Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn dạy học chủ đề “thời cơ trong cách mạng tháng tám năm 1945 ...

Tài liệu Skkn dạy học chủ đề “thời cơ trong cách mạng tháng tám năm 1945

.DOCX
26
1327
145

Mô tả:

0 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN    Mã số: ………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945” Người thực hiện: Lê Thị Thu Hằng Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  Phương pháp giáo dục:  Lĩnh vực khác: ……………………………  Có đính kèm: Mô hình  Đĩa CD  Phim ảnh  Hiện vật khác  1 NĂM HỌC 2016-2017 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN Họ và tên: Lê Thị Thu Hằng Ngày tháng năm sinh: 20 – 06 – 1982 Nữ Địa chỉ: 381 quốc lộ 1, phường Trung Dũng, Biên Hòa – Đồng Nai Điện thoại: 061 3897564 Fax/Email: [email protected] Chức vụ: tổ trưởng Nhiệm vụ được giao: dạy học các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 12A1, 12A2, 12A3, 12A4. 9. Đơn vị công tác: trường THPT Ngô Quyền II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2010 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử Việt Nam III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm: 12 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Sử dụng văn thơ trong dạy học Lịch sử Việt Nam để nâng cao hứng thú cho học sinh (qua thơ văn Hồ Chí Minh). 2. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn chương trình Lịch sử lớp 12: chủ đề “Khai thác vai trò của yếu tố Địa lý trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam”. 2 DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: “THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp “Bàn tay nặn bột”...; các kĩ thuật dạy học tích cực như động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy,... không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Trong đó dạy học chuyên đề, chủ đề đang từng bước được các giáo viên, tổ/nhóm chuyên môn lựa chọn và áp dụng thay thế cho dạy học theo bài/tiết. Thực hiện theo tinh thần đổi mới của giáo dục, tôi nghiên cứu đề tài Dạy học chủ đề “Thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945”. Đồng thời, qua đó hướng tới tăng cường sự hứng thú, say mê, lòng yêu thích đối với bộ môn Lịch sử và khả năng vận dụng sáng tạo cho học sinh. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trên thế giới, dạy học chuyên đề, chủ đề ở trường THPT là xu thế tất yếu của các nước để phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập, nhịp độ học tập, nhu cầu học tập của học sinh, trên cơ sở đó phát huy tối đa năng lực của học sinh. Ở nước ta, giáo dục đang thực hiện bước chuyển từ chương trình tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Sự thay đổi đó đã được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học…. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.” [5, trang 13] Ngoài ra, các báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đề cập và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đổi mới trong giáo dục. Các chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho thấy công tác triển khai việc đổi mới đang được thực hiện. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 Hiện nay, chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử có nhiều nội dung lặp lại. Do đó dẫn đến tình trạng nhàm chán và mất thời gian đối với học sinh. Học sinh không thấy được mối quan hệ giữa các nội dung sự kiện với nhau, thu nhận kiến thức không có hệ thống. Giáo viên bị hạn chế trong năng lực sáng tạo. Giờ học trở nên khô khan. Dạy học chuyên đề, chủ đề chính là biện pháp quan trọng để khắc phục được những hạn chế nêu trên. Ưu điểm của dạy học theo chuyên đề, chủ đề là các cơ sở giáo dục, tổ chuyên môn và giáo viên được giao quyền chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục. Căn cứ trên yêu cầu định hướng phát triển năng lực của học sinh, căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng của học sinh, tôi đã thực hiện dạy học một số chuyên đề, chủ đề có hiệu quả. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 hiện nay còn rất nặng về kiến thức, gây khó khăn trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Phong trào cách mạng 1939 -1945 và Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 là một ví dụ vì có nhiều sự kiện lịch sử nối tiếp nhau, nhiều khái niệm được đề cập đến. Trong khi đó, áp lực trong các kì thi như thi học sinh giỏi, thi Trung học phổ thông không hề nhẹ, nhất là từ năm học 2016-2017 bộ môn Lịch sử được tiến hành thi theo hình thức trắc nghiệm. Do đó, nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu rõ và sâu hơn về cách mạng tháng Tám năm 1945, tôi tiến hành dạy học chủ đề “Thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945”. Thông qua đó, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo cho học sinh để giải quyết các tình huống trong các giai đoạn cách mạng sau và hoàn cảnh đất nước hiện nay. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC 1.1. Tình hình cách mạng đầu năm 1945. Thời cơ cách mạng xuất hiện. Bước sang đầu năm 1945, chủ nghĩa phát xít đang bị thất bại nặng nề trên các chiến trường. Ở Đông Dương quan hệ Nhật – Pháp căng thẳng. Cả hai bên ngầm chuẩn bị lực lượng để tấn công nhau. Tối ngày 9-3-1945, Nhật bất ngờ tấn công Pháp chiếm Đông Dương. Quân Pháp vừa yếu vừa bị đánh bất ngờ nên đầu hàng nhanh chóng. Ngay sau đó phát xít Nhật tuyên bố "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập"; dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm "Quốc trưởng". Thực chất là độc chiếm Đông Dương. Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) ra chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Chỉ thị nêu rõ : + Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. + Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp – Nhật" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật". 4 + Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị ... sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. + Quyết định "phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước" :  Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quần chúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện.  Ở Bắc Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc giải quyết nạn đói" thu hút hàng triệu người tham gia.  Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng (11-3), tổ chức Đội du kích Ba Tơ.  Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mĩ Tho, Hậu Giang. Đồng thời để đẩy nhanh thời cơ đến, Ban thường vụ Trung ương Đảng tiến hành họp Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4-1945): quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang, phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, thành lập Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì có nhiệm vụ chỉ huy các chiến khu ở Bắc Kì và giúp đỡ cả nước về mặt quân sự. Trên cơ sở đó, ngày 15/5/1945 Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Uỷ ban Dân tộc giải phóng các cấp (16- 4-1945). Khu giải phóng Việt Bắc và Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập (4 - 6-1945). Qua đó có thể thấy, đến trước tháng 8/191945 công cuộc chuẩn bị của Đảng ta về căn cứ cách mạng, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang đã sẵn sàng, quần chúng đã được tập dượt đấu tranh vũ trang. Toàn dân tộc đang đón chờ thời cơ vùng dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, giải phóng đất nước, giải phóng giai cấp. 1.2. Nhật đầu hàng Đồng minh. Thời cơ cách mạng chín muồi. 1.2.1. Khái niệm, tầm quan trọng của thời cơ. Theo Lênin thời cơ của cách mạng gồm 3 yếu tố. Một là, giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, chính trị rơi vào khủng hoảng. Hai là, quần chúng bị rơi vào tình trạng bần cùng, sự chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng, không thể chịu đựng hơn nữa, buộc phải đi đến hành động có tính lịch sử. Ba là, tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần chúng cách mạng, đứng về phía các lực lượng tiên tiến cách mạng. Thời cơ cách mạng là sự phát triển logic của tình thế cách mạng. Tình thế cách mạng là yếu tố khách quan, thời cơ cách mạng bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Trong đó, yếu tố chủ quan đặc biệt quan trọng, là vai trò chủ thể của cách mạng. Thời cơ cách mạng gắn liền với các sự kiện, những tình huống trực tiếp, với không gian thời gian chính trị. Lênin cũng chỉ rõ thời cơ xuất hiện rất 5 nhanh và trôi đi cũng rất mau. Do đó, cách mạng có nổ ra hay không và có thành công hay không sẽ phụ thuộc phần cực kì quan trọng của chủ thể cách mạng, ở sự chuẩn bị đầy đủ và toàn diện cho cách mạng. Như vậy, thời cơ cách mạng chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện bên trong với điều kiện bên ngoài, trong đó điều kiện bên trong giữ vai trò quyết định nhất. 1.2.2. Thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945. Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta nổ ra trong hoàn cảnh khách quan hết sức thuận lợi: + Ngày 9-5-1945 Phát xít Đức đầu hàng Liên Xô và quân Đồng minh. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu. + Ngày 8-8-1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Ngày 9-8-1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan đông của Nhật. + Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Dông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, điều kiện khách quan có lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến. Ở trong nước, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và tổng bộ Việt Minh đã phân tích tình hình và nhận định rằng lúc này thời cơ đã đến. Do đó Đảng ta quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Qua đó thấy rõ đến tháng Tám năm 1945, những điều kiện khách quan và chủ quan đã kết hợp hết sức nhuần nhuyễn với nhau. Thời cơ của cách mạng đã chín muồi, nếu bỏ lỡ "không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia, dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được " (lời của Bác trong hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941). Tuy nhiên thời cơ "ngàn năm có một" của cách mạng tháng Tám năm 1945 chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng Minh đến trước khi quân Đồng Minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9-1945). Do đó cách mạng phải kịp thời phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. Vì vậy, trong các ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. Từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội Quốc dân diễn ra ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. 1.3. Diễn biến tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. Trên cơ sở nhận định thời cơ cách mạng chín muồi, Đảng ta phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng bùng nổ trong cả nước. 6 Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn nhân dân xuống đường biểu dương lực lượng. Quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như phủ Khâm sai, toà thị chính..., khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23-9-45), Sài Gòn (25-8-1945). Khởi nghĩa thắng lợi ở 3 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã tác động quyết định đến các địa phương trong cả nước. Ở nhiều nơi khắp cả nước, từ rừng núi, nông thôn, thành thị nối tiếp nhau khởi nghĩa. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-81945. Chiều 30-8-1945 trước cuộc mitinh lớn có hàng vạn quần chúng tham gia, vua Bảo Đại thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới : nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập. Như vậy, tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945 diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong 15 ngày và ít đổ máu. Đó là kết quả của việc Đảng ta tận dụng tốt yếu tố tình thế - thời cơ cách mạng - trên cơ sở chuẩn bị lực lượng rất chu đáo trong 15 năm qua (từ năm 1930 đến năm 1945). 1.4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám 1.4.1. Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám - Nguyên nhân chủ quan : + Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc; vì vậy, khi Đảng Cộng Sản Dông Dương kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. + Có sự lãnh đạo của Dảng do Hồ Chí Minh đứng đầu với đường lối đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận Mác-Lê nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. + Để giành thắng lợi, Đảng ta có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm đấu tranh suốt 15 năm qua 3 phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, đặc biệt là trong quá trình xây dựng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa thời kì vận động giải phóng dân tộc 1939-1945. + Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao. Các cấp bộ đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ. - Nguyên nhân khách quan: quân đồng minh đánh thắng phát xít, đặc biệt là chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản của Hồng quân Liên Xô đã 7 cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin, tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho nhân dân ta khởi nghĩa thành công. Trong các nguyên nhân ấy, nguyên nhân có Đảng lãnh đạo là cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Bởi vì Đảng đã biết chuyển hướng chỉ đạo chiến lực đúng đắn, biết chuẩn bị mọi mặt, biết theo dõi và chớp thời cơ cách mạng. Tóm lại, Đảng ta đã biết khai thác sức mạnh của truyền thống dân tộc kết hợp với sức mạnh của cả dân tộc vùng dậy, kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh của cách mạng thế giới, để tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng tháng Tám đến thành công. 1.4.2. Ý nghĩa lịch sử - Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị gần chục thế kỉ ở nước ta, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. - Đảng Cộng Sản Dông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo. - Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng ; cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng, tác động trực tiếp đến hai nước bạn Lào và Miên. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu: - Bài học phải biết kết hợp giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa phản đế và phản phong. - Bài học về tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc để xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nông làm nền tảng. - Bài học phải kiên quyết đi theo con đường cách mạng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin. - Bài học kết hợp giữa chuẩn bị lâu dài với việc chớp thời cơ và nhiều bài học kinh nghiệm đấu tranh khác. Trong đó, thành công lớn nhất của Đảng ta trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chính là chọn đúng thời cơ để "nổ ra đúng lúc". Thời cơ đó là lúc 16 nghìn quân Anh chưa vào miền nam và 200 nghìn quân Tưởng chưa vào miền bắc để giải giáp quân Nhật; cũng là lúc quân Nhật bại trận mất tinh thần, ngồi chờ Ðồng minh đến tước vũ khí; ngụy quyền tay sai bỏ trốn hoặc đầu 8 hàng chính quyền cách mạng. Việc chớp thời cơ đã không chỉ dừng lại ở kinh nghiệm đấu tranh thuần túy mà được nâng tầm trở thành nghệ thuật quân sự điển hình. Có thể khẳng định chọn đúng thời cơ tổng khởi nghĩa là một khoa học, là một nghệ thuật. Nhờ thế, sức mạnh của toàn dân ta được nhân lên gấp bội, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước một cách nhanh, gọn, ít đổ máu và thành công triệt để. 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ 2.1. Mục tiêu 2.1.1. Kiến thức: sau khi học xong chủ đề, học sinh: - Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám 1945. - Phân tích được thời cơ của cách mạng tháng Tám, sự sáng suốt của Đảng trong việc chớp thời cơ phát động khởi nghĩa, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng. - Nắm vững các khái niệm: thời cơ cách mạng, tiền khởi nghĩa, tổng khởi nghĩa, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,... 2.1.2. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ trình bày diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện Lịch sử. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan như hình ảnh nhân dân Hà Nội đấu tranh giành chính quyền ngày 19/8/1945. 2.1.3. Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần yêu nước, sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc, lòng tự hào về những thành quả cách mạng của cha ông. 2.1.4. Định hướng năng lực cần hình thành Thông qua chủ đề, hướng tới việc hình thành các năng lực cần thiết cho học sinh là: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực tự học. - Năng lực chuyên biệt: + Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chủ đề, vẽ sơ đồ. + Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử thế giới đối với lịch sử Việt Nam, vai trò của Đảng và Hồ Chí Minh trong việc dự đoán và chớp thời cơ. + Đánh giá được tầm quan trọng của thời cơ trong cách mạng, vai trò của yếu tố chủ quan. 2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 9 2.2.1. Chuẩn bị của giáo viên - Hình ảnh, video clip như chiến thắng của Ngô Quyền năm 938, phim chị Dậu, Nhật đảo chính Pháp (lưu trong đĩa kèm theo đề tài). - Các tư liệu tham khảo khác như: diễn biến cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Biên Hòa. 2.2.2. Chuẩn bị của học sinh - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan (mỗi tổ sưu tầm 2 hình ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung được giao chuẩn bị. Giải thích lí do tại chọn hình ảnh, tư liệu đó). 2.3 Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề 2.3.1. Giới thiệu - GV yêu cầu học sinh nhắc lại ý nghĩa của hội nghị 8 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, tóm tắt quá trình chuẩn bị cho cách mạng từ năm 1941 đến đầu năm1945. - GV giới thiệu nội dung kiến thức mới bằng cách sử dụng đoạn phim Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán và đặt câu hỏi: + Cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền trong trận Bạch Đằng là gì? + Kế hoạch đó bị phá sản khi nào?  GV giới thiệu về tầm quan trọng của việc chọn đúng thời điểm để tiến công kẻ thù. Trong chiến tranh hiện đại thế kỉ XX ở Việt Nam điều đó được nâng lên thành nghệ thuật chớp thời cơ mà cách mạng tháng Tám năm1945 là một minh chứng rõ nét. 2.3.2. Các hoạt động học tập HĐ 1: THẢO LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU HOÀN CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG NĂM 1945, DIỄN BIẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM. - Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình thế giới và Đông Dương đầu năm 1945. HS trả lời câu hỏi: + Nêu sự chuyển biến trong Chiến tranh thế giới thứ II đầu năm 1945. + Vì sao Nhật tiến hành đảo chính Pháp 9/3/1945? Sự kiện này chứng tỏ quân Nhật còn mạnh hay đã suy yếu hoàn toàn? Giải thích. + Tác động của sự kiện này đối với Việt Nam. Hướng dẫn hs khai thác tư liệu: + Đọc SGK trang 112 đoạn từ “ đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Be1clin” đến “mâu thuẫn Nhật – Pháp gay gắt” + Xem đoạn phim về Nhật đảo chính Pháp. - Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình Việt Nam đầu năm 1945 . HS trả lời các câu hỏi sau: + Nhận định, chủ trương của Đảng tại hội nghị 3/ 1945. + Chủ trương của Đảng tại hội nghị hội nghị Quân sự CM Bắc Kì 4/1945. + Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945 Đảng nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi? 10 Hướng dẫn hs khai thác tư liệu: + Đọc sgk trang 112, 113 từ “đang lúc Nhật đảo chính Pháp.... phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa” và từ “ để đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang....có nhiệm vụ chỉ huy các chiến khu ở Bắc Kì và giúp đỡ cả nước về quân sự” - Nhóm 3: Tìm hiểu những công tác chuẩn bị cuối cùng của Đảng cho tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. HS trả lời các câu hỏi sau: + Nêu diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước. + Sự chuẩn bị cuối cùng của Đảng ta cho tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào? + Tác dụng của phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói đầu năm 1945. Hướng dẫn hs khai thác tư liệu: + Đọc sgk trang 113 từ “ở khu căn cứ địa Cao- Bắc – Lạng, Việt Nam.... ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh, nhất là ở Mĩ Tho và Hậu Giang” và sgk trang 114 từ “ngày 16/4/1945 tổng bộ Việt Minh... Toàn dân tộc đã sẵn sàng đón chờ thời cơ vùng dậy tiến hành tổng khởi nghĩa”. + Xem đoạn phim/ hình ảnh về nạn đói Ất Dậu. - Nhóm 4: Tìm hiểu tình hình thế giới và Đông Dương tháng 8/1945. HS trả lời các câu hỏi: + Nêu sự chuyển biến của tình hình thế giới và Đông Dương tháng 8/1945. + Sự kiện nào cho thấy Đảng sẵn sàng lãnh đạo và quyết tâm của nhân dân trong tháng 8/1945 để giành chính quyền? + Tại sao Đảng xác định thời cơ của cách mạng chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ lúc Nhật đầu hàng đến trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam? Hướng dẫn hs khai thác tư liệu: + HS đọc sgk trang 115 từ “ đầu tháng 8, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ... Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến”. + Đọc sgk trang 115 từ “ngay từ ngày 13/8/1945 khi nhận được những thông tin về Nhật Bản... cử ra Ủy ban dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch”. + Xem phim tư liệu về nhận định của HCM về thời cơ. - Nhóm 5: Tìm hiểu diễn biến tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8/1945 HS trả lời các câu hỏi: + Trình bày diễn biến tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8/1945 bằng lược đồ. Nhận xét về quy mô. + Sự kiện ngày 2/9/1945 có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam? + Nêu phương pháp, hình thức đấu tranh của cách mạng tháng Tám năm 1945. Hướng dẫn HS khai thác tư liệu: + HS đọc sgk từ “chiều 16/8/1945... chiều 30/8 ...” trang 116, 117 + HS xem đoạn phim HCM đọc Tuyên ngôn độc lập. 11 + HS xem hình sau Biểu tình cướp chính quyền tại phủ Khâm sai ngày 19/8/1945 Mitinh tổng khởi nghĩa tại nhà hát Lớn ở quảng trường Hà Nội 1988 12 - Nhóm 6: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công, bài học kinh nghiệm của tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Liên hệ lịch sử địa phương. - HS trả lời các câu hỏi: + Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945. Nguyên nhân nào giữ vai trò quyết định? Giải thích. + Bài học kinh nghiệm của tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. + Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Biên Hòa diễn ra như thế nào? Nêu các hình thức đấu tranh. - Hướng dẫn HS khai thác tư liệu: + HS đọc SGK từ trang 119 đến trang 120. + GV cung cấp đoạn tư liệu sau cho hs: “ ..Ngày 23-8-1945, tại căn nhà số 2, dãy phố Sáu Sử, xã Bình Trước, quận Châu Thành, Biên Hòa, đồng chí Hoàng Minh Châu chủ trì cuộc họp với các đồng chí cán bộ trong tỉnh để bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền… Ngay trong đêm 23 rạng sáng ngày 24-8-1945, trong nội thành thị xã Biên Hòa, nhân dân đã treo cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm… Sáng sớm ngày 248, dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà máy cưa BIF, chi bộ ga xe lửa Biên Hòa, công nhân và nhân dân các ấp Tân Mai, Lân Thành, Vĩnh Thị đã nổi dậy…. Sáng sớm ngày 26-8-1945, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa đã tập hợp hàng trăm quần chúng tiến thẳng vào tòa bố Biên Hòa, treo lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên tại dinh tỉnh trưởng…. Sáng sớm ngày 27-8-1945, tại quảng trường Sông Phố, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức. Gần một vạn người từ khắp các huyện về tham dự…. Tiếp đó, đồng chí Hoàng Minh Châu, chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa, đọc diễn văn tuyên bố chính quyền đã thuộc về tay nhân dân…” [1, trang 352, 353, 354] Sau khi chuẩn bị, các nhóm đồng loạt trình bày sản phẩm trước lớp trên bảng học nhóm (ghi ý chính), GV quan sát và chiếu bảng kiến thức (phiếu học tập). HĐ 2: ĐÀM THOẠI - CÁ NHÂN: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM THỜI CƠ, VAI TRÒ CỦA ĐẢNG VÀ HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC DỰ ĐOÁN VÀ CHỚP THỜI CƠ. Lược đồ: Diễn biến cách mạng tháng Tám năm 1945 13 GV cung cấp tư liệu sau cho hs, yêu cầu hs đọc và trả lời các câu hỏi: “ Vào tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám tại Pắc Bó, Cao Bằng đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều nước thành công…” . - Gần ba năm sau, tháng 10 năm 1944, cục diện chiến tranh thế giới thứ hai đã bắt đầu đi đến hồi kết, Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh: “phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các nước đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng” và Người khẳng định: “cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh”. - Ngày 9 tháng 3 năm 1945, nhận thấy Nhật sắp lật Pháp đến nơi, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng được triệu tập ngay trong tối 9 tháng 3 năm 1945. Hội nghị bắt đầu họp ở làng Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh) thì phát xít Nhật nổ súng đánh Pháp ở Hà Nội và trên toàn Đông Dương. Hội nghị đoán trước sự thất bại của Pháp, thắng lợi tạm thời của quân đội Nhật và cuộc đảo chính sẽ tạo ra một tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điều kiện khởi nghĩa của Đông Dương chưa chín muồi đang đi tới chín muồi nhanh chóng. Vì vậy, Hội nghị đã ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. - Giữa trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Hồ Chí Minh nhận định“dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập!”. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và lệnh khởi nghĩa được ban ra kịp thời: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân dân Việt-nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập cho nước nhà!… Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!””. (trích theo Th.s Đinh Thị Thu Hoài - Khoa XDĐ, trường Chính trị Lê Duẩn) GV đặt các câu hỏi và yêu cầu hs suy nghĩ, trả lời: 1. Thời cơ để giải phóng dân tộc ta được xác định như thế nào trong các năm 1941, năm 1944, 3/1945 và 8/1945? 2. Vì sao Cách mạng tháng Tám nổ ra nhanh, thành công và ít đổ máu? 3. Hồ Chí Minh và Đảng có vai trò như thế nào đối với thời cơ của cách mạng tháng Tám 1945? HOẠT ĐỘNG 3: CÁ NHÂN – TẬP THỂ: CỦNG CỐ BÀI HỌC 1. Thời cơ của cách mạng là gì? Giữa yếu tố chủ quan và khách quan, yếu tố nào đóng vai trò quyết định? 2. Nêu thời cơ của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. 14  GV liên hệ, mở rộng: thời cơ trong chiến tranh (tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975). Trong cuộc sống, thời cơ được vận dụng linh hoạt là khi điều kiện thuận lợi “thiên thời địa lợi nhân hòa”. 15 PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐỀ THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 HOÀN CẢNH - Thế giới: …… …………… - Đông Dương và VN: …................ * Hội nghị 3/ 1945: nhận định về: + thời cơ: ...................... .... + kẻ thù chính: ................. ......... + hình thức đấu tranh: ................. ..........+ khẩu hiệu .......................... - Cao trào kháng Nhật cứu nước: + Ở Cao – Bắc – ..Lạng:…………… ………………….. + Ở Bắc Kì……… ………………….. +Quảng Ngãi: …………………… …………………… + Nam Kì: ………. …………………… * HNQS CM Bắc Kì 4/1945 đẩy mạnh công tác chuẩn bị k/n vũ trang: +thốn nhất: ....... ......................... + thành lập: ...... ......................... Việt Nam trước tháng 8 năm 1945. CHỦ TRƯƠNG THỰC HÀNH KẾT QUẢ - YN CỦA ĐẢNG CÁCH MẠNG - 4/ 1945 …………………… - 5/1945: …………………… - 6/1945 …………………… -13/8 TW Đảng và tổng bộ Việt Minh quyết định: +lập:…………. +phát lệnh:…… - 14-15/8: HN toàn quốc của Đảng tại Tân Trào: +thông qua:...... +quyết định:…. ………………. -16-17/8: đại hội - Cách mạng đã nổ ra sớm từ ngày 14/8 - ………….. giành chính quyền ở Hà Nội - ………….. giành chính quyền ở Huế. - ………….. giành chính quyền ở Sài Gòn. -……………vua Bảo Đại thoái vị. Chế độ PK chấm  Thời cơ: ………. …………… Việt Nam trong tháng 8/1945 - Thế giới: +9/5……… +8/8/:……. +9/8:……. - Đông Dương: +15/8…… - Ý nghĩa: - Ý nghĩa: +tạo ra bước ngoặt ………….. ………….. +đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của…... ………….. +mở ra kỉ nguyên:…. ………….. +Đảng CSĐD trở 16 quốc dân Tân Trào: +tán thành:……. +thông qua:…… +cử ra:………… Thời cơ cách mạng chín muồi khi:  Điều kiện khách quan……… …………………………………  Đảng sẵn sàng: …………….. ………………………………….  quần chúng sẵn sàng……… …………………………………  lực lượng trung gian: ………. ………………………………… dứt. -…………..cách mạng thành công trong cả nước. - ………….. Bác Hồ đọc TNĐL, khai sinh nhà nước VNDCCH. thành:…… +thế giới: …………. ………….. - Nguyên nhân thắng lợi: +truyền thống: …… + sự lãnh đạo của:…. ………….. +quá trình chuẩn bị lâu dài:….. ………….. +quyết tâm cao: ……… +đk khách quan: …… …………. -Bài học kinh nghiệm: +giải quyết đúng: ……. +tập hợp lực lượng:………. +phương pháp đấu tranh:…… +kết hợp giữa chuẩn bị và chớp thời cơ:……….. HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 (dựa trên phiếu học tập) HOÀN CẢNH CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG THỰC HÀNH KẾT QUẢ - YN CÁCH MẠNG 17 Việt Nam trước tháng 8 năm 1945. - Thế giới: +9/5 phát xít Đức đầu hàng + 8/8 và 9/8: LX tuyên chiến, tiêu diệt quân Nhật. + ngày 15/8 Nhật tuyên bố * Hội nghị 3/ 1945: nhận định về: + thời cơ: chưa chín muồi + kẻ thù chính: quân Nhật. + đấu tranh vũ trang, sẵn sàng tổng k/n khi có điều kiện. + khẩu hiệu: đánh đuổi phát xít Nhật. - Cao trào kháng Nhật cứu nước: + Ở Cao – Bắc – Lạng: giải phóng các châu, xã, huyện, lập chính quyền mới. + Ở Bắc Kì: phát động phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói. +Quảng Ngãi: cuộc nổi dậy của tù chính trị nhà lao Ba tơ, lập chính quyền và đội du kích. + Nam Kì: Việt Minh hoạt động mạnh, nhất là ở Mĩ Tho, Hậu Giang. * HNQS CM Bắc Kì 4/1945: đẩy mạnh công tác chuẩn bị k/n vũ trang: +thống nhất:lực lượng vũ trang. +thành lập:UB quân sự cách mạng Bắc Kì. Việt Nam trong tháng 8/194 5 - Thế giới: quân PX bị tiêu diệt - Đông Dương và VN: + Quân Nhật bại trận + 9/3: Nhật đảo chính P, dựng chính quyền bù nhìn  Thời cơ CM: xuất hiện - 4/ 1945 lập UB dân tộc giải phóng Việt Nam. - 5/1945 : VN cứu quốc quân + VN tuyên truyền giải phóng quân = VN giải phóng quân. - 6/1945 Khu giải phóng Việt Bắc và ra đời. -13/8 TW Đảng và tổng bộ Việt Minh quyết định: +lập UB khởi nghĩa toàn quốc. +phát lệnh tổng khởi nghĩa. - 14-15/8 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào: +thông qua kế - Cách mạng đã nổ ra sớm từ ngày 14/8 - 19/8 giành chính quyền ở Hà Nội. - 23/8 giành chính quyền ở Huế. - 25/8 giành chính quyền ở Sài Gòn. - 28/8: CM thắng lợi trong cả nước. -30/8: vua Bảo Đại thoái vị. Chế độ PK sụp đổ. - Ý nghĩa: Là sự chuẩn bị trực tiếp, cuối cùng cho tổng khởi nghĩa CMT8. - Ý nghĩa: + bước ngoặt: chấm dứt sự cai trị của P-N và Pk. +đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CMVN, mở ra kỉ nguyên độc lập-tự do. + Đảng CS Đông Dương trở thành đảng cầm quyền. +thế giới: góp phần vào chiến tranh 18 đầu hàng. Chính phủ tay sai hoang mang. hoạch k/n. + quyết định c/s đối ngoại, đối nội sau khi giành chính quyền. -16-17/8: Đại hội quốc dân diễn ra ở Tân Trào: +tán thành:chủ trương TKN. +thông qua: 10 chính sách Việt Minh. +Cử ra: UB dân tộc giải phóng VN. -2/9: Bác Hồ đọc TNĐL, khai sinh nhà nước VNDCCH. Thời cơ cách mạng chín muồi khi:  Điều kiện khách quan thuận lợi (kẻ thù su yyếu, không thể cai trị như cũ.)  Đảng sẵn sàng: lãnh đạo CM, quần chúng sẵn sàng tham gia.  các lực lượng trung gian: đứng về phía CM. chống PX, cổ vũ phong trào GPDT. - Nguyên nhân thắng lợi: +truyền thống yêu nước. + sự lãnh đạo của Đảng và HCM +quá trình chuẩn bị lâu dài 15 năm. +quyết tâm cao +đk khách quan thuận lợi. -Bài học KN: +giải quyết đúng vấn đề dân tộc và dân chủ. +tập hợp lực lượng toàn dân. +phương pháp đấu tranh: bạo lực CM. +kết hợp giữa chuẩn bị và chớp thời cơ. 2. 3. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 2. 3.1. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt được trong chủ đề Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Tình hình cách mạng -Nêu được tình hình thế giới, Đông Dương đầu 1945. - Giải thích - Phân tích được được chủ tác động của tình trương, nhận hình thế giới đối định của Đảng với cách mạng Vận dụng cao - Đánh giá được sự xuất hiện của thời 19 đầu 1945. Thời cơ cách mạng xuất hiện. - Nêu được nội dung, ý nghĩa của HN ban thường vụ TW Đảng 12/3/1945 và HN quân sự CM Bắc Kì 20/4/1945. - Nêu được diễn biến phong trào kháng Nhật cứu nước. trong đầu 1945. - Giải được lí do đảo chính 9/3/1945. năm Việt Nam đầu 1945. thích - Phân tích được Nhật qúa trình chuẩn Pháp bị về đường lối, căn cứ cách mạng, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tập dượt quần chúng đấu tranh cho CMT8. cơ. - Đánh giá được vai trò của Hồ Chí Minh và Đảng trong việc thúc đẩy thời cơ đến nhanh hơn. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 2. Nhật đầu hàng đồng minh, thời cơ cách mạng chín muồi. Nêu được tình hình thế giới, Đông Dương tháng 8/ 1945. - Nêu được nội dung, ý nghĩa các sự kiện 13/8/1945, 14-15/8/1945, 16-17/8/1945. - Giải thích được lí do Đảng phát động tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. - Phân tích được tác động của tình hình thế giới đến Việt Nam trong tháng 8/1945. - Phân tích được thời cơ của CMT8. - Đánh giá được “thời cơ ngàn năm có một” của CMT8 1945. - Đánh giá được vai trò của Hồ Chí Minh và Đảng trong việc chớp thời cơ.- 3. Diễn biến tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. - Nêu được diễn biến cách mạng tháng Tám 1945. - Chứng minh được CMT8 1945 nổ ra có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. 4. Kết quả, ý nghĩa, bài học kinh - Nêu được sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Giải thích được tính chất của cách mạng tháng Tám 1945. - Đánh giá được hình thái của cách mạng tháng Tám 1945. - Phân tích được ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công - Vận dụng được bài học kinh nghiệm của CMT8 đối
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan