trường: Tăng tiết ngay từ đầu năm cho khối 12 để tránh việc nhồi nhét kiến thức. Đây không chỉ là môn thi tốt nghiệp mà còn là môn thi đại học của các em theo nghành khoa học xã hội. Cải thiện nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được dạy và học trong ngôi trường tốt hơn đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Đầu tư thiết bị, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học lịch sử như tranh ảnh, bản đồ … Lời cảm ơn. Với điều kiện thời gian ngắn ngủi, trình độ bản thân còn ít kinh nghiệm, chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế. Với tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn đóng góp cho công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý chân thành của các thầy, cô: Ban giám hiệu, tổ bộ môn và hội đồng giám khảo. Xin chân thành cảm ơn. SKKN GV: Phan Thị Mùi 15 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) SKKN GV: Phan Thị Mùi 16 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa lịch sử 12 – nhà xuất bản giáo dục. 2. Sách giáo viên lịch sử 12 - nhà xuất bản giáo dục. 3. Tuyển tập thơ văn Điện Biên Phủ - nhà xuất bản văn học. 4. Khai thác mạng Internet SKKN GV: Phan Thị Mùi 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan