Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại trường thpt đoàn ...

Tài liệu Skkn chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại trường thpt đoàn kết.

.DOC
21
441
146

Mô tả:

1 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT -----------Mã số: ........................... CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT Người thực hiện: Trần Anh Quân Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục : ....................................  Phương pháp dạy học bộ môn vậtlý.  Phương pháp giáo dục : ........................  Lĩnh vực khác : ..........................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện Năm học: 2012-2013 vật khác 2 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ---------------I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: Trần Anh Quân 2. Ngày tháng năm sinh: 16.02.1968 3. Nam, nữ: Nam. 4. Địa chỉ: 127. Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: (061) 3.795450 6. Fax: . . . . . . . . . . . . . . . . . . E-mail: . . . . . . . . . . . . . . . 7. Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất): Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lý III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn: Vật lý - Số năm kinh nghiệm : 20 năm -------------------------- 3 CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực là cần thiết, là xu thế tất yếu nhằm hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học thụ động, phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của người học. Muốn hình thành được thói quen tự học cho học sinh thì điều quan trọng là tất cả các giáo viên phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học một cách thường xuyên. Bước đầu có thể sẽ gặp nhiều khó khăn do thói quen tư duy theo lối mòn của cả GV và HS. Tuy nhiên, nếu đổi mới PPDH được đẩy mạnh để trở thành nề nếp thì việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đồng nghĩa với việc thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đã đề ra là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh, tạo những tiền đề để các em trở thành những học sinh có tri thức, có năng lực, tự chủ, năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống. Muốn giáo viên thực tốt việc đổi mới phương pháp dạy học thì người đứng đầu nhà trường cần phải chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học thật tốt . Trong thực tế vấn đề đổi mới PPDH không phải là mới đối với nhà trường phổ thông. Nó đã được đề cập, phát động dưới nhiều cách thức khác nhau trong các nhà trường từ lâu. Đội ngũ giáo viên phổ thông của ta ít nhiều cũng đã được các nhà trường sư phạm trang bị vốn liếng về các PPDH tích cực. Vậy thì tại sao vấn đề đó bây giờ chuyển động vẫn rất chậm chạp, vẫn được đánh giá là yếu kém. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan. Song nguyên nhân quan trọng nhất là: công tác quản lý, từ cấp quản lý hệ thống tới quản lý ở các cơ sở trường học còn nhiều bất cập. Phần đông các chủ thể quản lý chưa thực sự vào cuộc, thậm chí chưa được quan tâm trong công tác chỉ đạo, quản lý. Bởi vậy, 4 muốn quá trình đổi mới PPDH ở nhà trường phổ thông có hiệu quả, cần đổi mới công tác quản lý, nhằm giải quyết những bất cập, những trở ngại cho quá trình này. Thực tiễn đang đặt ra yêu cầu sự đổi mới PPDH ở trường THPT như là một yêu cầu cấp thiết, không thể chậm trễ được. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “ Chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại trường THPT Đoàn Kết ” II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Nhân loại đang bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, thế kỷ của xã hội thông tin, thế kỷ của toàn cầu hóa. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trước sự phát triển như vũ bão của kinh tế và khoa học công nghệ, ngành giáo dục cần phải đào tạo đội ngũ con người mang tầm vóc thời đại mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong hiện tại và trong cả tương lai. Đảng ta khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính giáo dục nước nhà sẽ đào tạo nên thế hệ tương lai có đủ tài trí để họ có thể trở thành những người làm chủ của đất nước, đưa đất nước ngày càng phát triển. Nghị quyết BCH Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần 2, khóa VIII đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con người Việt nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành 5 giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỹ luật, có sức khỏe là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”. Trước những đòi hỏi của sự phát triển đất nước và thực trạng của nền giáo dục nước nhà, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành : + Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ( theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009) , Tiêu chí 11. “Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh” + Luật Giáo dục (2010): “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Ngày 13 tháng 6 năm 2012 thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển GD 2011- 2020 : “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” 2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1.Điểm mạnh + Thành viên trong BGH đều có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học , có năng lực chuyên môn vững vàng , hỗ trợ các tổ chuyên môn làm việc . + Có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 5 % số lượng giáo viên trên chuẩn. Có 4 giáo viên tốt nghiệp cao học thuộc ngành lý luận và phưong pháp dạy học ở các môn Lý, Văn, Địa, Toán. + Có nhân viên thư viện. 6 + Giáo viên được tâ âp huấn chương trình đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học qua các năm do sở giáo dục Đồng Nai tổ chức +Có nhiều giáo viên có ý thức tìm tòi trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. + Nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào thao giảng, thi GV giỏi cấp trường, hội thảo chuyên môn, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt. + Phòng học đủ rộng, có quạt, có ổ cắm điện + Có phòng thí nghiệm Lý, Hóa , Sinh + Có các phần mềm ở các bộ môn + Có một phòng máy vi tính cho giáo viên hoạt động + Có 2 bộ trình chiếu ti vi di động . 2.2.Điểm yếu - Số học sinh thụ động trong giờ học còn nhiều - Thời gian dành cho viê câ tự bồi dưỡng chuyên môn của GV còn ít, còn bị ảnh hưởng nhiều bởi đời sống, các công tác khác… - Trước sự thụ động của học sinh, thầy cô giáo còn có một số ngại đổi mới, lúng túng về phương pháp. - Một số giáo viên lớn tuổi có tư tưởng bảo thủ về phương pháp giảng dạy học truyền thống - Trình độ về tin học của một số thầy cô lớn tuổi còn hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến đổi mới PPDH. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu : phòng thí nghiệm chưa đúng qui cách , bàn ghế sắp xếp để học sinh hoạt động nhóm trong giờ thí nghiệm chưa đạt chuẩn, bộ trình chiếu ti vi di động còn ít. -Chưa có nhân viên thiết bị nên một giáo viên Lý, một giáo viên Hóa, một giáo viên Sinh vừa dạy vừa kiêm nhiệm phòng thực hành thí nghiệm. - BGH dự giờ giáo viên còn ít 7 - Đánh giá giờ dạy đổi mới phương pháp còn chung chung, chưa cụ thể - Học sinh chưa có thói quen tự học - Một số giáo viện chưa nắm vững các kỹ thuật dạy học tích cực . - Đổi mới phương pháp dạy học mang tính thời vụ, chưa thường xuyên liên tục - Sách giáo khoa hiện nay còn tình trạng quá tải do cấu trúc chương trình nặng. Điều này dẫn đến tình trạng: giáo viên chỉ lo “chạy” cho hết bài, kịp thời gian tiết học mà không có điều kiện tổ chức các phương án học tập để học sinh theo đó khai thác kiến thức và thực hành luyện tập, qua đó mà học cách học. 2.3. Thuận lợi - Được sự chỉ đạo , quan tâm của sở GD-ĐT Đồng Nai và lãnh đạo huyện Tân Phú về việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông - Có nhiều mạnh thường quân , cựu học sinh đã trưởng thành hỗ trợ cho nhà trường về tài chính để mua sắm thêm trang thiết bị dạy học - Ban liên lạc hội phụ huynh hỗ trợ nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học. 2.4. Khó khăn - Nhiều phụ huynh không quan tâm đến việc học của con cái mình , giao phó toàn bộ cho nhà trường . - Đời sống nhân dân ở địa phương còn khó khăn nên phương tiện tự học ở nhà còn hạn chế : thiếu máy tính , thiếu nối mạng Internetr. 3 . Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 3.1. Quán triệt định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Họp hội đồng sư phạm đấu năm nêu mục tiêu đổi mới, yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về việc đổi mới PPDH. Cần giúp giáo viên hiểu rằng : Đổi mới phương pháp dạy học không phải thay cái cũ bằng cái mới mà kế thừa có chọn lọc một cách sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống, loại trừ các 8 phương pháp dạy học lạc hậu , truyền thụ một chiều nhồi nhét, thụ động , bình quân…Mạnh dạn vận dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học trong việc đổi mới khoa học 3.2 Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy 3.2.1 Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch Hướng dẫn cụ thể cho tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch mang tính ổn định. Kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH của tổ phải rất cụ thể, chi tiết, có ưu tiên các vấn đề quan trọng trong mỗi năm học; phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng GV, thời gian thực hiện và dự kiến kết quả đạt được trong từng giai đoạn. Kế hoạch thể hiện các điểm nhấn về đổi mới phương pháp dạy học đổi mới ở mỗi lần sinh hoạt tổ chuyên môn . Ví dụ : thảo luận về hình thức tổ chức hoạt động nhóm, ứng dụng dạy công nghệ thông tin thế nào cho hiệu quả, thảo luận về cách dạy một kiến thức khó … 3.2.2. Phát huy vai trò của đội ngũ GV đầu đàn trong hoạt động đổi mới PPDH, của nhà trường và tổ chuyên môn 3.2.3 . Sinh hoạt chuyên môn có chất lượng : + Thảo luận chuyên đề về phương pháp dạy học đổi mới + Tập huấn cho các giáo viên trong tổ các phần mềm ứng dụng . + Tập huấn cho giáo viên trong tổ các kỹ thuật dạy học tích cực + Xem những bài dạy mẫu có chất lượng thông qua video. + Biết cách ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng đem lại hiệu quả cao + Khai thác triệt để các thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo để giảng dạy ( ở các bộ môn Lý , Hóa , Sinh ) + Soạn bài theo hướng đổi mới PPDH, phải thể hiện được cách thức tổ chức cho HS hoạt động để học sinh có thể học một cách tích cực, tự khám phá, chủ động tìm kiếm kiến thức cho mình. + Thao giảng tổ theo hướng tiếp cận mới : dạy bài học minh họa 9 Nhóm giáo viên dẫn đầu dạy mẫu bài học minh họa . Các GV trong tổ cần được cử quay vòng, để lần lượt ai cũng được dạy minh họa. Bài học minh họa cần phải thể hiện tính sáng tạo, áp dụng các PPDH và KTDH mới để cùng nghiên cứu thông qua dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ. Ví dụ như điều chỉnh mục tiêu bài học; chọn nội dung thú vị cho bài học; thiết kế các hoạt động theo tiến trình linh hoạt; bố trí chỗ ngồi của HS sáng tạo; đặt câu hỏi hay, đào sâu suy nghĩ của HS, để HS + Đổi mới kiểm tra đánh giá . 3.2.4. Chỉ đạo đánh giá giờ dạy của GV theo hướng đổi mới PPDH Khi đánh giá giờ dạy của giáo viên theo phương pháp dạy học đổi mới cần quan tâm các hoạt động sau đây : Hoạt động giảng dạy Nội dung kiến thức Hoạt động học tập Thái độ học tập Quan hệ trong dạy học Giao tiếp thầy –trò - Tính chính xác ,đầy - Nghiêm túc, tự giác? - Sự phối hợp làm việc đủ , hợp lý . Xác định Tích cực , chủ động hay giữa thầy và trò có đồng đúng trọng tâm ? Đạt thụ động ( thể hiện ở bộ không ? GV có tôn chuẩn kiến thức ? Đạt mức độ chuẩn bị bài ở trọng, thân thiện HS? được mục tiêu của bài nhà, SGK, đồ dùng học - GV có theo dõi được tất dạy ? tập , việc tham gia các cả HS trong lớp không ? - Cập nhật , mở rộng , hoạt động học tập dưới có chú ý động viên , biểu nâng cao? sự tổ chức của giáo viên dương khích lệ học sinh - Tính hệ thống , lô gic - Nề nếp học tập không ? - Liên hệ thực tế , lồng Thể hiện ở tư thế ngồi - Việc phát hiện lỗi , chỉ ghép giáo dục kỹ năng học , việc giơ tay phát rõ nguyên nhân mắc lỗi sống,giáo dục tư tưởng biểu ý kiến , việc sử và hướng dẫn HS tự sửa tình cảm dụng SGK , đồ dùng học lỗi tập - Sự tôn trọng lễ phép của HS khi trả lời các 10 câu hỏi của GV Hình thức tổ chức dạy Phương pháp học tập Giao tiếp trò –trò học , phương pháp dạy học - Có định hướng cho HS - HS biết sử dụng phù - Sự tôn trọng , hợp tác nắm kiến thức, kỹ năng hợp và có hiệu quả các khi làm việc theo nhóm, cần đạt không ? phương pháp học tập bộ khi làm thực hành, khi - Nội dung dạy có phù môn không ? Sự thích nhận xét câu trả lời … hợp với đối tượng HS? ứng được các phương của bạn ( ngôn ngữ,cử Có thúc đẩy tính tích cực pháp dạy học của GV ? chỉ, ứng xử…) , chủ động học tập của - Việc nghe, ghi, phát HS? biểu, phát hiện , lật lại - Sự phối hợp và kỹ năng vấn đề như thế nào? sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học ( hệ thống câu hỏi, hoạt động nhóm…?) - Tính hiệu quả ? - Chất lượng diễn đạt của GV Sử dụng phương tiện Rèn luyện kỹ năng Không khí làm việc dạy học Việc hình thành kỹ năng, - Có đồng bộ trong cả - Sự chuẩn bị của GV? kỹ xảo ( nghe, nói , đọc, lớp , giữa các đối tượng - Sự phù hợp với nội viết, tính toán , so sánh, học sinh? Sôi nổi , tích dung bài dạy? Trình bày phân tích, tổng hợp , giải cực hay trầm lắng , thụ bảng, thí quyết vấn đề…) nghiệm? - Tính thẩm mỹ khoa động? 11 học, hiệu quả của phương tiện? - Việc ứng dụng CNTT trong dạy học - Sự đúng lúc và kỹ năng, kỹ xảo khi sử dụng phương tiện Phân phối thời gian Kết quả học tập - Có đúng kế hoạch bài - Tỷ lệ HS nắm được giảng? Xử lý tình huống Tính linh hoạt , sư phạm bài , hiểu được bài , hợp lý , hiệu quả trong - Có cân đối giữa thời ( thông qua phát biểu trả xử lý các tình huống sư gian làm việc giữa lời của HS) thầy và trò ? phạm diễn ra trong lớp - Khả năng vận dụng học kiến thức đễ giải làm bài tập , giải quyết vấn đề trong cuộc sống 3.3 .Chỉ đạo GV hướng dẫn HS biết cách học Chỉ đạo cho GV thực hiện các yêu cầu sau: - Giáo dục, hình thành cho HS động cơ, thái độ học tập đúng, ý thức học tập chuyên cần, chăm chỉ, ý chí vượt khó vươn lên. - Hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp học tập đạt hiệu quả; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng tự học thông qua cách thức tổ chức HS hoạt động trong giờ học; rèn luyện cho HS phương pháp tự nghiên cứu, phương pháp sử dụng sách, tài liệu tham khảo; phát huy tính tích cực, tự giác của HS; chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự tìm tòi, khám phá tri thức. - Tạo diễn đàn Website của trường để trao đổi , hướng dẫn cho các em về phương pháp học tập . 12 - Thành lập các câu lạc bộ môn để qua đó hình thành cho các em phương pháp tự học , tự nghiên cứu . 3.4. Tăng cường cơ sở vật chất , chỉ đạo sử dụng và bảo quản các thiết bị dạy học - Dùng nguồn kinh phí ngân sách và nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục mua thêm 3 bộ trình chiếu ti vi di động - Tổ chức xây dựng, thực hiện và kiểm tra thường xuyên các hoạt động: Chuẩn bị và sử dụng thiết bị dạy học trong mọi giờ lên lớp - Chuẩn bị và sử dụng hiệu quả các phòng chức năng: phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn, phòng máy tính, thư viện;... - Quan tâm bồi dưỡng và tạo điều kiện cho đội ngũ GV nhà trường tự nghiên cứu học tập thực hành để cập nhật sự tiếp cận phương tiện hiện đại, giúp giáo viên sử dụng có hiệu quả các phương tiện đó cho quá trình đổi mới PPDH 3.5 Tổ chức hội nghị chuyên đề cấp trường, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường - Tổ chức hội nghị chuyên đề cấp trường ( một năm 2 lần ) - Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ( một năm 2 lần ) 3.6. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể - Giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng thêm cho học sinh phương pháp tự học, tự tìm kiếm tri thức và cùng nhau chia sẻ kiến thức thông qua sinh hoạt 15 đầu giờ - Đoàn thanh niên phân công các bí thư chi đoàn của các lớp kiểm tra, báo cáo từng buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ của các lớp . 3.7 Chỉ đạo các bộ phận tăng cường kiểm tra ,dự giờ ,đánh giá . - Giáo viên bộ môn dự giờ ít nhất là 8 tiết / học kỳ ( không kể các giờ thao giảng cấp tổ và ở trường ) - Tổ trưởng chuyên môn và ban kiểm tra lao động sư phạm kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên theo định kỳ 1 tháng / 1lần. - Tổ trưởng chuyên môn và ban kiểm tra lao động sư phạm dự giờ giáo viên theo hai hình thức : đột xuất và báo trước. 13 - Ban Giám Hiệu tăng cường dự giờ các giờ dạy mẫu ,dự giờ đột xuất giáo viên , dự giờ sinh hoạt các tổ chuyên môn . III . HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI Đề tài được áp dụng tại trường THPT Đoàn Kết , có tính khả thi , mang lại hiệu quả cao . Giáo viên đã thay đổi được : Về nhận thức vấn đề đổi mới PP DH. Về cách soạn bài theo hướng đổi mới PP DH Về cách tổ chức giờ dạy theo hướng sư phạm tích cực Về cách đánh giá kết quả lĩnh hội của học sinh Về cách đánh giá một giờ dạy tốt theo hướng đổi mới Sau đây là toàn bộ kế hoạch và kết quả đạt được trong năm học vừa qua 3.1.Kế hoạch thực hiện trong tháng 8 năm 2012 Tên St việc t công Mục đích / Nội dung Người Điều Kết thực hiện kiện thực phối thực hiện hiện được / hợp quả hay 1 Nêu mục tiêu Nâng đổi mới, yêu nhận cầu mới pháp dạy về cao HT thức hợp HPCM đổi cho đội ngũ phương giáo viên về giảng việc đổi mới PPDH phối Họp không Thực hiện hội được như đồng kế hoạch sư đề ra phạm 14 2 Thành lập ban Giao nhiệm HT Họp Thực hiện chỉ ban được như đạo phân và vụ cho mỗi công thành viên chỉ kế hoạch nhiệm vụ các trong ban đạo đề ra thành viên chỉ đạo đổi trong ban chỉ mới đạo đổi PPDH mới để PPDH đổi mới triển khai PPDH công việc 3.2.Kế hoạch thực hiện trong tháng 9, 10 năm 2012 Tên công Mục đích / Người thực Điều Kết quả St việc / Nội hiện kiện đạt t / phối hợp thực được 1 dung Duyệt hoạch kế Kế hoạch có của phù các bộ phận chưa? hợp Có HT hiện Các bộ HT sửa phận nộp lại kế kế hoạch hoạch khả thi được về phòng theo không? HT Bổ sung cái gì? những định hướng chung 15 2 Rà soát cơ Chuẩn sở vật chất , đầy bị HPCSVC / Kiểm tra, Đề xuất đủ các nhân thẩm thiết bị dạy phương tiện viên thiết bị định, học xuất. sung , bổ dạy học cho các việc đổi mới thời đề sửa chữa và mua thiết bị cần PPDH 3 kịp mới. thiết Tổ chức hội Giúp giáo HPCM/GVcó thảo chuyên viên biết học vị thạc sĩ giáo viên chuyên đề Toàn thể Hội thảo cách hướng ngành PPDH đề dẫn cho học chất sinh lượng về có phương pháp 4 Tập tập huấn Tập huấn TTCM/GV có Họp tổ Thực cho tổ viên cho tổ viên năng lực chuyên hiện các kỹ thuật các kỹ thuật môn được dạy học tích dạy học tích như cực, hoạch cách cực, dạy BHMH 5 học cách dạy bài học minh họa Tổ chức dạy Giáo viên Cử 2 mẫu bài học trong tổ học viên minh họa kế hỏi nghiệm kinh nhóm giáo Sinh hoạt Thực trong tổ chuyên hiện dẫn môn , đẩu của tổ suy ngẫm , được như hoạch kế 16 làm theo 6 Dự giờ Nắm bắt BGH Ở các tiết Đa chất lượng dạy mẫu các số bài dạy nhưng mong 7 Sinh hoạt tổ HT Họp tổ CN và đợi Thực chủ ban hiện nhiệm và ban chấp hành chấp hành Đoàn như Đoàn kế hoạch trường đề ra 3.3.Kế hoạch thực hiện từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013 Tên công Mục Người thực Điều St việc / Nội đích / hiện kiện t / phối hợp thực 1 dung Thao cấp tổ giảng Đánh việc hiện giá hiện TTCM Dạy Kết quả đạt được ? Thực hiện thực và các thành theo lịch như đổi viên trong tổ mới PPGD kế đã phân hoạch đề ra công 17 2 Bổ sung Chuẩn bị Nhân nguồn sách đầy 3 viên Liên đủ thư viện trong thư phương viện tiện dạy học cho việc đổi hệ Chưa kịp với công thời ty thiết bị sách Diễn mới PPDH đàn Trao đổi GV có năng Trên Học học tập phương Website tham của chưa đông Website pháp lực/ học sinh học tập và chia sẻ sinh gia trường kinh nghiệm 4 Dự giờ CM Kiểm tra, BGH/TTCM- đánh giá, BKT nội bộ , và theo như cùng nhau GV học 5 Hội chuyên cấp tổ Đột xuất Thực lịch kế hoạch đề ra tập chia sẻ thảo Làm rõ lý TTCM/Cử GV Sinh đề luận hiện dạy của tổ học đổi mới và việc ứng hoạt Thực tổ như chuyên hiện kế hoạch đề ra môn của nó vào 6 thực tiễn Sơ kết học Hiệu quả HT Họp hội Thực kỳ I về việc việc đồng thực như hiện kế 18 thực hiện hiện đổi đổi mới mới PPDH PPDH đồng sư hoạch đề ra phạm và kịp thời điều chỉnh 7 Hội kê hoạch giảng Đánh giá GV có năng Theo cấp trường việc hiện thực lực Thực lịch của như đổi nhà mới hiện kế hoạch đề ra trường PPGD , cùng nhau hỏi 8 học kinh nghiệm Kiểm tra, BGH/TTCM- Dự giờ đánh giá, BKT nội bộ , và theo như cùng nhau GV học 9 Hội chuyên cấp trường học mới việc lịch hiện kế hoạch đề ra tập chia sẻ thảo Làm rõ lý đề luận Đột xuất Thực HPCM/ Cử 3 Toàn dạy giáo viên có thể Đạt kết quả hội như đổi năng lực báo đồng sư đợi và cáo ứng đề của nó vào thực tiễn chuyên phạm mong 19 1 Báo 0 việc đổi mới tổ chức đã phân công cáo cho như PPDH hiện HT cáo Kiểm cho thực tra Các bộ phận Nộp báo Thực HT hiện kế hoạch đề ra của các bộ phận. 1 Tổng 1 việc đổi mới công PPDH kết Nêu thành HT và hạn chế. Rút bài Toàn hội Thực đồng sư như phạm nghiệm. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo của nước ta. Đây cũng đang là vấn đề cấp bách không chỉ được toàn ngành giáo dục quan tâm mà cũng là sự quan tâm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục của Đảng, từng được ghi trong các Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) và Nghị quyết Trung ướng 2 (khoá VIII), Luật giáo dục. Trên đây là công tác chi đạo của nhà trường về sự đổi mới phưong pháp dạy học của trường THPT Đoàn kết thực hiện trong năm qua đã đem lại hiệu quả rất 2. Kiến nghị. a. Đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo kế hoạch đề ra họckinh đáng khích lệ, nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường phổ thông . hiện 20 Bộ cần viết lại chương trình SGK cho phù hợp : Nội dung của một tiết dạy phù hợp hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực. b.Đối với Sở giáo dục – Đào tạo Đồng Nai -Cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy theo hướng đổi mới PPDH để có sự đánh giá thống nhất trong toàn tỉnh. - Trang bị đầy đủ cho nhà trường các thiết bị, các phần mềm, các dụng cụ thí nghiệm có chất lượng cao để phục vụ cho việc đổi mới các PPDH - Hàng năm nên tổ chức cho giáo viên dự lớp bồi dưỡng kiến thức đổi mới PPDH - Thường xuyên tổ chức cho giáo viên trong tỉnh thi đua giảng dạy theo hình thức đổi mới PPDH c. Đối với chính quyền địa phương - Hổ trợ thêm kinh phí cho nhà trường để phục vụ cho việc đổi mới về PPDH - Vận động các doanh nghiệp, các mạnh thường quân giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Có chế độ khuyến tài để thu hút giáo viên giỏi về phục vụ huyện nhà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng