Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn dạy kiểu bài nghị luận xã hội môn ngữ văn thpt...

Tài liệu Skkn dạy kiểu bài nghị luận xã hội môn ngữ văn thpt

.DOC
30
211
93

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI MÔN NGỮ VĂN THPT" 1 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Môn ngữ văn (bao gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) là một môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong chương trình giảng dạy mới, nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây, nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội, tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của chính mình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Về phía học sinh Nghị luận xã hội đã được học ở cấp trung học cơ sở, nhưng khi phải trình bày những suy nghĩ, ý kiến cá nhân về các vấn đề tư tưởng đạo lý, hiện tượng xã hội…thì đa số học sinh rất lúng túng và “sợ” kiểu bài này. Nguyên nhân vì sao? Khác với nghị luận văn học, nội dung kiến thức đã được học trước và thiên về cảm xúc, thì nghị luận xã hội yêu cầu kiến thức rộng hơn và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận và lý lẽ; chính vì vậy mà kiểu bài này ít gợi được sự hứng thú ở học sinh. Thật ra ở sách giáo khoa và sách giáo viên đều có phần hướng dẫn phương pháp làm bài khá cụ thể. Nhưng dù có áp dụng theo cách hướng dẫn làm bài ấy, nhiều học sinh cũng 2 thấy rất khó khăn khi viết - viết mươi dòng đã hết ý! Đó là vì các em thiếu một phần vô cùng quan trọng: kiến thức văn hóa và vốn sống. Vậy kiến thức này lấy ở đâu? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tự học, tự đọc, tự thu thập kiến thức của học sinh. Ngày nay, với các phương tiện hiện đại thì việc truy cập thông tin là điều đơn giản, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại học sinh rất nghèo vốn kiến thức xã hội, văn hóa. Vì vậy, học sinh cần phải được giáo viên định hướng, nắm bắt những kiến thức cơ bản để làm tốt văn nghị luận xã hội. 2. Về phía giáo viên Việc cung cấp kiến thức cho học sinh là điều rất khó vì số tiết quy định trong chương trình có giới hạn. Tư liệu về nghị luận xã hội không phong phú như nghị luận văn học nên cũng ít thuận lợi trong việc soạn giảng. Từ những thực tế trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cá nhân khi dạy nghị luận xã hội để đồng nghiệp tham khảo. PHẦN HAI: NỘI DUNG I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đây là những kiến thức giúp các em làm tốt văn nghị luận xã hội. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng đề bài, giáo viên sẽ có sự ứng dụng linh hoạt. Riêng với chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên có điều kiện thời gian thuận lợi để đi sâu, rộng hơn ở từng đơn vị kiến thức. I.1. Những khái niệm cơ bản 3 I.1.1. Xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, xã hội là hình thái sinh hoạt của cộng đồng loài người. Hình thái xã hội luôn luôn phát triển, gắn với sự phát triển của loài người. Marx đã định nghĩa : “Xã hội - bất cứ hình thức nào cũng là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa người và người”. Như vậy, xã hội do cộng đồng người hình thành, và sự tác động lẫn nhau giữa cộng đồng này sinh ra sự phát triển xã hội. Trong lịch sử , cộng đồng người đã phát triển từ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc đến dân tộc. Hiểu theo nghĩa hẹp, cộng đồng xã hội chính là những cộng đồng nghề nghiệp chính trị, tôn giáo, văn hóa…trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia. I.1.2. Chính trị Ngày nay, chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. (Từ điển bách khoa Việt Nam). I.1.3. Bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa là cái riêng, cái độc đáo mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng văn hóa. Văn hoá Việt có bản sắc riêng trong mối quan hệ với các nền văn hóa khác. Bản sắc này hình thành từ chính thực tế địa lý, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt và quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác (Trung Hoa, Ấn Độ). Văn hóa Việt giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện (tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt) 4 I.1.4. Môi trường Hiện nay thế giới đang đứng trước một loạt khó khăn, trong đó có 5 cuộc khủng hoảng lớn là dân số. lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng lớn này đều liên quan rất chặt chẽ với môi trường. Nói một cách đơn giản, môi trường là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta. Môi trường tự nhiên là tổng thể các nhân tố tự nhiên như: bầu khí quyển, nước, thực phẩm, động vật, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, bức xạ mặt trời… Môi trường nhân tạo là hệ thống môi trường được tạo ra do con người lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên. Vì môi trường nhân tạo được sáng tạo và phát triển trên cơ sở môi trường tự nhiên nên môi trường nhân tạo bị môi trường tự nhiên chi phối, và ngược lại, nó cũng ảnh hưởng nhiều tới môi trường tự nhiên. I.2. Những mối quan hệ giữa con người với cuộc sống I.2.1. Quan hệ với thế giới tự nhiên: Ngươi Việt Nam yêu thiên nhiên, yêu những thắng cảnh hùng vĩ, mĩ lệ của non sông đất nước và cũng yêu cảnh vật gần gũi, thân quen trong cuộc sống hàng ngày (cây cỏ, hoa lá, chim muông…). Đó là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước. I.2.2. Quan hệ với quốc gia, dân tộc Đặc diểm cơ bản của dân tộc Việt Nam là cuộc đấu tranh gần như liên tục và quyết liệt để giành độc lập và bảo vệ độc lập. Người Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự hào dân tộc, sẵn sàng xả thân để bảo vệ độc lập tự do dân tộc, quá khứ anh hùng thêm sức mạnh cho hiện tại. 5 Ngày nay, giặc ngoại xâm không còn nhưng tinh thần đấu tranh của dân tộc vẫn được phát huy để chống cái ác, cái xấu, cái tiêu cực… I.2.3. Quan hệ với xã hội Người Việt yêu hòa bình, chuộng công lý, tôn trọng những giá trị nhân văn. Tư tưởng nhân đạo bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt, chịu ảnh hưởng những giá trị nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo; biểu hiện qua lối sống “thương người như thể thương thân”; qua những nguyên tắc đạo lý, thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người, khẳng định quyền sống quyền hạnh phúc; lên án những thế lực tàn bạo; đề cao phẩm chất tài năng của con người. I.2.4. Quan hệ với bản thân Giàu lòng nhân ái, coi trọng tình nghĩa, yêu gia đình, làng xóm, quê hương; sống theo đao lý làm người mang tính truyền thống của dân tộc, hướng thiện, giàu tinh thần lạc quan. I.3. Các nguồn tư tưởng khác Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo là những tôn giáo có ảnh hường mạnh nhất đến văn hóa truyền thống và đời sống của người Việt Nam từ xưa đến nay. Phần này chúng ta chỉ đề cập đến những vấn đề mang tính ảnh hưởng chứ không đi sâu tìm hiểu về cội nguồn hoặc lịch sử phát triển của các tôn giáo này. Học sinh cần nắm một số kiến thức cơ bản, để khi gặp những đề bài có liên quan các em sẽ làm bài đúng hướng và sâu sắc hơn. (Ví dụ: Thế nào là “tiên học lễ, hậu học văn”?, “Công, dung, ngôn, hạnh” có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện đại?, của anh, chị về quan niệm “đời là bể khổ”. Ý kiến “Cần, kiệm, liêm, sỉ” là gì? Những đức tính ấy có còn giá trị với con người hiện đại?...) 6 I.3.1. Nho giáo Khái lược những tư tưởng về luân lý, đạo đức liên quan dến đời sống thực tế của con người trong xã hội mà người đời thường gọi là lễ giáo, Nho phong… Dù ở thời hiện đại nhưng trong quan hệ giữa người với người, những quan niệm nhân sinh của Nho giáo như : Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, đạo cha con, tình thầy trò…vẫn còn có ý nghiã tích cực . *Những khái niệm cơ bản : - Tam cương: ba giềng mối kết hợp cá nhân để tạo nên một xã hội có trật tự. Đó là: + Quân thần cương: Vua phải xứng đáng làm giềng mối để muôn dân nương tựa. Bề tôi (dân chúng) phải trung thành với vua. + Phụ tử cương: Đạo cha con. Cha phải xứng đáng để con cái nương tựa; con cái phải hiếu thảo với mẹ cha. + Phu thê cương: Đạo vợ chồng. Người chồng phải xứng đáng để vợ nương tựa, Vợ có bổn phận phải chung thủy với chồng. - Ngũ luân: năm cách ăn ở cho hợp với nhân luân, tức đạo làm người: + Vua tôi: Vua hiền, tôi trung. + Cha-con: Cha từ, con hiếu. + Vợ- chồng: Chồng xướng, vợ tùy. + Anh-em: Anh nhường, em kính. + Bằng hữu: Tin nhau, giúp nhau. - Ngũ thường: năm đức tính thiết yếu hằng ngày mà mỗi cá nhân phải trau dồi để thực hiện tốt trong cuộc sống. Đó là: 7 + Nhân: Yếu tố cơ bản của tình cảm. Đó không chỉ là lòng thương người, thương mình, khoan dung độ lượng mà còn là đạo làm người. + Nghĩa: Cư xử cho đúng phép với tất cả mọi người. Trong hành xử, nghĩa thường kèm theo lợi, bởi vậy mà cần suy nghĩ chín chắn, chọn cái nghĩa làm đầu. + Lễ: Sự cúng tế và tôn kính trời-thần, và cũng là nghi thức phải áp dụng khi giao tiếp với người khác. + Trí: Dùng sự hiểu biết và kinh nghiệm để xét người, xét sự vật trước khi hành xử. + Tín: Thành thật với mình, với người để gây được lòng tin ở người khác. - Tam tòng: Ba điều phải theo: + Tại gia tòng phụ: Khi còn ở nhà, phải theo sự dạy dỗ của cha mẹ. + Xuất giá tòng phu: Khi lấy chồng, phải làm tròn nhiệm vụ của người vợ. + Phu tử tòng tử: Chồng chết thì phải thủ tiết nuôi con để giữ gìn phẩm hạnh cho mình và cho con. - Tứ đức: Bốn đức tính cần học cho thuần thục lúc còn ở nhà với cha mẹ để chuẩn bị đi lấy chồng: + Công: Khéo léo trong công việc nội trợ + Dung: Vẻ mặt hiền hậu, dịu dàng. + Ngôn: Nói năng nhỏ nhẹ, nghiêm trang. + Hạnh: Tính tình thuần hậu, kín đáo. I.3.2. Đạo giáo 8 Cũng như Nho giáo, Đạo giáo là nguồn tư tưởng lớn ảnh hưởng đến đời sống người Việt xưa, đặc biệt là tầng lớp trí thức trung đại. Đạo giáo cao siêu, thâm viễn. Giáo viên chỉ cần nói khái lược về thuyết vô vi, lối hành xử đúng theo bản tính tự nhiên, sống theo chân tính tự nhiên của con người; thú tiêu dao, an nhiên tự tại, biết đủ, không tranh giành, xong việc thì rút lui, lấy đức báo oán, yêu tất cả mọi người, không nô lệ dục vọng… Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn gọi là Chử Tổ Đạo. I.3.3. Phật giáo Dù được du nhập vào nước ta sau Nho giáo và Đạo giáo nhưng Phật giáo lại ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân bởi sức hòa đồng, hướng thiện, phù hợp với tinh thần người Việt. Giáo lý Phật giáo có sức mạnh vô hình ngăn chặn những hành động xấu xa, có hại cho con người, cho xã hội. Đó là: quan niệm nhân quả, nghiệp báo, ác giả ác báo; khuyến thiện, tránh ác, giữ tâm trong sạch; từ bi cứu khổ, yêu thương đồng loại, giàu lòng vị tha… II. NHỮNG THAO TÁC CƠ BẢN ĐỂ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI II.1. Những thao tác cơ bản II.1.1. Giải thích - Yêu cầu đặt ra Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ. 9 - Công việc cụ thể Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy. Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý. Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào? Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước: - Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói (giải thích). - Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy? (tại sao?). - Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn? (để làm gì). II.1.2. Chứng minh - Yêu cầu đặt ra Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong một phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc. 10 - Công việc cụ thể Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất. Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm và lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần chứng minh). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích, chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng thành một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại... miễn sao hợp logic. Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc. Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước: - Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên. - Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh. - Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực. II.1.3. Bình luận Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, 11 nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ một thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận phần mở rộng vấn đề. Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có ba khả năng: - Hoàn toàn nhất trí. - Chỉ nhất trí một phần (có giới hạn, có điều kiện). - Không chấp nhận (bác bỏ). Sau đó, ta bình luận mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn. Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống. II.2. Các dạng nghị luận xã hội II.2.1. Dạng nghị luận về một tư tưởng, đaọ lý 2.1.1. Đề tài - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống..). - Về tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính khiêm tốn..). - Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em…). - Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…). 2.1.2. Cấu trúc triển khai tổng quát - Giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. 12 - Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận (từ ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng…). - Bàn luận về tư tưởng đạo lý. + Phân tích những mặt đúng. + Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. (dẫn chứng từ đời sống và văn học) - Rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý. 2.1.3. Một số đề tham khảo Đề 1: Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau: “Hỏi một câu chỉ dốt trong một lát. Không hỏi sẽ dốt suốt cuộc đời”. (Danh ngôn phương Tây - Dẫn theo Từ điển danh ngôn của Nguyễn Nhật Hoài và Vũ Tiến Quỳnh). *Các ý chính: + Giải thích: - Nội dung câu danh ngôn đề cập đến vấn đề nhận thức, hỏi hay không hỏi khi bản thân mỗi người gặp phải những vấn đề nan giải. - Có thể khi ta hỏi, ta có khả năng bị cho là chưa đủ trình độ để giải đáp sự việc, thậm chí bị xem là dốt, nhưng đó chỉ là cái dốt trong thoáng chốc vì ngay sau đó ta đã có được câu giải đáp đầy đủ về vấn đề. 13 - Nếu sĩ diện không hỏi, sự thiếu thông suốt về vấn đề sẽ đeo đẳng ta, có khi là suốt cả một đời. + Bàn luận về quan niệm - Hỏi là một nhu cầu tất yếu của mỗi người khi gặp phải vấn đề chưa thật rõ hoặc vượt qúa nhận thức của mình. - Mục đích của việc hỏi là để được biết, được giỏi hơn. Việc hỏi để được hiểu biết và nâng cao nhận thức cần được xem là một việc bình thường và cần thiết vì những điều ta biết là rất có giới hạn. - Quan niệm cho rằng khi mình hỏi ai đó một vấn đề gì sẽ bị người khác cho là trình độ của mình còn thấp kém là một quan niệm không đúng cả về mặt khoa học lẫn nhận thức. + Bài học nhận thức và hành động - Câu danh ngôn giúp mỗi người nhận thức thêm về vấn đề cần trao đổi để nâng cao kiến thức. - Việc học trong và ngoài nhà trường cần được bổ sung liên tục bằng việc mọi người trao đổi với nhau những điều mình chưa rõ để tất cả cùng rõ. Đề 2: Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh, chị về quan niệm của Domat: “Có ba điều để tạo nên hạnh phúc: đó là một thân thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn và một trái tim trong sạch.” *Các ý chính: + Giải thích: 14 - Ba yếu tố cần có để tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho một con người: sức khỏe (ăn ngon, ngủ yên, hưởng thụ, …) ; tinh thần khỏe khoắn, sáng suốt giúp con người hoàn thành tốt công việc, góp phần làm nên sự thành công ; trái tim - tâm hồn trong sáng, trong sạch thì thể xác và tinh thần mới yên ổn, an lạc. + Bàn luận về quan niệm: - Quan niệm của Domat là đúng đắn, khó lòng mà hạnh phúc nếu cơ thể ôm đau, tinh thần thiếu sáng suốt. - Những quan niệm cho rằng có đầy đủ vật chất sẽ có hạnh phúc hoặc chỉ cần có thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn là đã có hạnh phúc… là những quan niệm chưa thỏa đáng. Tất nhiên, vẫn có thể nêu thêm một vài yếu tố có khả năng dẫn con người đến hạnh phúc nhưng cần hiểu rằng quan niệm được dẫn trên là một quan niệm hợp lý và tích cực. + Bài học nhận thức và hành động Phải biết giữ gìn sự lành mạnh cho cả thể xác, tinh thần, tâm hồn thì mới có được hạnh phúc. Đề 3: Nhà văn Nam Cao, có lần trong truyện ngắn, đã gửi gắm suy nghĩ của mình về hạnh phúc như sau: “Hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở” Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm trên của nhà văn Nam Cao. *Các ý chính: + Giải thích quan niệm: 15 - Hạnh phúc có thể xem như là một cái chăn có khả năng mang lại sự ấm áp, sự yên ấm cho con người (cách nói ví von). - Hạnh phúc ở đời thường có giới hạn (quá hẹp). - Khó có hạnh phúc cùng một lúc cho tất cả mọi người, vì nếu người này giành thật nhiều hạnh phúc về phần mình (người này co) thì sẽ có người thiếu hụt hạnh phúc (người kia bị hở) + Bàn luận về quan niệm: - Quan niệm trên của Nam Cao là một quan niệm tuy chua chát nhưng không phải là không sát với thực tế đời sống. - Có hai loại người giành hạnh phúc về phần mình (kéo tấm chăn hạnh phúc): loại người do vô tình, vô tâm và loại người ích kỉ, tham lam. - Trong thực tế học tập và trong thực tế đời sống, không nên giành tất cả những thuận lợi về phía mình, đẩy bạn bè và người xung quanh vào cảnh thiếu hụt, bất hạnh. - Vẫn có những người sẵn sàng nhường tấm chăn hạnh phúc cho những người khốn khó và lạnh lẽo hơn mình. Đó là những người vị tha, nhân hậu. + Bài học nhận thức và hành động: - Quan niệm của Nam Cao góp phần nhắc nhở những ai chỉ nghĩ đến hạnh phúc của mình mà không quan tâm đến hạnh phúc của người khác. - Nên sống theo cách biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác và biết san sẻ với người khác những hạnh phúc của mình. Đề 4: Nêu suy nghĩ cùa anh (chị) về câu ngạn ngữ Hi Lạp: 16 “Học vấn có những chùm rễ đắng cay, nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. *Các ý chính: + Giải thích câu ngạn ngữ: Học vấn là sự hiểu biết do học tập mà có; là quá trình con người thu nhận kiến thức từ nhà trường, thầy cô, sách vở, bạn bè … - Chùm rễ đắng cay: hiểu theo nghĩa rộng: trên con đường học tập, chúng ta phải đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc, phải vượt qua rất nhiều khó khăn, gian nan, mà không phải lúc nào kết quả cũng tốt đẹp. - Hoa quả ngọt ngào: những thành quả tốt đẹp sẽ đạt được sau một quá trình dài nỗ lực học tập. Có học vấn con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân mình. + Luận bàn về kinh nghiệm học tập và giá trị của học vấn: - Học vấn là con đường tiếp thu kiến thức của nhân loại, để học tập có hiệu quả chúng ta phải đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian… - Trong đó, sự nỗ lực của bản thân là điều quan trọng. Sự nỗ lực đó thể hiện nghị lực và quyết tâm cao của người học trong việc vượt lên hoàn cảnh, thử thách. - Chúng ta sẽ gặt hái những thành công tốt đẹp không chỉ cho bản thân ta mà còn góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn - Tuy nhiên, hoa quả của học vấn không chỉ là sự giàu sang, địa vị xã hội mà là sự hiểu biết cái Chân, Thiện, Mĩ để hoàn thiện nhân cách, đạo đức con người (Làm sáng tỏ tư tưởng trên bằng việc phân tích một số ví dụ lấy từ các tấm gương học tập, phấn đấu và rèn luyện gian khổ để có được những vinh quang cao quý…) 17 + Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức và hành động của bản thân trong học tập và cuộc sống. Đề 5: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Shakespeare: “Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”. *Các ý chính: + Giải thích quan niệm: - Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong tương lai. Người ta sống ai cũng mong muốn về những điều tốt đẹp cho mình (trong thực tế vẫn có những ước mong không chính đáng, ta quan niệm rằng đó chỉ là những dục vọng thấp hèn). Nhưng từ hiện thực của đời sống đến hiện thực cần vươn tới để đạt được trong tương lai là một khoảng cách. Nó là cả một đường bay dài – hiểu theo cách nói Shakespeare. - Ước mong phải đi đôi với hành động, Nếu ước mong mà không thực hiện bằng những việc làm cụ thể thì cuối cùng ước mong đó cũng chỉ là mong ước. Shakespeare rất có ý thức nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ của con người. Chỉ bằng hành động ta mới đạt được những gì mình cần đạt tới. + Suy nghĩ về quan niệm: - Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn. Thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành sở nguyện của mình khi cứ ngồi mong ước suông. Những người thành đạt trong đời luôn làm việc, luôn hành động. 18 - Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người – nhất là những hành động mang tính định hướng. Không phải có hành động là sẽ có thành công nhưng muốn thành công thì phải hành động. Hành động hợp lý sẽ rút ngắn con đường đến đích. Nếu ngược lại, con đường ấy sẽ kéo dài thêm ra. - Hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó. - Ước mong phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Ước mong xa vời, thiếu thực tế thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó mà đạt được. -Nếu ai đó trong đời thường bất chấp tất cả nhằm thỏa mãn ước mong của mình thì đó là một sai lầm lớn. + Bài học nhận thức và hành động: - Quan niệm của Shakespeare góp phần nhắc nhở những ai chỉ biết ước mong mà không chịu hành động. - Ở một góc độ khác, có thể xem quan niệm trên là lời tán thành, biểu dương những con ngươì luôn làm việc không ngừng để đạt được ước mong của mình. II.2.2. Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống 2.2.1. Đề tài - Môi trường (hiện tượng Trái đất nóng lên, thiên tai, ô nhiễm…) - Ứng xử văn hóa (lời cám ơn, lời xin lỗi, cách nói năng nơi công cộng…) - Hiện tượng tiêu cực (nghiện thuốc lá, bạo lực gia đình, học sinh đánh nhau trong trường học…) 19 - Hiện tượng tích cực (hiến máu nhân đạo, chương trình mùa hè xanh, xây nhà tình nghiã, người tốt việc tốt…) 2.2.2. Cấu trúc triển khai tổng quát - Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. - Nêu rõ hiện tượng. - Bàn luận về hiện tượng. + Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng. + Phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh) - Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng trên 2.2.3. Một số đề tham khảo Đề 1: Anh (chị) nghĩ gì về hiện tượng một số người chọn cách sống chỉ luôn ngồi trông chờ may mắn đến với mình? *Các ý chính: + Nêu hiện tượng: Trong xã hội ngày nay, có hiện tượng là một số người đã chọn cho mình cách sống chỉ luôn ngồi trông chờ may mắn đến với mình. Họ lấy điều đó làm chính cho cuộc đời mình, thay cho việc ra sức học tập và làm việc. + Bàn luận về hiện tượng: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan