Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn di truyền quần thể....

Tài liệu Skkn di truyền quần thể.

.DOC
32
1546
143

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DI TRUYỀN QUẦN THỂ Người thực hiện: Nguyễn Phan Xuân Lý Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm:  Mô hình Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2014 - 2015 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Phan Xuân Lý 2. Ngày tháng năm sinh: 09 – 11 – 1979 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 7/73 Lê Quý Đôn - KP3- P. Tân Hiệp – TP. Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613828107 (CQ)/ 0613.895787(NR); ĐTDĐ: 0918.809.904 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ phó tổ Sinh 8. Nhiệm vụ được giao: Tổ trưởng Công đoàn, chủ nhiệm và giảng dạy môn Sinh lớp 11Sinh. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ - Năm nhận bằng: 2006 - Chuyên ngành đào tạo: Sinh lý động vật III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Sinh học THPT - Số năm có kinh nghiệm: 14 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:  Sinh lý thực vật  Bài tập các quy luật di truyền  Bài tập chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật  Một số bài thực hành sinh học 12  Hormone và hệ nội tiết BM03-TMSKKN Tên sáng kiến kinh nghiệm: DI TRUYỀN QUẦN THỂ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Các dạng bài tập di truyền quần thể là một trong những dạng câu hỏi sinh học vừa đa dạng vừa phức tạp, có nhiều mức độ từ dễ đến khó và gặp nhiều trong các đề thi đại học, thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Tuy nhiên, trong chương trình SGK thì nội dung này được viết ngắn gọn và đơn giản. Một số dạng bài tập quần thể cơ bản cũng được một số sách tham khảo trình bày. Tuy nhiên trên thực tế giảng dạy việc làm cho học sinh có thể nhận dạng được những bài tập nào có thể dùng lý thuyết quần thể để giải quyết cũng là vấn đề. Với những kinh nghiệm của bản thân tôi hệ thống hóa các dạng bài tập và tóm tắt cách giải quyết ở từng dạng để góp phần bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi đại học (THPT QG) . Tôi chọn đề tài hệ thống các dạng bài tập trong di truyền quần thể. “DI TRUYỀN QUẦN THỂ” II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp, luyện thi THPT quốc gia cần được bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến di truyền quần thể. 2. Thuận lợi Có đối tượng áp dụng đề tài là học sinh giỏi. 3. Khó khăn Nội dung lý thuyết rất ít và đơn giản trong chương trình sách giáo khoa. Tài liệu tham khảo để giải bài tập còn đơn giản chưa nêu rõ cách giải quyết vấn đề. Học sinh khó nhận biết dạng bài tập gắn liền với di truyền quần thể. Điều này gây lúng túng cho học sinh khi giải quyết các dạng bài tập trong các đề thi tuyến sinh đại học, đề thi chọn học sinh giỏi các cấp. III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Nội dung: - Trình bày tóm tắt các lý thuyết cơ bản về di truyền quần thể - Các dạng bài tập và vận dụng 2. Biện pháp: Nêu và hướng dẫn cách giải quyết các dạng bài tập vận dụng giúp học sinh nhanh chóng nhận biết cách giải quyết vấn đề. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua sáng kiến kinh nghiệm này giúp học sinh có thêm nhiều kĩ năng và kinh nghiệm để giải quyết tốt nhiều dạng câu hỏi vận dụng. Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng tại trường; giúp các học sinh thích thú khi làm bài, giải quyết tình huống nhanh hơn và đạt hiệu quả cao. V.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Các dạng bài tập này rất đa dạng, phức tạp và thường gặp trong các kì thi đại học ( THPT Quốc gia), chọn học sinh giỏi các cấp. Vì vậy phạm vi ứng dụng đối với học sinh khá, giỏi sẽ đạt hiệu quả cao. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh (2014), Sinh học 12 – Ban cơ bản, Nxb Giáo dục. 2. Vũ Đức Lưu (2011), Sinh học 12 chuyên sâu tập 1: phần di truyền học, Nxb ĐHQG Hà Nội. 3. Vũ Văn Vụ và cộng sự (2014), Sách giáo khoa sinh học 12 – Ban nâng cao, Nxb Giáo dục. 4. Đề thi olympic quốc tế sinh học các năm( IBO), đề thi HSG QG, đề thi tuyển sinh đại học các năm, đề thi thử đại học của 1 số trường và đề thi minh họa kì thi THPT QG 2015. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Phan Xuân Lý DI TRUYỀN QUẦN THỂ A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT [1], [3]  Khái niê êm quần thể (QT): Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống.  Đặc trưng di truyền của QT: vốn gen thể hiện qua tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể. - Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. ( tỷ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể) - Tần số mỗi loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể.  Đặc điểm quần thể tự phối: - Thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp. - Tần số alen không đổi qua các thế hệ. - Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ tạo nên các dòng thuần. - Giảm đa dạng di truyền của quần thể.  Đặc điểm của quần thể ngẫu phối : - Các cá thể giao phối tự do với nhau. - Đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. - Có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định. - Tần số alen không đổi.  Định luật Hacđi - Vanbec : - Nội dung: Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi qua các thế hệ theo đẳng thức: p2 + 2pq + q2 =1, trong đó p: tần số alen trội, q: tần số alen lặn, p 2 là tần số kiểu gen đồng hợp trội, 2pq là tần số kiểu gen dị hợp, q 2 là tần số kiểu gen đồng hợp lặn. - Điều kiện nghiệm đúng: + Quần thể phải có kích thước lớn. + Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên. + Không có tác động của chọn lọc tự nhiên; + Không có đột biến (đột biến không xảy ra hoặc xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng đột biến nghịch). + Quần thể phải được cách li với quần thể khác (không có sự di – nhập gen giữa các quần thể). - Ý nghĩa: + Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể. Nó giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài. +Thực tiễn: từ tỷ lệ các kiểu hình xác định được tần số các kiểu gen và tần số các alen. Từ đó cho thấy khi biết được tần số alen đột biến có thể dự đoán xác suất gặp thể đột biến trong quần thể hoặc dự đoán sự tiềm tàng các gen hay các đột biến có hại trong quần thể.  Mở rộng định luật Hacđi – Vanbec [2] * Đối với gen đa alen. Nếu 1 gen có 3 alen thì qt cân bằng di truyền có dạng (p + q + r )2 =1 Vd: Gọi: p(IA); q(IB), r(i) lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB, IO, p + q + r = 1. Quần thể CBDT: (p + q + r )2 =1 = p2 IA IA + 2 pr IA IO + q2IB IB + 2 pr IB IO + 2pq IA IB + r2IO IO TLKH: Nhóm máu Kiểu gen Tỷ lệ mỗi nhóm máu A I I + IA IO p2 + 2 pr A A B I I + IB IO q2 + 2 pr B B AB I IB 2pq A O I IO r2 O * Đối với 2 hay nhiều locut gen phân li độc lập - Quần thể cân bằng di truyền khi mỗi gen đạt trạng thái cân bằng và tỷ lệ kiểu gen chung bằng tích tỷ lệ kiểu gen của từng gen. Vd: + Gọi tần số alen A, a, B, b lần lượt là: p, q, r,s + Tần số kiểu gen ở trạng thái cân bằng: (p + q) 2(r + s)2 = 1. = (p2 AA + 2pqAa + q 2aa)(r2BB + 2rsBb + s 2bb) = p2r2 AABB + p22rs AABb + p 2s2 AAbb + 2pq r 2 AaBB + 2pq.2rs AaBb + 2pq. s 2 Aabb + q2r2 aaBB + q2 2rs aaBb+ q 2s2 aabb - Khi đạt trạng thái cân bằng tỉ lệ mỗi loại giao tử: AB = pr; Ab = ps; aB = qr, ab = qs. * Trạng thái cân bằng di truyền trong trường hợp gen nằm trên NST X không có alen trên Y TLKG trong quần thể khi cân bằng di truyền - Giới XX: p2 XAXA + 2pq XAXa + q2 XaXa = 1. - Giới XY: pXAY + qXaY =1 - Trong cả quần thể do tỉ lệ đực : cái = 1: 1 => Quần thể cân bằng di truyền có dạng: 0,5p2 XAXA + pq XAXa + 0,5q 2 XaXa + 0,5p X AY + 0,5q X aY =1. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Quần thể tự thụ phấn (tự phối) 1.1 Đối với 1 gen Cấu trúc di truyền ở P: dAA + hAa + raa =1 Fn: tỉ lệ KG Aa = ( 1 / 2 )n x h =B tỉ lệ KG AA = d + (h – B)/2 tỉ lệ KG aa = r + (h – B)/2 * Tự thụ phấn n lần, trong trường hợp aa ko sinh sản, tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ n là Aa = h/2n AA = d+ h. (2n -1)/2n+1 aa=h/2n+1.  Cuối cùng tính tần số kiểu gen phải qui về tổng 3 kiểu gen trên =1. Bài tập 1: Quần thể tự phối có thành phần KG ban đầu là 0,4 AA: 0,5 Aa: 0,1 aa. Xác định thành phần KG của quần thể sau 5 lần tự thụ phấn, biết cá thể mang KG aa không có khả năng sinh sản. Hướng dẫn giải: Tỷ lệ KG ở F5: Aa= 0,5/25 = 1/64 = 10/640 aa = 0,5/26 = 1/128= 5/640 AA= 0,4 + 0,5. (25 - 1)/ 26 = 411/640  TLKG F5= 411/426 AA : 10/426 Aa : 5/426 aa Bài tập 2: Một quần thể của loài tự phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ ban đầu là 0,6AA:0,4Aa. Do không thích nghi với điều kiện sống, tất cả các cá thể mang KG aa chết. Tính tỷ lệ kiểu gen của quần thể sau 1 thế hệ. Hướng dẫn giải: Tỷ lệ KG Aa = 0,4. 1/2 = 0,2 AA = 0,6 + (0,4 – 0,2): 2 = 0,7 TLKG F1 = 0,7/(0,2+0,7) AA : 0,2/ (0,2+0,7) Aa = 7/9 AA : 2/9 Aa Bài tập 3: Xét 1 cặp gen của 1 loài tự phối. Thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen 300AA, 600Aa, 100aa. Qua nhiều thế hệ tự phối, quần thể đã phân hóa thành các dòng thuần về kiểu gen AA và aa. Tính tỷ lệ các dòng thuần chủng về kiểu gen AA và aa hình thành trong quần thể này. Hướng dẫn giải: P: 0,3AA : 0,6 Aa : 0,1 aa Khi quần thể phân hóa thành các dòng thuần thì tỷ lệ Aa=0, tỷ lệ Aa ban đầu chia đều cho các kiểu gen đồng hợp, nên tỷ lệ KG hình thành trong quần thể: (0,3 + 0,6/2) AA và (0,1 + 0,6/2) aa = 0,6 AA : 0,4 aa 1.2 Đối với nhiều locut gen phân li độc lập Vd: Cấu trúc di truyền của P : x AABB + y AABb + zAabb + t AaBb=1. Tự thụ phấn n lần. Xét riêng từng KG ta có: x AABB  Fn: x AABB y AABb  Fn: y AA ((1- 1/2 n )/2 BB : 1/2 n Bb: (1- 1/2 n )/2 bb) z Aabb  Fn: z ((1- 1/2 n )/2 AA : 1/2 n Aa: (1- 1/2 n )/2 aa) bb t AaBb  Fn: t [(1- 1/2 n )/2 AA : 1/2 n Aa: (1- 1/2 n )/2 aa] [(1- 1/2 n )/2 BB : 1/2n Bb: (1- 1/2 n )/2 bb] TỔNG : Fn: x + y.(1- 1/2n )/2 + t .(1- 1/2n )/2.(1- 1/2 n )/2 AABB + ……. Bài tập 1: Một quần thể ở thế hệ tự thụ phấn xuất phát có 100 cá thể AABb, 150 cá thể AaBb, 150 cá thể aaBb, 100 cá thể aabb. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen Aabb của quần thể ở đời F1. Hướng dẫn giải: -P: 0,2AABb : 0,3AaBb : 0,3aaBb : 0,2 aabb Quần thể sinh sản tự phối: Aabb = Aa x bb chỉ xuất hiện khi AaBb tự thụ phấn P: 0,3 ( AaBb x AaBb) F1: Aabb = 0,3 x 0,5 x 0,25 =0,0375 = 3,75% Bài tập2 : (đề thi minh họa kì thi THPT QG 2015) Giao phấn giữa hai cây hoa trắng (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên một cây có hoa màu đỏ ở F2 cho tự thụ phấn. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, xác suất xuất hiện cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3? Hướng dẫn giải: QƯG: A-B-: đỏ; A-bb, aaB-,aabb: trắng. F1 x F1 : AaBb x AaBb  F2: Hoa đỏ F2 có TLKG: 1 AABB: 2 AABb : 2AaBB : 4 AaBb . Cây đỏ F2 tự thụ phấn để xuất hiện cây trắng đồng hợp lặn ở F3 thì cây đỏ F2 phải có KG AaBb với xác suất 4/9. Đỏ AaBb F2 tự thụ phấn: 4/9 AaBb tự thụ phấn F3 : aabb = 4/9 x 1/4 x 1/4 = 1/36 2. Quần thể ngẫu phối và trạng thái cân bằng di truyền (CBDT) Nguyên tắc: đối với quần thể giao phối để xác định cấu trúc di truyền (CTDT) ở thế hệ sau phải thông qua xác định được tỷ lệ các loại giao tử (♂,♀), sau đó kết hợp ngẫu nhiên (nhân) các loại giao tử ♂ và các loại giao tử ♀ được CTDT ở đời con. 2.1. Gen nằm trên NST thường  Trường hợp ở P, tần số các alen ở 2 giới bằng nhau: - QT cân bằng di truyền p2AA + 2qpAa + q2aa= 1  QT cân bằng khi: d.r = (h/2)2) - Tần số dị hợp ≤ 50%, giá trị cực đại (2pq = 50%) chỉ xảy ra khi p = q. - Nếu QT chưa cân bằng thì chỉ sau 1 thế hệ ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền.  Trường hợp ở P, tần số các alen ở 2 giới không bằng nhau: - Sau 1 thế hệ ngẫu phối thì tần số các alen ở 2 giới bằng nhau và tần số alen của QT ở F1 bằng trung bình cộng tần số alen của 2 giới ở P ( chính là tần số alen xét chung cả quần thể, cũng là tần số alen lúc quần thể cân bằng di truyền) (P = (pc+pđ)/2 ; Q = (qc+qđ)/2). - Sau 2 thế hệ ngẫu phối, QT sẽ cân bằng di truyền và khi đó: ● Tần số alen của QT: P = (pc+pđ)/2 ; Q = (qc+qđ)/2 ● Cấu trúc DT: P2 + 2PQ + Q2 = 1. Bài tập 1 : Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen: - Ở giới cái: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa - Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng. Hướng dẫn giải:  Xét giới cái: A = 0,6; a= 0,4.  Xét giới đực: A = 0,8; a= 0,2  Tần số alen của quần thể P = (pc+pđ)/2= 0,7 ; Q = (qc+qđ)/2= 0,3 Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng: 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09 aa. Bài tập2: (ĐH 2014) Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA: 0,2Aa: 0,7aa; ở giới đực là 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1 A. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. B. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%. C. đạt trạng thái cân bằng di truyền. D. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%. Hướng dẫn giải: - Xét giới cái: A = 0,2; a= 0,8. - Xét giới đực: A = 0,6; a= 0,4 - Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là: (0,2A : 0,8a) x ( 0,6A: 0,4a) = 0,12AA : 0,56 Aa : 0,32 aa (QT chưa cân bằng)  Đáp án B  Đối với gen đa alen. Nếu 1 gen có 3 alen thì quần thể cân bằng di truyền có dạng (p + q + r )2 =1 Gọi: p(IA).; q(IB)., r(i) lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB, IO, p + q + r = 1. Quần thể CBDT: (p + q + r )2 =1 = p2 IA IA + 2 pr IA IO + q2IB IB + 2 pr IB IO + 2pq IA IB + r2IO IO Nhóm máu Kiểu gen Tần số kiểu gen A I I + IA IO p2 + 2 pr A A B I I + IB IO q2 + 2 pr B B AB I IB 2pq A O I IO r2 O Bài tập 1: Màu sắc vỏ ốc sên châu Âu do một gen có ba alen kiểm soát: C B( nâu), CP(hồng) và CY(vàng). Alen nâu trội so với hai alen kia, alen hồng trội so với alen vàng. Giả sử một quần thể ốc sên đã cân bằng người ta thu được các số liệu sau: Nâu: 510; Hồng: 427; Vàng: 63. Hãy tính tần số các alen trên trong quần thể. Hướng dẫn giải: CB( nâu) > CP(hồng) > CY(vàng). Tổng số cá thể: 1000 Vàng CY CY = 63/ 1000  tần số alen CY = 0,25 Hồng CP CP + 2. CP CY = 427/1000  tần số alen CP = 0,45  Tần số alen CB = 1- (0,25 + 0,45) = 0,3 Bài tập 2: Nhóm máu ở người do các alen IA , IB, IO nằm trên NST thường qui định với IA , IB đồng trội và IO lặn. Biết tần số nhóm máu O ở quần thể người chiếm 25%; tần số nhóm máu B là 24%. Hãy tính tần số các alen trên trong quần thể. Hướng dẫn giải: IO IO = 0,025  tần số alen IO = 0,5 IB IB + 2. IB IO = 0,24  tần số alen IB = 0,2  Tần số alen IA = 0,3  Đối với 2 hay nhiều locut gen phân li độc lập - Gọi tần số alen A, a, B, b lần lượt là: p, q, r,s - Tần số kiểu gen ở trạng thái cân bằng: (p + q) 2(r + s)2 = 1. = (p2 AA + 2pqAa + q 2aa)(r2BB + 2rsBb + s 2bb) = p2r2AABB + p22rs AABb + p 2s2Aabb+...+....+ q 2 s2 aabb (*) - Tỷ lệ giao tử khi quần thể cân bằng di truyền: AB= pr Ab= ps aB= qr ab= qs * Nhận biết quần thể cân bằng di truyền chưa? - Dựa vào tần số KG theo biểu thức trên (*) - Hoặc nếu quần thể chưa cân bằng, ngẫu phối 1 lần có cân bằng hay không: Dựa vào tỷ lệ giao tử khi xét đồng thời 2 gen ở mỗi kiểu gen và tỷ lệ giao tử dựa trên cách tính tần số alen. Nếu ở thế hệ P chưa cân bằng di truyền mà tỷ lệ giao tử của P bằng với tỷ lệ giao tử khi quần thể cân bằng di truyền thì qua 1 lần ngẫu phối tạo F1 cân bằng di truyền. Lưu ý: nếu đề cho quần thể chưa cân bằng thì không tính tỷ lệ các loại giao tử bằng cách nhân tần số alen của mỗi gen mà phải tính tỷ lệ giao tử được tạo ở từng KG rồi sau đó cộng tỷ lệ giao tử ở tất cả các KG. Bài tập 1: Quần thể ngẫu phối ban đầu có thành phần KG: 0,4 AaBb : 0,2 AaBB : 0,4 Aabb. a. Xác định tần số mỗi alen. b. Quần thể trên có cân bằng di truyền không? c. Xác định tỷ lệ giao tử của P, tỷ lệ giao tử khi quần thể cân bằng di truyền. d. Sau ngẫu phối 1 lần quần thể cân bằng di truyền không? Hướng dẫn giải: a. A= 0,5 a=0,5 B= 0,2 + 0,4/2 = 0,4 b= 0,6 b. Quần thể trên không cân bằng di truyền vì 0,4 AaBb : 0,2 AaBB : 0,4 Aabb ≠ (0,25 AA : 0,5Aa: 0,25aa) (0,16BB: 0,48 Bb : 0,36bb) c. Tỷ lệ mỗi loại giao tử của P: AB Ab aB ab 0,4 AaBb 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 AaBB 0,1 0 0,1 0 0,4 Aabb 0 0,2 0 0,2 Tỷ lệ giao tử P 0,2 0,3 0,2 0,3 - Vậy tỷ lệ mỗi loại giao tử của P: 0,2 AB : 0,3 Ab : 0,2 aB : 0,3 ab - Tỷ lệ giao tử khi quần thể cân bằng di truyền. 0,5.0,4 AB : 0,5.0,6 Ab : 0,5.0,4 aB : 0,5.0,6 ab = 0,2 AB : 0,3 Ab : 0,2 aB : 0,3 ab d. Sau ngẫu phối 1 lần quần thể cân bằng di truyền vì tỷ lệ giao tử của P bằng với tỷ lệ giao tử khi quần thể cân bằng di truyền  F1 cân bằng di truyền. Bài tập 2: Quần thể ngẫu phối ban đầu có thành phần KG: 0,6 AaBb : 0,1 AaBB : 0,3 aabb. a. Xác định tần số mỗi alen. b. Quần thể trên có cân bằng di truyền không? c. Xác định tỷ lệ giao tử của P, tỷ lệ giao tử khi quần thể cân bằng di truyền. d. Sau ngẫu phối 1 lần quần thể cân bằng di truyền chưa? Hướng dẫn giải: a. A= 0,35 a=0,65 B= 0,1 + 0,6/2 = 0,4 b= 0,6 b. Quần thể trên không cân bằng di truyền vì 0,6 AaBb : 0,1AaBB : 0,3 aabb ≠ (0,1225 AA : 0,455Aa: 0,4225aa) (0,16BB: 0,48 Bb : 0,36bb) c. Tỷ lệ mỗi loại giao tử của P: AB Ab aB ab 0,6 AaBb 0,15 0,15 0,15 0,15 0,1 AaBB 0,05 0 0,05 0 0,3 aabb 0 0 0 0,3 Tỷ lệ giao tử P 0,2 0,15 0,2 0,45 - Vậy tỷ lệ mỗi loại giao tử của P: 0,2 AB : 0,15 Ab : 0,2 aB : 0,45 ab - Tỷ lệ giao tử khi quần thể cân bằng di truyền. 0,35.0,4 AB : 0,35.0,6 Ab : 0,65.0,4 aB : 0,65.0,6 ab = 0,14 AB : 0,21 Ab : 0,26 aB : 0,39ab. d. Sau ngẫu phối 1 lần quần thể chưa cân bằng di truyền vì tỷ lệ giao tử của P khác với tỷ lệ giao tử khi quần thể cân bằng di truyền  F1 không cân bằng di truyền. Bài tập 3: (đề thi HSG QG 2008) Một loài thực vật thụ phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen d qui định hạt dài; gen R qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen r qui định hạt trắng. Hai cặp gen D, d và R, r phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể người ta thu được: 14,25% hạt tròn đỏ ; 4,75% hạt tròn trắng ; 60,75% hạt dài đỏ ; 20,25% hạt dài trắng. a) Hãy xác định tần số các alen (D,d,R,r) và tần số các kiểu gen của quần thể nêu trên. b) Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt mong đợi khi thu hoạch sẽ như thế nào? Giải thích. Hướng dẫn giải: a) Xét từng tính trạng trong quần thể: - Dạng hạt: 19% tròn : 81% dài  tần số alen d = 0,9, tần số alen D = 0,1  cấu trúc kiểu gen qui định hình dạng hạt là 0,01 DD : 0,18 Dd : 0,81 dd. - Màu hạt: 75% đỏ : 25%trắng  tần số alen r = 0,5; tần số alen R = 0,5  cấu trúc kiểu gen qui định màu hạt là 0,25 RR: 0,50 Rr : 0,25 rr. b) Thực vật thụ phấn tự do  ngẫu phối - Các hạt dài, đỏ có tần số kiểu gen là 1/3 ddRR : 2/3ddRr. - Tỷ lệ giao tử các loại: dR= 1/3 + 2/3. ½ = 2/3; dr= 1/3 Tỷ lệ KG ở đời con: ( 2/3dR: 1/3dr) ( 2/3dR: 1/3dr) = 4/9 ddRR: 4/9ddRr: 1/9 ddrrr Tỉ lệ phân li kiểu hình tính theo lí thuyết thu được ở vụ sau là 8 hạt dài, đỏ (ddR-) : 1 hạt dài, trắng (ddrr) Bài tập 4: Một quần thể ngẫu phối ở thế hệ xuất phát có 100 cá thể AABb, 150 cá thể AaBb, 150 cá thể aaBb, 100 cá thể aabb. Hãy xác định: a. Tỉ lệ kiểu gen Aabb của quần thể ở đời F1 khi cho các cá thể trên ngẫu phối. b. Tỷ lệ các loại giao tử AB, Ab, aB, ab khi quần thể cân bằng di truyền. c. Tỉ lệ kiểu gen Aabb của quần thể khi quần thể cân bằng di truyền. Hướng dẫn giải: a. Giao tử của P: AB Ab aB ab - AABb (0,2) 0,1 0,1 0 0 - AaBb (0,3) 0,075 0,075 0,075 0,075 - aaBb (0,3) 0 0 0,15 0,15 - aabb (0,2) 0 0 0 0,2 Tỷ lệ giao tử ở P AB=0,175 Ab=0,175 aB=0,225 ab=0,425 Quần thể ngẫu phối: F1 có Aabb = 2 (Ab x ab) = 2. 0,175.0,425 = 0,14875 = 14,875% b. Xét tần số mỗi alen của từng gen: A= 0,2 + 0,3/2= 0,35 a= 0,65 B= 0,8/2 = 0,4 b=0,6  tỷ lệ mỗi loại giao tử khi quần thể cân bằng: AB = 0,4 . 0,35 = 0,14 Ab = 0,35. 0,6 = 0,21 aB = 0,65. 0,4 = 0,26 ab = 0,65 . 0,6 = 0,39 c. Tỉ lệ kiểu gen Aabb của quần thể khi quần thể cân bằng di truyền 2. 0,35. 0,65 . 0,62 = 0,1638 Bài tập 5 : Hai quần thể của 1 loài đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể thứ nhất có tần số alen A=0,7; a=0,3 và B= 0,4 ; b=0,6. Quần thể thứ hai có A=0,4; a=0,6 và B=0,2 ; b=0,8. Người ta lấy con ♀ của quần thể thứ nhất và con ♂của quần thể thứ 2 chuyển đến một vùng không có loài này, cho giao phối ngẫu nhiên. a. Xác định tỷ lệ giao tử của F1. b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể mới khi đạt trạng thái cân bằng di truyền. Hướng dẫn giải: a.Xác định tỷ lệ giao tử của F1. CTDT của F1: (0,28 AA: 0,54Aa: 0,18 aa) ( 0,08 BB: 0,44 Bb: 0,48bb) Tỷ lệ giao tử của F1 là AB 0,0224 AABB 0,0224 0,1232 AABb 0,1232/2 0,1344 AAbb Ab aB ab 0,1232/2 0,1344 0,0432 AaBB 0,0432/2 0,2376 AaBb 0,2376/4 0,2592 Aabb 0,0432/2 0,2376/4 0,2376/4 0,2592/2 0,2592/2 0,0144 aaBB 0,0144 0,0792 aaBb 0,0792/2 0, 0864 aabb Tỷ lệ G của F1 AB=0,165 0,2376/4 0,0792/2 0, 0864 Ab= 0,385 aB=0,135 ab=0,315 Tỷ lệ G của F1: AB=0,165 Ab= 0,385 aB=0,135 ab=0,315 b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể mới khi đạt trạng thái cân bằng di truyền. Tần số alen lúc QTCB: A = ( 0,7+0,4)/2 = 0,55 a= 0,45 B = (0.4+0,2)/2 = 0,3 b=0,7 2 2 CTDT khi cân bằng : (0,55A:0,45a) x (0,3B: 0,7b) = …. 2.2 Gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y  Trạng thái cân bằng di truyền trong trường hợp gen nằm trên NST X không có alen trên Y XX: giới cái, XY: giới đực - Giới XX: p2 XAXA + 2pq XAXa + q2 XaXa = 1. - Giới XY: p X AY + q XaY =1. - Trong cả quần thể do tỉ lệ đực : cái = 1: 1 => Ở trạng thái cân bằng di truyền có dạng: 0,5p2 XAXA + pq XAXa + 0,5q 2 XaXa + 0,5p X AY + 0,5q X aY =1. Bài tập 1: (đề thi HSG QG 2009) Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (ký hiệu là fB) quy định được tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái. Hãy xác định: a) Tần số của alen fB. b) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể. c) Tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể. Hướng dẫn giải: a) Do tính trạng này phân bố không đều ở hai giới tính và tần số kiểu hình ở con đực nhiều hơn ở con cái  gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X (vì đây là loài động vật có vú). Do đó tần số alen fB quy định tính trạng bằng đúng tần số con đực có kiểu hình tương ứng ở đây là 40%  tần số alen này (q) = 0,4. b) Vì q = 0,4  p = 0,6. Do quần thể ở trạng thái cân bằng nên tỉ lệ con cái dị hợp tử mang alen fB là 2pq = 2x0,4x0,6 = 0,48. So với tổng số cá thể của quần thể, thì tỉ lệ con cái chỉ chiếm 50%  Tỉ lệ con cái dị hợp tử mang alen đó so với tổng số cá thể trong quần thể là 0,48 x 50% = 0,24. c) Vì là gen nằm trên NST giới tính X nên con đực không có kiểu gen dị hợp tử về gen này  Tỉ lệ con đực dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể trong quần thể là 0%. Bài tập 2: Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và a nằm trên đoạn không tương đồng giữa nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu tần số alen lặn a bằng 0,5 thì tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình do alen lặn quy định với con cái cũng có kiểu hình do alen lặn quy định? Hướng dẫn giải: QTCBDT nên tỷ lệ đực có KH lặn là XaY =0,5  q = 0,5  cái có kiểu hình lặn q2 = 0,25  Tỷ lệ giữa con đực có kiểu hình do alen lặn quy định với con cái cũng có kiểu hình do alen lặn quy định là: 0,5 / 0,25 = 2/1 Bài tập 3: Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y, alen lặn quy định tính trạng bệnh, alen trội quy định tính trạng bình thường. Tỷ lệ người bị bệnh trong quần thể người là 0,0208. Hai người bình thường không có quan hệ họ hàng kêt hôn với nhau, cho rằng quần thể có sự cân bằng di truyền về tính trạng trên . Xác suất để sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng trên? Hướng dẫn giải: - Quần thể có sự cân bằng di truyền nên tỷ lệ người bị bệnh trong quần thể q2/2 + q/2 = 0,0208  q= 0,04  p= 0,96. - Người vợ bình thường có KG: p 2 /(1- q2) XAXA hoặc 2pq/ (1- q 2) XAXa - Người chồng bình thường có KG: X A Y - Vợ x chồng : [0,9216/0,9984 X AXA hoặc 0,0768/ 0,9984 X aY] x X A Y G : 0,96/0,9984X A , 0,0384/0,9984 X a ½ XA , ½ Y - Xác suất sinh con bệnh = 0,0384/0,9984 . ½ = 0,0192  Trường hợp ở P, tần số các alen ở 2 giới bằng nhau - Nếu QT chưa cân bằng thì chỉ sau 1 thế hệ ngẫu phối sẽ cân bằng DT. - Bài tập :- Giới cái (XX): 0,5 X AXA + 0,2 X AXa + 0,3 X aXa = 1. - Giới đực (XY): 0,6 X AY + 0,4 XaY =1 Xác định CTDT ở F1 Hướng dẫn giải: Tỷ lệ giao tử cái: 0,6 X A : 0,4 Xa Tỷ lệ giao tử đực: 0,6 XA : 0,4 Xa : Y F1: 0,6 XA 0,4 Xa Y A A A A a 0,6 X 0,36 X X 0,24 X X 0,6 XAY 0,4 Xa 0,24 XAXa 0,16 XaXa 0,4 XaY F1: Giới cái (XX): 0,36 XAXA + 0,48 X AXa + 0,16q 2 XaXa = 1. Giới đực (XY): 0,6 X AY + 0,4 XaY =1  QTCBDT  Trường hợp ở P, tần số các alen ở 2 giới không bằng nhau - Nếu gen nằm trên X và có sự khác biệt về tần số các alen giữa 2 giới thì qua nhiều thế hệ ngẫu phối, QT sẽ dần tiến đến cân bằng - Cứ qua mỗi thế hệ tần số alen ở giới XY bằng tần số alen ở giới XX của thế hệ trước đó. - Tần số alen ở giới XX của thế hệ sau bằng trung bình cộng tần số alen ở 2 giới của thế hệ trước đó. - Sau mỗi thế hệ sự sai khác về tần số alen ở 2 giới giảm đi ½ và ngẫu phối rất nhiều thế hệ mới cân bằng di truyền. - Nếu gen nằm trên X, dù tần số alen ở 2 giới bằng hoặc khác nhau thì tần số các alen đó xét trên cả QT vẫn duy trì không đổi qua các thế hệ và p QT = 2/3pc + 1/3pđ (Với XX: cái; XY: đực). Bài tập 1: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen: Giới cái (XX): 0,5 X AXA + 0,2 X AXa + 0,3 X aXa = 1. Giới đực (XY): 0,8 X AY + 0,2 XaY =1 - Xác định CTDT ở F1, F2. - Xác định CTDT khi quần thể đạt cân bằng di truyền Hướng dẫn giải: *CTDT F1 - Xác định giao tử P: + Tỷ lệ giao tử cái: 0,6X A : 0,4Xa + Tỷ lệ giao tử đực: 0,8X A : 0,2Xa : Y + CTDT F1: 0,8 XA 0,2 Xa Y A A A A a 0,6 X 0,48 X X 0,12 X X 0,6 XAY 0,4 Xa 0,32 XAXa 0,08 XaXa 0,4 XaY F1: Giới cái (XX): 0,48 XAXA + 0,44 X AXa + 0,08q 2 XaXa = 1. Giới đực (XY): 0,6 X AY + 0,4 XaY =1 *CTDT F2 -Tỷ lệ giao tử cái ở F1: 0,7 X A : 0,3Xa Tỷ lệ giao tử đực ở F1: 0,6 X A : 0,4 Xa : Y 0,6 XA 0,4 Xa Y A A A A a 0,7 X 0,42 X X 0,28 X X 0,7 XAY 0,3 Xa 0,18 XAXa 0,12 XaXa 0,3 XaY F1: Giới cái (XX): 0,42 XAXA + 0,46 X AXa + 0,12q 2 XaXa = 1. Giới đực (XY): 0,7 X AY + 0,3 XaY =1 * CTDT khi quần thể cân bằng: - Tần số alen A trong quần thể: pQT = P = 2/3pc + 1/3pđ = 2/3.0,6 + 1/3.0,8= 2/3 - Tần số alen a trong quần thể: qQT = Q= 1/3 CTDT: Giới cái (XX): 4/9 XAXA + 4/9 XAXa + 1/9 XaXa = 1. Giới đực (XY): 2/3 X AY + 1/3 XaY =1 Bài tập 2: Ở loài mèo nhà, cặp alen D, d quy định màu lông nằm trên NST giới tính X (DD : lông đen, Dd : tam thể, dd : lông vàng). Trong một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình sau: Mèo đực : 200 lông đen, 50 lông vàng. Mèo cái : 180 lông đen, 20 lông vàng, 50 tam thể.Tần số các alen D và d trong quần thể ở điều kiện cân bằng. Hướng dẫn giải: Cách 1: Tần số alen khi quần thể cân bằng chính là tần số alen của quần thể. P = (200+ 180.2 + 50): (200 + 50 + 180.2 + 50.2 + 20.2) =0,813  Q= 0,187 Cách 2: ở giới đực: p= 200/250 = 0,8  q= 0,2 ở giới cái: p= (180.2 + 50): 500 = 0,82  q=0,18  Tần số alen lúc quần thể cân bằng: P= (1/3).0,8 + (2/3).0,82 = 0,813  Q=0,187 3. Quần thể ngẫu phối không hoàn toàn Cách nhận biết: ngẫu phối không hoàn toàn là quần thể vừa ngẫu phối vừa nội phối. Nội phối làm tăng tỷ lệ đồng hợp tử bằng với mức giảm tỷ lệ dị hợp tử. Nội phối có thể làm thay đổi tần số kiểu gen, nhưng không làm thay đổi tần số alen.Tần số các thể đồng hợp tử cao hơn lý thuyết là kết quả của nội phối. - Nếu trong một quần thể có hệ số nội phối là F thì tần số các kiểu gen (p2 + Fpq)AA : (2pq – 2Fpq)Aa : (q2 + Fpq)aa [2] Hệ số nội phối được tính bằng: F = 1- [(tần số dị hợp tử quan sát được)/(tần số dị hợp tử theo lý thuyết)] - Ban đầu quần thể cân bằng di truyền có dạng: p2AA : 2qpAa : q2aa = 1, nếu có nội phối xảy ra với tần số F, sau n lần giao phối thì tần số KG sẽ là: [p2 + ( 2pq - 2pq(1 - F)n ) /2]AA : 2qp (1- F)n Aa : [q2 + ( 2pq - 2pq(1 - F)n ) /2]aa = 1 Bài tập 1: Trong quần thể ruồi giẩm có hệ số nội phối là 0,2, có q=0,4. Xác định tần số các kiểu gen. Hướng dẫn giải AA= p2 + fpq= 0,408 aa= q2 + fpq= 0,208 Aa= 2pq – f2pq= 0,384. Bài tập 2: Trong quần thể có tần số các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt: 0,67; 0,06 và 0,27. Tính hệ số nội phối. Hãy rút ra nhận xét. Hướng dẫn giải Tần số alen: p=0,7 q=0,3 Tần số dị hợp theo lý thuyết: 2pq= 0,42 Hệ số nội phối (f) = 1 – 0,06/0,42 = 0,86 Hệ số nội phối cao cho thấy hầu hết tự thụ phấn. Bài tập 3: Một quần thể có tần số alen A là 0,6. Giả sử ban đầu quần thể đang đạt trạng thái cân bằng di truyền. Sau một số thế hệ giao phối thấy tần số kiểu gen aa là 0,301696. Biết trong quần thể đã xảy ra nội phối với hệ số là 0,2. Tính số thế hệ giao phối? Hướng dẫn giải Tần số alen a là 0,4. Do quần thể đạt trạng thái cân bằng nên cấu trúc của quần thể là: 0,301696AA+ 0,48Aa + 0,16aa = 1. Sau một số thế hệ giao phối, tần số aa là: 0,301696 => Tần số kiểu gen aa tăng là: 0,301696 - 0,16 = 0,141696 => Tần số Aa đã giảm là: 0,141696 x 2 = 0,283392. Tần số Aa sau n thế hệ giao phối là: 2pq(1 - f)n = 0,48(1 - f)n = 0,48.0,8n  Tần số Aa giảm là: 0,48 – 0,48.0,8n = 0,283392  n = 4. Vậy hệ số giao phối là 4. Bài tập 4: (QG 2012) Thế hệ thứ nhất của một quần thể động vật ở trạng thái cân bằng di truyền có q(a) = 0,2; p(A) = 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,672AA : 0,256Aa : 0,072aa. a) Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba. Biết rằng cách thức giao phối tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức giao phối tạo ra thế hệ thứ hai. b) Thế hệ thứ nhất có tỷ lệ các kiểu gen đang ở trạng thái cân bằng nhưng quần thể đã bị biến đổi như thế nào mà từ thế hệ thứ 2 và thứ 3 lại có thành phần kiểu gen như vậy? Nếu quá trình này tiếp tục diễn ra qua rất nhiều thế hệ thì kết cục quần thể trên sẽ như thế nào? Giải thích. Hướng dẫn giải: a) QTCBDT ở thế hệ thứ nhất có thành phần KG: 0,64 AA : 0,32 Aa: 0,04 aa. Thế hệ thứ 2 có thể dị hợp giảm (Aa = 0,256 < 2pq) , thể đồng hợp tăng lên so với thế hệ thứ nhất; còn tần số alen không thay đổi  trong quần thể đã xảy ra nội phối hoặc giao phối cận huyết. Hệ số nội phối (F) = 1- 0,256/0,32 = 0,2 Cấu trúc di truyền ở thế hệ thứ ba: Aa = 2pq (1-f)n = 0,2048 AA= p2 + (0,32-0,2048)/2 = 0,6976 Aa= 0,04 + (0,32-0,2048)/2 = 0,0976 CTDT ở F3: 0,6976 AA : 0,2048 Aa: 0,0976 aa b) - Từ quần thể đang giao phối ngẫu nhiên có kích thước lớn chuyển sang giao phối cận huyết là vì kích thước quần thể bị suy giảm quá mức, do đó quần thể dễ bị giao phối cận huyết dẫn đến giảm sự đa dạng di truyền của quần thể làm tăng tỉ lệ chết, giảm khả năng sinh sản. - Khi kích thước quần thể nhỏ, yếu tố ngẫu nhiên cũng làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể dẫn đến tăng tỷ lệ chết giảm tỷ lệ sinh. Như vậy cả hai nhân tố tiến hóa là giao phối không ngẫu nhiên (giao phối cận huyết hay nội phối) và yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm suy giảm nhanh chóng kích thước quần thể. Nếu tình trạng này kéo dài quần thể sẽ rơi vào vòng xoáy tuyệt chủng dẫn đến diệt vong. 4. Giao phối có lựa chọn - Xác định tỷ lệ KG của các cá thể làm bố, mẹ - Xác định tỷ lệ giao tử đực, cái - Kết hợp ngẫu nhiên (nhân) tỷ lệ giao tử đực với giao tử cái  đời con Bài tập 1: Ở quần thể cân bằng di truyền có tần số alen A =0,4. Nếu xảy ra hiện tượng giao phối có lựa chọn (chỉ có những con cùng kiểu hình giao phối với nhau) qua 1 thế hệ. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở F1. Biết tính trạng trội là trội hoàn toàn do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Hướng dẫn giải: p= 0,4 ; q = 0,6 Vì quần thể ở trạng thái cân bằng nên CTDT: 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa = 1 Quần thể xảy ra giao phối có lựa chọn sau 1 thế hệ: P: (A- ×A-)0,64 = 0,64. (0,16/0,64 AA :0,48/0,64 Aa) x (0,16/0,64 AA : 0,48/0,64 Aa) = (0,25 AA : 0,75 Aa) × (0,25AA : 0,75 Aa) . 0,64 → F1: (0,625A : 0,375a)2 . 0,64= 0,25 AA :0,3 Aa: 0,09aa P: (aa x aa) 0,36 = (aa x aa) 0,36 → F1: 0,36 aa Thành phần KG F1: (0,25AA : 0,3 Aa : 0,45 aa) Bài tập 2:(đề thi minh họa kì thi THPT QG 2015) Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 96%. Cho các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn với cây hoa trắng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là: A. 5 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. C. 6 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Hướng dẫn giải: aa= q2 = 0,04  q= 0,2 ; p= 0,8. Các cây hoa đỏ trong quần thể có TLKG: 0,64 AA : 0,32 Aa P: (0,64/0,96 AA : 0,32/0,96 Aa) x aa G: 5/6A , 1/6a a F: 5/6 Aa: 1/6 aa  đáp án A * Một quần thể ở thế hệ xuất phát (thế hệ ban đầu, I o) có cấu trúc di truyền là: (aa không có khả năng sinh sản) I0: p2o AA + 2poqo Aa + qo2aa = 1 Trong đó: po là tần số tương đối của alen A ở thế hệ Io qo là tần số tương đối của alen a ở thế hệ Io Sau n lần ngẫu phối: *Tần số tương đối của alen A = 1 qo 1  nqo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan