Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn cần quan tâm đến “học sinh nữ “ trong nhà trường nhiều hơn....

Tài liệu Skkn cần quan tâm đến “học sinh nữ “ trong nhà trường nhiều hơn.

.DOC
10
269
61

Mô tả:

Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐỀ TÀI: CẦN QUAN TÂM ĐẾN “HỌC SINH NỮ “ TRONG NHÀ TRƯỜNG NHIỀU HƠN -----------I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ” (Vicor Hugo) Bởi tâm hồn người phụ nữ Việt Nam tỏa một ánh sáng êm dịu, huyền bí thật kỳ vĩ vì họ không chỉ hoàn thành nghĩa vụ của một công dân mà họ còn phải làm tốt vai trò của một người vợ, người mẹ, người con trong gia đình, họ còn có trách nhiệm là phải giữ gìn giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người phụ nữ cũng thể hiện tình thương, trách nhiệm, đức hy sinh và lòng nhân hậu trong gia đình đồng thời còn phải biết khéo léo ứng xử trong các mối quan hệ dòng họ. Người phụ nữ là điểm tựa vững chắc cho chồng con trong sự nghiệp thành đạt của họ. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, vai trò người phũ nữ rất quan trọng trong mọi thời đại, thời chiến cũng như thời bình họ là những nữ tướng xông pha ngoài trận mạc kiên cường bất khuất, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Họ là những người lao động cần cù thông minh sáng tạo. Đặc biệt họ là người sản sinh ra những tuổi trẻ anh hùng cho thế hệ anh hùng. Những tấm gương tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những anh hùng hào kiệt không chịu khuất phục trước kẻ thù hung bạo, họ quyết đứng lên chống giặc ngoại xâm giành tự do cho dân tộc. Đó chính là Bà Trưng Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định, Võ Thị Sáu…. để rồi trong mỗi chúng ta dù ở cương vị nào cũng trân trọng và tự hào cố gắng vươn lên để xứng đáng với truyền thống vẽ vang đó Hình ảnh người phụ nữ vẫn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các thi nhân, thi sĩ. Nhà thơ Tú Xương làm văn tế sống người vợ của mình là bà , một người vợ được nhà thơ ví như “thân cò” vất vã, lam lũ mà “Nuôi đủ năm con với một chồng” để rồi ông lại trách “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc. Có chồng hờ hững cũng -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1 Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- như không” . Đại thi hào Nguyễn Du để lại cho hậu thế một kiệt tác “Truyện Kiều” sống mãi với thời gian với hình ảnh Thúy Kiều “Một hai nghiêng nước nghiêng thành. Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” nàng Kiều đa tài đa tình vì chữ hiếu phải hy sinh chữ tình, mười lăm năm lưu lạc nhưng nàng chỉ chung thủy với một chàng Kim Trọng “hào hoa phong nhã”. Hình ảnh chị Dậu nghèo nàn cơ cực bán con, bán chó để có tiền nộp sưu cho chồng khỏi bị hành hạ, đánh đập, chị sẵn sàng vứt tiền vào mặt cụ cố ở tỉnh để giữ gìn khí tiết cùng chồng. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ các nhà văn cách mạng cũng đã đưa hình ảnh người phụ nữ vào tác phẩm của mình. Nhà thơ Tố Hữu với bài thơ “Tấm ảnh” cùng người thật việc thật đã làm rạng rỡ hình ảnh: “O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mỹ lênh kênh bước cúi đầu Ra thế to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu phải cứ mày râu” Trong cuộc sống bộn bề bao nỗi lo toan, vất vã vừa làm tròn vai trò một người vợ vừa thể hiện thiên chức của một người mẹ, người phụ nữ còn có khả năng thể hiện tài năng của mình trong xã hội nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, người phụ nữ càng phấn đấu tích cực hơn nữ để thể hiện tài năng của mình. Hiện nay người phụ nữ có mặt hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội. Ngày càng nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động tài giỏi. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ càng không thể thiếu như các trường mầm non, ngành dệt, ngành may mặc… Sự làm việc có trách nhiệm của người phụ nữ đã đưa họ đến những thành công có thể vượt trội hơn cả nam giới như vận động viên Nguyễn Thị Thiết, người đã giành 20 huy chương vàng môn cử tạ nữ tại các giải vô địch quốc gia giải vô địch châu Á. Chị Nguyễn Thị Kim Chi - sinh ra trong cộng đồng người Chăm hiện nay chị là chủ nhiệm hợp tác xã thêu may Kim Chi ở thành phố Long Xuyên, An Giang là một trong 100 nữ doanh nhân tiêu biểu năm 2006 do Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam bình chọn, chị phát triển đồng vốn lên hơn 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 70 lao động tại hợp tác xã và hơn 1000 thợ gia công bên ngoài. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2 Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Mấy năm gần đây, trà Hoàn Ngọc 7 Nga (Tây Ninh) đã nỗi tiếng trong cả nước ta mà chủ doanh nghiệp của nó là bà Bùi Kim Nga, đó là một người phụ nữ có ý chí mạnh mẽ đã tìm tòi nghiên cứu ra 1 loại trà mà theo các nhà khoa học đánh giá: Hoàn Ngọc là một trong những loại thảo dược quí có công dụng phòng bệnh, chữa bệnh rất hiệu quả, đặc biệt như: gan nhiễm mỡ, huyết áp, u xơ, tiểu đường… Ngoài ra, trà Hoàn Ngọc 7 Nga còn có thêm chức năng hổ trợ phòng chống, điều trị các bệnh ung thư và HIV. Với những nỗ lực không ngừng và những kết quả đã đạt được, thương hiệu trà Hoàn Ngọc 7 Nga đã được bộ y tế và tổ chức uy tín trao tặng nhiều danh hiệu cao quí như Cúp vàng An toàn và An sinh xã hội, Cúp vàng cạnh tranh nỗi tiếng quốc gia, Huy chương vàng thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Sự thành công của bà Bùi Kim Nga xuất phát từ cái tâm, sau khi chữa bệnh nan y của cha, bà giới thiệu với mọi người về tính năng của cây Hoàn Ngọc. Ban đàu là chế xuất thủ công như nấu lá tươi, nấu cao nhưng không mang lại hiệu quả vì ở nhiệt độ cao, Hoàn Ngọc sẽ mất đi công dụng. Sau đó bà đã sáng chế Hoàn Ngọc thành trà túi lọc mà nhiều người tin dùng như hiện nay. Bà Nga rất phấn khởi hạnh phúc khi thấy rằng trà Hoàn Ngọc 7 Nga của bà đã giúp ích cho mọi người. Ngoài việc là chủ doanh nghiệp nỗi tiếng bà Bùi Kim Nga còn có tấm lòng nhân hậu, nhân ái, bà thường xuyên thăm hỏi giúp đỡ mọi người xung quanh và giải quyết việc làm cho hàng trăm nhân công lao động ở cơ sở của bà Thật khó có thể kể hết những gì mà phụ nữ đã đóng góp cho xã hội. Chính vì người phụ nữ có một vai trò đặc biệt như thế nên ngành giáo dục chúng ta hơn ai hết phải quan tâm nhiều đến các nữ sinh trong nhà trường hướng các em đến một vị trí đúng đắn đóng góp tài năng sức lực cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Có sự thống nhất trong ban giám đốc cùng xây dựng kế hoạch, đề ra phương hướng chỉ đạo hành động trong quá trình công tác - Giáo viên chủ nhiệm nắm vững lý lịch từng học viên trong lớp đồng thời cũng thấu hiểu rõ hoàn cảnh của mỗi em để có hướng giúp đỡ giải quyết tùy theo trường hợp. Ban chấp hành hội cha mẹ học viên phối hợp cùng nhà trường giúp đỡ tận tình trong việc giáo dục đạo đức học viên -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3 Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Chi đoàn thanh niên tham gia nhiệt tình sôi nổi, thứ hai hàng tuần, sau buổi chào cờ đều có một mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hoặc những tấm gương phụ nữ điển hình trong xã hội đồng thời rút ra được bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tế để đoàn viên, học viên học tập và làm theo 2. Khó khăn: - Trung Tâm GDTX là một môi trường sư phạm không chính qui, đối tượng học viên đủ mọi thành phần: Có những học viên do hoàn cảnh gia đình khó khăn bị gián đoạn học tập nay trở ra trường học lại; có những học viên vừa học vừa làm, nhưng đa số học viên ở Trung Tâm là các em không đủ điều kiện để vào trường trung học phổ thông vì vậy ý thức học tập và nhận thức của các em chưa cao - Địa bàn dân cư rộng, lớp học tập trung theo khu vực liên xã nên tinh thần đoàn kết chưa cao hay xảy ra tình trạng đánh nhau gây mất trật tự. Đa số các bậc cha mẹ học viên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em nên giáo viên chủ nhiệm gặp khó khăn trong vấn đề liên lạc với gia đình - Nhiều học viên nữ có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải vất vã lo toan cuộc sống nên ít được sự quan tâm từ phía cha mẹ và những người thân trong gia đình. Đa số các em nữ khi vào học ở Trung Tâm còn mặc cảm với bạn bè do đó tâm lý chưa ổn định để chuyên tâm học tập 3. Số liệu thống kê: Đầu năm học 2011 - 2012 số học viên, đoàn viên nữ như sau: Khối Tổng số Nữ Đoàn viên (nữ) Tỷ lệ đoàn viên nữ 9 13 0 0 10 91 34 0 11 79 32 11 (7) 63,6% 12 72 34 32 (17) 53,1% Tổng cộng 255 100 43 (24) 55,8% III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Trung Tâm GDTX là nơi hội tụ của những học viên đa số có học lực từ trung bình trở xuống hoặc là những học viên vì lý do nào đó phải bỏ học từ những năm trước nay xin học lại. Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chán học, bỏ học hoặc -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4 Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- có học nhưng kết quả học lực và hạnh kiểm lại sa sút. Qua tìm hiểu, ta có thể rút ra được một số nguyên nhân cơ bản như sau: a. Về phía gia đình: Cha mẹ và những người thân trong gia đình chỉ chăm lo cho cuộc sống mưu sinh, không quan tâm giáo dục con em mình. Họ phó mặc cho nhà trường, mỗi khi nhà trường liên hệ phối hợp giáo dục con em, đa số phụ huynh nói “Trăm sự nhờ thầy cô” hoặc “Mong thầy cô giúp đỡ”…..Trường hợp em Đ.P.N.Á học viên lớp 12 thường xuyên nghỉ học, cúp tiết nhiều lần vi phạm nội qui Trung Tâm, giáo viên chủ nhiệm nhiều lần mời phụ huynh dự họp nhưng lần nào cha mẹ của em cũng không đến mà chỉ gọi điện thoại cho GVCN nêu đủ lý do không đến được và nói thẳng với GVCN là “Rất xấu hổ khi đến trường nghe những vi phạm của con mình (?)”. Cuộc sống gia đình không êm ấm, bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của học sinh,em N.K.Ng học lớp 10 hoàn cảnh gia đình rất đáng thương, cha mẹ của em không sống chung với nhau nữa, mẹ của em Ng đi hợp tác lao động nước ngoài hàng tháng gửi tiền về cho gia đình, sống với cha, đó là người cha không trách nhiệm, luôn say rượu không chăm lo làm ăn, thường xuyên chửi mắng em một cách vô lý, em Ng sống thiếu tình thương của mẹ thật đáng thương, Đó là một trong nhiều trường hợp mà các em nữ ở Trung Tâm GDTX đã gặp phải. Khi chứng kiến những cảnh gia đình như vậy các nữ sinh làm sao không cảm thấy hoài nghi lo sợ b. Sự phát triển kinh tế của xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường: Hiện nay do xu hướng phát triển cùa đất nước, nền kinh tế trong mỗi gia đình cũng dần dần ổn định, nhu cầu cần có để phục vụ cho mọi công việc cũng không thể thiếu trong mỗi con người. Trong học đường, chỉ nhìn qua ta cũng thấy được rất nhiều học viên chạy theo lối sống đua đòi như đến trường bằng phương tiện xe phải là xe tay ga có phân khối lớn dù biết rằng mình chưa đến tuổi chạy xe gắn máy. Đa số học sinh đi học mang điện thoại di động rất đắt tiền. Chưa kể đến quần áo phải đúng hàng hiệu. Nhiều gia đình khá giả lại nuông chiều con cái quá mức, cần bao nhiêu tiền cha mẹ cũng sẵn sàng đáp ứng mà không cần biết con dùng đồng tiền đó vào mục đích gì đôi khi chính các bậc làm cha làm mẹ gián tiếp là thủ phạm tạo điều kiện cho con mình hư hỏng. Học hành sa sút dẫn đến tình trạng học viên chán học, bỏ học, bạo lực học đường đưa lên clip của nữ sinh chiếm tỷ lệ rất cao trong những năm qua làm cho phụ huynh và nhà trường hết sức lo lắng. c. Thời đại thông tin: Giới trẻ hiện nay việc tiếp xúc với “Thế giới bên ngoài” không lấy gì là khó khăn, dưới sự bùng nổ của thông tin, của Internet, của Website, của điện thoại di động, của phim ảnh không lành mạnh tác động rất lớn trong nhận thức, lối sồng và trong hành xử cuả các em, với tuổi học trò “Ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng học sinh tiếp thu rất nhanh thế giới của người lớn, muốn thỏa mãn tính tò mò thì phải lao vào khám phá,. Học sinh sử dụng điện thoại di động nếu vì mục tiêu học tập thì không thể chát trên mạng để “Kết bạn tâm giao”, yêu đương lăng nhăng hoặc xem phim ảnh đồi trụy phim bạo lực hoặc chơi game….để rồi những “chất độc” ấy ăn sâu vào tiềm thức của học sinh -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5 Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- d. Thiếu sự đồng cảm và chia sẽ: Ở độ tuổi mới lớn có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý cũng như có nhiều điều muốn tâm sự, bộc bạch nhất là nữ sinh. Các em cần có một “người bạn” chân thật để chia sẽ. Ở gia đình, cha mẹ đi làm suốt từ sáng sớm đến chiều tối không có thời gian để nghe con gái tâm sự. Đến trường một số thầy cô chỉ giảng dạy những kiến thức trong sách giáo khoa thiếu quan tâm đến học sinh nên khoảng cách giữa các em với gia đình, nhà trường ngày càng xa. Không thể chia sẽ với cha mẹ, thầy cô, tình cảm để lâu ngày bị dồn nén một lúc nào đó bộc phát dẫn đến nhiều hành động xấu khó lường Để hạn chế phần nào những vấn đề nêu trên, ta phải tìm ra những giải pháp thiết thực rèn luyện tư tưởng các em nhất là học sinh nữ để có sự nhận thức đứng đắn trong ứng xử và hành động của mình 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, đến thời đại ngày nay, thời đại của thế kỷ XXI, người phụ nữ luôn được tôn trọng và đề cao. Với vai trò là một nhà giáo - một người quản lý giáo dục - tôi nêu ra những giải pháp sau đây nhằm phần nào giúp đỡ các em nữ có ý thức tốt hơn trong học tâp cũng như trong cuộc sống sau này: a. Có tri thức, văn hóa: Xã hội phát triển dần lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người phụ nữ cần phải có trình độ, có kiến thức, có văn hóa mới phát huy hết vai trò của mình thời hiện đại. Học sinh nữ trong nhà trường cần được quan tâm nhiều hơn .Ở Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch trong nhiều năm qua tổ chức được các lớp bổ túc văn hóa cho tất cả các đối tượng lao động trên địa bàn của huyện, đặc biệt là những lớp học buổi tối dành cho các học viên là công nhân đang làm ở các công ty, xí nghiệp b. Cần có sự quan tâm của những người thân: Mẹ là người gần gũi với con gái nhất nên phải quan tâm và lắng nghe những lời tâm sự của con mình để tìm cách chia sẻ an ủi, động viên nhất là các em nữ đang ở độ tuổi dậy thì, mẹ là chỗ dựa vững chắc để các em đi lên nên các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình là nền tảng quan trọng trong việc giáo dục con mình. Người thân thứ hai của các em là thầy cô ở nhà trường, có những điều mà các em nữ không thể nói với mẹ mà chỉ nói với cô giáo chủ nhiệm hoặc một cô giáo mà em dễ gần nhất để tâm sự lúc đó cô giáo được coi là người “bạn thân” của mình. Ở Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch, thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cưc” đa số giáo viên đã hưởng ứng nhiệt tình đồng thời tạo được sự tinh tưởng gần giũ với các em ở đây hơn, giáo viên rất quan tâm tới học sinh, sau những tiết học căng thẳng thầy cô hay chuyện trò với các em, từ đó các em có thể bộc bạch hết nỗi niềm của mình như trút đi “bầu tâm sự” mà bấy lâu nay các em để trong lòng cũng như không thể nói với mẹ mình. Điển hình như em H.T.Q.Tr đang học lớp 12 ở Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch tính tình vui vẽ hoạt bát nhưng bên trong -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6 Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- vẽ hồn nhiên ấy là cả một nổi buồn ở gia đình, qua cuộc trao đổi với cô giáo em thấy lòng mình nhẹ hẵn đi, em nói: “Cô đôi lúc còn hiểu em hơn là mẹ em” hay “Mẹ em không biết nỗi lòng con gái, không biết chia sẽ với em dù bất cứ chuyện gì, chỉ biết la mắng con gái”. c. Sự tham gia của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí minh: Tổ chức đoàn thanh niên trong nhà trường có vai trò quan trọng trong các hoạt động giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, của thanh niên học sinh. Đoàn thanh niên ở Trung Tâm tạo ra những sân chơi thiết thực bổ ích như các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; mời bác sĩ phổ biến chuyên đề về sức khỏe sinh sản; Sáng thứ hai hàng tuần, sau tiết chào cờ, ban chấp hành chi đoàn cử một đoàn viên kể một câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đồng thời rút ra bài học nhân sinh từ Bác…tất cả các hoạt động của đoàn thanh niên là nhằm thu hút các bạn đoàn viên thanh niên cùng tham gia tránh những cuộc chơi vô bổ có hại cho gia đình cũng như gánh nặng cho xã hội sau này. Ban đại diện cha mẹ học viên phối hợp cùng với Trung Tâm nắm bắt thông tin và diễn biến đạo đức của học viên để kịp thời răn đe, uốn nắn . IV. KẾT QỦA VÀ CÁC SỐ LIỆU Cần quan tâm nữ sinh hơn trong ngành giáo dục là nhiệm vụ chung của mỗi thầy cô trong nhà trường, đặc biệt lãnh đạo cơ quan phải có những chủ trương, kế hoạch để đề ra phương hướng hoạt động cho mỗi bộ phận thực hiện. Trong năm học 2011 - 2012 Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch đã đạt được một số thành tựu như sau: - Năm học 2011 - 2012, Trung Tâm mở được các lớp bổ túc văn hóa dành cho đối tượng là công nhân đang làm việc có 19 học viên trong đó nữ công nhân là 17 học viên (tỷ lệ 89,4%). - Khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cầu phải sử dụng máy tính, để đáp ứng nhu cầu của xã hội Trung Tâm mở lớp tin học chứng chỉ A cho các học viên các khối lớp, Năm học 2011 -2012 lớp học có 29 học viên tham gia học tập trong đó nữ là 26 học viên (tỷ lệ 86,6%) đây là cơ hội tốt cho những phụ nữ biết sử dụng vi tính. - Qua kỳ thi học viên giỏi giải toán bằng máy tình cầm tay do sở GD&ĐT Đồng Nai tổ chức ngày 8 tháng 1 năm 2012, Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Nhơn Trạch có 4 học viên tham gia (2 nam, 2 nữ), kết quả có 1 em tên Đào Thu Oanh học viên lớp 12 đoạt giải nhì cấp tỉnh. Kỳ thi chọn học viên giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12 được tổ chức ngày 17 tháng 3 năm 2012 có em Châu Thị Minh Châu đoạt giải ba -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7 Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Kết quả học lực của học viên nữ đạt loại giỏi, khá trong mỗi học kỳ cũng tăng rõ rệt cụ thể như sau: Học kỳ I Học kỳ II Cả năm Giỏi: 2 HV Khá: 45 HV Nữ: 2 Nữ: 35 Tỷ lệ 100% Tỷ lệ; 77,8% Giỏi: 2 HV Khá: 35 HV Nữ: 1 Nữ: 28 Tỷ lệ 50% Giỏi: 2 HV Nữ: 2 Tỷ lệ 80% Khá: 38 HV Tỷ lệ 100% Nữ: 31 Tỷ lệ 81,6% - Cũng trong năm học này ở Trung Tâm có tất cả là mười lớp, học viên nữ giữ chức vụ trưởng lớp là 7 cũng chứng tỏ là nữ sinh ở đây ngoài học tập tốt cũng có năng lực quản lý - Thành tích trong các hoạt động của đoàn thanh niên nói chung ,đoàn viên nữ nói riêng đạt kết quả rất cao: Trong cuộc thi chạy điền kinh cự ly 1.500m nữ do huyện đoàn Nhơn Trạch tổ chức nhân ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2012) kết quả có 1 học viên đạt giải nhất tên Hà Thị Quỳnh Trang học lớp 12B2; Trong kỳ thi vỏ thuật tổ chức ở tỉnh Đồng Nai vào tháng 6 năm 2011 có 1 học viên đoạt huy chương đồng giải vô địch và trẻ Vovinam cũng trong tháng 6 năm 2012 em thi lên đay vàng nhất cấp đó là em Mai Phúc Hậu học lớp 12B1. Để góp phần chia sẻ những khó khăn của các bạn đang học tại Trung Tâm, ban chấp hành chi đoàn đã vận động được 3 phần quà hổ trợ 3 học viên nữ trong dịp đón Tến Nguyên Đán năm 2012. Công tác phát triển đoàn viên mới cuối năm học 2011 - 2012 như sau: Khối Tổng số Nữ Đoàn viên kết nạp thêm (nữ) Tổng số đoàn viên cuối năm (nữ) Tỷ lệ đoàn viên nữ 9 15 0 0 10 63 27 14(11) 14(11) 78,6% 11 70 30 7 (6) 18(15) 83,3% -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8 Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 67 34 2 (1) 34 (18) 53% Tổng cộng 215 91 23 (18) 66 (44) 66,7% V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Quan tâm nữ sinh trong nhà trường là một việc làm thiết thực vì trong bối cảnh xã hội ta ngày nay có rất nhiều cơ hội tốt đẹp để cho phụ nữ Việt Nam phấn đấu vươn lên, vượt khó trau dồi, rèn luyện cho mình một hành trang vững vàng có khoa học có thể sánh bước cùng cộng đồng khu vực và thế giới. Phụ nữ Việt Nam đang ngày càng tự tin hơn trong mọi công việc, có bản lĩnh hơn trong trong công tác lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học, năng động sáng tạo. - Cần quan tâm học sinh nữ để thấy rằng việc bình đẳng giới ở xã hội ta có thể nói rằng phụ nữ Việt nam ngày càng được trưởng thành về mọi mặt. Theo báo cáo của Tổ chức UNDP năm 2005 chỉ số phát triển giới của Việt Nam đứng hàng thứ 87/144 nước được xếp hạng trên thế giới, thuộc nhóm nước có thành tựu bình đẳng giới tốt nhất khu vực Đông - Nam Á. Thành tựu đạt được như vậy chính là sự quan tâm đúng đắng của Đảng và Nhà Nước của ta, đó là sự nỗ lực hoạt động của các cơ quan ban ngành luôn quan tâm đến phụ nữ. VI. KẾT LUẬN: “Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội “ (Thạc sĩ Lê Thị Linh Trang). Vai trò của phụ nữ thật lớn lao, họ có một tầm quan trọng không thể thiếu trong một xã hội văn minh. Đất nước rất cần những phụ nữ tài năng - chất xám của xã hội - để có nguồn nhân lực nữ dồi dào phục vụ cho xã hội thì phải bắt đàu từ những nữ sinh đang ngồi ở ghế nhà trường, nhiệm vụ của nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức mà còn giáo dục các em kỷ năng sống để kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội Đất nước chúng ta có sự bình đẳng giới, Nhà nước luôn quan tâm đến chủ trương “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” đó cũng là nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Trong mấy chục năm qua việc bình đẳng nam - nữ là một trong những mục tiêu to lớn của Đảng và Nhà Nước đã được khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết chỉ thị của Đảng, trong hiến pháp tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ phát huy năng lực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các bài báo Dân Trí về những tấm gương phụ nữ điển hình -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------9 Cần quan tâm đến “học sinh nữ” trong nhà trường nhiều hơn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2. Các tư liệu, số liệu từ cơ quan, từ Đoàn thanh niên CS HCM ở Trung tâm GDTX Nhơn Trạch Người viết sáng kiến -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng