Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn dạy học nêu vấn đề và sử dụng công nghệ thông tin để phát huy tính tích cực...

Tài liệu Skkn dạy học nêu vấn đề và sử dụng công nghệ thông tin để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học lịch sử

.DOC
32
1429
142

Mô tả:

Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT B  Mã số:………......... Chuyên đề DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT DẠY HỌC LỊCH SỬ Người thực hiện : Vũ Ngọc Bích Trang Lĩnh vực nghiên cứu : Phương pháp dạy học Lịch sử Quản lý giáo dục Phương pháp dạy bộ môn: Lịch Sử Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác Năm học : 2012 – 2013 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 1 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: Họ và tên: Vũ Ngọc Bích Trang Sinh ngày 01/10/1980 Địa chỉ: Trần Cao Vân, Bàu Hàm II, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai. Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất B. II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: Học vị: Cử nhân khoa học. Năm nhận bằng: 2003. Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử. III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC: Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Lịch sử. Số năm kinh nghiệm: 10 năm. Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: “Tích cực và hạn chế khi áp dụng CNTT trong dạy – học lịch sử”. “ Sử dụng công nghệ thông tin và dạy học liên môn trong dạy học lịch sử ở trường THPT” “Sử dụng bài tập phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 2 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử MỤC LỤC I. Phần mở đầu: ------------------------------------------------------------------Trang 2 1. Đặt vấn đề-------------------------------------------------------------Trang 2 2. Phạm vi nghiên cứu--------------------------------------------------Trang 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn--------------------------------------Trang 3 II. Phần nội dung:-----------------------------------------------------------------Trang 5 1. Cơ sở thực tiễn và khoa học của chuyên đề----------------------Trang 5 2. Thực trạng dạy và học môn lịch sử ở trường THPT Thống Nhất B ----------------------------------------------------------------------------Trang 6 3. Dạy học nêu vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin khơi dậy hứng thú học tập lịch sử của học sinh--------------------------------Trang 7 III. Hiệu quả và ý nghĩa của chuyên đề------------------------------------Trang 24 IV. Kết luận và những đề xuất------------------------------------------------Trang 25 V. Tài liệu tham khảo-----------------------------------------------------------Trang 28 GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 3 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Đặt vấn đề: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH – HĐH, với mục tiêu tiến đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, đặt ra những yêu cầu mới đối với phẩm chất và năng lực của người lao động, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Để đáp ứng được nhu cầu này, cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường cho thế hệ trẻ, yêu CNXH, yêu quê hương gia đình, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, biết thừa kế, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường THPT nhằm góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, bản lĩnh con người để giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đang ở mức báo động, kiến thức lịch sử của học sinh quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm đến vấn đề này. Trong thư gửi cuộc họp Hội thảo “ Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong trường phổ thông, nguyên nhân và giải pháp” do Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp tổ chức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng “ Cứ trượt dốc theo đà này thì chúng ta chưa thể lường hết những hậu quả đối với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ”. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử? Dạy học lịch sử như thế nào đề đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của thầy cô giáo chúng ta. Muốn vậy thì phải đổi phương pháp, biện pháp dạy và học; nền giáo dục nước ta hiên nay đang đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh hứng thú, say sưa với từng môn học, chủ động sáng tạo để loại bỏ dần cách học thụ động trước đây. Luật giáo dục nước ta được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua năm 1998, trong chương I “ Những quy định chung” đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng là “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vương lên ”. Mục đích trong nhà trường phổ thông việc dạy học lịch sử cũng cần đảm bảo cho học sinh có nền tảng văn hóa phổ thông về lịch sử, góp phần đào tạo giáo dục cho thế hệ trẻ. Thế nhưng hiện nay, trong nhà trường còn rất nhiều học sinh coi GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 4 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử thường môn lịch sử vì xem đó chỉ là môn phụ. Môn lịch sử chưa được đánh giá đúng mức do nhiều nguyên nhân. Đa số học sinh còn quen với cách học thụ động, thiếu năng lực tư duy độc lập, sáng tạo để vận dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống thực tế. Vấn đề được đặt ra là: phải phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập nói chung, khơi dậy khả năng, hứng thú học tập lịch sử của học sinh trong nhà trường phổ thông nói riêng. Do vậy giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức. Bằng những phương pháp, biện pháp, phương tiện dạy học lịch sử phù hợp để hiểu rõ khả năng, năng lực của từng học sinh, tạo cho các em hứng thú, say mê khi học lịch sử. Từ đó tiết học thêm sinh động, chất lượng dạy học được nâng cao. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân tôi với một số năm giảng dạy bộ môn lịch sử, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng cũng xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề: “ Dạy học nêu vấn đề và sử dụng công nghệ thông tin để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học lịch sử” 2. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập lịch sử với phương pháp dạy học nêu vấn đề, cùng với phương tiện công nghệ thông tin để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho chuyên đề là học sinh 03 lớp 10 và 4 lớp 12 của trường THPT Thống Nhất B năm học 2010 – 2011. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chuyên đề : 3.1/ Ý nghĩa khoa học: Chuyên đề này giúp tôi nhận thức sâu sắc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực hiện nay: như dạy học nêu vấn đề, dạy học liên môn, dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin… thì việc tiến hành các bước của bài giảng người giáo viên phải biết lưa chọn những phương pháp nào hiệu quả nhất để hình thành tri thức lịch sử cho học sinh. 3.2/ Ý nghĩa thực tiễn: Trong quá trình giảng dạy lịch sử tôi áp dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện, biện pháp như thuyết trình, miêu tả dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề… và tôi thấy rằng dạy học nêu vấn đề cùng với phương tiện giảng dạy là GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 5 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử công nghệ thông tin thì việc phát huy năng lực tư duy của học sinh dễ dàng hơn. Các em hiểu được quá trình lịch sử một cách logic, khách quan và có hệ thống từ đó các em hiểu và có hứng thú học tập môn lịch sử hơn. GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 6 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở thực tiễn và khoa học của chuyên đề: Đairi nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói rằng : “Dạy lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lời.”. Như vậy mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trong hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác logic có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy làm sao để phát triển tư duy logic của học sinh trong học tập? Nhiệm vụ của người thầy giáo trong dạy học truyền thống là người truyền đạt kiến thức cho học sinh, thầy giáo là trung tâm của lớp học, học sinh đóng vai trò thụ động trong việc tiếp thu kiến thức do thầy cung cấp. Nhưng những kiến thức mà học sinh thụ động tiếp thu từ thầy sẽ không vững chắc trong nhận thức. Khoa học giáo dục chỉ ra rằng, quá trình học là quá trình chủ động lĩnh hội tri thức của học sinh. Như vậy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử, các nhà giáo dục đã khởi xướng một kiểu dạy mới “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm ” hay còn gọi là “ Dạy học nêu vấn đề” mục đích là tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, biến việc học tập của học sinh trở nên hứng thú, trở thành nhu cầu chính của người học. Theo Nguyễn Cảnh Toàn, “ trong dạy học nêu vấn đề, người học tự tìm ra kiến thức, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, Học sinh nhận dạng vấn đề trình bày và bảo vệ cách giải quyết vấn đề của mình, tranh luận đúng sai với bạn bè, và giáo viên là người đưa ra kết luận, bỗ sung tri thức của mình”. Nhưng dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp riêng, mà là một kiểu dạy học được thông qua sự liên kết nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy dạy học nêu vấn đề rất quan trọng trong dạy học nói chung và trong học lịch sử nói riêng. Dạy học nêu vấn đề sẽ thật hiệu quả khi được kết hợp với công nghệ thông tin - một phương tiện dạy học hữu ích hiện nay. 2. Thực trạng dạy và học môn lịch sử hiện nay: GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 7 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử 2.1/ Thực trạng chung: Người dạy thiếu chiều sâu, chưa hấp dẫn vẫn mang tính chất nhồi nhét… và người thầy cung chưa đủ sức vượt qua “rào cản” môn phụ, nên tâm lý chán nản, không muốn đầu tư nhiều cho một tiết dạy, nhưng không có nghĩa là tất cả thầy cô dạy lịch sử đều như thế. Thực dụng môn học có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng yếu kém về kiến thức môn lịch sử ở rất nhiều người, kể cả những học sinh đã và chưa tốt nghiệp. Bởi vì có thể nói 99% nghề không phải cần lao động phải am hiểu về lịch sử, mà chỉ cần trình độ tin học, Ngoại ngữ hay Toán, Lý, Hóa, Sinh mà thôi. Môn lịch sử không phải là môn bắt buột thi tốt nghiệp THPT hoặc khi phỏng vấn xin việc hoặc thi vào biên chế nhà nước, nên dần dần trong học sinh, thầy cô và cả mọi người tồn tại ứng xử ngầm “ Lịch sử chỉ là môn học phụ”, học chỉ mang tính chất đối phó, học để biết, nhưng “biết để làm gì” vì không vận dụng vào thực tiễn công việc. Đối với giáo viên dạy môn lịch sử ở trường phổ thông là bốn không : không phụ đạo, không tăng tiết, không dạy thêm, không thu nhập. Một khi không thu nhập thì làm sao trang bị đồ dùng dạy học hay ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, mà trực quan không sinh động, không phong phú thì học sinh chán học. Từ đó chất lượng môn học lịch sử cũng đi xuống. 2.2/ Thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THPT Thống Nhất B: * Ưu điểm: + Về phía giáo viên: Đa số giáo viên đều có cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình, theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp trực quan, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật và miêu tả… và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau thông qua hoạt động này, những học sinh yếu kém được hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi từ đó học sinh năm vững được kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện hiện tượng lịch sử… + Về phía học sinh: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, chuẩn bị bài mới ở nhà. Tích cực thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi cuối mục trong bài. Học sinh yếu kém đã nắm được kiến thức trọng tâm cơ bản. GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 8 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử * Về mặt hạn chế: + Về phía giáo viên: Một số ít giáo viên chưa thật sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điệu kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức vẫn còn “thầy nói trò nghe”, “ thầy đọc trò chép”. Do đó học sinh chưa nắm được kiến thức mà chỉ thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn. Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học, sau khi kiểm tra bài cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏi nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên. Đôi khi giáo viên đặt câu hỏi quá khó làm cho đối tượng học sinh yếu kém tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học. + Về phía học sinh: Học sinh thường trả lời các vấn đề giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. Học sinh còn lười chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp thiếu tập trung suy nghĩ. Học sinh chỉ trả lời những câu hỏi dễ, đơn giản, còn dạng câu hỏi tổng hợp, phân tích, so sánh… thì học sinh còn lúng túng khi trả lời hoặc mang tính chất chung chung… Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn lịch sử trong nhà trường phổ thông, tôi xin nêu trong phạm vi chuyên đề: kiểu dạy học nêu vấn đề và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy tôi thấy rất hiệu quả. 3/ Dạy học nêu vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin khơi dậy khả năng,hứng thú học tập lịch sử của học sinh: 3.1/ Dạy học nêu vấn đề là gì ? Dạy học nêu vấn đề là một quan niệm dạy học, trong đó việc phát triển tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ, khơi gợi nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh được đặt lên hàng đầu. Vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 9 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử việc tạo ra tình huống có vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết sáng tạo vấn đề đó. Dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp cụ thể mà là nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành của nhiều phương pháp dạy học. Nó được vận dụng trong tất cả các khâu trong giờ học và là một kiểu dạy học. Giờ học nêu vấn đề có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của học sinh. 3.2/ Ý nghĩa của dạy học nêu vấn đề: Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp dạy học, mà trong đó, học sinh đứng trước sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết thì cần phải biết. Cụ thể là: + Về nội dung: học sinh chưa biết một kiến thức mang tính trừu tượng, khái quát như khái niệm, quy luật, học bài lịch sử… + Về phương pháp: học sinh chưa biết cách lập luận, chưa tạo được “ một con đường”, một cấu trúc tư duy để đi từ cái đã biết sang cái chưa biết nhưng cần phải biết. Dạy học nêu vấn đề được thực hiện theo tinh thần tôn trọng vai trò chủ thể của học sinh, đề cao nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh, từ đó tạo ra hứng thú, động cơ học tập một cách tích cực ở các em. Tham gia quá trình học tập có sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, học sinh sẽ rèn được khả năng, thói quen độc lập, chủ động sáng tạo trong lao động và cuộc sống. Đây chính là ý nghĩa, chức năng có tính chất quyết định của dạy học nêu vấn đề. Từ việc tư duy và sáng tạo, học sinh sẽ từng bước rèn luyện khả năng ngôn ngữ, học được cách trình bày nội dung một vấn đề dưới hình thức một bài nghị luận về lịch sử. Bên cạnh đó, qua những buổi tranh luận, trao đổi để bảo vệ ý kiến các em sẽ được khả năng, thói quen bạo dạn, tinh thần dân chủ trong giao tiếp. Như vậy, tổ chức dạy học theo hướng nêu vấn đề là một trong những phương pháp đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế - xã hội hiện đại. Đó là đào tạo thế hệ trẻ thành một lực lượng lao động “tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra.”. Trong dạy học lịch sử, dạy học nêu vấn đề với những ưu điểm của mình đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, nhất là việc phát triển năng lực nhận thức các vấn đề lịch sử ở học sinh. 3.3/ Quy trình thực hiện: GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 10 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử Phương pháp dạy học nêu vấn đề được thể hiện như sau: Dạy học nêu vấn đề Giáo viên nêu vấn đề đề Học sinh hợp tác giải quyết vấn đề Trong đó: + Giáo viên nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi, sơ đồ, một bảng biểu… + Học sinh tiếp nhận vấn đề. + Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. + Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, có sự chất vấn và thảo luận của cả lớp. + Giáo viên nhận xét, bổ sung, và tổng kết. 3.4/ Các yếu tố cấu thành của dạy học nêu vấn đề: Dạy học nêu vấn đề bao gồm các yếu tố: Trình bày nêu vấn đề, tình huống có vấn đề và bài tập (câu hỏi) nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh giải quyết và giáo viên tổng kết, cũng cố những điều đã thu nhận. 3.4.1/ Trình bày nêu vấn đề cũng như các dạng trình bày khác phải đảm bảo về các yêu cầu mang tính khoa học, hình ảnh và ngôn ngữ trong sáng, đúng, song bên cạnh đó, trình bày nêu vấn đề có các thành phần đặc biệt khác như gợi và quyết định hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Khi trình bày nêu vấn đề, giáo viên cần đặt học sinh trước sự giải quyết một vấn đề mới, chưa biết, đồng thời giúp cho học sinh tự tìm ra bản chất của sự kiện hiện tượng, độc lập rút ra các kết luận cần thiết dựa trên cơ sở bài trình bày của thầy cô, kiến thúc kỹ năng, kỹ xảo vốn có của các em. Trình bày nêu vấn đề khác với thông báo tài liệu. Ví dụ: Khi dạy bài 31 Cách Mạng Tư Sản Pháp cuối thế kỷ XVIII ở lớp 10, có hai hướng trình bày: + Thông báo: giáo viên chỉ trình bày những nét chính về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng nước Pháp trước năm 1789, sau đó rút ra nhận xét, rồi chỉ ra nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cách mạng. + Trình bày nêu vấn đề: trước khi trình bày giáo viên đặt câu hỏi “ Tại sao cách mạng Pháp bùng nổ?” sau đó giáo viên trình bày kết hợp yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tranh ảnh, về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội…. Để GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 11 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử giúp học sinh trả lời câu hỏi vừa nêu, giáo viên sử dụng công nghệ thông tin để khai thác tranh ảnh, sơ đồ sau: Hình: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng (tranh biếm họa) Nội dung: Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng tư sản. Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải cõng trên lưng mình hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh. Đó chính là hình tượng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ(Đ/c thứ nhất). Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc (đ/c thứ 2) Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn mỡ, ăn mặc thì màu mè, diêm dúa và cự kỳ quý phái. Trong tú quần và túi áo của tăng lữ, quý tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được. Người nông dân phải nộp SÔ ÑOÀ 3 ÑAÚNG CAÁP đủ mọi thư thuế như: thuế kế thừa, thuế rượu, thuế ÑC ÑCII(TAÊ (TAÊNNG GLÖÕ LÖÕ)) ÑCII II(QUYÙ (QUYÙTOÄ TOÄC C)) muốn…sản phẩm làm ra ÑC Coù moïi quyeàn lôïi. phải nộp cho lãnh chúa 10 Khoâng phaûi ñoùng thueá. đến 20%, cho nhà nước là TÖ SAÛN 50%, cho giáo hội 10%. ÑAÚNG CAÁP III NOÂNG DAÂN Ngoài ra, họ phải nộp thuế Khoâng Coù moïi quyeàn lôïi. khi qua cầu của lãnh chúa, BÌNH DAÂN THAØNH THÒ Phaûi ñoùng thueá. thuế khi dùng cối để xay em nhaä xeùitñaú gì?ng caáp I vaø II ÑaúngQua caáp sô IIIñoàmaâ u coù thuaã nnvôù bột… Sử dụng sơ đồ 3 đẳng cấp để giải thích về tình hình chính trị xã hội của nước Pháp trước cách mạng. Bên cạnh đó giáo viên nói thêm về Vua Lui XVI và hoàng hậu Mari Ăngtoanét - người đã làm cho ngân khố nhà nước khánh kiệt. GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 12 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử Vua Lui XVI Hoàng hậu Mari Ăngtoanét Sau khi trình bày xong, giáo viên có thể gợi mở để các em có nhận xét gì về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Pháp, rút ra nguyên nhân sâu xa dẫn tới cách mạng bùng nổ? 3.4.2/ Tình huống có vấn đề: Theo M.I.Macnutốp tình huống có vấn đề “đó là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện quá trình thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hoạt động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải quyết hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả.”. Như vậy tình huống có vấn đề trong học tập lịch sử của học sinh: Trước hết là sự xuất hiện của một mâu thuẫn mà học sinh đứng trước sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết nhưng cần phải biết. Cụ thể là về nội dung: học sinh chưa biết một kiến thức nào đó, có thể là nguyên nhân (bùng nổ, thắng lợi, thất bại) bản chất các sự kiện, ý nghĩa, khuynh hướng phát triển của các sự kiện hiện tượng lịch sử, những kiến thức trừu tượng, khái quát như khái niệm, quy luật, bài học lịch sử. GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 13 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử Trong cuốn sách “Các tình huống có vấn đề trong tư duy và dạy học”. A.M.Machiuskin đưa ra 7 loại tình huống có vấn đề thường gặp trong thực tế dạy học đó là: + Tình huống khủng hoảng( phê phán). + Tình huống bất ngờ. + Tình huống không phù hợp. + Tình huống xung đột. + Tình huống lựa chọn. + Tình huống phản bác (bác bỏ). + Tình huống giả định. Trong dạy học lịch sử tình huống có vấn đề được hình thành trong các trường hợp sau: + Một : Khi giáo viên đưa ra các ý kiến khác nhau để học sinh tự phân tích, đánh giá chung. Ví dụ 1: Khi dạy bài 16 lớp 12 ban cơ bản, giáo viên đưa ra vấn đề sau: “ Sử gia Tư sản cho rằng, Cách Mạng Tháng Tám thàng công là do sự “ăn may”, nhưng nhiều người khẳng định rằng đó là do quá trình chuẩn bị lâu dài với nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng ta. Theo em, ý kiến nào là đúng? Vì sao ?” Học sinh phải theo dõi bài, suy nghĩ, phân tích, rút ra kết luận đúng. Để giúp học sinh trả lời câu hỏi này giáo viên gợi ý cho học sinh về quá trình chuẩn bị của Đảng ta cho Cách Mạng Tháng Tám năm 1945…giáo viên có thể sử dụng phim tư liệu hoặc hình ảnh nói về sự chuẩn bị lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng… GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 14 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử Buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân; Võ Nguyên Giáp (bìa trái), Hoàng Văn Thái cầm cờ (là người đội mũ) Ví dụ 2: Trong bài: “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ”, sau khi giảng những mặt tiến bộ của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, những mặt tích cực của bản tuyên ngôn độc lập, của hiến pháp tư sản năm 1787, giáo viên dẫn học sinh vào tình huống có vấn đề: “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là sự tiến bộ so với thời bấy giờ, nhưng tại sao trong tác phẩm “Đường kách mệnh” Nguyễn Ái Quốc cho rằng là “cuộc kách mệnh chưa đến nơi” “ An Nam không nên thực hiện cuộc kách mệnh này”. Giáo viên sử dụng sơ đồ bộ máy nhà nước Mỹ theo Hiến pháp 1787 để gợi ý cho học sinh thông qua việc giải thích sơ đồ này. GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 15 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử Tổng thống (nhiệm kỳ 4 năm, không quá 2 nhiệm kỳ) Các bộ trưởng Thượng viện Tòa án tối cao, ( chịu trách nhiệm trước tổng thống) (mỗi bang 2 thượng nghị sĩ) (9 quan tòa, nhiệm kì suốt đời) Hạ viện Đại cử tri (Số đại biểu theo số dân mỗi bang) Cử tri ………………………………………………………... Không có quyền bầu cử Phụ nữ Không có quyền công dân Nô lệ - thổ dân Sơ đồ: Bộ máy nhà nước Mỹ theo hiến pháp 1787 GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 16 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử Học sinh giải quyết tình huống này là các em phải tìm ra được “điểm nối” giữa những điều đã biết với những điều chưa biết. Lúc này, giáo viên là người hướng dẫn học sinh tìm ra những điểm nối đó. Bên cạnh những mặt tiến bộ, tích cực, các văn kiện trên vẫn có mặt trái, mặt tiêu cực. Và đó chính là lý do tại sao Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng Mỹ - cách mạng tư sản – là cuộc cách mạng “chưa đến nơi”. Qua đó, học sinh cũng hiểu cách mạng tư sản - về thực chất là sự thay thế giai cấp bóc lột này (giai cấp phong kiến) bằng giai cấp bóc lột khác (giai cấp tư sản). Cho nên, Nguyễn Ái Quốc đã cho rằng “ cách mạng An Nam không nên làm theo cách mạng Mỹ - một cuộc cách mạng tư sản”. + Hai: Khi giáo viên hướng dẫn học sinh nêu ra mâu thuẫn, sự xung đột về kiến thức và tự tìm tòi con đường giải quyết. Ví dụ 1: Khi dạy bài chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giáo viên yêu cầu học sinh cần nhắc lại các vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản Anh (mục đích, lãnh đạo, lực lượng, kết quả), rồi tìm hiểu tính chất, mục tiêu của cuộc chiến tranh này. Trên cơ sở tư liệu, sự kiện cụ thể, đối chiếu với kiến thức đã học, học sinh rút ra kết luận đây là cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức đấu tranh giành độc lập. Bài tập nêu vấn đề là những câu hỏi thể hiện nội dung cơ bản của bài, là một điều mới học sinh chưa biết, các em cần giải quyết trong giờ học đó là câu trả lời của học sinh phải là sản phẩm của hoạt động tư duy độc lập. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII” ở lớp 10 ban cơ bản giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi để tạo tình huống có vấn đề, rồi nêu lên vấn đề đó dưới dạng bài tập: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, giống và khác gì với cách mạng tư sản Anh 1640, chiến tranh giành thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?”,“ vì sao gọi cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng dân chủ điển hình?”,“đánh giá vai trò của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789”, khi giải quyết các vấn đề này. Học sinh nắm đuợc các nội dung cơ bản của bài. Giáo viên gợi ý cho học sinh bằng cách lập bảng sau: * Điểm giống nhau: + Đều là cách mạng tư sản. + Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn chế độ phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. + Lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 17 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử + Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân. + Các cuộc cách mạng đều có ảnh hưởng sâu rộng và ý nghĩa quốc tế lớn lao. + Đều có mặt hạn chế là duy trì chế độ tư hữu, không giải phóng hoàn toàn cho người lao động. * Điểm khác nhau: Cách mang tư sản Anh(thế kỷ XVII) Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (thế kỷ XVIII) Cách mạng tư sản Pháp (thế kỷ XVIII) Hình thức Nội chiến Đấu tranh giành độc lập Vừa nội chiến vừa chống giặc ngoại xâm Giai cấp lãnh đạo Tư sản và quý tộc mới Tư sản và chủ nô Tư sản Đặc điểm Không có bầu cử, không có hiến pháp Có tuyên ngôn độc lập và hiến pháp1787 Có bầu cử, có tuyên ngôn nhân quyền vá dân quyền, có hiến pháp (1791, 1793). Lật đổ nền thống trị của Thiết lập chế độ thực dân Anh – thành lập quan chủ lập Hoa Kỳ với nền công hòa, hiến – tư sản và Tư sản và chủ nô nắm quý tộc mới nắm quyền, theo chế độ Tổng quyền thống Thành lập chế độ cộng hòa, giai cấp tư sản nắm quyền Kết quả Tính chất cách mạng Nhiệm vụ cách mạng Cách mạng tư sản không triệt để Vừa là chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là cách mạng tư sản không triệt để Cách mạng dân chủ tư sản triệt để Lật đổ chế độ phong kiến Lật đổ nền thống trị của chính quyền thực dân Anh, giải phóng dân tôc Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế chống liên minh phong kiến Áo, Phổ GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 18 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử Hay muốn đánh giá vai trò của quần chúng nhân dân, vai trò của giai cấp Tư sản trong cuộc cách mạng tư sản Pháp giáo viên đưa sơ đồ đi lên của giai cấp tư sản Pháp. Giai đoạn 3 Quần chúng lật đổ phái Girôngđanh đưa phái Giacôbanh lên cầm quyền 02 – 06 – 1793 Giai đoạn 2 Quần chúng khởi nghĩa lật đổ Chính quyền đại tư sản lập hiến Nền chuyên chính Giacôbanh. Xóa bỏ mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân. Quy định quyền nhân dân. 10 – 8 – 792 Giai đoạn 1 Quần chúng đánh chiếm ngục Baxti 14 – 7 – 1789 Xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến Thành lập nền cộng hòa Nền thống trị của tư sản công hòa Girôngđanh Cách mạng nổ ra và thắng lợi Hạn chế quyền vua Xóa bỏ đẳng cấp Thiết lập nền thống trị của đại tư sản lập hiến -Qua bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản, sơ đồ của cách mạng tư sản Pháp năm1789, học sinh sẽ trả lời được câu hỏi trên. Khi ra bài tập nêu vấn đề, cần chú ý việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng nhiều dạng bài tập để hình thành khả năng phân tích, đánh giá phát triển ngôn ngữ, làm việc với các loại tài liệu, vận dụng kiến thức. GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 19 Chuyên đề: Dạy học nêu vấn đề và sử dụng CNTT để phát huy tính tích cực của HS trong tiết dạy học Lịch sử 3.5/ Ví dụ minh họa: Khi dạy bài: Bài 17 (lớp 12 ban cơ bản) Nước Viêt Nam Dân Chủ cộng Hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 23/9/1946. Giáo viên chuẩn bị cho việc quá trình nhận thức của học sinh như sau: * Nêu một số vấn đề trong bài dạy, để học sinh tự tìm hiểu và đưa ra ý kiến của mình, thông qua 3 vấn đề: + Nước Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 có những vấn đề gì nổi bật ? Những vấn đề đó ảnh hưởng gì tới sự tồn tại của một nhà nước Việt Nam non trẻ ? + Việc giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt và lâu dài của Đảng ta ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công được tiến hành như thế nào ? Việc nào là chủ trương, việc nào là biện pháp? + Em hãy suy nghĩ: cách giải quyết khó khăn của Đảng ta khi có nhiều kẻ thù đang tìm cách “bóp chết” chính quyền cách mạng non trẻ đúng hay sai? Điều đúng đắn thể hiện ở chi tiết nào của bài học ? * Để dẫn dắt học sinh tìm ra chân lý, giáo viên thường thể hiện theo hai cách: Cách 1: Nêu vấn đề (đặt câu hỏi) theo chiều hướng đi tự cụ thể đến khái quát. Theo phương pháp quy nạp. Cách 2: Nêu những câu hỏi phản đề để học sinh tự đối chiếu với nhận thức của mình về một vấn đề lịch sử nào đó, tự các em khẳng định đúng sai. Ví dụ: Trong bài 17 (lớp 12 ban cơ bản): Nước Viêt Nam Dân Chủ cộng Hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 23/9/1946, giáo viên nêu vấn đề: trong lúc nhân dân Nam bộ đang quyết tâm cầm súng chống Pháp, Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ Tịch lại chủ trương hòa với Pháp. Chủ trương đó đúng hay sai ? Vì sao ? Giải quyết được vấn đề này, học sinh không chỉ nắm vững kiến thức một cách sâu sắc về tình hình thực tế của cách mạng lúc đó, mà còn có khả năng nhận biết về tình hình xã hội khác Sau đây là đề cương giảng bài số 17(lớp 12 ban cơ bản): Nước Viêt Nam Dân Chủ cộng Hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 23/9/1946. * Đặt vấn đề: Mục đích cuối cùng của cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền, giành được chính quyền đã khó giữ vững chính quyền lại càng khó hơn. GVTH: Vũ Ngọc Bích Trang Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan