Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 3 Skkn chế tạo bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ đệm phục vụ cho dạy học môn âm nhạc l...

Tài liệu Skkn chế tạo bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ đệm phục vụ cho dạy học môn âm nhạc lớp 3,4,5

.DOC
20
1169
100

Mô tả:

Skkn chế tạo bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ đệm phục vụ cho dạy học môn âm nhạc lớp 3,4,5.
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Việt Nam là một dân tộc có vốn năng khiếu nghệ thuật và một truyền thống yêu âm nhạc từ rất lâu đời. Với người Việt Nam, âm nhạc cần thiết như cơm ăn nước uống, như không khí để thở. Bởi vậy, cha ông ta đã tận dụng mọi cơ hội để “làm” âm nhạc nhằm tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Qua tìm hiểu về nhạc khí dân tộc Việt, tôi nhận thấy, hầu như mọi vật liệu sẵn có trong thiên nhiên đều có thể trở thành nhạc khí dưới những đôi tay khéo léo của người Việt. Tất cả các nguyên vật liệu từ thực vật, động vật cho đến khoáng sản đều được người Việt khai thác để làm nhạc cụ, tạo nên những màu âm đa dạng và mang tính đặc trưng của âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh những nhạc cụ cổ truyền phong phú đa dạng về loại hình, cấu trúc, âm sắc, âm lượng là sự đa dạng về phương thức, kĩ thuật diễn tấu cũng như tập quán sử dụng mang một nét đặc trưng riêng của người Việt . Nhờ lòng say mê âm nhạc, sự thông minh tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi của ông cha ta. Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy trong hệ nhạc khí cổ truyền Việt Nam tất cả những nhạc khí cực kì đơn sơ cho tới những nhạc cụ hoàn thiện độc đáo. Là một giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc. Tôi nhận thấy, để kế thừa truyền thống của cha ông, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời phát huy tính tích cực, rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ, lòng kiên trì và óc sáng tạo cho cả người dạy và người học. Người giáo viên cần phải coi trọng việc chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học một cách thường xuyên, nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu: “ Đổi mới phương pháp là đổi mới đồ dùng dạy học”, mang lại hiệu quả cao nhất cho các tiết dạy Âm nhạc. Đó chính là lí do để tôi đề xuất và hoàn thành tốt việc chế tạo và đưa vào sử dụng bộ nốt nhạc cùng các nhạc cụ gõ đệm trong giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học Tiên Cát và đó cũng chính là lí do để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: “ Chế tạo bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ đệm phục vụ cho dạy học môn Âm nhạc lớp 3,4,5”. 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Cơ sở lí luận : Khuông nhạc, khóa son, hình nốt, dấu lặng đơn, lặng đen….. gọi chung là các kí hiệu âm nhạc (hay bộ nốt nhạc) được dùng để dạy cho các em tập làm quen với các kiến thức âm nhạc đơn giản ở bậc tiểu học. Bên cạnh đó, thanh phách, song lang, mõ, trống, sênh,…..là những nhạc cụ được kích âm nhằm mục đích giữ nhịp cho bài hát và là phương tiện phục vụ cho các hoạt động biểu diễn văn nghệ. Tất cả các phương tiện, đồ dùng dạy học kể trên đều được chế tạo từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm và được sử dụng một cách có hiệu quả trong dạy học âm nhạc tạo ra không khí học tập vui tươi, thoải mái, góp phần làm sinh động các hoạt động biểu diễn, nâng cánh cho tiếng hát các em hay hơn. Việc tập cho các em làm và sử dụng thành thạo bộ nhạc cụ gõ đệm và coi nó như một thứ đồ chơi trẻ em thông qua các trò chơi được tổ chức trong quá trình dạy học âm nhạc, các hoạt động văn nghệ ngoại khóa sẽ mang lại sân chơi mới lạ, hấp dẫn nhằm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ trong nhà trường. Trong những năm học gần đây, Bộ giáo dục, Sở giáo dục và Phòng giáo dục đã có những văn bản cụ thể quy định hướng dẫn việc làm và sử dụng thiết bị, đoà dùng dạy học âm nhạc nhằm đổi mới phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực ở người học, đồng thời khuyến khích người dạy tìm tòi, sáng tạo và khai thác sử dụng các thiết bị đồ dùng một cách có hiệu quả. Căn cứ vào quyết định số 12/2003- QĐ/BGD & ĐT ban hành ngày 23/3/2003 về việc làm và sưu tầm một số ĐDDH tự phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên. Qua quá trình thực dạy môn âm nhạc ở trường TH Tiên Cát, tôi rất tâm đắc với việc nghiên cứu và chế tạo bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ đệm. Tôi cho rằng đây là một việc cần sớm được thực hiện và triển khai rộng rãi đến toàn thể đội ngũ giáo viên âm nhạc. Bởi vì, chúng không những góp phần làm phong phú các thiết bị dạy học âm nhạc trong nhà trường, khắc phục sự đơn điệu, hạn chế của các thiết bị cũ mà chúng còn phù hợp với đối tượng học sinh ở khối lớp 3,4,5, đáp ứng kịp thời việc đổi mới PPDH. Ngoài ra, các phương tiện đồ dùng dạy học âm nhạc nói ở trên không phải chỉ có người dạy mới làm được 2 mà người học cũng có thể làm để tự phục vụ cho việc học của mình. Thông qua quá trình làm và sử dụng bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trường tiểu học Tiên Cát là một trường nằm ở trung tâm phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì. Trường lớp khang trang, cơ sở vật chất và các trang thiết bị đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Ngay từ đâu năm học, nhà trường đã sớm triển khai việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học và đổi mới phương pháp và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí để đánh giá giáo viên. Bên cạnh đó nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp niềm đam mê nghiên cứu chế tạo ra các nhạc cụ gõ đệm và bộ nốt nhạc phục vụ tốt cho giảng dạy. Bên cạnh những thuân lợi kể trên còn một số những khó khăn như: Các thiết bị dạy học âm nhạc chưa phù hợp với tình hình thực tế. Mà cụ thể là các nhạc cụ gõ có số lượng khá khiêm tốn, đơn điệu, âm thanh quá lớn vừa làm ảnh hưởng lớp học bên cạnh, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của người dạy và người học. Riêng đối với khối lớp 3, khi dạy các bài về kí hiệu âm nhạc. GV phải dạy chay làm cho các tiết học trở nên nhàm chán, buồn tẻ, không gây hứng thú cho học sinh. Từ đó, các em không thích học vì rất khó thuộc nốt nhạc. Để khắc phục những khó khăn nêu trên đồng thời giúp học sinh thỏa mãn hứng thú bằng những bài tập thực hành, những trò chơi bổ ích. Tôi cho rằng việc chế tạo bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ đệm phục vụ cho giảng dạy âm nhạc cần sớm được thực hiện và phổ biến rộng rãi tới đội ngũ GV đang làm nhiệm vụ giảng dạy bộ môn âm nhạc ở tất cả các trường tiểu học. 3 Bảng KSCL cuối học kì I và cuối học kỳ II năm học 2012 – 2013 - Khối 3: Năm Thời điểm TSHS Hoàn học thành 2012 tốt 45 45 % % Chưa % 159 159 Thời điểm TSHS Hoàn thành hoàn 28.3 28.3 Cuối HK I Cuối HK II - 2013 Hoàn 132 132 71.7 71.7 thành 0 0 0 0 % Hoàn % Chưa % - Khối 4: Năm học thành 2012 tốt 40 40 - 2013 Cuối HK I Cuối HK II 151 151 thành 26.5 26.5 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 4 hoàn 111 111 thành 0 0 83.5 83.5 0 0 Để có được bộ nốt nhạc nam châm và các nhạc cụ gõ đệm, chúng ta cần thực hiện như sau: a. Bộ nốt nhạc bằng nam châm: Vật liệu: Giấy đề can (2-3 tờ với nhiều màu sắc khác nhau), nam châm lá, băng keo 2 mặt, bút lông, bút màu, keo dán 2 mặt. Cách làm: Vẽ các kí hiệu âm nhạc lên tấm giấy đề can, dùng kéo cắt chúng theo nét vẽ. Sau đó, lấy keo 2 mặt dán các hình đã cắt lên tờ nam châm lá. Cắt nam châm lá theo hình đã dán vào giấy đề can để được các nốt nhạc và các kí hiệu âm nhạc bằng nam châm. Đây là các đồ dùng, dùng vào việc dạy nốt nhạc ở lớp 3 cũng như tập đọc nhạc ở lớp 4&5. Cách sử dụng: Dùng kí hiệu âm nhạc bằng nam châm gắn lên bảng để thực hiện các bài giới thiệu khuông nhạc, khóa son, hình nốt… VD: Khi dạy tập nhận biết nốt nhạc trên khuông (âm nhạc ở lớp 3). GV chỉ cần vừa nói tên nốt vừa gắn hình nốt vào vị trí dòng kẻ nhạc ở trên bảng mà không cần mất nhiều thì giờ để vẽ mẫu. Khi dạy các bài học tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son, tập viết nốt nhạc trên khuông, ôn tập nốt nhạc. GV sử dụng các nốt nhạc để tổ chức các trò chơi củng cố vừa giúp học sinh thuộc bài tại lớp, vừa làm cho không khí lớp học sôi nổi. Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng các nốt nhạc bằng nam châm để ghép thành các bài tập đọc nhạc rất sinh đông mà không cần đến tranh vẽ của thiết bị, cũng như khi dạy các tiết ôn tập đọc nhạc ở lớp 4, 5. b. Bộ nhạc cụ gõ đệm bằng gáo dừa: 5 Vật liệu: Gáo dừa khô, sơn, cọ vẽ, giấy nhám. Cách làm: Lựa những chiếc gáo dừa khô và dày, dùng dao gọt sạch lớp xơ dừa bám bên ngoài, cạo sạch phần cùi dừa còn sót lại bên trong. Dùng giấy nhám chà cho nhẵn và bóng rồi lấy sơn vẽ lên mặt gáo tùy theo ý thích. Đây không chỉ là bộ nhạc cụ dùng để gõ đệm cho bài hát mà nó còn được sử dụng làm đạo cụ múa phụ họa cho các bài dân ca Khơ Me. Cách sử dụng: Dùng 2 tay cầm 2 chiếc gáo dừa, đập vào nhau hoặc đập vào gáo dừa của người bên cạnh theo nhịp hoặc tiết tấu bài hát, bài múa dân ca Khơ Me. c. Trống lắc: Vật liệu: Vỏ hộp trà hoặc vỏ lon bia, bi xe đạp cũ hoặc sỏi, đá nhỏ, giấy đề can màu Cách làm: Lấy 2 hộp trà hoặc 2 vỏ lon bia cắt phần đáy, bỏ một số bi hoặc sỏi vào trong rồi luồn đáy nọ vào đáy kia cho khít. Dùng giấy đề can trang trí theo ý thích.Tương tự như vậy ta có thể sử dụng một số vật liệu khác để chế tạo như: vỏ chai nước suối, vỏ hộp thuốc…Đây là những nhạc cụ có âm thanh rất vui và dễ chịu, dù các em sử dụng với số lượng đông cũng không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh. 6 - Cách sử dụng: Dùng tay lắc hoặc dùng dùi gõ vào mặt trống theo nhịp, hoặc phách để giữ nhịp cho bài hát. Có thể dùng phối hợp với các nhạc cụ gõ khác để tổ chức biểu diễn bài hát. d. Chũm chọe: 7 Vật liệu: Vỏ hộp bánh pi da, dây ruy băng hoặc dây dứa Cách làm: Cắt từ hộp baùnh 2 hình tròn đường kính 20cm, dùng kìm cuốn mép lại, đục lỗ ở giữa, đập cho cong giống nắp vung nồi sau đó luồn dây qua 2 lỗ đã đục. Cách sử dụng: Dùng tay kẹp vào 2 đầu dây và đập chúng vào nhau. Cũng với những hình tròn cắt từ hộp bánh ta sẽ gõ mép lên 2cm để làm thanh la. e.Vòng Lắc- sênh tiền: Vật liệu: Lắp chai bia hoặc chai nước ngọt, dây kẽm nhỏ,thanh nhựa Cách làm: Đục lỗ thủng ở giữa các nắp chai, lấy đoạn kẽm dài khoảng 35 cm xâu lại rồi cột thành vòng tròn làm thành vòng lắc. Với các nắp chai đã đục sẵn ta dùng thanh nhựa cắt từ vỏ can nhựa để kẹp làm thành sênh tiền. Cách sử dụng: dùng tay lắc hoặc vỗ nhẹ như trống lắc của học sinh mẫu giáo. 8 g. Thanh phách : Dùng tre khô cắt thành các đoạn ngắn khoảng 2530cm, vót cho thật nhẵn. h. Mõ: Lấy đoạn gốc tre, đẽo sạch lớp rễ rồi dùng giấy nhám trà cho bóng. Ngoài bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ ra tôi còn tận dụng các vật liệu dư thừa chế tạo thêm những sản phẩm phụ như: hoa, chiếc thẻ âm nhạc…. làm phần thưởng âm nhạc trong các hoạt động biểu diễn và trò chơi âm nhạc. Tóm lại : Đối với các nhạc cụ gõ: GV sử dụng để hướng dẫn học sinh gõ theo phách, nhịp, tiết tấu hoặc gõ 2 âm sắc…vừa giữ nhịp cho các em khi hát, vừa làm đạo cụ cho các em biểu diễn bài hát tạo cho không khí lớp học vui tươi, các em không còn rụt rè, nhút nhát mà tự tin hơn trong cách thể hiện bài hát: Vd: Khi gõ phách cho câu hát: Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh Gv có thể cho các em dùng thanh phách gõ vào phách mạnh, còn các em khác cầm song lang hoặc trống lắc thì đệm vào phách nhẹ. Khi các em biểu diễn bài hát theo nhóm, GV nên cho các em sử dụng phối hợp nhiều nhạc cụ với nhiều cách đệm 9 khác nhau như: Đệm theo tiết tấu, phách, nhịp, sẽ làm cho các em hát tốt hơn, giọng hát các em bay bổng hơn. Đối với bộ nốt nhạc: Gv sử dụng để giới thiệu các kí hiệu âm nhạc ở lớp 3: Khi giới thiệu các hình nốt: Gv vừa giảng vöøa gắn hình nốt nhạc bằng nam châm lên bảng như vậy vừa không tốn thời gian vẽ lại gây được hứng thú học tập cho các em. Trong hội thi GV giỏi cấp thị xã năm học 2007-2008 tôi đã khá thành công trong việc sử dụng bộ nốt nhạc bằng nam châm vào tiết dạy: Tập viết nốt nhạc trên khuông ở chương trình âm nhạc lớp 3 học kì II. Ngoài ra, khi dạy các bài TĐN tôi còn sử dụng các hình nốt gắn lên khuông nhạc để luyện thanh và viết các bài TĐN lên bảng mà không cần sử dung đến tranh các thiết bị của trường. Sau đây là một vài hoạt động minh họa của một tiết dạy có sử dụng bộ nốt nhạc nam châm và bộ nhạc cụ gõ đệm lớp 3,4 TIẾT 20 - ÔN TẬP BÀI HÁT CHÚC MỪNG. - TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 5. I/. MỤC TIÊU : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Học sinh giỏi biết đọc bài TĐN số 5. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Đàn phím điện tử. - Bộ nhạc cụ gõ, nốt nhạc nam châm - Máy catset. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. 4. Nội dung : HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH . 10 a. Nội dung 1 : Ôn tập bài hát Chúc mừng.  Hoạt động 1: Ôn hát - Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp - Chia lớp ra làm 2 dãy, cho dãy này hát kết - 1 dãy hát đồng thanh kết hợp sử hợp gõ theo phách, dãy kia hát kết hợp gõ dụng song lang, trống lắc, sênh tiền theo nhịp. gõ theo nhịp. Dãy kia dùng thanh - Mời một nhóm thực hiện. phách, mõ đề gõ phách - Nhận xét, động viên. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Mời một vài cá nhân hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Nhận xét. Tuyên dương. .  Hoạt động 2 : Biểu diễn bài hát. - Gv cho hs lựa chọn nhạc cụ gõ và hình - Các nhóm lên biểu diễn. thức biểu diễn để biểu diễn bài hát theo - Nhận xét nhóm bạn. nhĩm 5 - Lắng nghe. - Quan sát và trả lời câu hỏi : b. Nội dung 2 : Tập đọc nhạc số 5: Hoa bé + Bài tập đọc nhạc số 5 viết ở nhịp - Giáo viên treo bảng phụ bài tập đọc nhạc số 5 lên bảng. - Hướng dẫn học sinh quan sát và đặt câu hỏi : 11 + Hình nốt đen, trắng. + Bài TĐN số 5 được viết ở nhịp mấy? + Trong bài có những hình nốt nào? Giới thiệu thêm hình nốt móc đơn. Gv gắn hình nốt lên bảng theo tiết tấu; + Gồm có những nốt gì, hãy kể tên? Gv gắn lần lượt các nốt nhạc theo thừ tự từ thấp lên + Đô rê mi pha son, nốt cao nhất là nốt Son, nốt thấp nhất là nôt Đô. - Nhận biết và gọi tên các nốt trong cao bài. - Đọc đồng thanh âm hình tiết tấu kết hợp gõ phách. + Nêu nốt cao nhất và nốt thấp nhất của bài? - Lắng nghe và xướng cao độ của thang âm theo đàn. - Hướng dẫn những bước tập đọc nhạc cụ thể: + Bước 1: Giáo viên chỉ vào từng nốt nhạc - Lắng nghe và đọc đồng thanh. trong bài cho HS nhận biết và đọc tên nốt - Cá nhân đọc, sửa sai theo GV. - Lắng nghe. + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn HS luyện - Tập thể đọc nhạc kết hợp gõ theo đọc tiết tấu của bài kết hợp gõ theo phách. phách, tiết tấu. + Bước 3 : Luyện đọc cao độ: đàn các âm đô rê mi son la, hướng dẫn HS đọc từ thấp lên cao và ngược lại : + Bước 4 : Tập đọc nhạc từng câu ngắn : Giáo viên đàn từng câu hướng dẫn HS đọc theo mẫu của đàn, tiếp tục theo lối móc 12  Nhóm thực hiện.  Cá nhân thực hiện.  Lắng nghe. xích cho đên hết bài. - Xen kẽ kiểm tra cá nhân sau mỗi câu.  Cá nhân thực hiện. - Nhận xét. Động viên. + Bước 5 : Đọc nhạc kết hợp gõ đệm : Giáo viên đàn, hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu.  Lắng nghe.  Hai dãy thực hiện theo yêu  Mời một nhóm thực hiện. cầu của GV.  Mời một vài cá nhân.  Tập thể đọc nhạc, ghép lời ca  Nhận xét. Tuyên dương. kết hợp gõ phách.  Lắng nghe. + Bước 6 : Ghép lời ca :  Gọi một cá nhân xung phong đọc nhạc, ghép lời ca.  Nhận xét. Động viên.  Chia lớp thành 2 dãy: cho dãy này đọc nhạc, dãy kia ghép lời và ngược lại.  Cho cả lớp đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách.  Nhận xét. Tuyên dương. Môn : Âm nhạc – Lớp 3 Tiết 29 : Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc 13 Ngày dạy : 16/ 4/ 2009 I. Mục tiêu Học sinh nhớ tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc; - Học sinh tập viết đúng các nốt nhạc trên khuông; - Tạo hứng thú trong học tập, phát huy tính tích cực, sáng tạo và yêu thích âm nhạc . II. Chuẩn bị - Nhạc cụ quen dùng; - Bộ nhạc cụ gõ, nốt nhạc nam châm - Trò chơi âm nhạc. III. Hoạt động trên lớp 10’ *HĐ 1 : Ghi nhớ tên nốt, hình nốt trên khuông nhạc. Làm việc cả lớp : - Lần lượt gắn các hình nốt ïlên bảng và hỏi : ? Đây là hình nốt gì ? - Mời HS khác nhận xét - Nói : Đây là các hình nốt thường được sử Hình nốt đen dụng để giúp người ta biết được độ dài Hình nốt trắng ngắn trong âm nhạc, bây giờ cô sẽ sử dụng - 1 – 2 HS nhận xét các hình nốt này để gắn lên khuông nhạc mời các em hãy chú ý quan sát nhé Bài tập 1: 14 - GV vừa nói, vừa gắn nốt nhạc lên khuông thứ nhất : Cô gắn hình nốt đen lên dòng kẻ thứ 2, sẽâ có nốt son đen – yêu cầu HS đọc Cô gắn hình nốt đen lên giữa dòng kẻ thứ 2 và thứ 3, sẽâ có nốt la đen – yêu cầu HS đọc - Đồng thanh 2 lần Cô gắn hình nốt đen lên dòng kẻ thứ nhất, sẽâ có nốt mi đen – yêu cầu HS đọc - Đồng thanh 2 lần Mở rộng : Các em có thể dựa vào khuông nhạc bàn tay để ghi nhớ nốt nhạc nhanh - Đồng thanh 2 lần hơn. Chỉ và hỏi : ? Đây là nốt gì ? - Nốt la đen, mi đen, son đen, la trắng GV đánh giá - HS nhận xét - Cho HS đọc tên các nốt nhạc trên khuông nhạc Cá nhân, đồng thanh, nối tiếp - HS xung phong đọc : mi đen, son đen, la trắng - HS nhận xét Bài tập 2 : - Treo khuông nhạc thứ 2 đã viết sẵn các - 1 HS khá đọc nốt nhạc lên bảng, yêu cầu HS đọc - Cả lớp đọc ? So sánh sự khác biệt giữa các hình nốt và vị trí các nốt ở khuông nhạc thứ nhất và thứ - 1 HS nhận xét hai ? (Dành cho HS giỏi) GV đánh giá, nhận xét - 1 HS đọc 2 khuông nhạc - Chỉ các nốt nhạc bất kì cho HS đọc cá - 4 – 5 HS đọc nhân 15 * HĐ 2 : Trò chơi tiếp sức 5’ - Đính 2 khuông nhạc lên bảng, nêu yêu cầu trò chơi : + Đội A : Đính nốt nhạc vào khuông theo vị 2 đội, mỗi đội 5 em thi đua trí các nốt đã được ghi . nhau gắn nốt nhạc, tên nốt + Đội B : Đính tên các nốt nhạc vào vị trí nhạc vào vị trí trên khuông các nốt trên khuông . nhạc Thời gian thực hiện trò chơi bằng thời - HS dưới lớp hát 1 lần bài gian hát bài Tiếng hát bạn bè mình . hát Tiếng hát bạn bè mình. Kết thúc trò chơi đội nào đính nhanh, - 2 HS nhận xét chính xác thì đội đó thắng Nhận xét, tuyên dương, chốt kết quả đúng. non IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau một thời gian sử dụng các thiết bị, đồ dùng tự làm nêu trên vào giảng dạy, tôi nhận thấy các em tiến bộ rõ rệt qua các tiết dạy sinh động đầy hứng thú. Kết quả như sau: - Khối 3 Năm Thời điểm TSHS Hoàn học % thành Hoàn % thành hoàn tốt 2013 2014 Chưa % thành HKI 245 12 4.9 233 95.1 0 0 Cuối năm 245 15 6.1 230 93.9 0 0 HKI 253 16 6.3 233 93.7 0 0 16 2013 Cuối năm 253 18 7.1 235 92.9 0 0 HKI 250 18 7.2 232 92.8 0 0 2014 2013 2014 Cuối năm - Khối 4: Năm Thời điểm TSHS Hoàn học % Hoàn thành % Chưa % thành hoàn tốt 2007 2008 2008 2009 2009 2010 thành HKI 246 13 5.2 233 94.8 0 0 Cuối năm 244 15 6.1 229 93.9 0 0 HKI 162 16 9.9 142 81.1 0 0 Cuối năm 162 17 10.4 145 89.6 0 0 HKI 263 28 10.6 235 89.4 0 0 Cuối năm - Khối 5: Năm Thời điểm học TSHS Hoàn % thành Hoàn thành 17 % Chưa % hoàn tốt 2007 2008 2008 2009 2009 2010 thành HKI 234 14 5.9 220 94.1 0 0 Cuối năm 234 15 6.4 219 93.6 0 0 HKI 203 16 7.9 187 92.1 0 0 Cuối năm 203 18 8.9 185 91.1 0 0 HKI 201 23 11.4 178 88.4 0 0 Cuối năm PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Như vậy, qua gần hai năm vừa dạy học vừa tìm tòi, thử nghiệm, chế tạo và đưa vào sử dụng các thiết bị, đồ dùng mà tôi vừa trình bày ở trên. Tôi rút ra bài học: Để làm tốt các thiết bị , đồ dùng dạy học và sử dụng nó một cách hiệu quả trong quá trình dạy học âm nhạc, người giáo viên cần phải: - Thường xuyên sử dụng các thiết bị dạy học. - Biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo các TBĐD dạy học, mà cụ thể là bộ nốt nhạc bằng nam châm và các nhạc cụ gõ đệm của môn âm nhạc. - Kiên trì, tỉ mỉ, có óc thẩm mĩ,khéo léo, sáng tạo. - Không ngừng tìm tòi, học hỏi. Biết tận dụng các vật liệu có sẵn, dễ kiếm và thân thiện với môi trường để chế tạo. - Chọn thời điểm để tập kết vật liệu. - Hướng dẫn, khuyến khích động viên HS cùng tham gia vào việc chế tạo. - Cách chế tạo phải đơn giản, dễ hiểu, dễ làm. - Biết trang trí các TBĐD đẹp mắt, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi HS. - Biết khắc phục những hạn chế của các nhạc cụ có sẵn, tìm ra những giải pháp khắc phục cho việc chế tạo các nhạc cụ gõ mới. 18 - Biết phối hợp sử dụng trong tất cả các hoạt động dạy học chính khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa, làm tăng thêm giá trị sử dụng cho các nhạc cụ gõ. Đây là một trong những phương tiện dạy học quan trọng góp phần làm nên sự thành công của tiết dạy. Đặc biệt là là những đồ dụng dạy học do giáo viên và học sinh tự thiết kế và chế tạo ra, nó không chỉ đơn giản, dễ tìm, dễ làm mà nó còn vừa thân thiện với môi trường vừa tránh lãng phí. Những thiết bị như bộ nhạc cụ gõ đệm được làm từ phế phẩm nhưng rất sinh động, đẹp mắt lại có giá trị sử dụng cao trong giảng dạy và hoạt động vui chơi của trẻ, giúp trẻ giảm bớt căng thẳng trong quá trình học tập, khơi dậy trong các em sự say mê học tập, rèn luyện tai nghe, tạo ra sự nhanh nhẹn hoạt bát tự tin trước đám đông. Từ đó, các em dần yêu thích và gắn bó với môn học. Tuy nhiên, để có được bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ đệm kể trên đòi hỏi người giáo viên ngoài việc không ngừng tìm tòi nghiên cứu sáng tạo mà còn phải biết tận dụng thời cơ để khuyến khích các em cùng tham gia vào công việc sưu tầm nguyên vật liệu và chế tạo những nhạc cụ phục vụ cho dạy và học. Sau thời gian nghỉ tết là thời điểm các em làm kế hoạch nhỏ thu gom phế liệu để xây dụng công trình măng non. Chúng ta nên tận dụng thời đểm này để chọn lựa nguyên vật liệu và hướng dẫn các em tự làm cho riêng mình bộ nhạc cụ gõ đệm. Đây không chỉ là việc làm đem lại sự phong phú cho các thiết bị dạy học của thầy và trò trong nhà trường mà còn kích thích niềm đam mê sáng tạo cho các nhạc khí có giá trị hoàn thiện hơn về sau, kế thừa truyền thống của cha ông trong việc sáng chế ra các nhạc cụ mang đậm bản sắc dân tộc Việt. 2. Kiến nghị: Trong trường Tiểu học hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn về công tác giảng dạy cũng như học tập của học sinh do còn thiếu một số thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Vì vậy tôi kiến nghị với các cấp lãnh đạo, quan tâm, trang bị và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học để đảm bảo cho việc dạy và học môn âm nhạc được tốt hơn. Trên đây là một số sáng kiến và kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tích lũy trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn âm nhạc những năm học qua.Tuy nhiên 19 trong phần trình bày không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong hội đồng khoa học các cấp xem xét và góp ý cho tôi để tôi có thêm những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn. Trân trọng cảm ơn! Tiên Cát ngày 9 tháng 4 năm 2015 Người viết: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan