Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-dạy phát âm cho học sinh thpt...

Tài liệu Skkn-dạy phát âm cho học sinh thpt

.PDF
19
473
147

Mô tả:

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT LÊ QÚY ĐÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY PHÁT ÂM CHO HỌC SINH THPT Người Thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Tổ : Ngoại ngữ Quảng Nam, tháng 4 năm 2011 1 Hy 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Phát âm chính xác là điều bắt buộc đối với bất cứ người học ngoại ngữ nào bởi nếu người nói phát âm chính xác thì người nghe mới hiểu được. Và tương tự, nếu người nói phát âm chính xác mà người nghe không nắm được các phát âm đó thì cũng không sao hiểu được những gì mình nghe. Với Tiếng Anh , phát âm chính xác càng tối quan trọng vì Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Nếu phát âm sai một từ Tiếng Anh thì sẽ thành từ khác làm người nghe hiểu sai hoặc không hiểu được. Và bộ sách giáo khoa mới Tiếng Anh THPT đã rất chú trọng vấn đề này: bên cạnh thiết kế bài dạy về GRAMMAR, READING, WRITING như bộ sách giáo khoa cũ , bộ sách giáo khoa mới còn có các phần SPEAKING, LISTENING và PRONUNCIATION nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng cho người học. Đây chính là một trong những cái hay của bộ sách giáo khoa lần này. Vì vậy, nội dung kiểm tra học sinh theo chương trình mới đương nhiên cũng bao gồm cả phần phát âm( PRONUNCIATION). Trên thực tế, hầu hết học sinh rất đối phó với nội dung này vì chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phát âm cộng với hạn chế khách quan về môi trường giao tiếp là hầu như không có . Về phía giáo viên, đây cũng là nội dung dạy mới mà khi học chương trình phổ thông (cũ) chưa được tiếp cận. Khi học đại học thì các giáo viên tương lai cũng không được học nhiều và chuyên sâu về phát âm . Và các giáo viên dạy Anh Văn THPT hiện tại cũng không có một tài liệu chuẩn để dạy ngữ âm nên phải tự tìm tòi nghiên cứu để phục vụ cho việc giảng dạy phát âm của mình nên không tránh khỏi những khó khăn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh bộ môn Anh Văn nên tôi cũng rất mong muốn được chia sẻ với tất cả các thầy cô giáo, đồng nghiệp dạy Anh văn về việc dạy phát âm cho học sinh và cũng rất tâm huyết để giúp học sinh cải thiện khả năng phát âm của mình. Đây cũng là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “ GIÚP HỌC SINH THPT HỌC PHÁT ÂM TỐT” hay “ DẠY PHÁT ÂM CHO HỌC SINH” làm đề tài nghiên cứu của mình. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: “Để việc học phát âm Tiếng Anh có hiệu quả, việc thường xuyên nghe và luyện phát âm theo giọng đọc chuẩn của người bản ngữ và giáo viên trên lớp là rất cần thiết”. “Ngoài ra, người học cần được trang bị một số kiến thức cơ bản về cách phất âm Tiếng Anh”. Nhưng các quy tắc phát âm Tiếng Anh thật không đơn giản. Và “Tiếng Anh cũng không phải là một trong những ngôn ngữ mà người ta có thể dựa vào các âm tiết trong từ để quyết định đánh trọng âm”. “Nhiều tác giả Tiếng Anh đã cho rằng trọng âm từ của tiếng Anh khó dự đoán đến mức tốt nhất là coi việc đánh trọng âm như một đặc tính riêng của từng từ và khi học mỗi từ thì người ta cũng phải học cách đánh dấu 2 3 trọng âm của từ ấy”. “Đây là một quan điểm xác đáng và không có gì là cường điệu”. (Trích sách Hướng dẫn ôn tập thi Tốt Nghiệp THPT năm học 2010-2011). Do đó, việc đúc kết và đưa ra được những quy tắc phát âm súc tích và dễ hiểu là rất hữu ích đối với học sinh. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Đối tượng học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn của chúng tôi đa số là học sinh nông thôn. Từ nhỏ khi bắt đầu học Tiếng Anh các em cũng ít được bố mẹ hay anh chị em … kèm cặp và động viên học Anh văn bởi trong gia đình cũng hầu như không có ai giỏi về môn này . Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của các em về tầm quan trọng không những về phát âm mà với môn Tiếng Anh nói chung. Thậm chí, phần lớn các em bị hổng kiến thức – hổng cả kiến thức cơ bản về bộ môn Anh văn. Lớn lên khi bước vào trường THPT các em bắt buộc phải học về phát âm mà có kiểm tra, đánh giá và cho điểm hẳn hoi nên hoảng sợ! Các em bắt đầu đối phó với việc học phát âm. Những cơ sở trên khiến tôi tập trung cho đề tài nghiên cứu về phát âm Tiếng Anh. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Khi bắt đầu vào lớp 10, các em đối phó với việc học phát âm . Qua thực tế các lớp tôi giảng dạy thì một số các em khi học đọc qua loa, đọc sai … rồi khi làm bài thì theo ngôn ngữ của học sinh với nhau là “lụi” nghĩa là các em làm ngẫu nhiên chứ không có hiểu biết gì. Số khác các em thì làm bằng sự hiểu biết của mình và số câu đúng rất ít. Kết quả thể hiện kiểm tra về phát âm qua giờ kiểm tra miệng tôi phát hand-outs cho học sinh và kiểm tra viết 15 phút và một tiết vào cuối tháng 9 tại lớp 11A2 năm học 2010- 2011 như sau: STT 1 2 3 4 5 6 … Kiểm tra miệng về phát âm Họ và tên học sinh Nguyễn Hùng Công Hồ Thị Lành Huỳnh Thị Diễm My Lê Nguyên Phát Đỗ Quang Tấn Đặng Thị Kim Trúc 3 Điểm 0 0 3 0 0 2 4 Trong bài kiểm tra 15’ : Đề gồm 3 câu về phát âm và tổng điểm của 3 câu phát âm là 1,5 điểm (mỗi câu 0,5 điểm). Điểm số của 6 em trên như sau: STT 1 2 3 4 5 6 … Kiểm tra 15’ về phát âm Họ và tên học sinh Nguyễn Hùng Công Hồ Thị Lành Huỳnh Thị Diễm My Lê Nguyên Phát Đỗ Quang Tấn Đặng Thị Kim Trúc Điểm 0,5 0 0,5 0 0 0 Đề kiểm tra 1 tiết gồm 6 câu về phát âm và tổng điểm của 6 câu phát âm là 1,5 điểm (mỗi câu 0,25 điểm). Điểm số của cũng 6 em trên như sau: STT 1 2 3 4 5 6 … Kiểm tra 45’ về phát âm Họ và tên học sinh Nguyễn Hùng Công Hồ Thị Lành Huỳnh Thị Diễm My Lê Nguyên Phát Đỗ Quang Tấn Đặng Thị Kim Trúc Điểm 0,25 0 0,5 0 0 0,5 Với kết quả về kiểm tra ngữ âm rất thấp như trên, tôi luôn cho các em bài tập kiểm tra về phát âm dạng trắc nghiêm trong các tiết học về phát âm và luôn yêu cầu học sinh đọc từng từ và giải thích cho câu trả lời lựa chọn của mình, sau đó sửa và luyện chung bằng cách cho cả lớp luyện đọc lại với các từ sai. Phần “Post” của các tiết học còn lại về Reading, Speaking, Lisening, Writing tôi cũng luôn cho bài tập về phát âm để các em có nhiều cơ hội luyên tập và thực hành. Bên cạnh đó tôi cũng tìm tòi và dạy cho các em các quy tắc về phát âm từ những quy tắc rất cơ bản mà rất hữu ích với các em mà hầu như các em không hề biết gì về những quy tắc này cho đến những quy tắc phức tạp giúp các em có thể hoàn thành các bài tập trong chương trình nhưng sách giáo khoa hay sách giáo viên không đưa ra một chuẩn mực hay quy tắc nào . Xin mạo muội giới thiệu những quy tắc phát âm tiếng Anh sau: A. Cấu tạo âm trong Tiếng Anh: 4 5 Nguyên âm là yếu tố cơ bản trong việc cấu tạo thành các từ Tiếng Anh. Bất kỳ một âm tiếng Anh nào cũng phải có sự hiện diện của nguyên âm. Từ được cấu tạo hoàn chỉnh khi có sự phối hợp giữa nguyên âm và phụ âm. Tiếng Anh được cấu tạo bằng các hình thức sau: (1) Một nguyên âm đứng đầu một âm: a. nguyên âm (vowel); eg: I [ai] (tôi) a [ə , ei] (một) Oh! [əʊ] (ồ) b. nguyên âm + phụ âm (consonant); eg: at [æt, ət] (ở, tại) it [it] (nó- chỉ vật) c. nguyên âm + phụ âm + phụ âm ; eg: ask [ɑ:sk] (hỏi, yêu cầu) and [ænd, ənd, ən] (và) d. nguyên âm + phụ âm + phụ âm + phụ âm; eg: eight [eit] (tám) Một nguyên âm đứng cuối một âm ( một hay nhiều phụ âm đứng trước nguyên âm) a. phụ âm + nguyên âm; eg: do [du:] (làm) me [mi:] (tôi) b. phụ âm + phụ âm + nguyên âm; eg: slow [sləu] (chậm) stay [stei] ( ở lại) c. phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm; eg: spray [sprei] (phun, xịt) d. phụ âm + phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm; eg: schwa [∫wɑ:] (âm không nhấn) (3) Một nguyên âm đứng giữa một âm: a. phụ âm + nguyên âm + phụ âm; eg: let [let] (để cho) sit [sit] (ngồi) b. phụ âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm; eg: swim [swim](bơi) clip [klip] (cái kẹp) c. phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm; eg: spread [spred] (trải ra, mở rộng) d. phụ âm + nguyên âm + phụ âm + phụ âm; eg: call [kɔ:l] (gọi) mill [mil] ( nhà máy) e. phụ âm + nguyên âm + phụ âm + phụ âm + phụ âm; eg: height [hait] ( chiều cao (4) Hai nguyên âm đứng giữa một âm: phụ âm + nguyên âm + nguyên âm + phụ âm; eg: head [hed] (cái đầu) coat [kəut] (áo khoác) Do đó, khi phát âm một từ của Tiếng Anh, ta phải nhận định âm chính xác của nguyên âm, rồi ta ghép với phụ âm đứng sau nguyên âm, sau cùng là ghép phụ âm đứng sau (2) 5 6 nguyên âm; eg: face [f ei s] (gương mặt) 3 1 2 B. Phát âm các nguyên âm: B1/ Nguyên âm “a”: (1) “a” phát âm [ei] khi có cấu trúc: a. “a” + phụ âm + âm câm e* + e* : Trong bất kỳ chữ Tiếng Anh nào, mẫu tự “e” đúng cuối cũng là âm câm , nghĩa là chúng ta không phát âm , trừ trường hợp “e” đi kèm với “c”, “s” hay “g” thành ce, se hay ge thì phát âm thành âm gió (hissing sounds- ce phát âm [s], se phát âm [s] hoặc [z]) , ge phát âm [dʒ]; eg: age [eidʒ] (tuổi, thời đại) race [reis] ( cuộc đua) gate [geit] (cổng) name [neim] (tên) pane [pein] ( ô cửa kính) decade ['dekeid] ( thập niên) cake [keik] (bánh) b. “a” + phụ âm + phụ âm + âm câm e*; eg: chance (cơ hội) (2) “a” phát âm [e] trong các chữ: any ['eni] một vài many ['meni] nhiều area ['eəriə] khu vực care [keə] cẩn thận bare [beə] trơ trụi (3) “a”phát âm [eə] khi có cấu trúc: “a” + phụ âm (+phụ âm); eg:back [bæk] pan [pæn ] (4) “a” phát âm [a] khi có cấu dạng ar, ast, aff, ath, alm; eg: part [pɑ:t] fast [fɑ:st] staff [stɑ:f] father ['fɑ:đə] calm [kɑ:m] (5) “a” phát âm [ɔ:] khi có dạng al, alk, wa, qua; eg: call [kɔ:l] chalk [t∫ɔ:k] water ['wɔ:tə] quality ['kwɔliti] (6) a” phát âm [i ] khi có dạng –age ở cuối từ; eg: village ['vilidʒ] cottage ['kɒtidʒ] orphanage ['ɔ:fənidʒ] B2/ Nguyên âm “e”: (1) “e” phát âm [i:] khi có cấu trúc: “e” + phụ âm + mẫu tự “e” câm; 6 7 eg: scene intervene (2) “e” phát âm [e] khi có cấu trúc: “e” + phụ âm (+ phụ âm); eg: ten pet debt send (3) “e” phát âm [eə] xảy ra trước “re”; eg: there [đeə] where [weə] (ngoại lệ: here [hiə]) (3) “e” phát âm [a] trong chữ : sergeant B3/ Nguyên âm “i”: (1) “i” phát âm [i] xảy ra trước 1 hoặc 2 phụ âm theo cấu trúc: “i” + phụ âm (+ phụ âm) Eg: pin [pin] ship [∫ip] till [til] ability [ə'biliti] (2) “i” phát âm [ai] xảy ra ở từ 1 vần hoặc vị trí cuối 1 từ theo cấu trúc: “i” + phụ âm + “e” câm Eg: strike [straik] file [fail] provide [prə'vaid] (3) “i” phát âm [i: ] xảy ra trong các từ mượn từ Pháp ngữ: machine [mə'∫i:n] routine [ru:'ti:n] police [pə'li:s] marine [mə'ri:n] (4) “i” phát âm [ə] xảy ra xảy ra trước “r” ( tạo thành “ir”) Eg: bird [bə:d] shirt [∫ə:t] circus ['sə:kəs] B4/ Nguyên âm “o”: (1) “o” phát âm [ɒ] khi có cấu trúc: “o” + phụ âm (+ phụ âm) Eg: fossil ['f ɒsl] coffee ['kɒfi] (2) “o” phát âm [əu] khi có cấu trúc: “o” + phụ âm + “e” câm Eg: hope [həup] home [həum] 7 8 close [kləus] (3) “o” phát âm [ɔ:] chủ yếu xảy ra trước “re” (tạo thành “ore” hoặc “or”) Eg: store [stɔ:] before [bi'fɔ:] (4)“o” phát âm [ə:] xảy ra trước “r” khi “or” đứng sau “w”; eg: worm [wə:m] worth [wə:θ] (5) “o” phát âm [u] trong các chữ: woman ['wumən] wolf [wulf] womanly ['wumənli] wolverine ['wulvəri:n] (6)“o” phát âm [u:] trong các chữ: move [mu:v] do [du:] to [tu:, tu, tə] who [hu:] whose [hu:z] whom [hu:m] movie ['mu:vi] (7)“o” phát âm [ʌ] khi sau “o” là m, n, v, the; eg: some [sʌm] son [sʌn] love [lʌv] mother ['mʌđə] B5/ Nguyên âm “u”: (1) “u” phát âm [u] khi “u” đứng sau “l”, “r’, “j”; eg: put [put] full [ful] (2) “u” phát âm [ju:] khi có cấu trúc:“u”+phụ âm + “e “ câm; eg: tune [tju:n] tube [tju:b] cube [kju:b] + “u” cũng phát âm [ju:] ở những vần nhấn giọng; eg: human ['hju:mən] duty ['dju:ti] tuesday ['tju:zdi] C/ Sự phân vần trong Tiếng Anh (Syllable division): Muốn tự đọc được các từ Tiếng Anh một cách dễ dàng , chúng ta cần nhớ phương pháp phân vần sau: (1) Đầu tiên ta đếm xem trong từ có bao nhiêu: - Nguyên âm đơn: a, e, i, o, u, y - Nguyên âm đôi: ai, ay ie 8 9 au, aw ea ee ei, ey eu, ew oa oi, oy ou oo ow air, are ear ear+ phụ âm eer oar our oor ower - Nguyên âm ba: là có bấy nhiêu vần. (2) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 1 phụ âm , ta sẽ ghép phụ âm đó với nguyên âm đứng sau nó; eg: pa/per ['peipə] mo/ment ['moumənt] stu/dent ['stju:dnt] (3) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 2 phụ âm, ta phân làm 2 phần riêng biệt : 1 phụ âm ghép với nguyên âm đứng trước nó, 1 phụ âm ghép với nguyên âm đứng sau nó; eg: an/ger ['æηgə] pen/cil ['pensl] win/dow ['windou] sup/per ['sʌpə] (4) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 2 phụ âm, nếu “r” là phụ âm thứ nhất và phụ âm thứ 2 có thể bất kỳ phụ âm nào ta cũng chia thành 2 phần riêng biệt: phụ âm “r” ghép với nguyên âm đứng trước nó, phụ âm còn lại ghép với nguyên âm đứng sau nó và nguyên âm có “r” sẽ được nhấn giọng; eg: par/ty ['pɑ:ti] bur/den ['bə:dn] cor/ner ['kɔ:nə] (5) Nếu giữa 2 nguyên âm chỉ có 1 phụ âm là “r” thì “r: thuộc về nguyên âm đứng sau nó, nhưng nguyên âm đứng trước phải đọc thêm âm [ə] nếu là vần nhấn giọng; eg: fu/ry ['fjuəri] inqui/ry [in'kwaiəri] (6) Khi 2 nguyên âm đọc chung 1 âm, thì không thể phân làm 2 phần riêng biệt; eg: read [ri:d] goal [goul] (7) Hai nguyên âm đi kèm với nhau , được phân làm 2 phần riêng biệt khi phát âm mà chúng ta thường gặp là: e/ate ; eg: cre/te [kri:'eit] o/ic ; eg: hero/ic [hi'rouik] 9 10 u/i ; eg: su/icide ['su:isaid] i/ence; eg:sci/ence ['saiəns] i/o ; eg: vi/olence ['vaiələns] i/ate ; eg:associ/ate [ə'sou∫iit] (8) Cuối từ có “le”, “re”, hoặc “”er” phải có 1 phụ âm đi kèm với nó để tạo thành vần; eg: ar/ti/cle ['ɑ:tikl] peo/ple ['pi:pl] mus/cle ['mʌsl] (9) Nếu giữa 2 nguyên âm có “qu” thì “qu” sẽ thuộc về nguyên âm đứng sau nó; eg: li/quid ['likwid] e/quality [i:'kwɔliti] (10) “x” là 1 mẫu tự nhưng phát thành 2 phụ âm , theo nguyên tắc phân vần nó thuộc về nguyên âm đứng trước nó, nhưng khi đọc thì thành 2 âm [ks] hoặc [gz]; eg: lu/xury ['lʌk∫əri] an/xious ['æηk∫əs] e/xotic [eg'zɔtik] (11) Nếu “sc” không phát thành âm [s] hoặc [∫] thì được xem là 2 phụ âm , ta phải phân làm 2 phần riêng biệt: 1 phụ âm ghép vào nguyên âm đứng trước nó, 1 phụ âm ghép vào nguyên âm đứng sau nó; eg: mis/count ['miskaunt] dis/covery [dis'kʌvəri] (12) Phụ âm đứng trước “l”, “r” được đọc chung khi nó đứng đầu 1 từ; eg: blue [blu:] brain [brein] crook [kruk] (13) Khi có tiếp vĩ ngữ -ing và trước nó có chùm âm (cluster), ta ghép chùm âm với _ing; eg: trou/bling ['trʌbləs] cen/tring ['sentriη] (14) Khi “g’ đi kèm với “i” hoặc “e” sẽ phát âm thành [dʒ]; eg: gi/ant ['dʒaiənt] ge/ne/ral ['dʒenərəl] gen/tle ['dʒentl] gi/gan/tic [dʒai'gæntik] D/ Mẫu tự câm (silent letters): Trong Tiếng Anh có một số phụ âm câm trong các trường hợp sau. Do đó, trong cách phiên âm người ta không ghi vào phần phiên âm: (1) “b” là âm câm khi có dạng: -mb, -bt (khi “b” đi kèm với “m” và “t”); eg: comb [kəum] dumb [dʌm] debt [det] doubt [daut] (2) “c” là âm câm, xảy ra trong từ : muscle ['mʌsl] 10 11 (3) “d” là âm câm khi đứng giữa 2 phụ âm khác; eg: handkercheif ['hæηkət∫if] sandwich ['sænwidʒ] (ngoại lệ: Wednesday ['wenzdi]) (4) “e” là âm câm khi đứng cuối từ; eg: bite [bait] ripe [raip] (5) “g” được phát âm [n] khi “g” đứng trước “n” có dạng gn-, -gn; nhưng phát âm là [η] khi có dạng -ng; eg: sign [sain] champagne [∫æm'pein] song [sɔη] (6) “gh” là âm câm khi “gh” có dạng –gh, -ght (“gh” đứng cuối từ hoặc đi với “t”) eg: high [hai] plough [plau] eight [eit] height [hait] (Ngoại lệ: cough [kɒf] laugh [lɑ:f] rough [rʌf] enough [i'nʌf] tough [tʌf] chough [t∫ʌf] trough [trɔf] ) (7) “h” là âm câm trong các từ sau đây: honest ['ɒnist] honour ['ɒnə] hour ['auə] heir [eə] John ['dʒɒn] ɒ Oh [əu] (8) “k” là âm câm khi có dạng kn- và đứng đầu của một từ (chỉ phát âm âm [n]) Eg: know [nəu] knife [naif] knee [ni:] (9) “l” là âm câm khi có dạng -alf; eg: calf [kɑ:f] -alv; eg: calves [kɑ:f] -alm; eg: calm [kɑ:m] -alk; eg: walk [wɔ:k] -aulk; eg: caulk [kɔ:k] -olk; eg: folk [fouk] -ould; eg: could [kud] -oln; eg: Lincoln ['liηkən] 11 12 (10) “n” là âm câm khi đứng sau “m” và có dạng –mn ở cuối từ; eg: autumn ['ɔ:təm] hymn [him] (11) "p" là âm câm khi đứng dầu chữ và dạng ps-, pn- và pt-; eg: psalm [sɑ:m] pneumatic [nju:'mætik] ptisan [ti'zæn] (12) "s" là âm câm khi đứng sau 1 nguyên âm và đứng trước 1 phụ âm; eg: island ['ailənd] aisle [ail] +"s" cũng là âm câm trong những từ sau: debris ['debri:] demesne [di'mein] (13) "t" là âm câm khi có dạng -sten, -stle, -ft; eg: listen ['lisn] castle ['kɑ:sl] often ['ɔfn] (14) "r" là âm câm duy nhất trong từ : iron ['aiən], còn các trường hợp khác “r” phát âm [r] (15) “w” là âm câm khi đứng đầu 1 từ và đi kèm với “r” tạo thành “ wr”; eg: write [rait] wrap [ræp] + “w” cũng là âm câm trong các từ : sword [sɔ:d] two [tu:] answer ['ɑ:nsə] + “wh” đọc là [h] khi “wh” đứng trước “o”; eg: who [hu:] whose [hu:z] whole [houl] + “wh” đọc là [w] khi “wh” không đứng trước “o”; eg: when [wen] why [wai] where [weə] what [wɔt] 12 13 V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Với những áp dụng và những quy tắc như đã nêu trên , kết quả của các em trên vào cuối kỳ I năm học 2010- 2011 như sau: Kiểm tra miệng về phát âm STT Họ và tên học sinh Điểm (điểm tối đa: 10) 1 Nguyễn Hùng Công 6 2 Hồ Thị Lành 3 3 Huỳnh Thị Diễm My 8 4 Lê Nguyên Phát 4 5 Đỗ Quang Tấn 6 6 Đặng Thị Kim Trúc 7 … STT 1 2 3 4 5 6 Kiểm tra 15’ số 4 về phát âm Họ và tên học sinh Điểm(điểm tối đa :1,5) Nguyễn Hùng Công 1 Hồ Thị Lành 0 Huỳnh Thị Diễm My 1,5 Lê Nguyên Phát 0,5 Đỗ Quang Tấn 1 Đặng Thị Kim Trúc 1,5 … STT 1 2 3 4 5 6 Kiểm tra 45’ số 3 về phát âm Họ và tên học sinh Điểm(điểm tối đa:1,5) Nguyễn Hùng Công 1 Hồ Thị Lành 0,5 Huỳnh Thị Diễm My 1,5 Lê Nguyên Phát 0,75 Đỗ Quang Tấn 1,25 Đặng Thị Kim Trúc 1,5 … 13 14 VI. KẾT LUẬN: Tóm lại, để cải tiến việc học phát âm của học sinh cần sự kết hợp cả về phương pháp và nội dung dạy. Những cải thiện trong việc học phát âm môn Anh văn tại lớp 11 A2 năm học 2010- 2011 không chỉ thể hiện ở kết quả mà còn thể hiện trong thái độ học tập của các em. Trong giờ học cũng như giờ luyện tập về ngữ âm tôi thấy rất ít những em tỏ ra ngại mà phần đông các em đều tập trung và đặc biệt hơn là một số em còn tỏ thái độ rất thích thú. Và kết quả sẽ khả quan hơn nếu được thực hiện của giáo viên xuyên suốt và so sánh, đánh giá kết quả ngay từ khi học sinh bước vào lớp 10 cho đến hết năm 12. Và chắc chắn theo thời gian, các nghiên cứu về quy tắc phát âm Tiếng Anh sẽ ngày càng hoàn thiện hơn sẽ thuận lợi hơn cho giáo viên trong việc tìm tòi nghiên cứu để dạy cho học sinh để đảm bảo vừa giới thiệu cho học sinh biết các quy tắt vừa rút ra được những quy tắt dễ hiếu nhất. VI. KIẾN NGHỊ: Được tiếp cận bộ sách giáo khoa mới rất hay và trực tiếp giảng dạy các em học sinh cả 3 khối 10, 11 và 12 trong những năm qua, tôi xin có 1 số kiến nghị sau: - Bên cạnh đa phần nội dung chương trình SGK rất hay thì cần giảm tải bớt chương trình, đặc biệt là chương trình Tiếng Anh lớp 10 vì có quá nhiều nội dung và điều chỉnh những nội dung chưa hay đã được góp ý trong mỗi năm học. - Sách giáo viên nên đưa ra chuẩn về phát âm theo yêu cầu tương ứng với các điểm ngữ pháp và phát âm và những chuẩn cần cụ thể, chính xác. Trên đây là những sáng kiến kinh nghiệm rất nhỏ bé của bản thân tôi giúp học sinh cải thiện khả năng phát âm. Vấn đề dạy phát âm hiện là vấn đề chưa có một chuẩn mực và các quy tắc về phát âm nào không nhiều và phức tạp nên chắc chắn còn nhiều. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và chỉ giáo. 14 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trình Quang Vinh , Ráp vần tiếng Anh- Phiên âm quốc Tế. 2. Michael Swan, Practical English Usage 3. English Phonetics 4. Nguyễn Kim Hiển, Hướng Dẫn Ôn Tập Thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông năm học 2010- 2011 15 16 MỤC LỤC: Nội dung Trang Tên đề tài I/ Đặt vấn đề II/ Cơ sở lý luận III/ Cơ sở thực tiễn IV/ Nội dung nghiên cứu V/ Kết quả nghiên cứu l VI/ Kết luận VII/ Kiến nghị VIII/ Tài liệu tham khảo IX/ Mục lục Phiếu chấm điểm-xếp loại SKKN Phiếu đánh giá-xếp loại SKKN 1 2 2 2-12 13 14 14 15 16 16 17 PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2010- 2011 ----------------------------------(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường THPT Lê Quý Đôn - Đề tài: “ DẠY PHÁT ÂM CHO HỌC SINH” - Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Xuân Hy - Đơn vị: Tổ Ngoại Ngữ - Điểm cụ thể: Phần Nhận xét Điểm của người đánh giá xếp loại đề tài tối đa 1. Tên đề tài Đặt vấn đề 1 2. Cơ sở lý luận 1 3. Cơ sở thực tiễn 2 4. Nội dung nghiên cứu 9 5. Kết quả nghiên cứu 3 6. Kết luận 1 7.Đề nghị 1 8.Tài liệu tham khảo 9.Mục lục 10.Phiếu đánh giá xếp loại 1 Thể thức văn bản, chính tả 1 Tổng cộng 20đ Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại : Người đánh giá xếp loại đề tài: (Ký, ghi rõ họ tên) 17 Điểm đạt được 18 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010 - 2011 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT LÊ QUÝ ĐÔN 1. Tên đề tài: “ DẠY PHÁT ÂM CHO HỌC SINH” 2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Xuân Hy 3. Chức vụ: Giáo viên Tổ: Ngoại Ngữ 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a)Ưu điểm ................................................................................................................ ..................................................................................................................................... b)Hạn chế: ................................................................................................................ ..................................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THPT Lê Quý Đôn thống nhất xếp loại : ..................... Chủ tịch HĐKH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Thư ký HĐKH: (Ký, ghi rõ họ tên) II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: (Ký, ghi rõ họ tên) Chủ tịch HĐKH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ ............................................................ 18 19 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng