Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn dạy học trích đoạnuy lit xơ trở về theo đặc trưng thể loại...

Tài liệu Skkn dạy học trích đoạnuy lit xơ trở về theo đặc trưng thể loại

.DOC
13
447
83

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 BM03- TMSKKN DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠNUY-LIT-XƠ TRỞ VỀ THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Như chúng ta biết, tất cả các tác phẩm văn học đều mang những đặc điểm chung của thể loại, của loại hình văn học. Việc dạy, học tác phẩm văn học từ góc nhìn thể loại đã được nói đến từ lâu nhưng trong thực tế nguyên tắc này dường như đang bị bỏ qua, đặc biệt là giảng dạy các trích đoạn sử thi văn học nước ngoài trong chương trình THPT. 1.2. So với phần văn học Việt Nam, phần văn học nước ngoài trong chương trình THPT có những ưu thế và khó khăn riêng cho người dạy, người học. Vì thế việc tìm kiếm một phương pháp dạy tối ưu luôn đặt ra cho mỗi người giáo viên dạy văn nhất là khi dạy các trích đoạn thuộc thể loại sử thi. 1.3. Một thực tế khi dạy sử thi văn học nước ngoài nói chung, trích đoạn sử thi Uy-lit-xơ trở vềnói riêng đang gặp nhiều khó khăn hơn khi giảng dạy các thể loại văn học khác.Bởi muốn hiểu văn học nước ngoài dĩ nhiên phải hiểu về văn hóa của các dân tộc đó vì văn học luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa của một quốc gia, một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của dân tộc đó. Có nhiều nguyên nhân như sự thiếu hụt tri thức về lí thuyết thể loại, phương pháp dạy đọc - hiểu văn bản sử thi, vì thế dạy học trích đoạn sử thi Uy-lit-xơ trở vềcho đến nay vẫn chưa có những định hướng rõ ràng. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI”. Chúng tôi hi vọng giúp những học sinh của mình có thể nhận thức được những đặc trưng của thể loại sử thi để hình thành kĩ năng khai thác các cái hay, cái đẹp của các tác phẩm cùng thể loại đạt hiê êu quả tối ưu nhất. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Vài nét về thể loại văn học và dạy học theođặc trưng thể loại 1.1. Vài nét về thể loại văn học Nói đến thể loại là nói đến một cách nhìn, một cách tư duy cách cảm nhận đời sống và sáng tạo của nhà văn. Thể loại là yếu tố hình thức lớn chi phối các yếu tố hình thức khác, góp phần tạo nên diện mạo cho tác phẩm.Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một thể loại nhất định. Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa thường sắp xếp tác phẩm theo thể loại. Chẳng hạn, trong chương trình ngữ văn THPT, ở bộ phận văn học nước ngoài có hai trích đoạn văn xuôi thuộc thể loại sử thi thì cả hai trích đoạn đều được đưa vào chương trình lớp 10 cơ bản, tập 1, bên cạnh các sử thi của văn học Việt Nam. Từ đó học sinh được học liền mạch các tác phẩm cùng chung thể loại. Khi bàn về thể loại văn học trong bài Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại, Giáo sư Trần Thanh Đạm khẳng định: “ loại thể văn học là một thành phần quan trọng của hình thức nghệ thuật tác phẩm. Giảng dạy văn học theo thể loại chính Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 là một phương diện lớn của việc giảng dạy văn học trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật của và bản chất của văn học, đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất” (Trang 44). 1.2. Dạy họctheo đặc trưng thể loại Có thể thấy rằng, mỗi giáo viên có thể vận dụng những hướng tiếp cận khác nhau để đem đến những tri thức văn học trong tác phẩm cho học sinh. Tuy nhiên mỗi văn bản văn học chỉ tồn tại ở một thể tài và biểu hiện chủ yếu tính chất của một loại hình văn học nhất định. Vì vậy nhất thiết đòi hỏi phải có những phương pháp, biện pháp phù hợp cho từng thể loại cụ thể. Về cơ bản, khi tiếp nhận một tác phẩm văn học nói chung, một trích đoạn sử thi nước ngoài nói riêng theo hướng thi pháp học, người dạy và người học cần đặc biệt chú ý làm rõ các nội dung sau: Thứ nhất là nhân vật- hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba khía cạnh: Tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật miêu tả nhân vật. Thứ hai là không gian, thời gian nghệ thuật. Chú ý đến những chi tiết không gian, thời gian có ý nghĩa, góp phần thể hiện cuộc sống con người, chúng vừa mang tính quan niệm lại vừa như một thủ pháp nghệ thuật. Thứ ba là kết cấu. Trong văn học có nhiều loại kết cấu: không gian - thời gian điểm nhìn- nhân vật - chi tiết - ngôn từ,…nhưng quan trọng hơn là kết cấu cốt truyện. có những cốt truyện độc đáo do nhà văn sáng tạo ra nhưng cũng có những cốt truyện mang tính phổ biến, lặp lại một số mô típ nhất định, ta cũng cần chỉ ra ý nghĩa phổ quát của nó. Thứ tư là ngôn ngữ. ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của thi pháp học. Nếu khi phân tích ngôn ngữ thơ cần lưu ý nhạc điệu, các phương tiện và biện pháp tu từ, cách dùng từ thì khi phân tích văn xuôi nói chung, sử thi nói riêng cần chú ý cách sử dụng các kiểu câu, chủ thể phát ngôn, cách xưng hô, giọng điệu kể, sự cá thể hóa ngôn ngữ của nhân vật và tác giả… Thứ năm là hình tượng tác giả. Để biết phong cách của nhà văn, có thể căn cứ vào ngôn ngữ trần thuật, cách xưng hô, giọng điệu, cảm hứng đề tài, không gian- thời gian sự kiện, cách bố trí và cách sử dụng các chi tiết trong tác phẩm. Như vậy, để giảng dạy văn bản văn học nói chung, dạy thể loại sử thi nói riêng đạt hiệu quả cao thì trước hết người thầy cần cung cấp cho các em kiến thức lí luận về đặc trưng thể loại. Khi giảng dạy các tác phẩm sử thi giáo viên sẽ bám sát vào những đặc trưng này để giúp học sinh vận dụng, khám phá, tìm hiểu văn bản đạt hiệu quả cao nhất. 2. Mô ôt số vấn đế lí thuyết về thể loại sử thi 2.1. Khái niệm sử thi Sử thi "là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, có nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại " (Trang 17 SGK Ngữ Văn 10 - tập 1 - NXB Giáo dục - 2014). 2.2. Đặc điểm sử thi Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại2 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 Sách giáo viên Ngữ văn 10 nâng cao Tập 1- NXB Giáo dục, trang 67 có nêu rõ: “Đối tượng chủ yếu của sử thi là những hiện tượng và biến cố mang tính toàn dân. Tính cộng đồng cũng là một đặc điểm nổi bật của sử thi, bởi vì lúc này đời sống vật chất và ý thức của nhân dân, về cơ bản là thống nhất với lợi ích của những người cầm đầu. Dung lượng phản ánh trong sử thi rộng lớn, khác thường. Từ cái to lớn nhất đến cái bé nhỏ nhất của cuộc sống nhân dân đều được miêu tả trong mối liên hệ với những sự kiện của tác phẩm. Để có thể tái hiện toàn bộ sự đa dạng bản chất và phẩm chất của nhân dân, sử thi đã dựng lên vô vàn các nhân vật. Ở đó, ý thức tự do hành động và ý thức trách nhiệm đối với mỗi hành động của cá nhân trước tập thể nhân dân luôn là bản chất của các nhân vật tích cực trong sử thi. Về mặt nghệ thuật, sử thi thường mang những đặc điểm như ngôn ngữ trang trọng, nhiều những định ngữ, ẩn dụ, so sánh, với lối miêu tả tỉ mỉ, cụ thể, âm diệu chậm rãi, kể theo lối trì hoãn sử thi”. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Những yêu cầu đối với giáo viên 1.1. Đặt văn bản trong mối quan hệ với các yếu tố liên quan(tác giả, hoàn cảnh ra đời, quốc gia…) Giảng dạy một tác phẩm theo đặc trưng thể loại là một vấn đề được đặt ra từ lâu. Nhưng trong thực tế nguyên tắc này không phải ai cũng áp dụng, điều này vô tình đã làm cho bức tranh toàn cảnh của một tác phẩm văn học bị nhạt nhòa, các yếu tố liên quan đến tác phẩm như tác giả, hoàn cảnh ra đời,…không được khám phá một cách trọn vẹn. Khi dạy một văn bản nguyên vẹn cần đặt nó trong mối quan hệ tương quan với các yếu tố khác đã là đương nhiên thì dạy các trích đoạn văn xuôi nước ngoài các yếu tố liên quan là yêu cầu cần thiết mà người dạy phải hướng cho học sinh khám phá. Bên cạnh đó, dù dạy tác phẩm hay đoạn trích thì người dạy vẫn phải đảm báo tính hệ thống, tính chỉnh thể cho bài học ngữ văn đó.Bởi một số chi tiết trong văn bản chỉ có ý nghĩa nghệ thuật khi đặt trong hệ thống, chỉnh thể tác phẩm, còn khi tách riêng ra nó sẽ mất đi cái giá trị của mổi tác phẩm. Do đó những yếu tố liên quan đến tác phẩm, đoạn trích là quan trọng trong quá trình dạy học bất kì bài đọc hiểu văn bản nào. Theo đó, khi dạy đoạn trích sử thi nước ngoài là “Uy-lit-xơ trở về” (Trích Ô-đixê, sử thi Hi Lạp) giáo viên không thể không đặt đoạn trích vào trong chỉnh thể tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của nó với những đặc trưng của thể loại sử thi cổ đại. Điều này sẽ giúp người dạy, người học tránh được xu hướng hiện đại hóa, tiểu thuyết hóa tác phẩm. Chẳng hạn không thể lý giải thấu đáo sự nghi ngờ của Pê-lê-nôp nếu không gắn nó với quan niệm và nguyên tắc thể hiện nhân vật lý tưởng trong sử thi cổ đại. Sự khác nhau về văn hóa Việt Nam chúng ta và văn hóa các nước khác trên thế giới là một khó khăn để người dạy, người học tiếp cận văn bản. Do đó những tri thức về văn hóa dân tộc liên quan đến văn bản cũng cần được xem xét trong quá trình dạy học các trích đoạn văn học nước ngoài. Bởi lẽ, sự khác biệt văn hóa, rào cản ngôn ngữ luôn là những trở ngại đối với việc dạy học văn học nước ngoài nói chung, sử thi nói riêng. 1.2. Nắm được những nguyên tắc phân tích trích đoạn văn xuôi nước ngoàiqua bản dịch Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 Văn xuôi nước ngoài trong chương trình THPTnói chung, các trích đoạn sử thi nói riêng đều là bản dịch do đó nghệ thuật ngôn từ trong bản dịch (tiếng Việt) chắc chắn khác xa ngôn từ của bản gốc (tiếng nước ngoài) mà các nhà văn dày công sáng tạo và trau chuốt ở nguyên bản. Như vậy điều quan trọng là người dạy phải nắm được các nguyên tác khi dạy văn học dịch. Hơn nữa, một trong những vấn đề lớn gây khó khăn cho việc giảng dạy các trích đoạn sử thi nước ngoài là ở chỗ các trích đoạn này đều là một phần nhỏ trong một tác phẩm đồ sộ. Học sinh và thậm chí cả giáo viên không có điều kiện để tìm hiều toàn bộ tác phẩm. Đây cũng là sự khác biệt so với các tác phẩm thuộc những thể loại như thơ, văn nghị luận. Chính vì vậy người thầy cần nắm được các nguyên tắc cụ thể như: khi phân tích văn bản dịch, nhất là văn xuôi, người dạy sẽ không thể chú tâm vào “nhãn tự” mà phải biết lựa chọn trong mối quan hệ chỉnh thể và yếu tố, tập trung làm rõ hình tượng của tác phẩm. Chẳng hạn khi dạy đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê thuộc chương trình Ngữ văn 12, người dạy phải chú ý đến ông lão Xan-ti-a-gô giữa biển cả bao la trong chuyến ra khơi dài ngày, xem xét trên góc độ hình tượng được xây dựng với nội tâm, suy nghĩ, hành động như thế nào trong tác phẩm. Để có hiệu quả cao trong các giờ dạyđòi hỏi cả người dạy và người học phải luôn hiểu được đặc trưng thi pháp thể loại. Chẳng hạn, ở đoạn trích Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ô-đi-xê, Ngữ văn 10, tập 1) có những ý kiến cho rằng: Ra-ma không nhất thiết phải nghi ngờ, ghen tuông như vậy với lòng chung thủy và trinh tiết của Xita. Nhưng đây là thể loại sử thi, nhân vật chính- người anh hùng -đại diện cộng đồngmang tiếng nói của cộng đồng, đặc biệt Ra-ma lại là một vị vua của tương lai do vậy nhân vật này phải có lời nói, hành động phù hợp với thể loại nhân vật sử thi. Người dạy cũng cần hiểu rõ phân tích văn bản văn học dịch là đi tìm hiểu các góc độ của hình tượng nghệ thuật của ngôn ngữ khác. Độ khúc xạ của hỉnh tượng, vì vậy là không thể tránh khỏi. Nhận rõ điều này người dạy cần hướng dẫn cho người học tìm hiểu hình tượng một cách đa chiều và khai thác ý nghĩa tầng sâu của hình tượng. Hình tượng trong mỗi tác phẩm đều mang một giá trị nhất định. Chẳng hạn như hình tượng Ra-ma trong Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na) là đại diện cho lí tưởng, quan điểm của cộng đồngtrong xã hội khi giai cấp mới hình thành. Uy-lit-xơ trong “Uy-lit-xơ trở về” (Trích Ô-đi-xê) là sự kết tinh cho vẻ đẹp trí tuệ và sức mạnh của con người trong quan niệm của Hi Lạp…Do đó, mỗi hình tượng không đánh giá phiến diện mà nhất thiết phải được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau, và ở từng góc độ hình tượng mang đến những giá trị thẩm mỹ nhất định. 1.3. Phát huy tính tích cực của chủ thể tiếp nhận Dạy học bất kì bộ môn nào người dạy cũng phải khơi gợi, kích thích hứng thú của người học, bài học chứ không riêng gì ở bộ môn Ngữ văn. Để làm được điều này, người dạy cần hướng dẫn để học sinh khám phá văn bản chứ không phải giáo viên cảm nhận, khám phá rồi truyền lại cho họ. Để phát huy tính tính tích cực của học sinhtrước hết người thầy cần nắm vững trọng tâm bài dạy và hướng khai thác văn bản, nắm được tầm đón nhận của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của người học để tránh nhồi nhét, áp đặt tri thức một chiều, làm hạn chế khả năng sáng tạo của các em. Giáo viên phải rèn cho học sinh nhu cầu bộc lộ Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại4 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 suy nghĩ, tình cảm, cảm nhận về tác phẩm qua các hoạt động đối thoại, thảo luận. vận dụng các biện pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt làm sao để đạt hiệu quả cao nhất. 2. Các giải pháp của đề tài 2.1. Nghiên cứu kĩ bài dạy, xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 2.2. Hướng triển khai phương pháp giảng dạy trích đoạn sử thi “Uy-lit-xơ trở về” theo đặc trưng thể loại Có thể nói đoạn trích“Uy-lit-xơ trở về” (Trích Ô-đi-xê, sử thi Hi Lạp là đoạn trích của sử thi bậc nhất, với khoảng thời gian tồn tại trên 3000 năm lịch sử. Ô-đi-xê là một trong hai cuốn sử thi nổi tiếng nhất của Hi Lạp, được coi là sáng tạo của Hôme-rơ. Với trích đoạn này, người dạy và người học có điều kiện để hiểu một cách đầy đủ, trọn vẹn những đặc trưng thi pháp của sử thi cổ đại, như: sự chi phối của tư duy thần thoại, tuyệt đối hóa nhân vật lí tưởng…Đặc biệt các em hiểu về những thủ pháp nghệ thuật cơ bản của sử thi cổ đại, như: thủ pháp cường điệu hóa phóng đại, so sánh, nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật xây dựng nhân vật cộng đồng…Có thể nói trích đoạn trích“Uy-lit-xơ trở về” (Trích Ô-đi-xê, sử thi Hi Lạp) đã đạt đến độ mẫu mực của thể loại sử thi. Nó như những viên ngọc được gọt giũa một cách công phu, xứng đáng là tinh hoa văn học của nhân loại. Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh nắm được khái quát các thể loại văn học cơ bản đã học ở lớp 10, lưu ý thể sử thi. Bước 2 : Khái quát tác phẩmvà đoạn trích ở SGK Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn tríchUy-lit-xơ trở về - Cho HS tìm hiểu phần tác giả, vị trí đoạn trích. - Giáo viên đưa ra các câu hỏi và phân công các nhóm thảo luận Bước 4: Giáo viên cử đại diện các nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét, đánh giá, đưa ra câu trả lời đúng để các em khắc sâu kiến thức. 2.3. Dạy học trích đoạn “Uy-lit-xơ trở về” theo đặc trưng thể loại Đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về” (Trích Ô-đi-xê, sử thi Hi Lạp) được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 10. Trích đoạn này lại được đặt bên cạnh đoạn trích “Rama buộc tội” (Trích Ra-ma-ya-na, sử thi Ấn Độ) Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm săn) của Việt Nam. Điều này cho thấy các soạn giả sách giáo khoa đã có ý thức rõ ràng về về dạy, học theo đặc trưng thể loại, mà ở đây là sử thi cổ đại. Như đã nói ở trên,trích đoạn “Uy-lit-xơ trở về” được xem là đạt đến độ mẫu mực của sử thi cổ đại, biểu tượng cho tài năng sáng tạo của con người ngay trong buổi sơ khai. Để đạt dược mục đích, hiệu quả của việc dạy học đoạn trích này, theo chúng tôi, phải chú ý những điểm sau: Thứ nhất, xác định được vị trí và chức năng của nhân vật. Điều này sẽ định hướng phát hiện chủ đề của đoạn trích.Ở đoạn trích Uy-lit-xơ trở về, nhân vật chính chi phối toàn bộ cốt truyện là Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp, trong đó Pê-nê-lốp là nhân vật trung tâm. Còn Tê- lê-mác và Ơ - ric-lê là hai nhân vật cùng tuyến, như chất xúc tác góp phần tô đậm nghệ thuật xây dựng nhân vật của sử thi cổ đại. Tuy nhiên, ở đoạn trích này khi xây dựng nhân vật Uy-lit-xơ, tác giả không tập trung vào con người anh Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 hùng của Uy-lit-xơ mà chủ yếu là con người cá nhân, đời tư của người anh hung với hai phẩm chất nổi bật là nhẫn nại và trí tuệ. Rõ ràng, khó có thể tìm được một người chồng nào lại có khả năng nhẫn nại như Uy-lit-xơ. Sau hai mươi năm lưu lạc đặt chân trên mảnh đất quê hương, Uy-lit-xơ phải đương đầu với thử thách kinh hoàng trước 108 kẻ cầu hôn muốn chiếm đoạt vợ và sản nghiệp. Vì lí do đó mà ngay lần đầu gặp Pê-nê-lôp, Uy-lit-xơ phải nén lòng mình trong bộ dạng một hành khất. nhưng khi tiêu diệt hết kẻ thù, trở lại vị trí chủ nhân của gia đình thì lại bị chính Pênê-lốp nghi ngờ. Nếu trước đó Uy-lit-xơ giả dạng một hành khấtđể đánh lừa kẻ cầu hôn thì nay,Uy-lit-xơ “đẹp như một vị thần” vẫn không được Pê-nê-lốp thừa nhận. Cùng một lúc, trí tuệ của Uy-lit-xơ được bộc lộ trong cách giải quyết vấn đề, giết bọn cầu hôn và có được sự thừa nhận của người vợ yêu quý. Nhiệm vụ thứ nhất đã hoàn thành, nhưng nhiệm vụ thứ hai là hết sức khó khăn. Đây là cuộc đấu trí đầy cân não mà Uy-lit-xơ đã chấp nhận cuộc đấu đó bằng trí tuệ và sự tôn thờ đức hạnh của mình. Còn ở nhân vật Pê-nê-lôp tác giả lại tập trung khắc họa những phẩm chất cao đẹp đó là sự bình tĩnh, tự tin, khôn ngoan và lịch thiệp, luôn chủ động trong mọi tình huống. sự điềmtĩnh này thể hiện bản lĩnh của một người gia chủ trong thời gian dài chồng vắng nhà. Pê-nê-lôp ý thức được phẩm giá và danh dự của mình: danh dự của một chủ nhân, danh dự của một người mẹ trước con cái, danh dự của một người phụ nữ trước một người đàn ông, danh dự của mọt người vợ trước người chồng. Cũng vì vị trí đó của người phụ nữ trong suốt hai mươi năm, Pê-nê-lôp phải thay chồng quán xuyến việc nhà, nuôi con, giữ vai trò là người chủ gia đình. Hoàn cảnh đã tạo cho Pênê-lôp bản lĩnh tự tin, mạnh mẽ.Nghe Uy-lit-xơ trở về, nàng mừng rỡ cuống cuồng “Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uy-lit-xơ tả đúng mười mươi sự thật. Nàng bàn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. (Trang 51- SGK Ngữ văn 10-Tập 1). Dù mạnh mẽ, cứng rắn đến đâu thì nhân vật Pênê-lốp cũng là một phụ nữ có những phút yếu đuối. Nếu vẻ đẹp bân ngoài của Pê-nêlốp làm người ta say đắm thì vẻ đẹp tâm hồn của nàng làm mọi người khâm phục. Ấn tượng sâu sắc mà nhân vật này đề lại trong lòng độc giả không chỉ là sắc đẹp mĩ miều mà còn là sự thông minh, sắc sảo và tình cảm trong sáng, thánh thiện. Như vật, với việc khẳng định, vai trò, vị trí của hai nhân vật này người dạy và người học mới có thể lí giải được chủ đề cũng như nghệ thuật của nó. Thứ hai, chú ý làm rõ ý nghĩa biểu tượng của một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Khi phân tích trích đoạn “Uy-lit-xơ trở về” (Trích Ô-đi-xê, sử thi Hi Lạp) người giáo viên phải hướng học sinh đi vào khám phá ý nghỉa biểu tượng của một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc. bởi lẽ, suy đến cùng nghệ thuật là biểu tượng. Không có một tác phẩm văn học nào lại không có ý nghĩa biểu tượng, và ở thế loại sử thi, với hai trích đoạn này cũng không là ngoại lệ. Người dạy và người học chỉ có thể hiểu hết nội dung cũng như nghệ thuật của văn bản khi khám phá được ý nghĩa biểu tượng của các chi tiết trong đó. Trong trích đoạn Uy-lit-xơ trở về, ý nghĩa biểu tượng được thể hiện qua một số chi tiết nghệ thuật mà tiêu biểu nhất là chi tiết “Chiếc giường cưới”.Hình ảnh chiếc giường được lặp đi lặp lại trong các cụm từ tạo nên sự ám ảnh trong lòng người đọc, cụ thể là: ‘Chiếc giường chắc chắn’, “Chiếc giường kì lạ”, “trên chân giường đó”, Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại6 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 “cái giường ấy”, “Cái giường không ai biết rõ”. Trong khoảng thời gian 20 năm Uylit-xơ vắng nhà, do bọn cầu hôn hay tập trung quấy phá, với bản lĩnh thận trọng của mình Pê-nê-lốp quyết định không ngủ trên giường do chính tay Uy-lít-xơ đóng. Nàng không còn muốn ngủ trên giường ấy- chiếc giường hạnh phúc. Bởi lẽ, với nàng, hạnh phúc đã không còn nữa kể từ ngày Uy-lít-xơ lên đường đi chinh chiến. Làm sao nàng lại có thể ngủ yên trên chiếc giường hạnh phúc của hai người khi chồng nàng đang phải gối đất nằm sương, lưu lạc nơi đất khách quê người hay đã bỏ xác đâu đó?Chiếc giường là một bí mật, là biểu tượng cho tình cảm thủy chung - chiếc giường cưới là kỉ vật còn giữ lại nhiều điều bí mật chỉ có hai vợ chồng biết, người ngoài không thể biết.Nếu còn nhớ đến chiếc giường nghĩa là Uy-lít-xơ vẫn còn yêu thương Pê-nê-lôp. Ngược lai, nếu bí mật chiếc giường không để lộ, thì Pê-nê-lốp vẫn thủy chung son sắt với chồng. Chiếc giường do đó, trở thành biểu tượng của sự thủy chung, của tình cảm vợ chồng, trở thành thước đo trí tuệ của Pê-nê-lôp và đồng thời cũng cho thấy sự đổi thay và phức tạp của thời đại. Bí mật chiếc giường được giải mã, mọi sự hoài nghi của Pê-nê-lốp cũng được xua tan, đồng thời mối nghi ngại của Uy-lít-xơ cũng biến mất. Gia đình sum họp, vợ chồng đoàn tụ trong niềm hạnh phúc vô bờ. Như vậy, với chi tiết tiêu biểu, mang ý nghĩa biểu tượng đã phần nào thể hiện được đặc sắc nghệ thuật và chủ đề của đoạn trích. Nó giữ vai trò như nút thắt có thể mở ra hoặc đóng lại một hạnh phúc, một tương lai cho các nhân vật chính. Thứ ba, khi phân tích các trích đoạn sử thi người dạy không thể không làm rõ, đó là nghệ thuật khắc họa nhân vật lí tưởng. Nhân vật của sử thi còn là con người cộng đồng, dân tộc. Nhận vật mang ý nghĩa, dáng dấp của cả một cộng đồng, dân tộc trong một thời đại. Đối với sử thi, nhân vật cũng như là “nhãn tự” trong một bài thơ Đường. Vì vậy vấn đề tất yếu là phải làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật lí tưởng mà chúng ta đã xác định ở trên. Trong trích đoạn “Uy-lít-xơ trở về”, nhân vật Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp chính là nhân vật lí tưởng. Để thể hiện phẩm chất lí tưởng của nhân vật, tác giả đã xây dựng lên tình huống truyện độc đáo - hai mươi năm xa cách với bao thử thách và hai vợ chồng gặp nhau cũng trong bao thử thách. Trước tình huống ấy, nếu không vượt qua thì hạnh phúc và cả mạng sống của họ khó bề giữ nổi, đồng thời, tình huống ấy có tác dụng khắc họa tâm trạng, chiều sâu tâm lí nhân vật. Và đồng thời, chính tình huống này bộc lộ vẻ đẹp của hai nhân vật lí tưởng: sự nhẫn nại, trí tuệ của Uy-lít-xơ và tình yêu thủy chung của Pê-nê-lốp: một phụ nữ có tình yêu thánh thiện, thủy chung, khôn ngoan, bản lĩnh, biết bảo vệ tình yêu và hạnh phúc của mình. Dưới ngòi bút của Hôme-rơ, nàng đã trở thành một trong những hình tượng người phụ nữ đầu tiên đẹp nhất trong văn học thế giới. Ở đoạn trích này, ta còn thấy một trong những nét nghệ thuật tiêu biểu để khắc họa nhân vật được Hô-me-rơ xây dựng đó là Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này, Hô-me-rơ đã không thể hiện giống như sự phân tích, mổ xẻ tâm lí của Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 các nhà tiểu thuyết sau này. Vẻ đẹp của Uy-lít-xơ bộc lộ quadiễn biến tâm trạng của chàng: kiên nhẫn chờ đợi, giận dỗi, lo âu và cảm thông, trân trọng. Để miêu tả niềm vui sướng, vẻ đẹp trí tuệ của hai con người chiến thắng sau thử thách, tác giả dùng lối miêu tả gián tiếp qua hình ảnh so sánh ví von. Ông mượn hình ảnh những người sống sót mừng rỡ đến thế nào khi thuyền bị đắm giữa biển khơi dậy sóng, bơi được vào bờ, chân đụng đất, để nói lên nỗi vui mừng đáng được hưởng, ông tạc bức tượng đài bằng thơ về họ: “Uy-lít-xơ ôm lấy vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thủy của mình mà khóc dầm dề”(Sgk Ngữ văn 10 - tập 1, trang 52) trong khi Pê-nê-lốp thì “nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”(Sgk Ngữ văn 10 - tập 1, trang 52). Bức tượng đài ấy Hô-me-rơ tạc nên để muôn đời cùng chiêm ngưỡng. Ngoài ra, so sánh là biện pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong sử thi cổ đại. Trong sử thi “Ô-đi-xê” nói chung và đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” nói riêng, để làm nổi bật đối tưỡng miều tả thường sử dụng nghệ thuật so sánh, đặc biệt là so sánh mở rộng (còn gọi là so sánh có đuôi dài). Chẳng hạn, miêu tả sự vui mừng của Pê-nê-lốp khi Uy-lít-xơ trở về, Hô-me-rơ viết: “Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pôđêidông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào đến bờ. Mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi. Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng nàng vui sướng biết bao” (Sgk Ngữ văn 10 tập 1, trang 52). Nếu tác giả viết: “Được gặp lại chồng, nàng vui sướng biết bao” thì độc giả vẫn cảm nhận được sự vui sướng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng. Nhưng mức độ của sự vui sướng ấy như thế nào thì không thể diễn tả hết được nên tác giả phải dùng đến biện pháp so sánh. Chúng ta ai cũng hiểu được sự vui mừng của những người thoát chết sau hoạn nạn vù thế cũng dễ dàng cảm nhận được sự vui mừng của Pê-nê-lốp, khi tác giả dùng hình ảnh những người đi biển thoát chết trở về để so sánh với nỗi vui sướng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng. Miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật lí tưởng, tác giả luôn có ý thức nhắc lại, lặp lại một số từ, cụm từ nói về đặc điểm, phẩm chất của nhân vật để khắc họa sâu ấn tượng đối với độc giả. Trong đoạn trích vẻ đẹp hình tượng Uy-lít-xơ luôn được đi kèm với các định ngữ: “cao quý”, “nhẫn nại”. Hình tượng Pê-nê-lốp có những phẩm chất cao quý: bình tĩnh, tự tin, không hề nôn nóng, không hề vội vã, luôn chủ dộng trong mọi tình huống. Sự điềm tĩnh này thể hiện bản lĩnh của một người làm chủ gia đình trong một thời gian dài chồng vắng nhà. Pê-nê-lốp luôn ý thức được trách nhiệm của mình trước mọi người và luôn có ý thức bảo vệ danh dự của bản thân cũng như của gia đình, dòng họ. Tác giả đã dùng các tính từ để chỉ phẩm chất của nhân vật Pê-nê-lốp. Đó là các từ “thận trọng”. “khôn ngoan”. Các từ này đi kèm với tên nhân vật không Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại8 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 phải là động từ mà là tính từ chỉ phẩm chất. Đó cũng là cách nói quen thuộc mà người đọc thường bắt gặp trong sử thi “Ô-đi-xê”. Từ việc hướng học sinh làm rõ ba vấn đề trên, người thầy giúp các em rút ra vấn đề then chốt không thể bỏ qua, đó là giá trị tư tưởng – thẩm mĩ của đoạn trích. Bởi lẽ, mỗi tác phẩm xét cho cùng cũng chỉ để thể hiện một giá trị tư tưởng - thẩm mĩ nào đó mà thôi. Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” được xem như màn gặp mặt diễn ra tuy ngắn ngủi nhưng đầy kịch tính, dù không phải là xung dột gay gắt loại trừ nhau song thể hiện rất rõ khát vọng hạnh phúc của nhân vật, của thời đại, khi vị trí gia đình trong xã hội được khẳng định. Đoạn trích không tập trung vào con người của cộng đồng như trong sử thi “Ra-ma-ya-na”, mà chủ yếu khai thác ở con người cá nhân, đời tư của các nhân vật lí tưởng. Trong “I-li-át”, vai trò gia đình và mối quan hệ giữa người anh hùng với gia đình là mờ nhạt và dường như là vắng bóng. Ở “Ô-đi-xê” xã hội thị tộc đã có sự phân hóa sâu sắc. Tế bào gia đình ngày càng được coi trọng. Hình tượng người anh hùng và lí tưởng thời đại đổi khác. Uy-lít-xơ trở thành hình tượng một người cha, người chông lí tưởng của gia đình. Ở đoạn trích này, vẻ đẹp trí tuệ thể hiện qua cách thữ bí mật của chiếc giường, ở đây là sự so tài giữa hai trí tuệ, một bên là Pê-nê-lốp và một bên là Uy-lít-xơ. Tại sao lại có sự so tài ấy? Câu hỏi này sẽ trả lời cho khát vọng hạnh phúc của người Hy Lạp khi bước vào một thời kì mới, thời kì mà vị trí gia đình được xác lập và cũng cố, tạo nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của một xã hội mới. Kết tinh cao nhất của đoạn trích này là tình cảm vợ chồng. Đây có lẽ là tình cảm cảm động nhất về cuộc sống vợ chồng đầu tiên trong văn học. Tổng cộng thời gian Uy-lít-xơ xa nhà là 20 năm nhưng Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ luôn hướng về nhau. Ở quê nhà, Pê-nê-lốp bị 108 kẻ cầu hôn theo đuổi, ép buộc khi phải lấy một trong số bọn họ, Pê-nê-lốp phải nhiều lần dùng kế trì hoãn. Trong khi đó Uy-lít-xơ dẫu bị Ca-líp-xô và cả phù thủy Xiếc-xê dụ dỗ muốn lấy làm chồng nhưng chàng vẫn cương quyết chung thủy với Pê-nê-lốp. Chính tình cảm với gia đình và xứ sở là nguồn sức mạnh vô biên để Uy-lít-xơ đương đầu và vượt qua mọi trở lực để bảo vệ hạnh phúc của mình. Cũng như mọi hình thức văn học cổ đại Hy Lạp, tính giáo huấn trong sử thi Hô-me-rơ rất lớn. Hình tượng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp là mẫu người lí tưởng thời đại. Ở họ kết tinh mọi khát vọng về lẽ sống cao đẹp của con người đương thời: trí tuệ, sức mạnh, phẩm hạnh, tình yêu thương, nghĩa vụ trách nhiệm gia đình... Họ xứng đáng là biểu tượng cao đẹp của Hy Lạp cổ đại, đồng thời là tấm gương, là bài học đạo lí làm người cho mọi đời sau. Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Khi giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, thiết kế hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh vào khám phá tác phẩm, bám sát đặc trưng thể loại đã giúp các hoạt động của các em diễn ra trong tiết học chủ động, tích cực. Học sinh hứng thú và tự giác nhiệt tình trong việc phát biểu xây dựng bài. Các câu trả lời của các em có chất lượng khá. Học sinh mạnh dan đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện cách tư duy độc lập trong quá trình tiếp cận văn bản. Sau khi áp dụng đề tài Dạy học trích đoạn “Uy-lit-xơ trở về” theo đặc trưng thể loại, chúng tôi đã tổ chức kiểm tra cùng một nội dung, triển khai cùng một đáp án về tìm hiểu trích đoạn “Uy-lit-xơ trở về” cho 2 lớp 10 dưới hình thức tự luận nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập sau giờ đọc - hiểu. Đối chiếu kết quả lớp đã áp dụng trên (lớp thực nghiệm10A2) và lớp chưa áp dụng phương pháp này (lớp đối chứng 10A3). Kết quả đạt được cụ thể như sau: Bảng đánh giá tổng hợp kết quả bài kiểm tra của học sinh lớp Đối chứng và lớp Thực nghiệm - Năm học 2015 - 2016 Lớp/ sĩ số Điểm 1 - 2 Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 SL % SL % SL % SL % SL % 00 3 7.5 20 50 16 40 1 2.5 00 8 20 25 62.5 7 17.5 0 0 Thực nghiệm 0 10A2 (40 HS) Đối chứng 10A3 0 (40 HS) Nhâ ôn xét: Từ kết quả thu được từ hai lớp như trên, ta có thể thấy mức độ hiểu bài của lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng. Kết quả thực nghiệm là căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài. Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại10 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 V. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Việc tìm kiếm một hướng tiếp cận tối ưu luôn là vấn đề đặt ra cho mỗi người giáo viên dạy Ngữ văn, bởi khi có được phương pháp phù hợp trong giờ dạy sẽ phát huy tính tích cực, chủ động học tập của các em nhằm đem lại kết quả cao trong quá trình khám phá, tiếp cận văn bản. Thực hiện đề tài “DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN UYLIT-XƠ TRỞ VỀ THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI” với hy vọng trên cơ sở xác định những đặc trưng thi pháp nổi bật của thể loại sử thi đưa ra những phương pháp cụ thể để dạy học đạt hiệu quả, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và trao đổi chân thành của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn nhằm có được hiệu quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! Biên Hòa, Ngày 15 tháng 05 năm 2016 Người thực hiện Lê Thị Hồng Vinh Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại11 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015 - 2016 BM04- NXĐGSKKN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn lớp 10,11, 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Ngữ văn 10,11, 12 (cơ bản và nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) Ngữ văn 10,11, 12 (sách giáo viên cơ bản và nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4. Nhiều tác giả (2007). Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Hữu Đinh (2015). Dạy học tác phẩm truyện theo đặc trưng thi pháp thể loại,https://nguyenhuudinh.wordpress.com/2015/03/22/day-hoc-tac-phamtruyen-theo-dac-trung-thi-phap-loai-the/, đăng ngày 22/3/2015. 6. Tài liệu Bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK lớp 10 môn Ngữ văn (2007),Nhà xuất bản Giáo dục. Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại12 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trích đoạn Uy-lit-xơ trở về theo đặc trưng thể loại13 Năm học 2015 - 2016
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan