Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn chuyên đề ôn thi đại học cao đẳng môn ngữ văn nghị luận xã hội...

Tài liệu Skkn chuyên đề ôn thi đại học cao đẳng môn ngữ văn nghị luận xã hội

.DOC
24
1140
131

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN -------------------------- CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC- CAO ĐẲNG MÔN : NGỮ VĂN TÊN CHUYÊN ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Tác giả: Bùi Thị Thu Phương Tổ: Văn- GDCD Trường: THPT Nguyễn Viết Xuân- Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc Vĩnh Tường, tháng 5 năm 2014 1 A. Đối tượng học sinh bồi dưỡng Học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Viết Xuân- Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc B. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề - Kiến thức lý thuyết về nghị luận xã hội trong SGK ngữ văn lớp 12 cơ bản/nâng cao. - Các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo dành cho giáo viên. - Một số câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp, đại học gần đây. C. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề - Nghị luận về một tư tưởng đạo lý - Nghị luận về một hiện tượng xã hội - Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học D. Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 15 tiết E. Hệ thống các phương pháp cơ bản - Khái quát chung kiến thức lý thuyết về các dạng đề nghị luận xã hội - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số dạng đề theo cấu trúc cơ bản. 2 NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ A YÊU CẦU CHUNG KHI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. I. Tìm hiểu đề 1. Xác định nội dung vấn đề cần nghị luận. 2. Xác định cách thức nghị luận (sử dụng thao tác lập luận nào là chính trong bài viết ?) 3. Xác định phạm vi kiến thức sử dụng trong bài (đời sống, xã hội) II. Lập dàn ý. - Dàn ý gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. - Giữa ba phần và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Lưu ý khi làm bài: 1. Phân biệt dạng đề: nghị luận về tư tưởng đạo lý hay nghị luận về hiện tượng đời sống. 2. Gạch chân dưới đề bài những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác định nội dung trọng tâm của vấn đề nghị luận. 3. Nắm được cấu trúc từng dạng đề. 3. Bài viết không dài dòng, lan man . 4. Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp phần “mở bài, thân bài” viết nhiều, thiếu phần “kết bài”. 5. Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài làm văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. 6. Dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề phải thực tế và có tính thuyết phục. B. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (NLXH) Đề NLXH chia làm 3 dạng cụ thể: I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý II. Nghị luận về một hiện tượng đời sống III. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra từ một tác phẩm văn chương (Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học) C. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM ĐỐI VỚI TỪNG DẠNG ĐỀ. I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý: 1. Khái quát chung: - Nghị luận về tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, quan điểm nhân sinh như: +Vấn đề nhận thức: lý tưởng, mục đích sống… +Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn…. +Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em… +Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn… +Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. 2. Cấu trúc bài làm của dạng đề. Phần 1. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề - Giới thiệu về tư tưởng, đạo lý nêu ở đề bài (cần nghị luận) - Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) Phần 2. Thân bài: Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm. a. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận . 3 - Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau: - Giải thích khái niệm, từ ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng nếu có) trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa, nội dung vấn đề. b.Bàn luận vấn đề. * Phân tích và chứng minh những mặt đúng/ sai của tư tưởng , đạo lý cần bàn luận . - Thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) . - Lấy dẫn chứng trong đời sống xã hội để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. * Bàn luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng) Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận . c. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức được điều gì từ vấn đề nghị luận - Có hành động cụ thể gì sau khi nhận thức vấn đề. Phần 3. Kết bài: Đánh giá chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài. 3. Ví dụ một số đề bài. ( có gợi ý cách làm phần thân bài) Đề 1: Giáo sư Ngô Bảo Châu có viết: Cách tốt nhất để nuôi dưỡng niềm tin chính là đặt nó vào những dự định cụ thể và có ý nghĩa. (Dự định, niềm tin và sự bền bỉ, Báo Tuổi Trẻ, trang 15, Xuân Tân Mão 2011) Anh/chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Các ý cơ bản: 1. Giải thích ý kiến - Niềm tin: là một cách thức, một phương pháp giúp cho con người sống và tồn tại có thêm sức mạnh ; Nuôi dưỡng niềm tin:là chăm chút để duy trì và phát triển niềm tin cho con người; Dự định:là định làm một việc gì đó nếu không có gì thay đổi;Dự định cụ thể và có ý nghĩa: là dự định có thật, với đầy đủ các mặt có giá trị và có tác dụng thiết thực. - Ý nghĩa câu nói: là lời khuyên con người phải có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin ấy phải được nuôi dưỡng bởi những dự định cụ thể và có ý nghĩa. 2.Bàn luận về ý kiến - Ý kiến của giáo sư Ngô Bảo Châu là hoàn toàn đúng đắn, bởi ai cũng có dự định và mục tiêu cho riêng mình. Nhưng trước hết phải suy xét xem, mình đã đặt niềm tin vào dự định cụ thể nào, vì niềm tin có thể giúp ta tự tin thực hiện mục tiêu. - Mỗi người có những đam mê khác nhau nên cách họ nuôi dưỡng niềm tin cũng khác nhau. Một dự định cụ thể chính là con đường ngắn nhất dẫn họ đến thành công. - Để niềm tin của mình được nuôi dưỡng một cách thiết thực và trọn vẹn, cần phải gắn kết nó vào những dự định có ý nghĩa của cuộc đời mình. - Niềm tin là vô hạn nhưng cần cân nhắc kĩ những gì thực sự đáng để bạn đặt niềm tin vào nó . - Dành đủ thời gian để suy nghĩ về dự định của mình xem nó có ý nghĩa gì và bạn có thể thực hiện được không. - Phê phán những con người không có niềm tin và dự định cụ thể cho tương lai. 3.Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức được niềm tin đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi con người. Cần hiểu rõ điều mình thực sự mong muốn đạt được và hoạch định một kế hoạch cụ thể để đạt được điều đó. - Nỗ lực trau dồi trong quá trình học tập để biến niềm tin thành mục tiêu cụ thể và có ý nghĩa cho bản thân, gia đình, xã hội. 4 Đề 2: Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác (Pierre Benoit). Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Các ý cơ bản: 1. Giải thích ý kiến. - Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người có lỗi. Biết khoan dung, độ lượng là người có đức độ. - Ý nghĩa câu nói: ý kiến trên nhấn mạnh vai trò to lớn của đức tính khoan dung trong cuộc sống của mỗi con người. 2. Bàn luận về ý kiến. -Ý kiến trên hoàn toàn đúng. Trong cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm, xung đột trong lời nói hay việc làm, hành động, có thể dẫn đến ẩu đả. Nhưng sau đó ta nên biết nhìn lại chính mình, chủ động giảng hòa, sẵn lòng tha thứ, bắt tay cởi oán thù. - Khoan dung có lợi cho cả ta lẫn người khác vì: (Tại sao Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác) + Tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hóa người. Bản thân ta thấy nhẹ lòng và không phạm vào những điều hẹp hòi, độc ác, trái đạo. + Bản thân người thấy được lòng khoan dung của ta mà ăn năn hối lỗi, sửa chữa lỗi lầm và biết ơn người tha thứ, không tiếp tục phạm lỗi mà mình đã mắc. - Nếu ta biết bỏ qua lỗi lầm của người khác và tự hoàn thiện bản thân đó là rộng lượng, ứng xử có văn hóa. Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái cũng có lúc mâu thuẫn, bất đồng thì mọi thành viên cũng nên biết tha thứ cho nhau. Với con, cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi lầm để hướng thiện cho con. - Phê phán những người sống nhỏ nhen, ích kỉ không biết khoan dung. - Không nên khoan dung trước cái ác, cái xấu. 3.Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức: khoan dung là niềm vui to lớn, đích thực, để trước hết tự mình thanh thản. Đó cũng là lối sống đẹp, biểu hiện nhân cách con người. - Hành động: mỗi chúng ta cũng phải tự rèn luyện lòng khoan dung để hoàn thiện nhân cách của bản thân và sống có ý nghĩa. Đề 3: Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Các ý cơ bản: 1. Giải thích vấn đề - Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình; Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời;Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người;Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác. - Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người. 2. Bàn luận vấn đề Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn bởi : - Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sống tốt đẹp... - Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để sống trách nhiệm và yêu thương tất cả mọi người. - Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người. 5 - Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác.... 3.Bài học nhận thức và hành động - Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. - Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại. Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý nghĩa với mình và mọi người. Đề 4: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Bill Gates: “Ai trong chúng ta cũng đều chứa đựng yếu tố đi đến thành công . Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và quyết tâm theo đuổi hay không” Các ý cơ bản: 1.Giải thích vấn đề - Thành công : là đạt được kết quả mục đích như dự định ; Yếu tố đi đến thành công : năng lực, sở trường , quyết tâm hiện thực hoá năng lực sở trường của mình . - Ý nghĩa của câu nói: Ai trong chúng ta cũng đều có năng lực, sở trường để thành công trong cuộc sống . Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và quyết tâm hiện thực hoá năng lực sở trường của mình hay không. 2.Bàn luận vấn đề Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn bởi : - Thành công giúp con người tự khẳng định mình; có niềm tin nỗ lực phấn đấu. Người không thành công dễ nản lòng, thoái chí; người thành công sớm dễ dẫn đến kiêu ngạo. - Mỗi người sinh ra đều được tạo hoá ban cho một số phẩm chất, tư chất nhất định. Đó là điều kiện đầu tiên giúp chúng ta tạo dựng được thành công .Tuy nhiên để biến những yếu tố tiềm ẩn ấy thành hiện thực còn cần nhiều yếu tố khác như: + Cần nhận ra năng lực của mình để phát huy sở trường thì mới gặt hái được thành công. Ngược lại không nhận ra năng lực của mình, lựa chọn những công việc không phù hợp thì dễ dẫn tới thất bại. + Phải có quyết tâm hiện thực hoá năng lực, sở trường ; không được sờn lòng nhụt chí trước thất bại. + Phải có phương pháp đúng đắn, phù hợp thì con đường đi đến thành công mới thuận lợi hơn. - Để thành công cũng rất cần điều kiện khách quan như thời cơ; môi trường làm việc, học tập, kinh doanh thuận lợi. - Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực, không có chí hướng. 3.Bài học nhận thức và hành động . - Phải có niềm tin vào bản thân mình và mọi người xung quanh .Tuy nhiên cũng phải tỉnh táo sáng suốt để nhận ra năng lực của mình và của mọi người, từ đó lựa chọn công việc cho phù hợp. - Quyết tâm hiện thực hoá năng lực, sở trường của mình và phải theo đuổi đến cùng con đường mình đã chọn. Đề 5: Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh dù là một điều trái nhỏ”. Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày những suy nghĩ của mình về lời dạy trên của Bác. Các ý cơ bản: 1. Giải thích lời dạy của Bác 6 - Điều phải là điều đúng đắn, tốt đẹp, thuận lòng người, có ích cho bản thân và quê hương đất nước; Điều trái là điều xấu, là điều sai trái với đạo đức, pháp luật, tinh thần nhân văn. Nó không được mọi người chấp nhận, tác động tiêu cực đến cá nhân, gia đình và xã hội. - Câu nói là lời căn dặn của Bác với mọi người: Điều phải, dù nhỏ cũng phải quyết tâm làm. Điều trái dù nhỏ cũng phải hết sức tránh, đừng làm và tuyệt đối không làm. 2. Bàn luận về lời dạy của Bác - Lời dạy của Bác là bài học quý về đối nhân xử thế, đem đến cho mọi người một phương châm sống tích cực. Bởi : + Điều phải luôn luôn hợp với đạo lí, với quy luật của cuộc sống, đem lại lợi ích cho nhiều người. Điều phải có nhiều loại, có những điều phải lớn lao như: Tinh thần hi sinh cho cộng đồng, Tổ quốc, lí tưởng sống đẹp…Có điều phải nhỏ nhiều khi con người không để ý như: Giữ gìn vệ sinh chung, cách đối nhân xử thế với những người xung quanh, giúp đỡ người khác khi họ cần… + Điều trái gây ra tác hại cho người khác, cho xã hội và quê hương, đất nước. Có những điều trái nhỏ: Nói dối, không giúp đỡ người khác…Có những điều trái lớn: Phản bội Tổ quốc, tham nhũng… Làm nhiều điều trái nhỏ dẫn đến thói quen xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách con người - Cần phải từ bỏ thái độ xem thường việc nhỏ dù là phải hay trái để tập thói quen làm điều tốt, tuyệt đối không làm điều xấu - Phê phán những việc làm sai trái, những hành vi xấu. 3. Bài học nhận thức và hành động - Lời dạy của Bác có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với mọi người trong cách cư xử, hành động để hoàn thiện nhân cách của bản thân; Cần nhân lên nhiều việc tốt dù rất nhỏ, cần tránh không làm những việc xấu dù rất nhỏ - Không ngừng học tập trau dồi về đạo đức nhân cách, sống vị tha, hướng thiện, thẳng thắn, trung thực. II. Nghị luận về một hiện tượng đời sống 1. Khái quát chung - Nghị luận về một hiện tượng đời sống là là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người. - Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt… - Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên. 2. Cấu trúc cơ bản của dạng đề. ( Hiện tượng đời sống có thể được nêu trực tiếp ngay ở phần đề bài, có hiện tượng nêu gián tiếp thông qua một văn bản, tin vắn. Đối với mỗi kiểu đề có cách làm bài khác nhau) Kiểu đề 1: : Hiện tượng đời sống được nêu trực tiếp, cụ thể ngay trong đề bài. Ví dụ: - Tình trạng tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, bệnh vô cảm trong xã hội, thói vô trách nhiệm,... - Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại; lòng dũng cảm.... Để làm tốt dạng đề này, học sinh cần có sự quan tâm, hiểu biết nhất định đến các mặt đời sống xã hội. Nhất là những vấn đề của tuổi trẻ (học tập, rèn luyện đạo đức,...), những vấn đề đang được dư luận quan tâm ( tệ nạn xã hội, bạo lực tuổi vị thành niên, tin tức trên thời sự hàng ngày) 7 Cấu trúc của bài nghị luận : I. Mở bài (tương tự đề nghị luận về tư tưởng đạo lý) II. Thân bài: Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm 1. Giải thích hiện tượng: Làm rõ những tên gọi, những khái niệm xuất hiện trong vấn đề mà đề bài nêu. Ví dụ: lòng dũng cảm là gì, vô cảm là gì, bạo lực học đường là gì? 2. Bàn luận a. Trình bày về thực trạng vấn đề : thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào? Có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống ( tích cực, tiêu cực)... b. Phân tích tác hại c. Chỉ ra nguyên nhân d. Đề xuất phương hướng giải quyết: từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề đề xuất phương hướng giải quyết (trước mắt, lâu dài)? Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi có sự phối hợp của các lực lượng nào?... 3. Liên hệ bản thân III. Kết bài: đánh giá chung về hiện tượng Ví dụ cụ thể: (gợi ý cách làm phần thân bài) Đề 1:Anh/chị hãy viết một bài nghị luận ngắn khoảng 400 từ bàn về tình trạng bạo lực trong học đường đang diễn ra ở một số trường phổ thông hiện nay Các ý cơ bản 1.Giải thích hiện tượng - Bạo lực: dùng sức mạnh để cưỡng bức trấn áp hoặc lật đổ (Từ điển Tiếng Việt) - Bạo lực học đường: là dùng sức mạnh để cướng bức, xúc phạm, trấn áp người khác gây tổn thương về mặt thể xác và tinh thần diễn ra trong trường học. 2.Bàn luận hiện tượng a. Thực trạng của vấn đề bạo lực học đường -Tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến ở một số trường phổ thông, có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. - Bạo lực học đường biểu hiện dưới nhiều hinh thức như: + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. + Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. (Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…) b.Nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường - Học sinh: + Học sinh tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin có tính bạo lực: phim ảnh, trò chơi..; + Lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu. + Sự xích mích giữa các học sinh với nhau hay giữa học sinh và giáo viên. + Giao tiếp với nhau bằng những lời lẽ thiếu văn hóa dẫn đến xô xát,đánh nhau. + Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. - Gia đình : +Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình. 8 - Nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. - Xã hội:chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. c. Hậu quả của tình trạng bạo lực học đường - Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần - Người gây ra bạo lực: + Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” và mất dần nhân tính. + Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. + Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. + Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. - Gia đình, nhà trường, xã hội: tạo tâm lí lo lắng, bất an bao trùm gia đình; làm mất đi vẻ đẹp và sự uy nghiêm của môi trường giáo dục; mất trật tự an ninh xã hội. d. Giải pháp khắc phục - Nhà trường, gia đình : tăng cường công tác quản lí, giáo dục học sinh. + Tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích hợp lứa tuổi;nhiều giờ ngoại khoá với chủ đề giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. + Quyết liệt răn đe, giáo dục, trừng phạt hành vi bạo lực. - Học sinh: +Sắp xếp lịch học hợp lí, hiệu quả. + Tránh tiếp xúc nhiều với thông tin có tính bạo lực +Kiềm chế bản thân, tham gia những trò chơi bổ ích lành mạnh. 3. Bài học cho bản thân mỗi người. Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình. Các ý cơ bản 1. Giải thích: (không) 2. Bàn luận a.Nêu hiện tượng: - Thành phố của chúng ta ngày càng đẹp, nhưng đáng tiếc là chưa thật sạch. - Nhiều người vẫn có thói quen vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng , hành vi đó thật đáng phê phán. - Những hành vi thiếu ý thức của mọi người ở nơi công cộng: + Trên đường phố, trong công viên + Các hồ, sông trong thành phố + Ở các khu du lịch b. Nguyên nhân: - Do ý thức kém, do thói quen - Do giáo dục vệ sinh chưa tốt - Do kỷ luật chưa nghiêm c. Tác hại: - Làm mất mĩ quan thành phố - Làm ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khỏe cộng đồng d. Nêu cách khắc phục - Tuyên truyền giáo dục ngay từ nhỏ - hình thành thói quen không vứt rác bừa bãi. 9 - Phạt nghiêm những hành vi thiếu ý thức ở những nơi công cộng. - Mỗi người tự nhắc nhở bản thân luôn có ý thức giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp. 3. Bày tỏ suy nghĩ và liên hệ với bản thân Đề 3: Viết một bài nghị luận ngắn khoảng 400 từ bàn về thực trạng học sinh lười học môn lịch sử dẫn đến điểm kém trong các kì thi. Các ý cơ bản. 1. Giải thích (không) 2. Bàn luận a. Thực trạng. - Môn lịch sử là môn học thuộc chuyên ngành xã hội. Đây là môn học học sinh thường được điểm thấp trong các kì thi tốt nghiệp, đại học. - Theo thống kê năm 2010 kì thi đại học , cả nước có trên 80% thí sinh bị điểm dưới 4. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng “dân ta dốt sử ta” b. Tác hại - Thế hệ trẻ không hiểu biết về nguồn cội dân tộc, về lịch sử cha ông-> suy thoái lòng tự tôn dân tộc. - Không hiểu biết về lịch sử dẫn đến không hiểu biết về văn hoá dân tộc, cũng là nguyên nhân sự xuống cấp về đạo đức, lối sống. - Một thế hệ không hiểu biết về lịch sử dẫn đến nhiều thế hệ bị “mù” về lịch sử dân tộc. Từ đó những giá trị về nguồn cội, cha ông, tổ tiên cũng bị xem nhẹ. c. Nguyên nhân. - Quan niệm chạy theo một số ngành “hot” của đại bộ phận phụ huynh và học sinh khi quyết định thi vào các trường đại học. Môn lịch sử là môn của khối C, rất ít trường thi để các em lựa chọn. - Nhà nước không có đủ kinh phí để tổ chức những buổi học lịch sử mang tính thực tế bằng cách đi tham quan,dã ngoại. Tiết học lịch sử thiếu sinh động khiến học sinh chán học. - Thời lượng dành cho môn sử ở trường phổ thông không nhiều mà khối lượng kiến thức lại lớn , nhiều sự kiện, ngày tháng khó nhớ (lịch sử việt Nạm và thế giới) vì vậy giáo viên dạy học sinh theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” - Một số trường giám thị coi thi không nghiêm túc, học sinh quay cóp tài liệu dần ỷ lại không chịu học. d. Biện pháp khắc phục. - Giáo dục tinh thần học tập bộ môn. - Tăng cuờng giám sát kiểm tra nghiêm túc trong các kì thi. - Tăng tiết học môn lịch sử, giảm bài học. - Giáo viên nên thay đổi phương pháp dạy học để thu hút học sinh - Tổ chức dã ngoại, tham quan tạo hứng thú trong học tập. 3. Liên hệ bản thân Kiểu đề 2: Hiện tượng đời sống nêu gián tiếp thông qua một tin vắn (đoạn văn bản) * Hiện tượng đời sống có tác động xấu đến con người, học sinh làm bài theo cấu trúc sau: I. Mở bài (tương tự đề nghị luận về tư tưởng đạo lí) II. Thân bài 1. Tóm tắt ý chính của hiện tượng nêu trong đoạn văn bản 2. Phân tích hiện tượng được nêu trong đoạn văn bản ( rút ra ý nghĩa của hiện tượng) 3. Bình luận, đánh giá hiện tượng (theo cấu trúc của kiểu đề 1: thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, giải pháp khắc phục) 10 4. Bày tỏ suy nghĩ của người viết. Ví dụ cụ thể : Đề 1: Viết bài nghị luận ngắn khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tin vắn sau:“Một hình ảnh hết sức xấu xí và vô cảm là hàng trăm người hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn. Vụ việc xảy ra lúc 14g ngày 4-12 ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai), trước sự bất lực và gào khóc đến khản cổ của tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định), người điều khiển chiếc xe bị nạn chở khoảng 1.500 thùng bia Tiger. Những người dân chứng kiến vụ việc bức xúc nói nhìn cảnh tượng này chẳng khác gì một vụ “cướp của”. Những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ...” (Theo báo điện tử: http: tuoitre.vn) Các ý cơ bản. THÂN BÀI 1. Tóm tắt hiện tượng: Đọc mẩu tin trên trang tuoitre.vn ta không khỏi chạnh lòng và đau đớn, xấu hổ vì hành đô ông vô cảm, vô nhân đạo của những kẻ “hôi của” trong vụ “hàng trăm người hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn” trưa ngày 4 tháng 12 năm 2013 tại thành phố Biên Hoà, Đồng Nai. 2. Phân tích hiện tượng: hiê ôn tượng hôi của được nêu trong bản tin là mô ôt hiê ôn tượng xấu cho thấy sự vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm mô tô cách đáng báo đô ông của một bộ phận con người Việt Nam. Viê ôc làm của những kẻ hôi của là hạ thấp nhân cách của mình. Hình ảnh này cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, nhân cách ở mô ôt bô ô phâ ôn con người trong xã hô ôi ta. 2. Bàn luâ ân, đánh giá hiện tượng a. Thực trạng của vấn đề - Xã hô ôi hiê nô đại ta ngày nay đang đứng trước căn bê nô h vô cảm trầm trọng. Nó không chỉ có mă ôt trong từng gia đình, tâ ôp thể mà còn tràn lan ra khắp xã hô ôi. - Bên cạnh viê ôc hôi của đáng tiếc ở trên, chúng ta cũng thấy nhiều hình ảnh đẹp đối ngược: vụ lâ ôt xe bia ở Đà Nẵng, ở Hô ôi An nhưng người dân lại ra bảo vê ô cho tài xế, giúp tài xế thu dọn hàng hoá trong trâ ôt tự và bảo đảm tài sản không mất cắp. Nhiều trang mạng xã hô ôi và báo Tuổi trẻ đã đăng tải thông tin về tài xế Hâ uô và quyên góp cho tài xế này (Đây là hiện tượng mang tính chất đơn lẻ, không phải người dân nào cũng vậy) b. Hậu quả. - Đối với người bị hại: Số tài sản bị mất lên đến 310 triê ôu đồng. Nếu không có tiền để trả, dứt khoát anh Hồ Kim Hâ ôu phải ngồi tù. - Đối với người “hôi bia”: bị xã hội, người dân lên án, tạo nên mô tô hình ảnh xấu về con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. c. Nguyên nhân - Viê ôc “hôi của” được nêu trong bản tin trên là mô ôt hành đô ông cho thấy sự xuống cấp đạo đức trầm trọng. Hành đô ông ấy đi ngược lại với truyền thống nhân đạo cao đẹp của con người Viê ôt Nam. - Họ vô cảm trước nỗi đau của người khác. Mă cô dù tài xế Hồ Kim Hâ uô đã van xin khẩn thiết nhưng đoàn người vẫn ồ ạt, tranh giành nhau để lấy bia. Thâ ôm chí còn trèo lên cả thùng xe để cướp. d. Giải pháp - Mỗi người cần có những kĩ năng sống thiết yếu để có hành động đúng đắn trong nhiều trường hợp. - Rèn luyện đạo đức nhân cách, kiềm chế bản thân trước sức hút của đồng tiền, vật chất. - Cần có sự can thiệp của pháp luật để răn đe, giáo dục những kẻ tham gia trong hành động trên. 3. Bài học cho bản thân: 11 - Nhận thức việc làm của những kẻ hôi của ở trên là xấu, bản thân cần tránh những hành động đó. - Lên án, phê phán mạnh mẽ hành đô ông của những kẻ hám lợi cho bản thân mà quên đi nỗi đau của người khác. - Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu thương, sẻ chia với những khó khăn của người khác III. KẾT BÀI : Đánh giá lại vấn đề. Đề 2: “Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã bắt khẩn cấp Trần Thị Cẩm Thu (15 tuổi, học sinh lớp 10A7 trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, huyện Châu Thành) về hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Trong giờ ra chơi buổi sáng, Thu và Lê Thị Thu Thảo (lớp 10A3) có lời qua tiếng lại. Thu dùng dao đâm hai nhát làm Thảo chết trên đường đi cấp cứu do đứt động mạch đùi. Hành động của Thu có là bột phát không khi cô bé mang sẵn con dao theo mình đến lớp?” Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận ngắn khoảng 400 từ, trình bày suy nghĩ của mình về đoạn tin trên . Gợi ý cách làm. 1. Tóm tắt hiện tượng: Đoạn tin nêu ra một sự việc có tính nóng bỏng . Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã bắt khẩn cấp Trần Thị Cẩm Thu , học sinh lớp 10 A7 trường THPT Nam Kì Khởi Nghĩa huyện Châu Thành vì tội dùng dao đâm hai nhát vào bạn Lê Thi Thu Thảo (lớp 10A3) gây đứt động mạch đùi và đã tử vong trên đường đi cấp cứu. 2. Phân tích hiện tượng. - Hiện tượng cho thấy mức độ vi phạm pháp luật nghiêm trọng của học sinh Cẩm thu. Hành động xấu của bạn đã để lại hậu quả nghiêm trọng là cái chết của bạn mình. - Đọc đoạn tin, ta không khỏi trạnh lòng lo lẳng về thực trạng bạo lực học đường đang có xu hướng ra tăng nhanh chóng ở các trường phổ thông hiện nay. 3. Bàn luận, đánh giá hiện tượng. a. Thực trạng của vấn đề bạo lực học đường -Tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến ở một số trường phổ thông, có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. - Bạo lực học đường biểu hiện dưới nhiều hinh thức như: + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. + Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. (Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…) b.Nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường - Đoạn tin nêu rõ nguyên nhân hành động đâm người của học sinh Thu là do xích mích dẫn đến lời qua tiếng lại giữa hai người mà gây nên hành động đâm bạn. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như : - Học sinh: + Học sinh tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin có tính bạo lực: phim ảnh, trò chơi..; + Lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu. + Giao tiếp với nhau bằng những lời lẽ thiếu văn hóa dẫn đến xô xát,đánh nhau. + Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. - Gia đình : 12 +Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình. - Nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. - Xã hội:chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. c. Hậu quả của tình trạng bạo lực học đường Tình trạng bạo lực học đường diễn ra có thể gây hậu quả nghiêm trọng: với bản thân, gia đình, trường học, xã hội . - Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần . Cụ thể đoạn tin cho thấy , Bạn Thu Thảo đã chết ngay trên đường đi cấp cứu vì vết thương quá nặng. - Người gây ra bạo lực: + Bị pháp luật trừng trị: bạn Cẩm Thu đã bị công an bắt khẩn cấp ngay sau khi có hành động bạo lực, và chắc chắn sẽ bị pháp luật trừng trị. + Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. + Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. - Gia đình, nhà trường, xã hội: tạo tâm lí lo lắng, bất an bao trùm gia đình; làm mất đi vẻ đẹp và sự uy nghiêm của môi trường giáo dục; mất trật tự an ninh xã hội. d. Giải pháp khắc phục - Nhà trường : tăng cường công tác quản lí, giáo dục học sinh. + Tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích hợp lứa tuổi;nhiều giờ ngoại khoá với chủ đề giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. + Quyết liệt răn đe, giáo dục, trừng phạt hành vi bạo lực. - Học sinh: + Sắp xếp lịch học hợp lí, hiệu quả. + Tránh tiếp xúc nhiều với thông tin có tính bạo lực +Kiềm chế bản thân, tham gia những trò chơi bổ ích lành mạnh. 3. Bài học cho bản thân mỗi người: - Nhận thức việc làm của Trần Thị Cẩm Thu là xấu, bản thân cần tránh những hành động trên. - Lên án, phê phán mạnh mẽ hành đô ông bạo lực học đường Đề 3: Báo Tuổi trẻ ngày 12/7/2007 đưa tin : “Theo Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2007, sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lý kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu, phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẻ, điện thoại di động, trong đế giày”. Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận ngắn khoảng 400 từ, trình bày suy nghĩ của mình về đoạn tin trên . Gợi ý cách làm 1. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung. 2. Thân bài: a. Tóm tắt và phân tích hiện tượng. - Hiện tượng thí sinh vi phạm quy chế thi, bị xử lý kỷ luật lên đến hai, ba nghìn người là hiện tượng chứng tỏ một bộ phận thí sinh thiếu tự tin, chưa có kiến thức vững vàng, động cơ, thái độ học tập, thi cử không đúng đắn. - Hiện tượng sử dụng nhiều hình thức mang tài liệu tinh vi chứng tỏ nhiều thí sinh đã có ý thức vi phạm quy chế từ ở nhà, có chủ ý không tuân thủ quy chế thi, rõ ràng là phạm pháp có ý thức. 13 - Việc xử lí của các Hội đồng thi chứng tỏ việc thi cử được tổ chức nghiêm túc, các giám thị đã có thái độ nghiêm khắc cần thiết. b. Bình luận, đánh giá hiện tượng. - Hàng năm, cả nước ta có khoảng tám, chín trăm nghìn cho đến một triệu thí sinh thi đại học. Con số hai, ba nghìn nói trên là con số rất ít so với tổng số. - Đa số thí sinh Việt Nam có thái độ thi cử nghiêm túc, đúng đắn, tôn trọng quy chế thi. Không nên vì một số ít có thái độ sai phạm mà vơ đũa cả nắm, đánh giá sai toàn bộ thí sinh. - Phê phán những những hiện tượng thí sinh: + Thái độ, động cơ học tập không đúng đắn. + Thái độ gian lận, cố tình vi phạm. 3. Kết bài: - Kêu gọi các thí sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử, đảm bảo chất lượng các kì thi tuyển sinh. - Bày tỏ thái độ của người viết trước hiện trạng đó. Đề 4: Theo thông tin tổng hợp từ uỷ ban an toàn giao thông quốc gia ngày 25/4/2014 có viết: “Đường bộ: Toàn quốc đã xảy ra 39 vụ tai nạn giao thông làm chết 13 người, bị thương 25 người (trong đó có 20 vụ va chạm, làm bị thương 14 người).Đường sắt: Toàn quốc đã xảy ra 01 vụ tai nạn làm bị thương 01 người. Kết quả tuần tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT: Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 11.868 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Kho bạc Nhà nước thu: 6 tỷ 287,3 triệu đồng; tạm giữ 02 xe ô tô, 1.211 xe mô tô”. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về thông tin trên. Hướng dẫn: 1. Tóm tắt thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông. 2. Phân tích hiện tượng 3. Bàn luận, đánh giá về hiện tượng: a. Thực trạng. b. Nguyên nhân. c. Hậu quả. d. Giải pháp. 4. Liên hệ bản thân. Tham khảo: 1. Tóm tắt thông tin về tình hình tai nạn giao thông. - Tình hình tai nạn giao thông đang diễn ra nghiêm trọng, theo thông tin tổng hợp từ uỷ ban an toàn giao thông quốc gia ngày 25/4/2014 cho biết : “Đường bộ: Toàn quốc đã xảy ra 39 vụ tai nạn giao thông làm chết 13 người, bị thương 25 người (trong đó có 20 vụ va chạm, làm bị thương 14 người). Đường sắt: Toàn quốc đã xảy ra 01 vụ tai nạn làm bị thương 01 người. Kết quả tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT): Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 11.868 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Kho bạc Nhà nước thu: 6 tỷ 287,3 triệu đồng; tạm giữ 02 xe ô tô, 1.211 xe mô tô”. 2. Phân tích hiện tượng. - Thông tin cho thấy mức độ tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta thời gian gần đây lên tới mức đáng báo động. Trong đó trên toàn quốc, số vụ tai nạn xảy ra tại đường bộ là nhiều nhất (39 vụ) làm thiệt hại tính mạng của 13 người và 25 người bị thương. Số vụ tai nạn đường sắt ít hơn , chỉ xảy ra 1 vụ và 01 người thiệt mạng. 14 - Số người vi phạm luật lệ an toàn giao thông rất lớn 11868 trường hợp . Điều này cho thấy ý thức chấp hành luật an toàn giao thông (ATGT) của người dân còn kém. -> Thông tin cho thấy mức độ tai nạn và vi phạm luật an toàn giao thông ở nước ta năm 2014 là rất lớn gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Bàn luận, đánh giá hiện tượng. a.Thực trạng vấn đề - Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn các vụ tai nạn đường bộ. - Thực tế ở nước ta, số vụ tai nạn giao thông xảy ra hàng năm rất lớn, đang có xu hướng ra tăng. Đặc biệt số lượt người không chấp hành luật ATGT không hề có xu hướng giảm. b. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: - Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên... - Chủ quan: + Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh. + Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí. c. Hậu quả: Tai nạn giao thông gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: - Gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não... Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày. - Tai nạn giao thông (TNGT) Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông. - TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp .. - TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra... - TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động; TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội. d. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông : là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ? - Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của TNGT. - Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu " Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù", “ nhanh một phút, chậm cả đời” - Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ. - Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT. 15 - Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm. - Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm. 4. Liên hệ bản thân Đề 5:Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tin vắn sau: “Với thông điệp “Hãy hành động để trái đất thêm xanh”, ngày 29/3/2014, tại Nhà điều hành Công ty Điện lực Phú Yên, Đoàn thanh niên Công ty đã tổ chức sự kiện hưởng ứng “Giờ Trái đất 2014” thu hút hơn 80 đoàn viên thanh niên nhiệt tình tham gia.Đêm chính sự kiện diễn ra từ 19h30 đến 22h với nhiều nội dung hấp dẫn, lôi cuốn người tham gia như: Chiếu phim “phát động Giờ trái đất của Bộ Công thương và các video clip cuộc thi hưởng ứng giờ trái đất”, cam kết tắt đèn để bảo vệ môi trường, cuộc thi vẽ tranh và sáng tác thông điệp hưởng ứng Giờ trái đất”. Hướng dẫn: 1. Tóm tắt, phân tích thông tin : Đây là hoạt động nhằm kêu gọi mọi người sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường để bảo vệ trái đất. 2. Bàn luận, đánh giá về thông tin a. Thực trạng về tình hình sử dụng nguồn năng lượng hiện nay. b. Nguyên nhân. c. Hậu quả. d. Giải pháp. 4. Liên hệ với bản thân. * Hiện tượng đời sống có tác động xấu đến con người. Hiện tượng đời sống có tác động xấu đến con người, học sinh làm bài theo cấu trúc sau: I. Mở bài : dẫn dắt vấn đề, nêu hiện tượng cần nghị luận (trích dẫn văn bản-nếu có ) II. Thân bài 1. Tóm tắt ý chính của hiện tượng nêu trong đoạn văn bản 2. Phân tích hiện tượng được nêu trong đoạn văn bản ( rút ra ý nghĩa của hiện tượng-> tác dụng, ý nghĩa tích cực của hiện tượng) 3. Bình luận, đánh giá hiện tượng III. Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ của người viết (bài học cho bản thân) Ví dụ : Đề 1: Bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau. “ Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu? Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng thanh niên trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối” Gợi ý cách làm bài 1. Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân - Trích dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh của mình cho ai?” 2. Thân bài: a. Tóm tắt hiện tượng: Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng thanh niên trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối. b.Phân tích hiện tượng: - Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay: 16 - Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống Lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa. - Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình yêu thương con người của thanh niên ngày nay. c. Bình luận, đánh giá hiện tượng - Đánh giá chung về hiện tượng: Đa số thanh niên Việt Nam có ý thức tốt với việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lòng nhân đạo, bao dung. Không chỉ vì một số ít thanh niên có thái độ và việc làm không hợp lí mà đánh giá sai toàn bộ thanh niên. - Lấy ví dụ một số tấm gương tương tự. + Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào tình nguyện… - Phê phán: Một vài hiện tượng tiêu cực “lãng phí chiếc bánh thời gian” vào những việc vô bổ, không làm được gì cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người cần được quan tâm, chia sẻ:bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe… - Kêu gọi: Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi vô ích. c. Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ của người viết đối với hiên tượng. Đề 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau: “ Chiều ngày 30 - 4 - 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi. (Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 - 5 - 2013) 1. Mở bài - Nêu vấn đề nghị luận - Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Văn Nam (tin vắn) 2. Thân bài a. Tóm tắt hiện tượng: Báo thanh niên online, chiều ngày 30/4/2013 đã đưa tin, Học sinhNguyễn Văn Nam trường THPT Đô Lương I có hành động cao cả cứu người. Trên đường đi học về nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, Nam liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi. b. Phân tích hiện tượng: - Hiện tượng Nguyễn Văn Nam cứu được 5 bạn nhỏ trong dòng nước lũ có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay. - Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống nhân đạo “thương người như thể thương thân” , tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa. c. Bàn luận, đánh giá hiện tượng 17 - Cảm phục trước hành động quên mình cứu người của Nguyễn Văn Nam. Đây là tấm gương sáng cho thanh niên cả nước học tập. - Hành động này thể hiện tấm lòng nhân ái của một nhân cách đặc biệt; một phẩm chất đạo đức cao đẹp đã được tu dưỡng, học tập, rèn luyện từ môi trường giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và truyền thống quê hương; … - Việc làm của Nguyễn Văn Nam là một nghĩa cử cao đẹp, dũng cảm phi thường, song không phải là cá biệt. Hành động này còn giàu ý nghĩa tích cực trong bối cảnh cuộc sống hiện tại. (Lấy thêm ví dụ về những người có hành động như Nguyễn Văn Nam) 3. Kết bài: Liên hệ bản thân: - Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm; đề cao ý thức nuôi dưỡng điều thiện và tính thiện. - Học tập theo tấm gương Nguyễn Văn Nam, … Kiểu đề 3: Hiện tượng đời sống được nêu gián tiếp thông qua một ý kiến nhận định. Ví dụ: Trên hành trình truyền lửa cho tinh thần khởi nghiệp của thanh niên, Đặng Lê Nguyên Vũ có nhận xét về giới trẻ Việt Nam: Các bạn là những người thiếu hoài bão, thiếu khát khao. Các bạn chỉ trỗi dậy khi có xâm lăng và ngộ nhận ở thời bình không cần tinh thần chiến binh. Điều quan trọng nữa, các bạn thiếu niềm tin lớn, thiếu động lực lớn đó là sức mạnh tinh thần. (Dẫn theo http://www.trungnguyen.com.vn) Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Đặng Lê Nguyên Vũ và trình bày quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 400 từ). Gợi ý cách làm phần thân bài 1. Giải thích ý kiến - Thiếu hoài bão, thiếu khát khao: sự thiếu vắng những ước mơ, khát vọng lớn lao, cao đẹp. - Chỉ trỗi dậy khi có xâm lăng: chỉ vùng lên đột ngột, mạnh mẽ khi bị các quốc gia khác xâm lược, thôn tính. - Tinh thần chiến binh: tinh thần dũng cảm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thách thức để thành công, dám chiến đấu đến cùng cho mục tiêu mình theo đuổi. - Thiếu niềm tin lớn, thiếu động lực lớn: thiếu sự tin tưởng mạnh mẽ, không có sự thôi thúc cổ vũ tự bên trong để vươn lên. -> Ý kiến này muốn đề cập tới những điểm hạn chế căn bản của thế hệ trẻ Việt Nam, đó là sự thiếu vắng sức mạnh tinh thần do không có niềm tin lớn, khát vọng lớn. Đặc biệt là sự sai lầm khi cho rằng trong thời hoà bình không cần tới tinh thần dũng cảm, sự quyết liệt tiên phong dám nghĩ dám làm, sự chiến đấu hết mình cho mục tiêu mình đã đặt ra. 2. Trao đổi với Đặng Lê Nguyên Vũ (Người sáng lập , chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn cafe Trung Nguyên Việt Nam) Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình, hoặc chỉ đồng tình phần nào với ý kiến của Đặng Lê Nguyên Vũ. Dù theo khuynh hướng nào thì khi bàn luận cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, thái độ bàn luận nghiêm túc và thiện chí. (có thể trình bày theo gợi ý sau) - Lời nhận xét của Đặng Lê Nguyên Vũ về giới trẻ Việt Nam hiện nay có phần đúng bởi: + Thực tế một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay là những người thiếu hoài bão, ước mơ, không dám nghĩ dám làm, ngại khó khăn, lùi bước trước thử thách. + Một bộ phận thanh niên sống buông thả, ỉ lại, phó mặc cho số phận + Có động cơ, mục đích sống không rõ ràng, không lành mạnh 18 (Lấy ví dụ chứng minh) - Tuy nhiên lời nhận xét của ông Nguyên Vũ cũng có phần hạn chế, phiến diện: + Thanh niên trẻ Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều người có ước mơ, hoài bão lý tưởng sống cao đẹp, là những con người dũng cảm, dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với những khó khăn thách thức, đặc biệt biết đứng lên sau vấp ngã. (Ví dụ: anh Nguy ễn văn Nam, Nguyễn Hữu Ân...) + Rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam đi thi học sinh giỏi Quốc gia, quốc tế đạt giải cao. + Theo thống kê, số học sinh đỗ thủ khoa ở các trường đại học cao đẳng hàng năm phần lớn là con em những gia đinh nông dân, có hoàn cảnh sống khó khăn. + Nhiều doanh nhân trẻ tuổi thành đạt đi lên từ hai bàn tay trắng (Ví dụ..) 3.Quan điểm của bản thân Từ việc trao đổi với ý kiến với Đặng Lê Nguyên Vũ, thí sinh tự đề ra quan điểm sống của bản thân mình, đề ra phương hướng để thực hiện quan điểm sống ấy. Thí sinh được tự do trình bày quan điểm sống của bản thân mình, nhưng cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, cầu thị. - Trình bày theo gợi ý sau: + Xác định ước mơ, lý tưởng rõ ràng, cố gắng phấn đấu theo đuổi ước mơ. + Học tập, tu dưỡng, rèn luyện không ngừng... III. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn chương (Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học) Lưu ý: - Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học. - Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống . Cấu trúc chung. 1. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề . - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra . ( Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, câu chuyện nếu đề bài có nêu ra.) 2. Thân bài: a. Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (nêu ngắn gọn-> phần phụ) Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn. b. Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên . 3. Kết bài: - Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu . - Rút ra bài học cho bản thân Ví dụ: Đề 1: Từ các tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu ), anh ( chị ) hãy bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người. Gợi ý cách làm . 1. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề . - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra . 2. Thân bài. a. Giải thích: 19 - Gia đình: là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu , thường gồm có cha mẹ, vợ chồng và con cái. b. Vai trò của gia đình qua hai tác phẩm - Truyện Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải) đề cao vai trò to lớn của truyền thống gia đình (nề nếp, gia phong …) trong việc tạo nên vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của những con người sống trên mảnh đất kinh kì- người Hà Nội, tạo nên vẻ đẹp văn hóa Hà Nội. ( gia đình bà Hiền) - Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu rất giàu ý nghĩa, trong đó vấn đề nổi bật được đề cập là vấn đề gia đình. Qua tác phẩm, tác giả đã trực tiếp lên tiếng cảnh báo vấn đề bạo lực gia đình và hậu quả của nó. -> Phát biểu suy nghĩ và tình cảm của mình về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm c. Vai trò của gia đình đối với đời sống mỗi con người. Gia đình có vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi người. - Mỗi người đều cần có một gia đình, một mái ấm yêu thương để sống và trưởng thành. Bất hạnh lớn nhất của con người chính là không có được một mái ấm gia đình đúng nghĩa ... - Gia đình với một truyền thống tốt đẹp, một nếp sống lành mạnh sẽ là cơ sở để bồi dưỡng và hình thành nhân cách tốt đẹp cho mỗi con người và ngược lại . - Gia đình là nền tảng xã hội, gia đình có ấm no, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, tiến bộ..... - Định hướng ý thức, thái độ, tình cảm đối với gia đình . Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, ấm no là nghĩa vụ, là trách nhiệm của mỗi người để góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp … d. Rút ra bài học cho bản thân 3. Kết bài: Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu . ĐỀ 2: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, tác giả Lưu Quang Vũ đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”. Anh chị suy nghĩ như thế nào về quan niệm trên? Gợi ý cách làm 1. Mở bài: - Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chân thật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái. - Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”. 2. Thân bài: a. Giải thích ý nghĩa câu nói: - Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó. - Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm). - Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối. - Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng