Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ SKKN dạy học theo dự án sinh học 8...

Tài liệu SKKN dạy học theo dự án sinh học 8

.DOC
34
169
83

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÁI ------------------------------ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 8 Lĩnh vực/ Môn: Sinh học Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Hảo GV môn: Sinh học NĂM HỌC 2012 - 2013 1 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu.............................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................3 4. Giả thuyết khoa học............................................................................3 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu....................................................3 5.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................3 5.2. Khách thể.....................................................................................3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................3 6.1. Xác định cơ sở lí thuyết về dạy học dự án..................................3 6.2. Khảo sát thực trạng sử dụng dạy học dự án trong giảng dạy Sinh học 8..............................................................................................................3 6.3. Xác định qui trình xây dựng triển khai một tiết học dự án..........3 6.4. Xây dựng 2 tiết học dự án...........................................................3 6.5. Đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học dự án....................3 7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................3 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.................................................3 7.2. Phương pháp khảo sát..................................................................3 7.3. Phương pháp thực nghiệm...........................................................4 7.4. Phương pháp thống kê.................................................................4 8. Phạm vi nghiên cứu............................................................................4 9. Cấu trúc của đề tài..............................................................................4 Phần 2. NỘI DUNG...................................................................................4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............4 1. Cơ sở lí luận.......................................................................................4 1.1. Phương pháp dạy học dự án........................................................4 1.2. Quy trình dạy học theo dự án......................................................6 2 1.3. Đặc điểm dạy học môn Sinh học 8 - Cơ thể người và vệ sinh....9 2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................10 2.1. Hiểu biết của giáo viên về dạy học dự án..................................10 2.2. Thực trạng học môn Sinh học 8 của học sinh...........................11 CHƯƠNG II. XÂY DỰNG TIẾT HỌC DỰ ÁN.....................................11 1. Nội dung 1: Nguyên tắc lập khẩu phần............................................11 1.1. Xây dựng dự án.........................................................................11 1.2. Triển khai dự án.........................................................................12 2. Nội dung 2: Vệ sinh hệ hô hấp.........................................................16 1.2. Xây dựng dự án.........................................................................16 1.2. Triển khai dự án.........................................................................21 CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ....................................................22 1. Kết quả định tính..............................................................................22 2. Kết quả định lượng...........................................................................23 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................25 CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT.......................................................................26 3 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Nội dung trong Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi rõ nhiệm vụ căn bản của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2015 là: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Trong đó đặc biệt chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Và “ Dạy học phải gắn liền với thực tế, giải quyết được các vấn đề, các yêu cầu của thực tế” Day học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn liền với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Kết quả của dự án là một sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. Sử dụng dạy học theo dự án không chỉ giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập mà còn rèn luyện, củng cố rất nhiều kĩ năng. Tuy nhiên việc sử dụng dạy học dự án mới chỉ được áp dụng ở các trường đại học và cao đẳng. Hiện nay có rất ít giáo viên THCS hiểu biết về dạy học dự án và rất hiếm giáo viên sử dụng hình thức này trong giảng dạy. Căn cứ vào đặc điểm môn học, và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chúng tôi chọn đề tài “ Sử dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Sinh học 8” 2. Lịch sử nghiên cứu Từ cuối thế kỷ XVI, những kiến trúc sư người Ý đã làm chuyên nghiệp xu hướng nghề nghiệp của họ bằng cách thành lập một học viện nghệ thuật – The Accademia di San Luca Rome dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Gregory XIII năm 1577. Cuộc thi đầu tiên của học viện này được tổ chức vào năm 1656. 1 Cấu trúc của các cuộc thi vào học viện tương đương với kỳ thi kiến trúc. Việc thiết kế trong các cuộc thi vào học viện chỉ là những tình huống giả định. Trong các dự án này, sinh viên được giao nhiệm vụ thiết kế và gia công một sản phẩm kỹ thuật hoàn thiện một cách tự lực, trong đó cần vận dụng các lý thuyết, kỹ năng học. Vì lý do này chúng được gọi là “dự án” “những dự án với ý định là những bài tập trong tưởng tượng chứ không dùng để xây dựng” (theo Egbert). Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nước Mỹ phong trào cải cách giáo dục diễn ra mạnh mẽ, trong đó tư tưởng giáo dục căn bản của cuộc cải cách này là dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, ngày nay còn gọi là dạy học định hướng học sinh. Trong phong trào cải cách đó, DHTDA được các nhà sư phạm Mỹ đưa vào sử dụng trong dạy học phổ thông. Ở Việt Nam, trước đây các đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sử dụng trong đào tạo dạy học, đầu tiên là các trường đại học kỹ thuật. Hiện nay các hình thức bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận thực hiện trong các trường đại học nói chung và trong đào tạo giáo viên rất gần gũi với DHTDA. Trong các hình thức này, SV thực hiện những nhiệm vụ học tập mang tính nghiên cứu một cách tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Từ một số năm gần đây, với những ưu điểm vượt trội, DHTDA đã đang được sự thu hút của nhiều nhà nghiên cứu và DHTDA được đề cập nhiều hơn trong các tài liệu Tiếng Việt với những tên gọi khác nhau như: đề án, dạy học theo dự án, phương pháp dự án. DHTDA được đưa vào chương trình lý luận dạy học đại học dành cho các khoá cao học ở ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Huế trong chương trình hợp tác quốc tế của dự án phát triển giáo viên THCS , cũng như được đưa vào chương trình hội thảo tập huấn của dự án phát triển THPT. Trong những năm gần đây, các chương trình bồi dưỡng giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin của các tập đoàn máy tính như Intel, Microsoft đóng vai trò đáng kể trong việc truyền bá, việc sử dụng DHTDA ở Việt Nam. Chương trình dạy học cho tương lai của Intel (Intel Teach to the Future) và chương trình "Đa kỹ năng công nghệ thông tin (ICT) vào dạy và học" (Partners in learning) đề ra mục đích chính là giúp cho các GV biết cách sử dụng công nghệ máy tính để phát triển trí tưởng tượng của học sinh và cuối cùng là dẫn dắt các em tới một phương pháp học tập hiệu quả hơn dựa trên nền tảng của dạy học theo dự án. Năm 2007, tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (ICT in 2 Education) do Unessco tổ chức với cùng mục tiêu trên lấy nền tảng sử dụng nguồn tư liệu Internet nhằm tổ chức các dự án học tập cho người học. 3. Mục đích nghiên cứu Xác định qui trình và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy môn Sinh học 8 4. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được qui trình và sử dụng hợp lí phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy sinh học 8 thì sẽ nâng cao ý thức tự họcvà hưng thú của học sinh, rèn cho học sinh các kĩ năng tư duy và kĩ năng mềm. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Qui trình xây dựng, triển khai một tiết học dự án Tiêu chí đánh giá một tiết học dự án 5.2. Khách thể Học sinh lớp 8A, 8B – THCS Đông Thái – Tây Hồ 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xác định cơ sở lí thuyết về dạy học dự án 6.2. Khảo sát thực trạng sử dụng dạy học dự án trong giảng dạy Sinh học 8 6.3. Xác định qui trình xây dựng triển khai một tiết học dự án 6.4. Xây dựng 2 tiết học dự án 6.5. Đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học dự án 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 7.2. Phương pháp khảo sát. 3 7.3. Phương pháp thực nghiệm. - Lớp Thực nhiệm: Sử dụng hình thức DHTDA – Lớp 8A - Lớp Đối chứng: Không sử dụng hình thức DHTDA – Lớp 8B 7.4. Phương pháp thống kê. 8. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu về qui trình xây dựng tiết học dự án và đánh giá hiệu quả của dạy học theo dự án đối với việc giảng dạy môn sinh học 8. 9. Cấu trúc của đề tài Phần 1. Mở đầu Phần 2. Nội dung Phần 3. Kết luận và khuyến nghị Phần 2. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Phương pháp dạy học dự án 1.1.1. Khái niệm: Theo các nhà giáo dục Mỹ: Dạy học theo dự án (DHTDA) là quá trình mô phỏng và giải quyết các vấn đề thực tế. Trong đó học sinh tự lựa chọn đề tài và thực hiện các dự án học tập theo sở thích và khả năng của bản thân. Các dự án học tập không chỉ giúp học sinh học tốt bài trên lớp mà còn mở rộng ra ngoài phạm vi lớp học. Theo bộ giáo dục Singapore dạy học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Quá trình học theo dự án giúp HS củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ năng hợp tác giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho HS trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống. 4 Theo dự án Việt Bỉ: DHTDA là một chuỗi các hoạt động dựa trên động cơ bên trong của học sinh nhằm khám phá và phát hiện một phần của thực tế (các chuỗi hoạt động thực tế: thực hiện nghiên cứu; khám phá các ý tưởng theo sở thích; tìm hiểu và xây dựng kiến thức; học liên môn; giải quyết các vấn đề; cộng tác với các thành viên trong nhóm; giao tiếp; phát triển các kỹ năng, thái độ và sự đam mê). Sau khi nghiên cứu về dạy học dự án và được tập huấn tại Lớp “Dạy học theo dự án” của Intel chúng tôi cho rằng: DHTDA là một hình thức dạy học trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là một sản phầm hành động có thể giới thiệu được và có tính khả thi. Việc xếp loại DHTDA cũng có nhiều quan niệm khác nhau: - DHTDA với tư cách là một phương pháp dạy học. - DHTDA với tư cách là một hình thức dạy học (trong đó có nhiều phương pháp cụ thể khác nhau để sử dụng). - DHTDA được hiểu theo nghĩa rộng nhất như một quan điểm, mô hình hay nguyên tắc dạy học. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ DHTDA với tư cách là một hình thức dạy học. 1.1.2. Lý do lựa chọn dạy học theo dự án: - Khắc phục được nhược điểm của HS: khả năng làm việc nhóm, khả năng đặc tả, khả năng giải quyết vấn đề kém. - Đáp ứng được nhu cầu học hỏi và nghiên cứu của HS. - Rèn luyện cho HS tính sáng tạo, tư duy độc lập và tư duy hệ thống, kỹ năng mềm và ý thức trách nhiệm đối với các vấn đề xã hội. 1.1.3. Các đặc điểm của một dự án: - Dự án thường gắn liền với thực tế, giải quyết vấn đề thực tế. - HS làm việc theo nhóm hoặc đóng vai khi thực hiện dự án. - Dự án phải có sản phẩm – có thể công bố và có tính khả thi. 5 1.1.4. Mục đích của dạy học theo dự án: - Nắm bắt kiến thức: DHTDA nhằm mục đích đầu tiên là giúp HS nắm được kiến thức bài học ở mức độ nhận thức cao: biết phân tích nội dung, vận dụng và tổng hợp kiến thức của bộ môn, sử dụng kiến thức liên môn. - Phát triển kỹ năng: DHTDA rèn luyện cho HS rất nhiều kỹ năng trong đó quan trọng nhất là kỹ năng tổng hợp và kỹ năng làm việc theo nhóm. - Tận dụng công nghệ để thực hiện được dự án HS phải khai thác triệt để tài nguyên trên mạng Internet và các thiết bị lưu trữ thông tin để có được những nguồn tri thức hữu ích và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Đồng thời khi trình bày, bảo vệ dự án HS thường phải sử dụng các công cụ trình chiếu hiện đại. - HS tạo ra sản phẩm và phổ biến cộng đồng: việc tổ chức cho HS phổ biến sản phẩm của mình và công bố có nhiều tác dụng tích cực. + Đánh giá chất lượng sẽ có nhiều người cùng đánh giá và góp ý để sản phẩm hoàn thiện hơn. + Phát triển ý tưởng: từ những đóng góp của người nhận và sử dụng sản phẩm mà nhóm có thể có ý tưởng mới hoặc phát triển quy mô dự án. + Tăng cường kiến thức: nhiều kiến thức mới sẽ được chia sẻ, nhiều thông tin mới được phản hồi và lượng thông tin của dự án được bổ sung hoàn thiện. 1.2. Quy trình dạy học theo dự án 1.2.1. Xây dựng dự án Trong 10 bước của qui trình dạy học theo dự án, bước xây dựng dự án là bước quyết định sự thành bại. Bước này đòi hỏi ở giáo viên một bản lĩnh, một tấm lòng vì học sinh và một thái độ lao động nghiêm túc. - Bắt đầu ý tưởng : trong chương trình giảng dạy của GV, chọn một chương mà GV nghĩ rằng học sinh của mình có thể tổng hợp được kiến thức chương đó, có nhiều kỹ năng học sinh có thể phát triển, có kiến thức gắn kết với thực tế cuộc sống...Bắt đầu từ ý tưởng xây dựng một " bài tập lớn" để học sinh nghiên cứu sâu bài học, khái thác tốt bài tập, liên hệ tốt thực tế cuộc sống, ... 6 - Phát triển ý tưởng: từ ý tưởng mở đầu nay, giáo viên phát triển thành nhiều ý tưởng khác. Bằng cách đặt một loạt câu hỏi như: Cái gì? Ai? Tại sao? Khi nào ? (Tránh đặt những câu hỏi học sinh có thể trả lời ngắn gọn hoặc có thể tìm được câu trả lời trong sách giáo khoa) - Chọn chủ đề: khi sử dụng sơ đồ Ogle giáo viên đã hình thành rất nhiều chủ đề khác nhau xuất phát từ ý tưởng ban đầu, mỗi chủ đề có liên quan đến những công việc thực tế trong xã hội và mỗi chủ đề đều đòi hỏi học sinh phải học tập, nghiên cứu và vận dụng các kỹ năng của các em.Giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau chọn chủ đề và đặt tên cho dự án. - Xây dựng câu hỏi: giáo viên sẽ xây dựng bộ câu hỏi để định hướng cho quá trình làm việc của học sinh:  Câu hỏi phân tích kiến thức  Câu hỏi gợi ý phát triển  Câu hỏi gợi ý tổng hợp kiến thức  Câu hỏi định hướng phân tích kỹ năng  Câu hỏi định hướng tổng hợp kỹ năng  Câu hỏi gợi ý truy tìm kiến thức liên hệ, phát triển nội dung... Xây dựng biểu mẫu đánh giá: Bước 1 : Ghi ra giấy nháp những gì giáo viên mong muốn, đánh dấu đầu dòng những gì giúp giáo viên định hướng cho học sinh. Bước 2 : Liệt kê những chi tiết phụ có liên quan. Bước 3: Bổ sung thêm các yếu tố khác, ví dụ như đa số giáo viên sẽ có xu hướng dành thêm điểm thưởng đối với khả năng công nghệ hay sáng tạo của học sinh, hoặc sự cần cù nhẫn nại của học sinh. Bước 4: Đến lúc này thì giáo viên đã có bản phác thảo tương đối hoàn chỉnh, giờ là lúc bắt tay vào thực hiện. Mẫu tiêu chí đánh giá của giáo viên có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể đó là một bảng kiểm mục với các ô được đánh dấu, hoặc có thể là một bảng tiêu chí với 4 hay 5 cột theo từng mức độ tăng dần từ yếu đến xuất sắc, mỗi cột sẽ có một vài điều kiện cụ thể. Tại cột xuất sắc, giáo viên điền vào tất cả các yêu cầu mà giáo viên đã liệt 7 kê ra được, sau đó chuyển sang cột “tốt”, hãy điền vào những mô tả về một sản phẩm gần như hoàn hảo, và cứ như thế đến cột cuối cùng là cột “yếu”. Bước 5: Bổ sung điểm số cho các cột hoặc các chi tiết theo suy luận của giáo viên. 1.2.2. Triển khai dự án - Tổ chức  Phân tích nội dung  Phân lọai nội dung  Xây dựng kế họach thực hiện  Dự kiến tiến độ  Trình bày cho GV kế họach  Nắm bắt tình hình nhóm - Chuẩn bị theo nhóm: mỗi nhóm cần có  Nhóm trưởng  Thư ký  Phân công thành viên khác  Phân vai  Thời hạn giao nộp sản phẩm  Xây dựng kịch bản - Thực hiện: các thành viên sẽ thực hiện những việc chính sau:  Thu thập dữ liệu  Thu thập hình ảnh  Trao đổi giải pháp  Phân công thực hiện sản phẩm 1.2.3. Trình bày và bảo vệ sản phẩm  Trình bày nháp cho GV 8  Tổ chức báo cáo  Tổ chức trưng bày sản phẩm  Phản biện bảo vệ sản phẩm 1.3. Đặc điểm dạy học môn Sinh học 8 - Cơ thể người và vệ sinh 1.3.1. Mục tiêu - Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh a. Mục tiêu: là cung cấp cho HS những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng học tập b. Nhiệm vụ: - Nhiệm vụ trí dục: + Hoàn thiện, hệ thống kiến thức về cơ thể người + Qua phương pháp dạy học hình thành cho học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ động - Nhiệm vu phát triển: Phát triển các tư duy bậc cao của học sinh như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá và giúp học sinh giải quyết được các vấn đè thực tế bằng kiến thức môn học. - Nhiệm vụ giáo dục: Bồi dưỡng quan điểm duy vật và phương pháp tư duy biện chứng. 1.3.2. Nội dung của dạy học môn - Các kiến thức được hình thành chủ yếu qua quan sát và thí nghiệm. Kiens thức mà học sinh thu nhận được là những vấn đề mới trong nhận thức của các em nhưng lại là ‘đã biết” trong khoa học. Việc lặp lại một cách giản lược con đường của các nhà khoa học giúp học sinh rèn luyện phương pháp nghiên cứu, phát triển tư duy khoa học và thái độ nghiêm túc. - Con người là đối tượng nghiên cứu của môn sinh học 8 nên các kiến thức sẽ rất gần với thực tế và giúp giải quyết được các vấn đề trong thực tế. 1.3.3. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 8. Học sinh lớp 8 phổ biến trong độ tuổi từ 13 – 14 tuổi. Ở độ tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh về kích thước và thể lực, đồng thời có sự 9 chuyển biến mạnh về mặt sinh lí. Chính những chuyển biến đó ở các em đã kích thích nhu cầu tìm hiểu về bản thân mình. Đồng thời sự phát triển cơ bắp khiến các em ham thích hoạt động, tính năng động cao. Nhưng hệ thần kinh của các em lại chưa đạt tới độ hoàn thiện nên các em chóng mệt mỏi, dễ hưng phấn song cũng dễ chuyển sang trạng thái ức chế khi phải tiếp thu bài một cách thụ động, kém hào hứng. Nét đặc trưng về tâm lí ở lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới và muốn khẳng định bản thân. Các em tự cho mình là người lớn, muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độc lập. Do vậy các phương pháp, hình thức dạy học cần tích cực hóa hoạt động của học sinh. Tuy nhiên ở lứa tuổi này vốn sống của các em còn ít, vốn biểu tượng tích lũy nghèo nàn nên giáo viên cần cung cấp đầy đủ nguồn thông tin cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Hiểu biết của giáo viên về dạy học dự án Qua điều tra bằng hình thức phỏng vấn và phát phiếu đối với giáo viên dạy Sinh học 8 chúng tôi có một số nhận định như sau: - Hơn 33% các thầy cô chưa được biết về dạy học dự án và hầu hết các thầy cô còn lại đều nhầm lẫn giữa hình thức DHTDA và phương pháp nhóm thuyết trình. - Hơn 80% thầy cô chưa bao giờ sử dụng DHTDA trong giảng dạy sinh học 8. Theo chúng tôi nguyên nhân của hiện tượng trên là do: - Độ tuổi trung bình của các thầy cô dạy Sinh học khá cao vì vậy việc đổi mới gặp nhiều khó khăn. - Hình thức DHTDA được dạy trong môn Phương pháp Dạy học hiện đại ở Cao học nên tiếp cận của các thầy cô gặp nhiều khó khăn. - Để triển khai đươc một tiết học dự án khai thác được hết kiến thức bài học trong 45’ đòi hỏi sự đầu tư thời gian rất lớn của Giáo viên - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên việc triển khai DHTDA gặp nhiều khó khăn. 10 2.2. Thực trạng học môn Sinh học 8 của học sinh Qua quan sát và điều tra bằng bảng hỏi chúng tôi có một số nhận định sau đây: - Phần đông HS (72,3%) cho rằng môn Sinh học 8 khó hiểu và khó nhớ. - 62,3 % HS không nhớ kiến thức bài học cách 3 tuần - Chỉ có 22,5 % HS tìm hiểu trước nội dung bài học - 10,5 % HS thích phát biểu xây dựng bài Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của thực trạng trên là do: - Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học không tạo được hứng thú cho HS dẫn tới tình trạng HS trở nên thụ động. - Trong tâm thức của HS và phụ huynh luôn cho rằng môn Sinh học là môn phụ không quan trọng nên đầu tư ít thời gian. CHƯƠNG II. XÂY DỰNG TIẾT HỌC DỰ ÁN 1. Nội dung 1: Nguyên tắc lập khẩu phần 1.1. Xây dựng dự án - Bắt đầu ý tưởng: HS hiện nay chưa có thói quen ăn uống lành mạnh đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể dẫn đến béo phì hoặc tăng trưởng chậm - Phát triển ý tưởng: + Ai sẽ phổ biến cho mọi người kiến thức về dinh dưỡng? + Thực phẩm chúng ta ăn được phân loại như thế nào? + Ăn bao nhiêu là đủ - Chọn chủ đề và đặt tên cho dự án: Liệu chúng ta có phải là những gì chúng ta ăn không? 11 1.2. Triển khai dự án. 1.2.1. Tóm tắt nội dung Trong bài học về sức khỏe này, học sinh học về tầm quan trọng của việc hoạch định và tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh. Học sinh cũng được học về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và cách phân nhóm thực phẩm; các thói quen ăn uống lành mạnh; và quan trọng hơn cả là các hành vi ăn uống ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển của các em ra sao. Học sinh sẽ tự tạo các bài trình bày đa phương tiện để trình bày những cách thức các em lựa chọn thực phẩm lành mạnh và những lựa chọn này ảnh hưởng đến các em ra sao. Các em cũng sẽ tạo những poster thực đơn cho bữa ăn mình chọn. - Câu hỏi định hướng Câu hỏi Khái quát Chúng ta có thực sự là những gì chúng ta ăn không? Câu hỏi Bài học Tôi cần ăn bao nhiêu là đủ? Các thói quen ăn uống lành mạnh giúp tôi cao lớn và sống lâu hơn ra sao? Các quảng cáo giúp chúng ta lựa chọn thực phẩm ra sao? Câu hỏi Nội dung Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau? Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm là gì? Một chế độ ăn lành mạnh có những loại thực phẩm gì? - Xây dựng kế hoạch đánh giá Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm. Tiêu chí 1. Sự tham gia 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm Tốt Khá Tạm được Cần điều chỉnh Tham gia đầy đủ Tham gia đầy đủ, Tham gia nhưng Tham gia nhưng và chăm chỉ làm chăm chỉ, làm thường lãng phí thực hiện những việc trên lớp. việc trên lớp hầu thời gian và ít khi công việc không 12 Lắng nghe cẩn 2. Sự lắng thận các ý kiến nghe của những người khác. hết thời gian. làm việc. liên quan. Thường lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác. Đôi khi không Không lắng nghe lắng nghe các ý ý kiến của những kiến của những người khác. người khác. 3. Sự phản hồi Đưa ra sự phản hồi chi tiết có tính xây dựng khi cần thiết. Đưa ra sự phản Đưa ra sự phản hồi có tính xây hồi có tính xây Đưa ra sự phản dựng nhưng lời dựng khi cần hồi không có ích. chú thích chưa thiết. thích hợp. 4. Sự hợp tác Tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng. Thường tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng. 5. Sự sắp xếp thời gian Thường hoàn thành công việc Hoàn thành công được giao đúng việc được giao thời gian, không đúng thời gian. làm đình trệ tiến triển công việc của nhóm. Thường tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng. Không tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời gian và làm đình trệ công việc của nhóm. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời gian và thường xuyên buộc nhóm phải điều chỉnh hoặc thay đổi. Tiêu chí đánh giá các sản phẩm thật của dự án Mỗi tiêu chí tối đa là 5 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm. Tiêu chí 1. Chất lượng sản phẩm 5 điểm 4 điểm 2.5 điểm 1điểm Trình bày rõ Trình bày rõ Trình bày rõ Bố cục chưa hợp ràng,bố cục hợp ràng,bố cục hợp ràng, bố cục hợp lí lí sáng tạo, thu lí, thu hút lí hút. Sản phẩm có tính 13 Sản phẩm có tính thẩm mỹ. thẩm mỹ cao. 2. Công dụng thực tế Được nhiều HS Được nhiều HS Chưa thu hút Được HS quan quan tâm tìm quan tâm, áp được chú ý của tâm hiểu, áp dụng. dụng. HS 1.2.2 Phân tích nội dung và hướng dẫn Khởi động - Bắt đầu với một bức hình 2 loại nước giải khát. Một là nước ngọt với ảnh chụp 1 người nổi tiếng. Một là nước ép trái cây tốt cho sức khỏe với bao bì đơn giản, không có hình chụp. Tiến hành lấy ý kiến của HS bằng cách để HS sẽ đánh dấu phía dưới hộp ngũ cốc mà HS sẽ mua và ăn. Sau khi mọi học sinh đã đưa ra ý kiến, thực hiện một cuộc thảo luận toàn thể lớp với các câu hỏi về lý do tại sao HS lại chọn loại nước đó. Đưa ra câu hỏi khái quát: Chúng ta có thực sự là những gì chúng ta ăn không? Khuyến khích các câu trả lời của học sinh cho câu hỏi này. Yêu cầu HS cho ví dụ về các loại thực phẩm HS ăn và các thực phẩm đó giúp HS khỏe mạnh ra sao. Ghi lại những ý kiến trả lời của HS vào giấy khổ lớn và treo lên để HS có thể tham khảo lại trong suốt bài học. - Trình chiếu bài giới thiệu (ppt) để HS bắt đầu nhận diện các thực phẩm lành mạnh. Tài liệu này sẽ giúp đánh giá kiến thức sẵn có của HS về các thực phẩm lành mạnh cũng như đánh giá các nhu cầu của HS. Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng và nhóm thực phẩm Để trả lời và khám phá các câu hỏi nội dung: + Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi như thế nào? + Các nhóm thực phẩm là gì? Chỉ ra từng nhóm thực phẩm. Yêu cầu học sinh cho ví dụ với mỗi nhóm và bổ sung thêm các loại thực phẩm nếu học sinh không đề cập đến. Tìm hiểu bữa ăn trưa của học sinh Yêu cầu HS liệt kê các thực phẩm mà HS đã dùng trong bữa ăn tối ngày hôm qua. Để học sinh thử phân nhóm các thực phẩm của mình theo những gì 14 chúng đã học được. Học sinh sử dụng phiếu tháp thực phẩm (doc) để liệt kê các món ăn trong bữa trưa. Đưa ra những câu hỏi định hướng cho học sinh: + Em có thức ăn thuộc các nhóm thực phẩm khác nhau không? + Liệu em có quá nhiều hoặc quá ít thức ăn thuộc một nhóm thực phẩm không? + Em có nghĩ rằng bữa trưa của mình lành mạnh không? + Nếu bữa trưa của em chưa đủ lành mạnh, em sẽ bỏ bớt những thực phẩm nào để có một bữa trưa lành mạnh? Tiến hành thảo luận toàn thể lớp xung quanh các câu hỏi này. Yêu cầu học sinh điền vào phiếu đánh giá “Bữa trưa của bạn có lành mạnh không?” làm tài liệu cho những hiểu biết của các em về việc ăn uống lành mạnh. Thiết kế bài trình bày Liệt kê một danh mục các đồ ăn ngọt và béo sẽ được đặt trong tam giác trên đỉnh tháp thực phẩm trong một cuộc thảo luận toàn thể lớp. Ghi lại các ý kiến của học sinh vào giấy khổ lớn theo các gạch đầu dòng hoặc các công cụ bảng biểu khác. Giữ bảng này để tham khảo sau này. Sau đó, yêu cầu học sinh giải thích tại sao các đồ ăn ngọt và béo này lại không được coi là thực phẩm lành mạnh. Khuyến khích lớp thảo luận về những gì có thể xảy ra khi ăn thức ăn không lành mạnh. Gợi ý cho học sinh 1 số câu hỏi liên quan như: + Điều gì sẽ xảy đến với cơ thể bạn khi bạn ăn thực phẩm không lành mạnh? + Quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy ra sao? Sau đó, yêu cầu học sinh tạo bài trình bày về chế độ ăn lành mạnh. Yêu cầu mỗi học sinh nghĩ về một loại thực phẩm lành mạnh và một loại thực phẩm không lành mạnh, sau đó viết tên chúng lên các mảnh giấy và sử dụng chúng cho bài trình bày. Xây dựng thực đơn lành mạnh HS tạo một thực đơn cho bữa ăn mình chọn. Cho HS xem bản kiểm mục thực đơn lành mạnh (doc) và ví dụ thực đơn (doc). Chia học sinh thành từng nhóm 8 HS và để HS chọn một cái tên cho nhà hàng của mình, và bữa ăn được xây dựng theo một thực đơn lành mạnh. HS phải chọn ít nhất một thực phẩm từ 15 mỗi nhóm thực phẩm của tháp thực phẩm, và ghi rõ chúng thuộc nhóm thực phẩm nào. Thảo luận câu hỏi: Các thói quen ăn uống lành mạnh giúp tôi cao lớn và sống lâu hơn ra sao? Khuyến khích một cuộc thảo luận toàn thể lớp bằng cách chọn các thực đơn khác nhau và đặt các câu hỏi về việc lựa chọn những thực phẩm nhất định từ các thực đơn này có thể giúp chúng ta sống lâu và khỏe mạnh. Gợi ý cho HS suy nghĩ về việc những lựa chọn không lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chúng ta ra sao và tại sao việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh sẽ ảnh hưởng tốt tới chúng ta. Tìm hiểu cách thức quảng cáo ảnh hưởng tới việc lựa chọn thực phẩm GV cho HS xem số quảng cáo trên TV liên quan đến thực phẩm. Để học sinh suy nghĩ về những gì khiến HS mua hoặc không mua 1 thực phẩm nhất định. Liệt kê các lý do lên giấy khổ lớn. Đưa ra câu hỏi: Các quảng cáo giúp chúng ta lựa chọn thực phẩm ra sao? Tiến hành thảo luận toàn thể lớp về câu hỏi này và khuyến khích các ý tưởng của HS. Cả lớp cùng liệt kê các yếu tố chính mà các quảng cáo cần phải có, và viết lên giấy khổ lớn để có thể tham khảo lại khi tiến hành thiết kế mẫu quảng cáo. Yêu cầu HS chia thành nhóm 8 HS để thiết kế các Poster (áp phích) quảng cáo cho các thực phẩm lành mạnh. Dán các tờ quảng cáo của học sinh quanh trường để ghi nhận kết quả học tập của học sinh và để giúp các học sinh khác lựa chọn thực phẩm lành mạnh. 2. Nội dung 2: Vệ sinh hệ hô hấp. 1.2. Xây dựng dự án - Bắt đầu ý tưởng: hiện nay học sinh đang mắc bệnh về đường hô hấp rất nhiều, ảnh hưởng tới quá trình học tập của HS vì vậy giáo viên yêu cầu HS khởi động các dự án để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp. - Phát triển ý tưởng: + Ai sẽ phổ biến cho mọi người kiến thức về hệ hô hấp? + Những tác nhân nào gây hại cho hệ hô hấp? 16 + Cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp - Chọn chủ đề và đặt tên cho dự án: + Kiss me + Một cây xanh một lá phổi + Thói quen nhỏ - Lợi ích lớn - Xây dựng bộ câu hỏi định hướng - Xây dựng biểu mẫu đánh giá: Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm. Tiêu chí 1. Sự tham gia 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm Tốt Khá Tạm được Cần điều chỉnh Tham gia nhưng thường lãng phí thời gian và ít khi làm việc. Tham gia nhưng thực hiện những công việc không liên quan. Tham gia đầy đủ, Tham gia đầy đủ chăm chỉ, làm và chăm chỉ làm việc trên lớp hầu việc trên lớp. hết thời gian. Lắng nghe cẩn 2. Sự lắng thận các ý kiến nghe của những người khác. Thường lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác. Đưa ra sự phản 3. Sự phản hồi chi tiết có hồi tính xây dựng khi cần thiết. Đưa ra sự phản Đưa ra sự phản hồi có tính xây hồi có tính xây Đưa ra sự phản dựng nhưng lời dựng khi cần hồi không có ích. chú thích chưa thiết. thích hợp. 4. Sự hợp tác Tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng. Thường tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng. Đôi khi không Không lắng nghe lắng nghe các ý ý kiến của những kiến của những người khác. người khác. Thường tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng. Không tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng