Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn chuyên đề dạy học chủ đề “xã hội cổ đại trên thế giới” theo mô hình vnen...

Tài liệu Skkn chuyên đề dạy học chủ đề “xã hội cổ đại trên thế giới” theo mô hình vnen

.DOC
25
4557
111

Mô tả:

Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 CHUYÊN ĐỀ: DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: “XÃ HỘI CỔ ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI” THEO MÔ HÌNH VNEN A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Lịch sử là một môn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất cho con người. Đối với ngành giáo dục, Lịch sử không chỉ là một môn học thông thường mà nó còn có thế mạnh trong việc giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, ý thức công dân cho học sinh. Vai trò của môn Lịch sử lại càng được khẳng định trong xu thế hội nhập của thế giới. Khi muốn mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập với thế giới, thế hệ trẻ của chúng ta phải có hiểu biết sâu sắc không chỉ về lịch sử, văn hóa của đất nước mình mà còn phải am hiểu về lịch sử, văn hóa các nước trên thế giới để tự tin hội nhập cùng thế giới và để đón thế giới vào Việt Nam. Trong nhiều năm qua, thực trạng dạy học môn Lịch sử trong trường phổ thông còn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là lối dạy theo kiểu “truyền thụ tri thức”, “nhồi nhét kiến thức”, học sinh phải học thuộc lòng các nội dung lịch sử như trong SGK …. còn phổ biến. Phương pháp giảng dạy trên đã khiến học sinh không thiết tha, yêu thích môn học Lịch sử. Hậu quả: hàng trăm điểm 0 trong các kì thi quốc gia đã khiến các cấp quản lí và đội ngũ giáo viên dạy Sử trong cả nước lo lắng, trăn trở để tìm "lối thoát", đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử. Nhiều năm qua, khẩu hiệu “Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử” đã được đặt ra và trở thành quen thuộc đối với giáo viên bộ môn. Tuy nhiên, về cơ bản các giờ dạy Lịch sử của chúng ta vẫn chỉ tập trung vào truyền thụ kiến thức. Những yếu tố rất quan trọng như đối tượng học sinh, phản ứng tâm lý, khả năng nhận biết, tiếp thu kiến thức của học sinh cũng như kĩ năng của học sinh ít được chú ý đến. Bởi vậy, dù đã áp dụng “Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử” nhưng thực tế hiện nay phần lớn học sinh trong các nhà trường vẫn không thích học Lịch sử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng theo nhóm chúng tôi có 2 nguyên nhân căn bản nhất đó là do những hạn chế vì chương trình SGK và do giáo viên chưa thực sự có sự đột phá trong khâu đổi mới phương pháp dạy học. Như chúng ta đã biết, dạy học là một quá trình lao động sáng tạo "khơi những nguồn chưa ai khơi" và " sáng tạo những gì chưa có". Dạy học Lịch sử cũng vậy. Giáo viên không chỉ có nhiệm vụ khơi dậy các nhân vật, sự kiện lịch sử mà còn làm cho các nhân vật, các sự kiện lịch sử ấy được sống dậy một cách sinh động nhất trước mắt học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh khối lớp 6- tò mò, hiếu động, ưa thích sự khám phá. Chương trình Lịch sử lớp 6 phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, mỗi bài là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật tiêu biểu của một giai đoạn nhất định. Vì thế, mỗi bài học, giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung của từng bài dưới nhiều hình thức dạy học khác nhau giúp học sinh lĩnh hội bài học một cách hứng thú, tích cực. THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 1 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 2. Cơ sở thực tiễn Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học hiện nay ở trường phổ thông: Chương trình SGK hiện hành mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng việc xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng do đó không tránh khỏi những nội dung có sự trùng lặp, gây nhàm chán mất thời gian, kiến thức không có hệ thống, không thấy được mối quan hệ giữa các nội dung, các sự kiện với nhau, không tạo được hứng thú trong học tập của học sinh. Cụ thể như trong 3 bài 4,5,6 SGK lịch sử 6 cả 3 bài này đều có nội dung: Sự hình thành của các quốc gia cổ đại, xã hội thời cổ đại, thể chế nhà nước và các thành tựu văn hóa. Nhưng nếu dạy riêng rẽ giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây thì sẽ vừa mất thời gian, vừa gây nhàm chán đồng thời giáo viên sẽ khó có thể giúp học sinh hình thành những năng lực chuyên biệt như năng lực so sánh, năng lực đánh giá các sự kiện lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên hiện nay là cần phải xác định những nội dung rời rạc, thiếu mối liên hệ, có những điểm tương đồng gần nhau thành các chủ đề dạy học nhằm khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức dạy học hiện nay, phát huy được những ưu thế của việc tổ chức dạy học theo chủ đề, giúp học sinh xâu chuỗi, liên hệ, kết nối các nội dung sự kiện lịch sử với nhau. Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài, tiết trong SGK. Trong phạm vi 1 tiết học sẽ không đủ thời gian cho các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy được tính tích cực, tự lực , sáng tạo của học sinh, hiệu quả khai thác sử dụng các phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực bị hạn chế. Ví dụ Bài 6 SGK mặc dù chỉ có hai mục: 1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì và mục 2. Người Hi lạp và Rô ma đã có những đóng góp gì về văn hóa, các thành tựu của nền văn hóa phương Đông và phương Tây đều có thành tựu như phép tính lịch và thiên văn, chữ viết, khoa học, văn học và nghệ thuât nhưng nếu Gv khai thác theo hai mục ở trong SGK sẽ dẫn đến sự trùng lặp gây mất thời gian và học sinh sẽ không còn thời gian để mở rộng kiến thức, GV cũng không có thời gian để giới thiệu về một số thành tựu văn hóa thời cổ đại như về Kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ Pác tê nông…qua những đoạn video hay những mẩu chuyện. - Dạy học theo chuyên đề là xu thế của thế giới vì: + Dạy học theo chuyên đề ngoài việc giúp cho học sinh hiểu, lý giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng của các nội dung, sự kiện lịch sử; tăng cường khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề khác trong học tập và thực tiễn... + Nội dung của các chuyên đề giúp học sinh có những hiểu biết về những kiến thức cơ bản của chương trình, sách giáo khoa mà học sinh cần đạt được. Từ những kiến thức đó để học sinh có thể tổng kết, hệ thống hoá kiến thức, củng cố, thực hành, rút ra quy luật và bài học lịch sử... và tự nghiên cứu, đào sâu kiến thức đã học. + Tuy nhiên, bản thân GV cũng cần lưu ý: 2 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 Tính vừa sức của chuyên đề: cân đối giữa khối lượng và mức độ kiến thức trong chuyên đề, chú trọng đến việc giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng. Vấn đề được học tập trong chuyên đề phải là một vấn đề cơ bản của chương trình, sách giáo khoa THPT có mối quan hệ mật thiết với nhau, có những điểm tương đồng về nội dung kiến thức, khi hình thành chuyên đề thì tạo nên một chuỗi các vấn đề học tập cần giải quyết. Khi giải quyết được nhiệm vụ học tập đó sẽ tạo thành một nội dung hoàn chỉnh, toàn diện cả chiều dọc lẫn chiều ngang của chuyên đề. Nội dung chuyên đề cần đảm bảo tính toàn diện, có tính hệ thống, thể hiện mối quan hệ của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa … Kênh hình, tư liệu tham khảo của chuyên đề phải góp phần tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động học tập và hình thành phát triển năng lực trong học tập. Mô hình trường học mới tại Việt Nam - VNEN đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục: + Từ năm học 2012 - 2013, Bộ GD&ĐT đã triển khai thí điểm Mô hình Trường học mới (VNEN) tại 1.447 trường tiểu học thuộc 63 tỉnh, TP trên cả nước. Đây là mô hình tổ chức trường học dựa trên nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy và học, lấy người học làm vị trí trung tâm. + Trong năm học 2014 - 2015, cả nước có gần 2.500 trường tiểu học trên tổng số 15.000 trường thực hiện Mô hình VNEN. Từ năm học này, Bộ GD&ĐT cũng sẽ cho thí điểm Mô hình VNEN ở cấp THCS tại 24 trường thuộc sáu tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa. Việc áp dụng mô hình dạy học này đã có những tác động rõ rệt tới GV và HS trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. GV chuyển từ cách dạy thuyết trình truyền thống sang vai trò tổ chức hoạt động dạy học nhóm, hướng dẫn các hoạt động và quan sát học sinh thực hiện các bước học tập. Học sinh tự học, tự làm việc với tài liệu hướng dẫn học (thay sách giáo khoa và đồ dùng học tập) giúp HS tự tin, năng động và sáng tạo với phương pháp học tập mới. - Phương pháp giảng dạy theo mô hình trường học mới - VNEN được nhóm chúng tôi áp dụng qua chủ đề " Văn hóa cổ đại trên thế giới" vì: + Thời gian không cho phép. + Đây là một trong những chủ đề quan trọng nằm trong chuyên đề "Xã hội cổ đại". Chủ đề " Văn hóa cổ đại trên thế giới" giúp các em lĩnh hội được những thành tựu về tất cả các lĩnh vực: lịch, chữ viết, khoa học, văn học, nghệ thuật của các quốc gia cổ đại trên thế giới nói chung và những thành tựu trong lĩnh vực kiến trúc dân tộc Việt thời cổ đại đã được minh chứng qua thời gian. + Chủ đề này sẽ giúp các em phát huy tối đa các năng lực của bản thân: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tái hiện kiến thức, năng lực thực hành bộ môn, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác đặc biệt bản thân các em sẽ được trải nghiệm những tình huống mới được đặt ra qua chủ đề: đóng vai hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn du khách đến với những kì quan tiêu biểu thời cổ đại. Từ đó rèn luyện cho các em rèn luyện sự tự tin, năng động, sáng tạo. THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 3 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 Xuất phát từ những lý do trên tôi đã xây dựng một chuyên đề dạy học trong môn Lịch sử 6 là: Chủ đề : Xã hội cổ đại. Là những giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở lớp 6, chúng nhận thấy không có nhiều học sinh thích học Sử, các em chưa thực sự chủ động, tích cực trong giờ học một phần vì kiến thức Lịch sử khô khan, một phần vì " lối mòn" truyền thụ kiến thức của bản thân giáo viên chưa thực sự gây hứng thú cho học sinh. Băn khoăn, trăn trở trước thực trạng trên, nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu về phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam - VNEN với hi vọng sẽ góp phần khắc phục được tình trạng trên đồng thời thổi một luồng sinh khí mới cho giờ dạy Lịch sử. Tuy nhiên, phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam VNEN là một phương pháp dạy học mới được triển khai đầu năm học 2015-2016 ở huyện nhà, bởi vậy mọi quá trình tìm hiểu và áp dụng về phương pháp dạy học này đều là thử nghiệm, để trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm. Do vậy, nhóm chúng tôi mạnh dạn chọn chuyên đề : “Dạy học chủ đề xã hội cổ đại trên thế giới theo mô hình VNEN”. Chủ đề này được minh họa qua 3 tiết. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên chúng tôi xin được dạy minh họa qua tiết thứ 3: Văn hóa cổ đại của chủ đề, nhằm giới thiệu với đồng nghiệp với hi vọng sẽ góp phần cải thiện chất lượng dạy học Lịch sử hiện nay. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, phạm vi chuyên đề. Nội dung, chương trình môn Lịch sử 6 cấp THCS. Tư liệu và các tài liệu liên môn. Đối tượng học sinh lớp 6 2. Phương pháp nghiên cứu. Thực hiện chuyên đề, chúng tôi đã nghiên cứu các tài liệu như: Chỉ thị, nghị quyết của ngành về đổi mới phương pháp, chương trình giáo dục. Các tài liệu và công trình nghiên cứu về cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Các tài liệu khoa học về chương trình, sách giáo khoa, sách GV… B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận dạy học Dựa trên quan điểm của lí thuyết kiến tạo trong quá trình dạy học và giáo dục, quá trình dạy học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam - VNEN được tổ chức phù hợp với nguyên tắc chung của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Cụ thể là: 1. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học; 2. Học sinh tự thiết lập tiến độ và các bước đi cho quá trình học tập, với một chương trình tự học theo từng bước và tăng cường sự ưu việt của hoạt động nhóm; 3. Chú trọng đến tính tích cực để đảm bảo học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới; giáo viên tận dụng khả năng tổ chức các hoạt động để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống; 4 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 4. Giáo viên duy trì một môi trường tích cực, cởi mở và đóng vai trò là người hướng dẫn học, chú trọng đến tính cạnh tranh đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh; 5. Sự hướng dẫn tự học từng bước được dựa trên sự hướng dẫn học bao gồm các hoạt động và bài tập diễn ra liên tiếp để hỗ trợ quá trình học tập. Phương pháp hướng dẫn tự học từng bước khuyến khích học sinh có sáng kiến và sáng tạo. Sự linh hoạt cho phép học sinh tiến bộ trên từng bước học tập của mình; 6. Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng, trong đó các thành viên của gia đình tham gia vào quá trình giáo dục và ở đây các dự án cộng đồng là một trụ cột chính của chương trình; 7. Giao quyền tự quản cho học sinh để đảm bảo sự tham gia tích cực của học sinh trong đời sống dân chủ trong nhà trường, với sự tăng cường các giá trị như sự hợp tác, tôn trọng và làm việc nhóm. Với các nguyên tắc trên, các hoạt động học theo mô hình trường học mới - VNEN được hướng dẫn theo một tiến trình phù hợp, có thể vận dụng được tất cả các phương pháp dạy học tích cực khác như: dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp "Bàn tay nặn bột", dạy học dựa trên dự án,... II. Quan điểm dạy học theo mô hình VNEN 1. Mục tiêu dạy học Trong mô hình dạy học VNEN, người ta hướng vào việc chuẩn bị cho học sinh sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu, lợi ích, tiềm năng của người học. Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của học sinh là sự phát triển toàn diện nhân cách. Mọi nỗ lực giáo dục của nhà trường đều phải hướng tới mục tiêu trên tạo điều kiện thuận lợi để mỗi học sinh bằng hoạt động của chính mình sáng tạo ra nhân cách của mình, hình thành và phát triển bản thân nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển năng lực (sáng tạo, chia sẻ…) cho học sinh. Đổi mới PPDH theo hướng hiện đại (có vai trò quyết định tới chất lượng giáo dục). Quá trình dạy học lấy quá trình học của học sinh làm trung tâm. Rèn luyện cách học, cách tư duy cho học sinh. 2. Phương pháp giảng dạy Trong mô hình VNEN người ta coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động độc lập hoặc theo nhóm ( thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu…) thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm tri thức, kỹ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu và tăng cường khả năng giao tiếp. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Những dự kiến của giáo viên được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh và cách tổ chức các hoạt động đó, cùng với khả năng diễn biến các hoạt động của học sinh để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo tiến trình của tiết học, thực hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi em. 3. Hình thức dạy- học Học theo mô hình VNEN, thường dùng bàn ghế cá nhân có thể bố trí thay đổi THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 5 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, thậm chí theo yêu cầu sư phạm của từng phần trong tiết học. Nhiều bài học được tiến hành trong phòng thí nghiệm, ngoài trời, tại Viện bảo tàng hay cơ sở sản xuất. Chủ yếu học sinh được tổ chức học tập theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 em, nhóm trưởng điều hành hoạt động của các thành viên trong nhóm mình. Hình thức hoạt động học tập linh hoạt: có thể nhóm đôi, nhóm lớn, lớp, cá nhân (Giáo viên dùng lôgô hoạt động thay cho lệnh của mình). Giáo viên là người tổ chức, định hướng, điều hành quá trình hoạt động học tập của học sinh. Trong quá trình học sinh hoạt động, giáo viên theo dõi các nhóm, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời khi các em gặp khó khăn. Tóm lại: Dạy học theo mô hình mới VNEN là đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy – học, xem cá nhân người học – với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người, vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại, để tiềm năng của mỗi HS được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội, đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn trong dạy học theo mô hình mới. Trong dạy học, vai trò chủ động tích cực của người học được phát huy nhưng vai rò của người dạy không hề bị xem nhẹ, bị hạ thấp. Trái lại, giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm cái mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng. Định hướng cách dạy học như trên không mâu thuẫn với quan niệm truyền thốngvề vị trí chủ đạo, vai trò quyết định của giáo viên đối với chất lượng, hiệu quả dạy học. Quan điểm dạy học theo mô hình mới VNEN cần được quán triệt trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá. Cũng cần lưu ý rằng khi vận dụng không nên máy móc và hình thức, giáo viên phải biết lựa chọn mức độ thích hợp với từng môn học, từng đối tượng học sinh, phù hợp với phương tiện thiết bị dạy học và điều kiện học tập của học sinh. 4. Cấu trúc bài học theo chương trình VNEN 4.1. Hoạt động khởi động a. Mục đích: Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học; rèn luyện cho hs năng lực cảm nhận về các khái niệm, sự hiểu biết, khả năng biểu đạt, tính toán, đề xuất chiến lược, năng lực tư duy.., đồng thời giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học. b. Nội dung: nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu đưa ra ý kiến nhận xét về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề. c. Phương thức hoạt động: Tài liệu hướng dẫn tiến trình thực hiện hoạt động của học sinh. Các hoạt động cá nhân, nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp học sinh huy động kiến thức, kĩ năng , kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức 6 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh. Việc trao đổi với giáo viên có thể thực hiện trong quá trình hoặc sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm. 4.2. Hoạt động hình thành kiến thức. a. Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện cho học sinh năng lực cảm nhạn về khái niệm khoa học; cung cấp cho học sinh cơ sở khoa học của nhưng kiến thực được đề cập đến trong chủ đê. b. Nội dung: trình bày những lập luận về cơ sở khoa học của những kiến thức cần dạy cho học sinh trong chủ đề: Có 3 loại câu hỏi gắn với hoạt động về cơ sở khoa học: Câu hỏi xác thực: yêu cầu học sinh trả lời trực tiếp về nội dung kiến thức trong chủ để. Câu hỏi lí luận: yêu cầu học sinh lập luận, giải thích về những khái niệm khoa học trong chủ đề. Câu hỏi sáng tạo: khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm kiến thức liên quan c. Phương thức hoạt động: Tài liệu nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động nhóm, học sinh phải trình bày kết quả và thảo luận với giáo viên 4.3. Hoạt động luyện tập a. Mục đích: Yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa học được ở hoạt động 2 để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó, giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm ở mức độ nào. b. Nội dung: Đây là những hoạt động gắn với thực tiễn bao gồm những nhiệm vụ như trình bày, viết văn, bài thực hành, tạo ra tư duy chặt chẽ; yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập cụ thể; giúp cho học sinh thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp. c. Phương thức hoạt động: Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành… Đầu tiên nên cho học sinh hoạt động cá nhân để học sinh hiểu và biết được mình hiểu biết kiến thức như thế nào, có đóng góp gì vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Sau đó cho học sinh hoạt động nhóm để trao đổi chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó học sinh có thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập của học sinh hiệu quả hơn. Kết thúc hoạt động này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được bổ sung, uốn nắn những nội dung chưa đúng. 4.4. Hoạt động vận dụng a. Mục đích: Khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng. b. Nội dung: Hoạt động ứng dụng khác với hoạt động thực hành. Hoạt động thực hành là làm bài tập cụ thể do giáo viên hoặc sách hướng dẫn đặt ra, còn hoạt động ứng dụng là hoạt động triển khai ở nhà, cộng đồng, động viên, khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo giúp học sinh gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 7 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 của gia đình, địa phương. Học sinh tự đặt ra yêu cầu cho mình, trao đổi, thảo luận với gia đình và cộng đồng cùng giải quyết. Tài liệu cần nêu các vấn đề phải giải quyết và yêu cầu học sinh phải tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau, êu cầu học sinh phải thể hiện năng lực thông qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp, giáo viên, gia đình và cộng đồng. Có một yếu tố quan trọng để giúp cho học sinh sáng tạo là các vấn đề đưa ra không chỉ gắn chặt với những gì đã học trên lớp. c. Phương thức hoạt động: Học sinh được hướng dẫn hoạt động cá nhân và nhóm để trao đổi với các bạn về nội dung và kết quả về bài tập do mình đặt ra, sau đó thảo luận với giáo viên. Đặc biệt cần lưu ý hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận với gia đình về những vấn đề cần giải quyết hoặc nêu những câu hỏi để các thành viên trong gia đình trả lời…. Hoạt động với cộng đồng như tìm hiểu thêm về những vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động với giáo viên có thể là trao đổi những kêt quả và yêu cầu đánh giá. 4.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng a. Mục đích: Khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức, để không bao giờ được hài lòng và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học. b. Nội dung: Giao cho học sinh những nhiệm vụ bổ sung và hướng học sinh tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho học sinh các nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng. c. Phương thức hoạt động Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đồng thời yêu cầu học sinh làm các bài tập đánh giá năng lực. Lưu ý: Hoạt động "Vận dụng" và "Tìm tòi, mở rộng" là các hoạt động giao cho học sinh thực hiện ở nhà, giáo viên không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp. Vì vậy nội dung các hoạt động này trong tài liệu Hướng dẫn học chỉ là những yêu cầu, định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm học tập phải hoàn thành,... để học sinh tự phát hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được trong bài học; tìm tòi mở rộng thêm theo sở thích, sở trường, hứng thú của mình. Các hoạt động này hết sức cần thiết và quan trọng, giúp cho việc phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, cần phải tổ chức thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Tuy nhiên, cần làm cho giáo viên và học sinh hiểu rõ rằng không được/ không nên yêu cầu tất cả mọi học sinh đều phải thực hiện giống nhau đối với các hoạt động này; sản phẩm học tập của mỗi học sinh/nhóm học sinh trong các hoạt động này nhìn chung phải là không giống nhau. III. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ 1. Cơ sở hình thành chủ đề - Dựa trên nội dung kiến thức bài 4, bài 5, bài 6 (SGK lịch sử 6) 2. Thời lượng tiến hành chủ đề: 3 tiết +Tiết 1: Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại 8 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 +Tiết 2: Sự ra đời của nhà nước và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại. +Tiết 3: Văn hoá cổ đại 3. Mục tiêu: 3.1.: Kiến thức: * Học sinh biết : - Trình bày được các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến quá trình hình thành sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây. - Trình bày được những thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương Đông và phương Tây. * Học sinh hiểu được: - Học sinh hiểu được vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại ra đời sớm hơn phương Tây. - Phân tích được những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại. - So sánh được sự khác nhau về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. * Học sinh vận dụng: - Nhận xét đánh giá được về thể chế chính trị và các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại. 3.2: Thái độ - Bồi dưỡng lòng tự hào về những trang sử vẻ vang của các dân tộc phương Tây và phương Đông trong đó có Việt Nam. - Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và ý thức gìn giữ và bảo tồn các di sản văn hoá của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hoá của ông cha ta. 3.3: Kỹ năng - Rèn kỹ năng xác định vị trí các quốc gia cổ đại trên lược đồ. - Vẽ lược đồ các giai cấp trong xã hội cô đại phương Đông. - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. - Kỹ năng khai thác các kênh hình có liên quan đến chuyên đề. 3.4: Định hướng các năng lực hình thành. * Năng lực chung - Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học. * Năng lực chuyên biệt. - Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề; vẽ sơ đồ lập bảng so sánh; sử dụng lược đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí các quốc gia cổ đại. - Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện với nhau: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến sự hình thành và ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. - Nhận xét đánh giá được về thể chế chính trị và các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại. THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 9 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 4. Nội dung chủ đề - Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại. - Sự phân hóa và cơ cấu giai cấp của xã hội cổ đại. - Sự ra đời của nhà nước và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại. - Văn hóa cổ đại. 5. Bảng mô tả Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao thấp Nội dung (Mô tả yêu (Mô tả yêu (Mô tả yêu cần (Mô tả yêu cần cần đạt) cần cần đạt) cần đạt) cần cần đạt) Cơ sở hình Trình bày được - Giải thích So sánh được thành các sự xuất hiện được sự ra đời sự khác nhau quốc gia cổ của các quốc của các quốc (về thời gian đại. gia cổ đại gia cổ đại và địa điểm) phương Đông phương Đông xuất hiện của và phương Tây và phương Tây các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Tổ chức nhà Trình bày được So sánh được Nhận xét về tính nước và đời các đặc điểm sự khác nhau chất của nhà sống xã hội ở về tổ chức nhà về tổ chức bộ nước cổ đại ở các quốc gia nước và đời máy và đời phương Đông và cổ đại sống xã hội ở sống xã hội phương Tây các quốc gia các quốc gia cổ đại phương cổ đại phương Đông và Đông và phương Tây phương Tây Thành tựu Trình bày được Giải thích - Nhận xét được chính của những thành được sự khác những nền văn hóa tựu tiêu biểu nhau về thành đóng góp của cổ đại của văn hóa cổ tựu văn hóa những thành tựu phương đại phương của các quốc văn hóa cố đại Đông và Đông và gia cổ đại với nền văn phương Tây phương Tây phương Đông minh của nhân và phương Tây loại. - Viết đoạn văn miêu tả lại một công trình kiến trúc thời cổ đại mà em yêu thích. 6. Câu hỏi và bài tập theo các cấp độ nhận thức 10 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 Câu 1. Trình bày những điều kiện dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Câu 2. Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào ?Tại sao nói nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước quân chủ chuyên chế. Câu 3. Sự khác nhau cơ bản về sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây là gì ? Vì sao có sự khác nhau đó ? Câu 4. Xã hội cổ đại phương Tây bao gồm những giai cấp nào ? So với xã hội cổ đại phương Đông vai trò của các giai cấp này có gì khác biệt. Câu 5. Theo em, thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ? Xã hội ấy có gì khác biệt so với xã hội phương Đông cổ đại ? Câu 6. Nêu những thành tựu văn hóa chính của các quốc gia cổ đại phương Đông. Trong các thành tựu đó em thích nhất thành tựu văn hóa nào? Tại sao? Câu 7. Trình bày những thành tựu văn hóa chính của các quốc gia cổ đại phương Tây. Trong các thành tựu đó em thích nhất thành tựu văn hóa nào? Tại sao? Câu 8. Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây theo các tiêu chí : Điều kiện tự nhiên, ngành kinh tế, tình hình giai cấp và các thành tựu văn hóa. Câu 9. Người Hy Lạp và Rôma đã sáng tạo nên những thành tựu văn hóa gì ? Hãy viết một đoạn văn khoảng 100 từ về một nhà khoa học nổi tiếng của Hy Lạp và Rôma cổ đại mà yêu thích. Câu 10. Kể tên những thành tựu văn hóa cổ đại tồn tại đến ngày nay. Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hóa đó. Câu 11. Viết đoạn văn ngắn ( từ 5- 7 câu) miêu tả lại một công trình kiến trúc thời cổ đại mà em yêu thích. 7. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 7.1: Giáo viên - Bản đồ các quốc gia cổ đại. - Bản đồ thế giới hiện nay. - Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ phương Đông và phương Tây. - Các tư liệu tham khảo khác. 7.2: Học sinh - Đọc trước bài ở nhà, sưu tầm tư liệu, làm một số bài tập 8. Thiết kế và tiến trình dạy học: TIẾT 1: TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI Hoạt động 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế (Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp) - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS - GV phát phiếu học tập cho HS. Yêu cầu từng HS đọc đoạn thông tin dưới đây kết hợp quan sát các hình để hoàn thành phiếu học tập THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 11 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc … ngày càng đông. Ở đây có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như: đồng bằng ven sông rộng, đát a đai phì nhiêu, khí hậu ấm nóng … Điều kiện trên thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực. Do gần sông nên hằng năm cư dân phải đương đầu với thiên tai, lũ lụt. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc ngày nay. Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải, Đó là các bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a. Địa hình được tạo nên bởi các ngọn núi bao quanh các cánh đồng nhỏ hẹp. Phần lớn lãnh thổ là đồi núi, đất đai khô cằn khó canh tác. Vào khoảng thế kỉ XVIII TCN, các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma đã ra đời. Hình 1. Lược đồ các quốc gia cổ đại điển hình trên thế giới 12 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 Hình 2. Sông Nin ở Ai Cập Hình 3. Sông Hoàng Hà ỏ Trung Quốc Hình 4. Sông Hằng ở Ấn Độ - HS nghiên cứu tài liệu, suy nghĩ và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾẾU HỌC TẬP SỐẾ 1 Tiêu chí Tên quốc gia Thời gian hình thành Địa bàn xuất hiện Thuận lợi Khó khăn Về kinh tế Phương Đông cổ đại Phương Tây cổ đại - Đại diện một nhóm HS lên báo cáo kết quả, các nhóm khác đổi kết quả nhau để đánh giá, nhận xét về kết quả của từng nhóm - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc thông tin dưới đây và kết hợp quan sát H 6,7 để trao đổi, thảo luận, thực hiện tiếp nhiệm vụ sau: Đất ven sông màu mỡ nên dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa nước ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Ngoài ra, cư dân còn kết hợp chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải … Cư dân phương Đông cổ đại biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng Hình 6. Trồng lúa nước ở Ai Cập THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 13 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 Đất đai khô cằn, chủ yếu là đồi núi, nên cư dân Hi Lạp và Rô-ma chủ yếu trồng lúa mì, ô lưu, nho. Các nghề thủ công như luyện kim, đồ gốm, nấu rượu nho, làm đàu ô lưu, … phát triển. Bờ biển Hi Lạp, Rô-ma có nhiều cảng tốt nên thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương rất phát triển Hình 7. Hải cảng Pi-rê của Hi Lạp - Qua việc quan sát các H 6,7, các nhóm trình bày những hoạt động kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Hi Lạp: Nền kinh tế phương Đông và phương Tây cổ đại khác nhau như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó? - HS tiếp tục làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ nhận xét và ghi ra giấy về sự khác nhau giữa nền kinh tế phương Đông với phương Tây cổ đại, vầ lý giải về sự khác nhau đó của nhóm mình - GV quan sát các nhóm làm việc, góp ý, bổ sung và chốt các ý chính: HỘP KIẾN THỨC 1: Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại Tiêu chí Phương Đông cổ đại Phương Tây cổ đại Tên quốc gia - Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn - Hi Lạp và Rô-ma Độ, Trung Quốc Thời gian - Thiên niên kỉ IV – III - Thiên niên kỉ I TCN hình thành TCN Địa bàn xuất - Lưu vực các con sông lớn: - Bản đảo Ban-căng, vùng biển Địa hiện sông Nin (Ai Cập), Sông Trung Hải Hằng (Ấn Độ), sông Hoàng Hà (Trung Quốc)... Thuận lợi - Đất đai phù sa màu mỡ, - Hi Lạp và Rô-ma nằm ở ven biển gần nguồn nước tưới, thuận Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất đai lợi cho SX và sinh hoạt canh tác ít và cứng - Thuận lợi cho sự phát triển - Có biển, nhiều hải cảng, giao thông nông nghiệp lúa nước trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển Khó khăn - Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, - Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp ảnh hưởng đến đời sống của trồng loại cây lâu năm, do đó lương nhân dân thực thiếu thốn luôn phải nhập khẩu Về kinh tế - Nông nghiệp trồng lúa - Thủ công nghiệp, thương nghiệp và nước và hoa màu; chăn nuôi kinh tế hàng hóa tiền tệ thú và thủ công nghiệp Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân hóa và cơ cấu giai cấp của xã hội cổ đại (Hình thức dạy học: hoạt động cá nhân, nhóm). 14 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 - GV giới thiệu: do sự phát triển của kinh tế dẫn đến sự phân hóa trong xã hội … Ở phương Đông nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân, trên cơ sở đó giai cấp và nhà nước ra đời rất sớm. Khác với phương Đông, ở phương Tây nền kinh tế công thương là chủ yếu xã hội xuất hiện mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ là chủ yếu. Vậy sự phân hóa và cơ cấu giai cấp của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây như thế nào? - GV yêu cầầu HS làm việc cá nhần, đọc tài liệu và quan sát các hình 8, 9 sau, th ực hi ện nhi ệm v ụ h ọc t ập theo phiêếu học tập sôế 2 - Ở phương Đông, quý tộc và quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Là giai cấp thống trị. Đứng đầu tầng lớp này là một ông vua nắm quyền hành. Nông dân là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò chủ yếu trong sản xuất, họ nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế. Nô lệ là tầng lớp hầu hạ, phục dịch tầng lớp quý tộc, có thân phận thấp kém - Ở phương Tây, chủ nô là tầng lớp có thế lực và giàu có. Họ là những chủ xưởng, chủ các thuyền buôn hay trang trại giàu có, sở hữu nhiều nô lệ. Chủ nô chỉ làm việc trong các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học hay chính trị. Nô lệ là tầng lớp chiếm số đông đảo trong xã hội, là lực lượng lao động chính trong xã hội. Số lượng nô lệ ở THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 15 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 Hi Lạp và Rô-ma rất đông đảo. Nô lệ phải làm những công việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa … Tầng lớp bình dân là những người dân tự do, có nghề nghiệp và chút tài sản riêng dể tự sinh sống bằng lao động của chính mình. Song phần đông họ lại thích dong chơi, an nhàn, sống nhờ trợ cấp xã hội hoặc phụ thuộc vào các chủ nô giàu có, khinh miệt lao động chân tay Hình 9. Chợ nô lệ ở Rô-ma - HS tự nghiên cứu tài liệu, thảo luận theo cặp đôi và điền thông tin vào phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn tư liệu, kết hợp quan sát các Hình 8, 9 để thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Trình bày sự phân hóa về xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? 2. Nôếi một ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp: Cột A 1. Nông dân công xã 2. Qúy tộc 3. Nô lệ Cột B - Vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp bóc lột có nhiều của cải và quyền lực - Số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ hầu hạ tầng lớp quý tộc - Là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn, nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế - GV yêu cầu một số HS báo cáo kết quả làm việc của mình - GV nhận xét, sau đó tiếp tục yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Xã hội cổ đại phương Tây bao gồm những giai cấp nào? So với xã hội cổ đại phương Đông, vai trò của các giai cấp này có gì khác biệt? - HS suy nghĩ, thảo luận, ghi ra giấy - Sau khi HS trao đổi, thảo luận nhóm và các nhóm trình bày sản phẩm của mình. GV bổ sung và chốt lại những ý chính về cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. GV chiếu cho HS xem sơ đồ về cơ cấu xã hội cổ đại phương Đông và 16 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 phương Tây và giải thích vì sao có sự phân hóa khác nhau giữa xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây. Đồng thời liên hệ với sự ra đời của Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc. TIẾT 2: TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI Hoạt động1: Tìm hiểu quá trình hình thành nhà nước cổ đại (Hình thức dạy học: Cá nhân, cả lớp) - GV thuyết trình: cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại dựa trên sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời. Tuy nhiên, sự hình thành Nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây có sự khác biệt. - Ở phương Đông: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển mà không cần đợi đến khi xuất hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của cải dư thừa dẫn đến sự phân hóa xã hội giàu, nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân. Qúa trình hình thành Nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi, các liên minh bộ lạc liên kết với nhau → Nhà nước ra đời để điều hành và quản lý xã hội - Ở phương Tây: Do địa hình chia cắt, đất đai nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung dân cư ở một nơi. Hơn nữa, nghề buôn bán và làm nghề thủ công là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, khi hình thành xã hội có giai cấp thì đây cũng hình thành Nhà nước (Thị quốc) Hoạt động 2: Tìm hiểu về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại (Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp) - GV chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1,2,3: Đọc tài liệu kết với quan sát H10 để trình bày thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông? - Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liệu giúp việc thừa hành. Vua nắm cả pháp quyền và thần quyền. Vua tự cọi mình là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vua trở thành vua chuyên chế. Ở mỗi quốc gia, vua có những tên gọi khác nhau: Ai Cập gọi là Pha-ra-ông, Lưỡng Hà gọi là Enxi, Trung Quốc gọi là Thiên tử… Hình 10. Tượng Nhân sư – biểu tượng quyền lực và sức mạnh của các Ph-ra-ông – Ai Cập + Nhóm 4,5,6: Đọc tài liệu kêết hợp với quan sát H11 đ ể trình bày vêầ th ể chêế chính tr ị c ủa các quôếc gia c ổ đ ại phương Tầy? THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 17 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 “ Ở vị trí tối cao là Nhà nước Athens, được điều hành bởi một hội đồng gồm 500 đại biểu, quản lý Nhà nước này chính là Đại hội nhân dân, ở đó mọi công dân Athens đều có quyền tham gia và biểu quyết …” Hình 11. Hội đồng đại biểu 500 người - HS trao đổi, thảo luận nhóm, ghi ra giấy, các nhóm trình bày sản phẩm của mình. - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại những ý chính về thể chế chính trị và bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây - Tiếp theo, GV đặt câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại? - HS suy nghĩ, trả lời - GV bổ sung, chốt ý: + Qúa trình hình thành Nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua → Chế độ chuyên chế cổ đại + Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành → Chế độ chuyên chế cổ đại HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 2 VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI Tiêu chí Phương Đông cổ đại Phương Tây cổ đại Thể chế - Chế độ chuyên chế cổ - Dân chủ chủ nô Aten chính trị đại - Cộng hòa quý tộc Rô-ma Tổ chức bộ - Chế độ nhà nước do - Dân chủ chủ nô Aten: máy nhà vua đứng đầu, có quyền + Hội đồng công dân gồm tất cả nam giới từ nước lực tối cao và một bộ 18 tuổi trở lên máy quan liêu giúp việc + Hội đồng 500 đại biểu thừa hành +Tòa án hội thẩm gồm 6000 người và chia làm nhiều ban → Đây là nhà nước theo thể chế cộng hòa mang tính chất dân chủ - Cộng hòa quý tộc Rô-ma: Viện nguyên lão nắm quyền TIẾT 3: TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CỔ ĐẠI Hoạt động 1: Tìm hiểu thành tựu văn hóa cổ đại (Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp) Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu về một lĩnh vực văn hóa cụ thể trước ở nhà a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học: 18 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 Nhóm 1: Đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi: ? Tại sao hai ngành lịch và thiên văn lại ra đời sớm nhất ở phương Đông? ? Cách tính lịch của cư dân phương Đông và phương Tây? Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời và hoạt động sớm nhất ở các quố gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cấy cày cho đúng thời vụ, những người nông dân phải luôn trông trời, trông đất. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch (nông lịch được tính mỗi năm có 356 ngày, chia thành 12 tháng, tính được mỗi ngày có 24 giờ) Cư dân cổ đại phương Tây đã biết làm lịch theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ cũng phát minh ra lịch gọi là Dương lịch (1 năm có 356 ngày và ¼. Họ định 1 tháng có 30 – 31 ngày. Riêng tháng 2 có 28 ngày). Phép tính lịch của người Rô-ma cổ đại đã gần với những hiểu biết ngày nay b. Chữ viết: Nhóm 2: Đọc tư liệu và quan sát các hình số và trả lời câu hỏi sau: ? Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của chữ viết? ? Cư dân phương Đông và phương Tây có chữ viết như thế nào? So sánh chữ viết của người phương Đông với phương Tây? Sự phát triển của đời sống làm cho mối quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng, người ta cần ghi chép và lưu giữ lại những gì đã diễn ra. Chữ viết đã ra đời và bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người. Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đẫ xuất hiện ở Ai Cập vfa Lưỡng Hà, đó là chữ tượng hình; nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy bằng vỏ cây papirut. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau viets trên thẻ tre hoặc giấy lụa THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức 19 Chuyên đề liên trường - Năm học 2015- 2016 Cư dân ở Địa Trung Hải sáng tạo ra chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản. Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và Rôma ra đời từ đó. Hệ chữ cái Rô-ma (chữ latinh) gồm 26 chữ cái là hệ thống chữ cái hoàn chỉnh nhất, được sử dụng linh hoạt và phổ biến đến tận hôm nay. Họ có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là chữ số La Mã. Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại Hình 12. Chữ viết của người Hi Lạp cổ c. Những thành tựu về mặt khoa học Nhóm 3: Đọc tư liệu và quan sát H13 trả lời câu hỏi sau: ? Những thành tựu khoa học của cư dân phương Đông và phương Tây cổ đại? ? Kể tên những phát minh khoa học từ thời c ổ đại mà em biêết? 20 THCSNinh Hòa- THCS Vạn Phúc- THCS Hồng Đức- THCS An Đức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng