Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học...

Tài liệu Skkn công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học

.DOC
7
124
120

Mô tả:

COÄNG HOØA XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAM Ñoäc laäp –Töï do – Haïnh Phuùc ------------------ SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TIỂU HỌC I/ Đặt vấn đề: Trong phương hướng nhiệm vụ cơ bản phát triển giáo dục vào những năm đầu của thế kỷ XXI, văn kiện Đại hội Đảng X cũng như chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đều nêu rõ : “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục”. Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình xã hội hoá giáo dục. Đối với giáo dụcTiểu học, xã hội hoá là nhu cầu, là qui luật tồn tại và phát triển của bậc học. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xã hội hoá giáo dục Tiểu học là một trong những nhân tố hàng đầu để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh , đáp ứng yêu cầu huy động tối đa trẻ em đến trường, phục vụ mục tiêu hình thành nhân cách trẻ em, tạo tiền đề để thực hiện phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác xã hội hoá giáo dục Tiểu học đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, Thực tiễn giáo dục Tiểu học trong những năm qua cho phép khẳng định đây là bậc học được xã hội hoá cao hơn các ngành học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, thể hiện sinh động nguyên tắc : Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm phát huy tài lực, trí lực, vật lực đóng góp cho công tác chăm sóc giáo dục phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nhà trường đạt danh hiệu Trường Tiểu học phong phú B đạt chuẩn Quốc Gia làm tôi băn khoăn suy nghĩ. Công tác xã hội hoá giáo dục của trường Tiểu học phong phú B đã khởi sắc và đạt được một số kết quả nhất định. Để đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục Tiểu học, tạo dựng cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại đảm bảo theo chuẩn Quốc Gia, sẵn sàng đón nhận chủ trương chuyển đổi loại hình trường lớp theo yêu cầu của Nhà nước, tôi đã tìm ra một số biện pháp như sau: II/ Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học Phong Phú B . 1/ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xã hội hoá giáo dục Tiểu học : tuyên truyền bồi dưỡng nâng cao nhận thức của lực lượng xã hội về vai trò của giáo dục Tiểu học đối với sự phát triển của đất nước.. Muốn công tác xã hội hoá giáo dục thực sự là công việc, là phong trào mang tính tự giác, tích cực của các thành viên trong xã hội trong đó có lực lượng phụ huynh cần phải chú trọng vai trò của tuyên truyền vận động của việc nâng cao tầm nhận thức cho lực lượng phụ huynh hiểu đầy đủ bản chất của xã hội hoá giáo dục Tiểu học.Đây là lực lượng chính hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh . Mục tiêu của kế hoạch là chuyển biến nhận thức của phụ huynh về vai trò, vị trí của giáo dục Tiểu học trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. Hình thức triển khai kế hoạch với nội dung của nó chủ yếu đi vào việc tuyên truyền bằng mọi cách, qua mọi phương tiện và công cụ, phổ biến các chủ trương, chính sách, nghị quyết về giáo dục Tiểu học , củng cố những nhận thức, bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin, nắm bắt những hiểu biết mới cần thiết về chăm sóc – giáo dục học sinh Tiểu học phù hợp với yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức, tiếp thu được những nội dung nói trên sẽ mang đến những tri thức, hiểu biết đến các thành viên trong từng gia đình, giúp định hướng đúng đắn, sẵn sàng hành động, xác định rõ trách nhiệm, tham gia một cách tự giác vào việc xây dựng nhà trường. Giới thiệu và nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, những thành tích của ngành học Tiểu học. Các tổ chức đoàn thể như : Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…, xã hội, doanh nghiệp …cùng tham gia làm công tác giáo dục Tiểu học . Trạm y tế, hội phụ nữ xã phối hợp với các trường Tiểu học của xã hàng năm bổ sung thêm nhiều kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các gia đình, triển khai chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, chống béo phì, chương trình nha học đường, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường Tiểu học . Hội khuyến học có kế hoạch chăm lo quan tâm, động viên khen thưởng học sinh vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ, khen thưởng vào dịp cuối năm học.. Bằng các phương tiện tuyên truyền: Hệ thống biểu bảng trong và ngoài lớp học, các dịp khai giảng, tổng kết năm học, hội thi, tổ chức các chuyên đề về chăm sóc giáo dục học sinh … Mở rộng các đợt tuyên truyền sâu rộng tới lực lượng cha mẹ học sinh, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí vai trò thực sự của giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, phải thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển. 2/ Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh . Song song với sự đầu tư ngân sách của nhà nước đã cải thiện mạnh mẽ điều kiện trường lớp, bổ sung nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ chăm sóc, giáo dục, làm chuyển biến rõ nét chất lượng giáo dục Tiểu học còn có sự ủng hộ đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh . Đó là chủ trương đa dạng hoá nguồn lực cho giáo dục Tiểu học : đó là nguồn lực vật lực và tài lực. Ngoài chế độ qui định về các khoản thu, ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp chủ động bàn bạc với ban thường trực hội cha mẹ học sinh nhà trường, phối hợp đề xuất của Ban giám hiệu nhà trường xây dựng quĩ hội, huy động sự ủng hộ hảo tâm của các bậc cha mẹ học sinh, đề ra kế hoạch thu và sử dụng, lấy ý kiến của cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, quản lý sử dụng đúng mục đích và công khai minh bạch. Ban giám hiệu tham mưu với thường trực BĐD cha mẹ học sinh nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động của hội phù hợp với đặc điểm, các hoạt động của nhà trường trong năm học.Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường có văn bản qui chế hoạt động của BĐDCMHS gửi tới từng chi hội. Các nội dung hoạt động của BĐDCMHS : Tham gia giám sát các hoạt động, phối kết hợp với lớp, nhà trường tổ chức ngày lễ, … học sinh có kế hoạch tài chính trong một năm học, kế hoạch thăm hỏi, trợ cấp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn…Không phải chỉ nhằm vào các bậc cha mẹ học sinh và trong cha mẹ học sinh không chỉ huy động tiền của. Cái chính và cần thiết ở cha mẹ học sinh là chăm lo việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con cái trong gia đình kết hợp thường xuyên với giáo dục nhà trường và xã hội. Song song với việc huy động nguồn lực cơ sở vật chất cho nhà trường, cần phải quản lý chặt chẽ các nguồn lực cơ sở vật chất là khâu quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả cao, tiết kiệm kinh phí cho nhà nước và của cha mẹ học sinh. Các nguồn kinh phí phải sử dụng có hiệu quả, các trang thiết bị đã có hoặc không cần thiết thì có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, không để tình trạng huy động tràn lan, mua sắm học phẩm, thiết bị phương tiện không cần thiết với nhu cầu sử dụng…Phân định rõ trách nhiệm tới từng thành viên trong nhà trường bằng văn bản pháp lý về việc thu -chi tài chính và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư. Hàng năm vào cuối năm học cần có sự chỉ đạo tổng kết hoạt động xã hội hoá giáo dục ở từng chi hội cha mẹ học sinh các lớp. Khen thưởng các chi hội hoạt động có kết quả tốt, đánh giá những mặt mạnh, đề xuất giải pháp khắc phục các mặt hạn chế để công tác xã hội hoá trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn. 3/ Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó có công tác xã hội hoá giáo dục. Để làm tốt công tác xã hội hoá đặc biệt phải dựa vào giáo viên . Bên cạnh công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, cần bồi dưỡng cho giáo viên thấy rõ sự phát triển của giáo dục Tiểu học trong cộng đồng, huy động các nguồn lực cho giáo dục Tiểu học , ngăn chặn các biểu hiện không đúng hoặc cản trở đến giáo dục Tiểu học. Xã hội hoá giáo dục Tiểu học tạo ra các cơ hội thuận lợi nhất cho mỗi thành viên của xã hội đóng góp cho giáo dục Tiểu học . Mặt khác cán bộ giáo viên phải tự tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu vừa phải có tài, có tâm, có tầm nhìn chiến lược để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả xã hội hoá giáo dục Tiểu học. Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về quản lý giáo dục triển khai các qui định pháp luật liên quan đến chủ trương xã hội hoá giáo dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên khả năng tuyên truyền để đội ngũ giáo viên là những tuyên truyền viên tốt, luôn bổ sung cập nhật kiến thức, nắm được các vấn đề thời sự để tư vấn cho cha mẹ học sinh cách nuôi dạy con theo khoa học. Xã hội hoá giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong chiến dịch xây dựng đất nước.Trường Tiểu học phong phú B trong năm qua công tác xã hội hoá do có những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục đã đạt được một số kết quả: Giúp cho cha mẹ học sinh nhận thức được vị trí, vai trò của giáo dục Tiểu học chính là giai đoạn đầu tiên hết sức quan trọng để tạo nguồn lực con người. Xây dựng, huy động và tổ chức các chi hội cha mẹ học sinh các lớp cộng đồng trách nhiệm đối với việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đó là sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình để giúp học sinh phát triển, đó là việc giúp các gia đình có những kiến thức cần thiết để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con tại gia đình. Đội ngũ cán bộ giáo viên đã trưởng thành nhiều mặt, biết vận dụng sáng tạo chủ trương xã hội hoá giáo dục để huy động nhiều nguồn lực để đầu tư cải thiện cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dụchọc sinh . Xã hội hoá giáo dục không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và vai trò của nhà nước. Xã hội hoá giáo dục chỉ thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp thường xuyên của Đảng , sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và vai trò chủ động, nòng cốt của giáo dục. Xã hội hoá giáo dục còn là việc mở rộng đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục. III/ Bài học kinh nghiệm. Xã hội hoá giáo dục Tiểu học đặc biệt phải dựa vào cộng đồng. Làm cho mỗi cộng đồng đều thấy rõ ý nghĩa của phát triển giáo dục Tiểu học trong sự nghiệp giáo dục ở cộng đồng. Xã hội hoá giáo dục Tiểu học tạo ra cơ hội thuận lợi nhất cho mỗi thành viên của xã hội đóng góp cho giáo dục Tiểu học . Hoạt động xã hội hoá cần thiết phải đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng, công bằng và công khai để phát triển giáo dục Tiểu học cả về số lượng, chất lưọng và hiệu quả. Người viết Đinh Thị Hồng Nga
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất