Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn chuyên đề duy trì sĩ số....

Tài liệu Skkn chuyên đề duy trì sĩ số.

.DOC
10
373
149

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TH-THCS-THPT LÊ QUÝ ĐÔN œ CHUYÊN ĐỀ DUY TRÌ SĨ SỐ Người thực hiện: Lĩnh vực nghiên cứu: TRẦN THỊ KIM TUYẾT CÔNG TÁC QUẢN NHIỆM Năm Học: 2011-2012 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG TH-THCSTHPT LÊ QUÝ ĐÔN CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 06 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: CHUYÊN ĐỀ DUY TRÌ SĨ SỐ Họ và tên tác giả: Trần Thị Kim Tuyết Chức vụ : Giáo viên Đơn vị: TRƯỜNG TH-THCS-THPT LÊ QUÝ ĐÔN Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục 1 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục x 1 - Lĩnh vực khác: ........................................................ 1 Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Ngành 1 Trong 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới 1 - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có x1 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả x 1 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt 1 Khá x 1 Đạt 1 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1 Khá x1 Đạt 1 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt x1 Khá 1 Đạt 1 Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHÓ HIỆU TRƯỞNG LÊ THỊ HẰNG ( đã ký ) CHUYÊN ĐỀ DUY TRÌ SĨ SỐ I. THỰC TRẠNG : Trong những năm gần đây nghành giáo dục trong cả nước nói chung , nghành giáo dục đào tạo tỉnh Đồng Nai nói riêng trong đó có trường THTHCS-THPT LÊ QUÝ ĐÔN luôn trăn trở về tình trạng học sinh nghỉ học nửa chừng , hiện tượng học sinh nghỉ học như vậy đã làm ảnh hưởng lớn tới việc duy trì sĩ số của nhà trường và ảnh hưởng tới công tác phổ cập giáo dục của tỉnh Đồng Nai .Qua ba năm làm công tác chủ nhiệm ở trường Lê Quý Đôn và qua tìm hiểu ở đồng nghiệp bản thân tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng học sinh nghỉ học , bên cạnh đó tôi cũng đã tìm ra cho mình những giải pháp tương đối có hiệu quả . Kết quả là trong 4 năm học vừa qua tôi đã ngăn chặn và thuyết phục được một số học sinh có ý định nghỉ học trở lại trường và có tiến bộ trong học tập .Trong phạm vi chuyên đề này tôi mạnh dạn được chia sẻ cùng đồng nghiệp , rất mong các bạn đóng góp thêm để chuyên đề này khả thi hơn . II. NGUYÊN NHÂN – GIẢI PHÁP: Qua tổng kết nguyên nhân từ những đối tượng nghỉ học phần nhiều rơi vào những đối tượng là học sinh cá biệt , học sinh học yếu và học sinh có hoàn cảnh khó khăn … Có rất nhiềù lý do dẫn tới học sinh nghỉ học nhưng bản thân tôi xét thấy có ba yếu tố chính chúng ta cần quan tâm và giải quyết … 1. Yếu tố Gia đình : a. Thuận lợi : - Nhìn chung đa số phụ huynh khi đã tin tưởng gởi con em vào trường đã thể hiện được vai trò , trách nhiệm làm cha , làm mẹ , có tinh thần đóng góp mang tính chất xây dựng , cộng tác với nhà trường trong các biện pháp giáo dục con em họ . b. Khó khăn : ( đây cũng là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng học sinh bỏ học hàng năm ) - Một số ít phụ huynh học sinh còn bàn quang trước việc học tập của con em mình , có nhiều trường hợp coi việc dạy dỗ con em họ là trách nhiệm của nhà trường , có tư tưởng khoán trắng cho thầy cô giáo, không nhiệt tình cộng tác với nhà trường trong giáo dục các em , con em của những phụ huynh trên nắm bắt tư tưởng của cha mẹ mình nên thường xuyên nghỉ học vặt không có lý do chính đáng , thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp , khi giáo viên chủ nhiệm có biện pháp mạnh thì có ý định bỏ học . - Nhiều phụ huynh lo làm ăn nên cũng không có thời gian chăm lo cho việc học tập của con cái họ , việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục các em không thường xuyên và không kịp thời , khi họ tỉnh ngộ thì mọi việc gần như đã muộn . - Có nhiều phụ huynh có nghề nghiệp đặc thù như làm công nhân thường xuyên phải tăng ca , nhất là ca đêm , thời gian này là thời gian các em ở nhà cần sự bảo ban , dạy dỗ của cha mẹ nhưng không có người quản lý nên các em tự do chơi bời , bỏ bê việc học tập , sa đà vào một số trò chơi có sự thu hút mãnh liệt như : chơi Gam , điện tử … lực học giảm sút dần , càng ngày các em học càng yếu hơn ,cảm giác thua kém so với bạn bè cùng lớp , các em chán nản và bỏ học . - Có nhiều học sinh học tốt nhưng gặp khó khăn về kinh tế nên mỗi khi tới tháng đóng tiền học phí – bán trú các em đóng không đúng quy định , mặc cảm nên phụ huynh cho con em họ nghỉ . - Không ít những học sinh có điều kiện về kinh tế nhưng vẫn bỏ học vì Bố mẹ không hạnh phúc như : ly thân , ly dị …mỗi người có cuộc sống riêng nên con cái họ phải gởi cho ông , bà , chú bác nuôi dưỡng , các em không có chỗ dựa về mặt tinh thần nên khi gặp khó khăn trong học tập , trong cuộc sống các em chán nản rồi bỏ học . c.Giải pháp : - Giáo viên chủ nhiệm gần gũi , tận tâm tìm hiểu lí do khi học sinh có quyết định nghỉ học để ngăn chặn và có những giải pháp hợp lý , kịp thời như : + Với học sinh nghỉ học do bố mẹ lo làm ăn mà không quan tâm tới các em thì giáo viên chủ động gặp riêng phụ huynh nên có những tâm tình về vai trò và trách nhiệm của người làm cha , làm mẹ để họ hiểu ra vấn đề họ sẽ quan tâm hơn . + Với những đối tượng học sinh có ý định nghỉ học do gia đình không hạnh phúc , do thiếu hụt tình cảm cha mẹ , lúc này sự quan tâm gần gũi , động viên các em là rất hữu hiệu , thầy cô chủ động hỏi thăm an ủi và là chỗ dựa tinh thần để các em dãi bày tâm sự , được như vậy các em cảm thấy yêu mến thầy cô và trường lớp hơn sẽ thay đổi suy nghĩ nghỉ học . - Với những học sinh có điều kiện về kinh tế , đầy đủ cha mẹ nhưng do biện pháp giáo dục của gia đình chưa phù hợp thì giáo viên chủ nhiệm …nên mời phụ huynh gặp riêng trao đổi khéo léo đóng góp suy nghĩ của mình để phụ huynh hiểu ra vấn đề và thay đổi biện pháp giáo dục các em ở nhà , bên cạnh đó nên gần gũi phân tích cho các em thấy cái được và cái mất từ những suy nghĩ , hành động sai trái của các em hôm nay và hậu qủa mai sau ( Với những đối tượng này sự mềm mỏng sẽ có hiệu quả , không nên cứng nhắc rễ dẫn tới phản ứng từ phụ huynh và học sinh ). - Với trường hợp học sinh khó khăn về kinh tế không có tiền đóng học , với đối tượng này gặp rất nhiều và cũng là rất khó cho giáo viên chủ nhiệm vì đặc thù trường tư việc đống góp 2 khoản học phí và bán trú diễn ra đều đặn hàng tháng và lại với số tiền lớn , với đối tượng này giáo viên nên tìm hiểu cụ thể nếu : + Phụ huynh không có tiền đóng kịp do các khoản thu nhập của gia đình vào cuối tháng sau thời điểm quy định đóng góp của trường thì giáo viên hướng dẫn phụ huynh làm đơn xin hẹn đóng muộn hơn các học sinh khác ( GVCN không nên nhắc nhở tên các em trước lớp tạo sự mặc cảm của các em trước lớp ) + Với những học sinh thật sự khó khăn không có khả năng đóng học GVCN chỉ động viên phụ huynh cố gắng , khắc phục mà thôi . 2. Yếu tố nhà trường : a. Thuận lợi: - Lãnh đạo nhà trường năng lực , tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất cho việc dạy và học của thầy và trò như : trang bị máy móc , phòng học được bố trí bàn ghế phù hợp đảm bảo đủ ánh sáng , phòng ngủ có máy lạnh , bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm … - Ban đại diện hội cha mẹ học sinh nhiệt tình , luôn quan tâm tới sự nghiệp dạy và học của nhà trường nên luôn sát cánh cùng nhà trường trong mọi hoàn cảnh . - Đội ngũ giáo viên đa số trẻ , có trình độ chuẩn sư phạm , nhiệt tình , năng động sáng tạo b. Khó khăn : - Do loại hình Dân lập nên mọi kinh phí chi trả lương cho GVCNV trong trường đều phải lấy từ nguồn tiền đóng góp của phụ huynh học sinh từ tiền đóng Học phí hàng tháng , rất nhiều những gia đình khó khăn về kinh tế đã phải cho con em của họ nghỉ học nửa chừng hoặc chuyển trường khác để bớt đi sự đóng góp mặc dù họ không muốn và vẫn rất tín nhiệm môi trường dạy và học của trường LÊ QUÝ ĐÔN , đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc duy trì sĩ số của nhà trường . - Trường thuộc hệ thống dân lập nên học sinh đầu vào còn thấp hơn so với các trường lân cận , và còn bị động về số lượng học sinh vào trường . - Đa số phụ huynh làm việc theo ca nên việc GVCN khi cần gặp trực tiếp phụ huynh để kết hợp biện pháp giáo dục còn gặp khó khăn và không kịp thời . - Ngoài các yếu tố trên thì yếu tố từ phía giáo viên và các bộ phận khác cũng đôi lúc ảnh hưởng tới việc nghỉ học của học sinh như : + GVCN : một vài giáo viên chủ nhiệm do tuổi đời và tuổi nghề còn quá trẻ nên đôi lúc xử lý tình huống chưa phù hợp , một số ít chưa gần gũi tạo khoảng cách quá xa giữa thầy với trò nên không hiểu hết những tâm tư nguyện vọng từ các em nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn , hoàn cảnh đặc biệt , việc phát hiện để ngăn chặn những học sinh nghỉ học không kịp thời *. Giải pháp : - Với những giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề cao có kinh nghiệm nên chia sẻ ,giúp đỡ đồng nghiệp mới vào nghề bằng cả cái tâm của những người đi trước . - Với những giáo viên mới vào nghề nên khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp qua hình thức dự giờ , thăm lớp hoặc qua nhiều hình thức khác . - Nhà trường nên tổ chức những buổi sinh hoạt tập thể theo chuyên đề , đưa ra một số tình huống sư phạm có vấn đề trong đó có những tình huống trong lĩnh vực duy trì sĩ số , tạo sự ứng thế cho giáo viên , tập cho giáo viên có những phản xạ nhanh khi xử lý các tình huống có thể xảy ra , qua những buổi sinh hoạt đó sự truyền đạt kinh nghiệm của những người có kinh nghiệm của những người đi trước cho những người đi sau sẽ có hiệu quả . GVBM: Việc phối hợp với các giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng nhằm theo dõi sĩ số học sinh qua đó có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các em bỏ học giúp các em học tập tốt hơn. Mặt khác có những em học sinh thích học môn này, lại không thích môn kia vì những lý do khác nhau do vậy tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập tốt hơn từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong trường để phát hiện về năng khiếu cũng như sở thích cũng như những hạn chế của từng học sinh để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn. Có thể : + Có những giáo viên bộ môn tuy có chuyên môn rất cao , trong quá trình giảng dạy nhiệt tình nhưng phương pháp lên lớp chưa phù hợp nên học sinh khó tiếp thu bài , không hiểu bài , chán nản đòi bỏ học . + Có một số giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy đòi hỏi quá cao trong khi khả năng học sinh hạn chế , các em không đáp ứng được bị giáo viên phê phán gay gắt hoặc khi các em có sự chuyển biến nhưng giáo viên không ghi nhận và có biện pháp khích lệ kịp thời , các em có cảm giác chán nản , không phấn đấu . * Giải pháp : -Việc cải tiến phương pháp dạy và học là rất cần thiết , thiên về hướng dạy tích cực như thảo luận nhóm , tổ , dạy CNTT với những bài khó cần có hình vẽ minh họa để bổ trợ cho kiến thức , hoặc chia nhỏ vấn đề để không có cảm giác nặng nề cho học sinh . - Nên áp dụng hướng vừa dạy vừa dỗ ( Bên cạnh những biện pháp trách phạt ,cần có động viên , cả việc tuyên dương trước lớp , trước cờ khi các em có sự tiến bộ ) - Nên chọn ra cán sự bộ môn cho các môn học nhằm mục đích giúp đỡ các em học yếu , kém bên cạnh đó tạo cảm giác mình yếu nhưng vẫn được quan tâm , tạo sự đàn kết trong các em . Từ đó các em học yếu không mặc cảm với thầy cô , bạn bè , các em sẽ cố gắng hơn . - Bên cạnh đó các tổ chức khác như: Quản sinh thân thiện hơn , cần hiểu tâm sinh lý của các em để có những biện pháp phù hợp , Đoàn TNCSHCM , Đội TNTPHCM cũng tạo ra những sân chơi vui vẻ , lành mạnh , bổ ích cho các em sau giờ học tập căng thẳng để các em hứng thú hơn trong học tập . 3. Yếu tố học sinh : Đây là yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định đến chất lượng học tập của các em , đa số các em bỏ học do học yếu , có những nguyên nhân sau : - Chưa xác định được mục đích học tập của mình . - Không có phương pháp học tập một cách khoa học - Không có thời gian biểu và kế hoạch cụ thể , rõ ràng - Các em bị hụt hẫng về tinh thần khi gia đình các em gặp rắc rối về tình cảm của cha và mẹ dẫn tới sao nhãng việc học tập . - Không biết khắc phục những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống , dễ bị lôi kéo vào những cám dỗ đời thường , vào các tệ nạn trong xã hội như : Đua xe , nghiện điện tử , bida … Giải pháp : Khi học sinh có những biểu hiện chán học , sa sút trong học tập hoặc có biểu hiện muốn nghỉ học thì giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp phù hợp và kịp thời như: - Nếu các em chưa có phương pháp học tập phù hợp cho từng bộ môn GVCN sẽ là cầu nối giữa các em với thầy cô bộ môn giúp các em tìm cho mình phương pháp đúng và phù hợp . Ngoài ra chính giáo viên chủ nhiệm cũng tạo cho các em sự học hỏi từ chính các bạn của mình bằng những việc như : Đôi bạn cùng tiến , hoặc trao đổi phương pháp học tập qua các tiết NGLL , cử ra cán sự bộ môn để giúp bạn học yếu tiến bộ , từ đó các em học yếu sẽ không bị cô lập , sẽ tự tin hơn trong học tập . -Nếu việc học tập của các em yếu do yếu tố gia đình thì việc gần gũi động viên là cần thiết , bên cạnh đó GVCN giúp phụ huynh biện pháp quản lý việc học tập của các em ở nhà cho phù hợp . - Nếu yếu tố cá nhân học sinh ham chơi , quên nhiệm vụ học tập thì GVCN ,GVBM và Ban cán sự lớp , Cả quản sinh cùng có biện pháp phù hợp , nên nhẹ nhàng khuyên bảo để các em nhận diện được việc mình đang làm ( Trong giai đoạn này không nên tạo áp lực cho các em mà phải kiên trì vì nếu chúng ta xiết quá chặt sẽ dễ dẫn tới sự bất cần trong các em ) Tất cả chúng ta những người đã và đang trực tiếp hay gián tiếp làm công tác giáo dục đều cố gắng và tìm cho mình biện pháp tốt nhất , từ những việc nhỏ nhất , giản đơn nhất thì chắc chắn sớm muộn cũng sẽ được phụ huynh nhìn nhận và đó là sợi dây vô hình để níu kéo các em khi các em có ý định nghỉ học và qua đó các em cảm thấy yêu Thầy , mến bạn , gắn bó trường hơn và hiện tượng học sinh nghỉ học sẽ ít đi thậm chí sẽ không còn …và mục tiêu xây dựng “Trường thân thiện - Học sinh tích cực ” sẽ sớm thành hiện thực . *. Tài Liệu Tham Khảo : Trong quá trình làm công tác giảng dạy của mình từ năm 2005 tới nay , trong công tác chủ nhiệm , quản nhiệm của mình tội không ít lần gặp tình huống khó khăn , những lúc như vậy tôi thường trao đổi với những đồng nghiệp , bên cạnh đó tôi cũng tham khảo rất nhiều trên các phương tiện sách , báo , internet …Một trong những bài tôi tâm đắc nhất đó là bài viết 5 quy tắc giáo dục học sinh chưa ngoan. NỘI DUNG 5 QUY TẮC như sau : 1.1. Hiểu rõ: - Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là dịp để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh “chưa ngoan” dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp. - Tìm hiểu một cách hết sức tế nhị học sinh “chưa ngoan” từ cán bộ lớp đến cả những em thuộc “nhóm” của học sinh “chưa ngoan” để từ đó có kế hoạch hợp lý và phối hợp với gia đình để giáo dục các em. 1.2. Hợp tác: - Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình. Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, phối hợp giáo dục. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, thân mật, một thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt. * Quy tắc 2H sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, và ngược lại gia đình sẵn sàng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình suốt năm học. Vấn đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của những con người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của giáo viên chủ nhiệm. 2. Quy tắc 2Q (Quan tâm – Quan sát) 2.1. Quan tâm: - Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trực tiếp hỏi thăm học sinh “chưa ngoan” về hoàn cảnh gia đình để giúp các em dần dần ý thức về việc quan tâm đến gia đình mình kết hợp với quan tâm thăm hỏi học sinh “chưa ngoan” về bạn bè thân thích thường hay chơi với nhau. Đồng thời thông qua phối hợp chặt chẽ gia đình, giáo viên bộ môn để hiểu thêm về năng lực học tập cũng như thái độ và sự tôn trọng, lễ phép của học sinh “chưa ngoan” và gián tiếp giúp đỡ, quan tâm, ân cần hơn đối với các em. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để gắn các em vào những hoạt động mà các em ưa thích, hoặc chia sẻ, giúp đỡ các em những khó khăn. Kêu gọi và yêu cầu các em khác trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn mình (là những học sinh “chưa ngoan”), không nên xem thường và cô lập bạn, hoặc phê phán một cách thái quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá thấp. Điều đó lại có thể thúc đẩy việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trường (nhất là những nhóm thiếu niên hư hỏng sẽ có khả năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc). 2.2 Quan sát: - Quan sát, theo dõi học sinh “chưa ngoan” hằng ngày về việc thực hiện nội quy, quy chế trường lớp, về thái độ học tập bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững và sẽ không vội vàng kết luận mội vi phạm nào đó khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát nhằm tránh làm tổn thương đến tâm lý và tình cảm của các em. 3. Quy tắc 2N (Nghiêm khắc – Ngọt dịu) 3.1. Nghiêm khắc: - Giáo viên chủ nhiệm cần xử lí những vi phạm của tất cả học sinh trong lớp với một thái độ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng học sinh, cho dù đó là cán bộ lớp hay học sinh “chưa ngoan”. Có như vậy những em “chưa ngoan” sẽ cảm thấy giáo viên chủ nhiệm đã tôn trọng tất cả thành viên trong lớp, không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình (theo suy nghĩ của các em). Cần lưu ý: nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến “phản sư phạm” và phản tác dụng. 3.2. Ngọt dịu: - Giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy với công việc, có tình yêu thương, tấm lòng độ lượng và bao dung đối với học sinh. Tuy nhiên lòng yêu thương ấy không thể pha trộn với những nét ủy mị, mềm yếu và thiếu sự đề ra yêu cầu nghiêm khắc đối với các em, mà ngược lại. Quy tắc này sẽ xóa bỏ khoảng cách, làm cho học sinh “chưa ngoan” cảm thấy mình không bị “ghét bỏ” hay bị “bỏ rơi.” Tình cảm thầy-trò dần được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự, những chia sẻ... Khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. 4. Quy tắc 2Đ (Động viên – Định hướng) 4.1. Động viên: - Trong việc giáo dục học sinh “chưa ngoan” thì sự động viên và khuyến khích có vai trò rất quan trọng. Học sinh “chưa ngoan” đa số là những em có học lực yếu kém, dẫn đến bất mãn, không thiết tha gì đến học tập, hay nói cách khác, không có động cơ, ý thức học tập. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp quan tâm, động viên các em trên tinh thần “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. - Cần huy động và vận hành cả guồng máy: Gia đình - Giáo viên - Đoàn thể Các tổ chức xã hội - Bạn bè học sinh – và cả cá nhân học sinh “chưa ngoan” để động viên, hỗ trợ, giúp đỡ các em có được tinh thần, động cơ, và ý thức trong rèn luyện đạo đức và học tập. 4.2. Định hướng: - Học sinh “chưa ngoan” thường là những em không định hướng được mình cần phải rèn luyện những gì để giúp ích cho bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ của mình là học tốt và rèn luyện tốt. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm sẽ là người giúp các em biết quan tâm đến bản thân, gia đình ... cũng như suy nghĩ đến việc chọn nghề để các em có hoài bão, ước mơ và trở thành người hữu ích. 5. Quy tắc 2T (Tâm huyết – Trách nhiệm) Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có được năng lực “cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh “chưa ngoan” nói riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy giáo. Giáo viên chủ nhiệm phải dùng nhân cách của mình để tác động vào học sinh, giáo dục các em nên người. Đây chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách là vậy. Có thể nói rằng chỉ có người giáo viên nào luôn ý thức sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ, lấy việc hy sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người làm hạnh phúc cao cả của đời mình thì mới có thể thực hiện được chức năng “người kỹ sư tâm hồn” một cách xứng đáng. Với những quy tắc đã nêu trên đây chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” sẽ có những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường. Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững. Nguồn GD&TĐ online (Trần Đình Tuấn) III. KẾT LUẬN : Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp để duy trì sĩ số mà bản thân tôi đã đúc kết được qua quá trình làm công tác chủ nhiệm tuy nó rất đơn giản và bình dị nhưng cũng là những thực trạng mà nghành giáo dục trên cả nước đang quan tâm . Tôi rất mong đồng nghiệp đóng góp thêm những suy nghĩ của riêng mình vào để chuyên đề này ngày một khả thi hơn . Qua đây tôi rất muốn nhắn nhủ tới đồng nghiệp dù là giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn , và quý vị phụ huynh hay bộ phận nào đó trong nhà trường thì luôn dành cho các em sự yêu thương chân thành nhất để tạo cho các em có suy nghĩ “Tới trường là niềm vui – Về nhà là hạnh phúc ” IV. Ý KIẾN ĐÓNG GÓP : Người viết Trần Thị Kim Tuyết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng