Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn dạy văn tả người lớp 5...

Tài liệu Skkn dạy văn tả người lớp 5

.DOC
7
1481
71

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " DẠY VĂN TẢ NGƯỜI LỚP 5" I.Lý do chọn đề tài: Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, văn tả người được dạy trong 12 tiết ( học kỳ I:8 tiết;Học kỳ II: 4 tiết ).Đây là loại văn bản được dạy nhiều thứ 2 sau văn tả cảnh. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại con số này, chúng ta dễ dàng nhận thấy thời lượng dành cho việc luyện tập thực hành văn bản này còn ít. Chính vì vậy trong quá trình dạy, giáo viên có cho học sinh ôn luyện một số bài tập phục vụ cho việc học văn bản tả người vào buổi học thứ 2 hoặc vào giờ tự học. Tả người cũng là một bộ phận của văn miêu tả nên nó cũng mang đầy đủ 3 đặc điểm: - Mang tính thông báo, tính thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; - Có tính sống động và tạo hình; - Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh.. Xuất phát từ thực tế này bản thân tôi chọn đề tài này nhằm có thể ôn luyện thêm cho học sinh các bài tập vận dụng kiến thức ngôn ngữ; các bài tập vận dụng kiến thức về lý luận văn học; bồi dưỡng cho học sinh tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc; hướng dẫn học sinh tích lũy vốn hiểu biết về mọi mặt; kiên trì luyện tập các kỹ năng làm bài tập làm văn. II.Thực tế khảo sát: Qua khảo sát đầu năm và thực tế dạy học, tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh sử dụng ngôn ngữ trong bài làm tập làm văn còn hạn chế do kết quả quan sát chưa cao, các em còn thiếu vốn sống, vốn hiểu biết. Do đó khi làm bài hầu hết học sinh trong lớp đều mắc lỗi về câu, đoạn. Đa số các em dùng từ địa phương trong văn miêu tả. Ví dụ: Các em thường dùng từ nậy thay vì lớn Côi.............trên v..v.. Hoặc sử dụng các câu văn thiếu hình ảnh và thường sa vào kể lể một cách thiếu tự nhiên, không logic. Từ thực tế đó tôi xin nêu một số kinh nghiệm trong việc dạy văn tả người để trao đổi cùng đồng nghiệp. III.Một số gtiải pháp cụ thể: 1.Một số đề bài tham khảo: a.Tìm một số tính từ chỉ đặc điểm tính chất của màu da, đôi mắt, giọng nói, tiếng cười, mái tóc: - Màu da: Trắng trẻo, trắng hồng... - Đôi mắt : Đen láy, trong veo... - Giọng nói : Nhỏ nhẹ, dịu dàng... - Tiếng cười : Giòn tan, khanh khách... b.Điền vào chỗ trống những từ ngữ so sánh sao cho phù hợp: - Da trắng như.... - Mắt đen như..... - Giọng nói sang sảng như.... - Tính nóng như... - Miệng cười như.... 2.Em hãy thực hiện những yêu cầu sau: a.Sửa lại những từ dùng sai trong đoạn văn sau (....) b.Hãy tìm ra và sửa chữa những lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, xếp ý trong đoạn văn tả người sau (....) c.Những cách so sánh để tả người dưới đây, cách nào chưa hợp lý?Em hãy sửa lại (....) d.Dùng phương pháp so sánh viết từng câu tả người (...) II.Một số biện pháp khác: 1.Ôn lại cho học sinh những văn bản tả người mà các em đã được học trong chương trình Tiếng Việt kết hợp với các câu hỏi gợi mở tìm ý. 2.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm các văn bản tả người nằm ngoài chương trình. Chẳng hạn bài thơ Bé Loan: Ở nhà tập thể/Có bé Loan/Con cô Giang/Mặt rất trắng, rất tròn/tay chân béo múp/Các cô trên gác/Các chú dưới nhà/Thấy ai đi qua/Loan chào “A!A!” Nghe đài hát Loan xòe tay múa/Bế búp bê, Loan vỗ về sau lưng/Cha về, Loan nhảy bám chân, mừng/Nhìn mẹ,dắt xe đi ,Loan mếu máo/Loan thích mặc áo/Có nhiều hoa/Thích đi một mình từ cổng vào nhà/Hai chân khệnh khạng/Cứ mỗi sáng/Loan chưa dậy đã đòi ăn/”Mơm!...mơm!...”/Ai bảo thơm Loan chìa má/Mẹ yêu Loan quá/Em cũng rất yêu Loan/Khi nghe Loan chào “ạ!..ạ!...”/Khi nhìn Loan làm xấu, mũi chun chun/Làm xấu nhưng trông Loan đẹp lạ. Câu hỏi: - Em bé Loan trong bài chừng độ tuổi nào? - Em có dáng vẻ ra sao? - Những câu thơ nào cho biết em rất ngộ nghĩnh đáng yêu? - Em hiểu thế nào về câu cối của bài thơ “Làm xấu nhưng trông Loan đẹp lạ”Chú ý nghĩa của từ “xấu” trong bài. 3.Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các tri thức văn hóa chung thông qua các môn học, thông qua các kênh thông tin, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống - Bài tập làm văn là sản phẩm tổng hợp của học sinh, không chỉ dừng lại yêu cầu về những kến thức, về ngôn ngữ học, lý luận văn học mà muốn có bài tập làm văn tốt, các em cần được bồi dưỡng tâm hồn , cảm xúc, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống.Bài văn nào cũng là sự thể hiện trạng thái tình cảm của học sinh.Chỉ có tình cảm trong sáng đẹp đẽ hồn nhiên mới tạo ra được đoạn văn, bài văn đáng yêu và đạt kết quả cao. Vì thế, giáo viên cần chú trọng việc giúp các em tự bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc cao đẹp, dạy các em bết yêu quý thiết tha ông bà, cha mẹ, anh chị em, em nhỏ, bạn bè trong trường lớp, các thầy cô; Đặc biệt có tinh thần hào hiệp giúp đỡ các bạn tàn tật, người gặp khó khăn....Chính những tình cảm ấy sẽ tạo nên mạch ngầm làm cho bài văn của các em sống động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. III.Một số đoạn văn mẫu: .......................... Bài tập làm văn còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu đời sống,trình độ kiến thức văn hóa của các em. Dạy cho học sinh biết cách quan sát,, tìm tòi, chọn lọc chi tiết đặc sắc, cung cấp cho học sinh được nhiều chi tiết sinh động hấp dẫn người đọc. chính vì được sống gắn bó tình cảm với ông bà, với bạn bè, cô giáo, em bé; biết cách quan sát một cách tinh tế và có cảm xúc cao đẹp mà hình ảnh những người thân yêu của các em hiện rõ trên trang giấy thật sống động và gần gũi, cảm xúc tự nhiên chân thật như chính đời thường của các em.Ví dụ sau đây là một đoạn văn của học sinh lớp tôi: “Cu Bo là con trai đầu lòng của dì em.Nó vừa tròn mười hai tháng.Gương mặt bầu bĩnh, đôi má hồng hào như màu gạch nung chưa đúng độ.Đặc biệt là đôi mắt của bé, thoạt nhìn chỉ thấy toàn là lòng đen pha sắc xanh của biển cả.Mỗi khi bé cười, đôi vành môi như cánh hồng hé mở, để lộ mấy chiếc răng sữa trắng như muối biển.Nụ cười hồn nhiên thơ ngây của bé làm cho khuôn mặt bé càng trở nên đáng yêu hơn”. Nhiều học sinh khi làm bài thấy khó thấy bí không biết viết gì, nói gì vì các em thiếu vốn sống, vốn hiểu biết những gì liên quan đến bài làm.Không có nguyên liệu làm sao có sản phẩm. Vì vậy giáo viên cần tăng cường vốn hiểu biết cho các em kể cả vốn sống trực tiếp lẫn gián tiếp.Chính sự hiểu biết và những rung động mạnh mẽ sẽ tạo mạch ngầm cho bài văn.Các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, sinh hoạt Đội thiếu niên, các hoạt động văn thể cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với việc học tập làm văn. Đoạn văn sau đây của em Hồ thị Hương, đội tuyển sinh giỏi văn của trường đã khá thành công khi miêu tả một người lao động: “Bác sĩ Tâm là người nổi tiếng là chữa bệnh mát tay.Năm nay bác đã ngoài năm mươi tuổi.Khổ người bác cao lớn nhưng dáng râm đi rất nhanh nhẹn.Mái tóc đã hoa râm hớt cao, gọn gàng trong chiếc mũ trắng có in hình chữ thập đỏ trước trán.Đôi mắt bác láp lánh sau cặp kính trắng.Giọng nói của bác mới nhẹ nhàng ấm áp làm sao. ” Tập làm văn là môn học thực hành. Kết quả của tập làm văn dựa trên sự huy động nhiều kỹ năng khác nhau thông qua các bài tập thực hành: Kỹ năng phát âm và nói; kỹ năng viết chữ; kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết bài........Lý thuyết cho thấy, muốn có kỹ năng phải qua một giai đoạn dài luyện tập. Kỹ năng là kết quả của sự luyện tập thực hành gian khổ, là sản phẩm của lòng kiên trì. Hiện nay học sinh còn luyện tập chưa được nhiều. Các kỹ năng chưa kịp hình thành nhưng vẫn cứ phải sử dụng vào tập làm văn.Vì thế gây ra nhiều loại lỗi không đáng có.Giáo viên cần kiên trì hướng dẫn học sinh luyện tập và giúp các em sửa chữa các sai sót.Tả người cũng khó như vẽ người.Tả đúng-vẽ đúng thì mới chỉ là người vẽ truyền thần. Tả hay, vẽ đẹp phải là chuyển tải được cái “thần thái”, cái nội tâm sống động bên trong- Điều đó thật khó biết bao. Kết hợp hài hòa cả 3 yếu tố: xây dựng nội dung, diễn đạt có sử dụng biện pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc, bài văn của học sinh sẽ trở nên sinh động và đạt kết quả cao. Mỗi bài văn mang dấu ấn sáng tạo riêng biệt của mỗi cá nhân, vì thế cùng một đề tài, song chúng ta thu được nhiều bài tập làm văn khác nhau.Đây cũng chính là điều thú vị, là niềm hạnh phúc của người giáo viên khi dạy tập làm văn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất