Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường tại trung tâm....

Tài liệu Skkn các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường tại trung tâm.

.DOC
9
262
90

Mô tả:

SKKN 2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm : CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRUNG TÂM I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng "rộ" lên những cảnh quay, hình ảnh đánh nhau giữa các học sinh, đau lòng hơn là đa phần số vụ trên thuộc về các em nữ sinh. Có nhiều ý kiến, phân tích nguyên nhân của những hiện tượng trên.dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạo lực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành vi này. bạo lực học đường mức độ càng ngày có tính chất nguy hiểm, phức tạp hơn. Đây cũng là vấn đề, là mối quan tâm của Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Đồng Nai, đồng thời cũng là bài toán nan giải trong công tác quản lý của Ban lãnh đạo, Trung tâm cũng đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn hiện tượng bạo lực trong học sinh. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. cơ sở lý luận: Theo số liệu được đưa ra tại "Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 28/07/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến ngày diễn ra hội thảo, các trường trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách gần 900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1.600 học sinh do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường Lứa tuổi học sinh có những biến đổi cơ bản về mặt sinh học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý. Quá trình hình thành nhân cách của học sinh không phải bao giờ cũng diễn ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được xem là lứa tuổi có những “khủng hoảng trầm trọng”. Cùng với sự trưởng thành chung, các em ngày càng muốn được khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Nhưng do còn “non nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ nên các em sẽ dễ có những thái độ, cách ửng xử không đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực. Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 1 SKKN 2012 2. Nguyên nhân: Bạo lực học đường không phải chỉ hiê ên nay mới có. Vấn đề ở đây là bạo lực học đường đang là mô tê “ mảng tối”, có nhiều “phần chìm” với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đôi khi khó lường hết được. Nguyên nhân vì sao? Theo tôi, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề bạo lực học đường là do người lớn chúng ta mă êc dù đã cố gắng làm tốt các giải pháp bên ngoài nhưng các giải pháp bên trong dành cho chính mỗi bản thân các em học sinh – đối tượng của bạo lực học đường, chưa được quan tâm hoă êc có quan tâm nhưng không đủ lực. Về các giải pháp bên ngoài, người lớn chúng ta đã cố gắng đề ra nhiều biê ên pháp, tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền cho các em, xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể … nhằm ngăn chă ên bạo lực học đường. Nhưng, vấn đề là bản thân các em học sinh, nhất là học sinh “cá biê êt” lại thiếu trầm trọng kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Bên cạnh đó, do sự tác đô nê g giáo dục của người lớn chúng ta chưa đủ lực “trấn áp” các tác đô nê g xấu từ nhiều môi trường đang từng ngày từng giờ tác đô nê g lên các em, cho nên đối với những học sinh có xu hướng giải quyết các vấn đề bằng bạo lực thì các em sẽ dùng bạo lực trong mọi hoàn cảnh, tình huống; còn đối với những học sinh không may bị bạo lực từ bạn bè thì các em dễ rơi vào tình trạng bị áp đă êt chấp nhâ ên cái xấu, chịu đựng những tác đô nê g không có lợi cho bản thân. Và thế là, bạo lực trong nhà trường cứ diễn ra. Đó là do các giải pháp bên trong của người lớn dành cho học sinh chưa đủ sức làm thay đổi nhâ ên thức, hành vi của các em. Các em thiếu hẳn kỹ năng sống, kỹ năng điều chỉnh hành vi, kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Xét về mă êt thực tế, bạo lực học đường trong học sinh xảy ra là do nhiều nguyên nhân tác đô nê g nên. Nhưng có thể nói, nguyên nhân khách quan chung có tác đô nê g mạnh mẽ đến hầu hết các em học sinh, chi phối nhâ nê thức, hành vi của các em đó là môi trường xã hô êi đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng: phim ảnh bạo lực, trò chơi điê ên tử và các game đầy màu sắc bạo lực, văn hóa phẩm xấu… tràn lan, khó lòng kiểm soát hết được. Môi trường xã hô êi bị “ô nhiễm” thì chắc hẳn bản thân các em học sinh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo, bởi lứa tuổi của các em là lứa tuổi bắt đầu sự tự khám phá, ưa bắt chước, muốn khẳng định “cái tôi” của mình và hành đô nê g bô êc phát, không có định hướng. Còn về nguyên nhân chủ quan, nhìn chung ở gia đình và trong nhà trường, người lớn chúng ta, vì nhiều lý do, không phải ai cũng là người luôn quan tâm, tâm sự, chia sẻ, có những định hướng và dẫn dắt các em mô êt cách kịp thời. Tác đô nê g xấu của môi trường xã hô êi cô nê g với sự thiếu quan tâm, định hướng kịp thời của người lớn dễ làm cho các em tiêm nhiễm cái xấu, dẫn đến hành vi bạo lực là điều khó tránh khỏi. Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 2 SKKN 2012 (Hình ảnh trong clip nữ sinh đánh bạn ở Hà Nội) Trên đây là những nguyên nhân chung và cốt lõi. Chúng ta cần phân tích các nguyên nhân cụ thể để thấy được hết thực trạng “bức tranh toàn cảnh” về bạo lực học đường. Trước hết là nguyên nhân từ phía gia đình. Thực tế, không ít những bâ êc phụ huynh học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà thiếu hẳn sự quan tâm đến con em, chỉ cốt lo sao cho các em đủ ăn đủ mă êc mà không quan tâm đến những diễn biến phức tạp trong đời sống tâm lý, tình cảm của con em mình. Ngược lại, cũng có những bâ êc phụ huynh quá nuông chiều cũng dễ làm cho con em hư. Chúng ta cũng không thể không nói đến tình trạng người lớn trong gia đình nêu gương xấu; can thiê pê quá thô bạo vào đời sống của con em; đối xử khắc nghiê tê , chỉ trách phạt con em bằng đòn roi mà thiếu đi sự phân tích đúng sai, phải trái để dẫn dắt và định hướng cho con em. Về bản thân các em học sinh, với diễn biến tâm sinh lý phức tạp, có nhiều biến động của lứa tuổi cộng thêm sự tác động xấu của môi trường xã hội và sự thiếu quan tâm của người lớn đã khiến cho các em không thể tự điều chỉnh hành vi, không thể làm chủ cảm xúc và làm chủ bản thân dẫn đến tình trạng các em đễ gây hấn, dễ giải quyết những xung đột trong quan hệ bạn bè bằng bạo lực. Thực tế có một số học sinh dễ dàng gây hấn và đánh nhau chỉ vì những lý do hết sức đơn giản thậm chí có những lý do không thể nào chấp nhận được. Với câu hỏi khảo sát: “Nguyên nhân em đánh nhau với bạn (hoặc em biết nguyên nhân vì sao các bạn đánh nhau)?”, đã có kết quả trả lời từ các em học sinh lớp 10,11 của trung tâm như sau: 33.9% học sinh cho rằng do bị khiêu khích, có những va chạm nên đánh; 16.2% học sinh trả lời các em đánh nhau vì lý do tình cảm; 13.9% học sinh cho biết do người khác nhờ đánh; và thật đáng lo ngại khi có 24.4% học sinh trả lời rằng do không ưa thì đánh và 11.6% học sinh trả lời không có lý do gì cũng đánh. Trên đây là những nguyên nhân cụ thể từ phía gia đình và từ chính bản thân các em học sinh làm nảy sinh tình trạng bạo lực học đường. Còn về phía Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 3 SKKN 2012 nhà trường thì có những nguyên nhân gì làm cho bạo lực trong học sinh cứ tồn tại? Phải khách quan thừa nhận rằng, nhà trường nói chung tuy có quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử văn hóa cho học sinh nhưng thực tế không đạt được kết quả như mong muốn. Một phần vì nhà trường nói chung, bản thân mỗi giáo viên nói riêng, lo tất bật với việc dạy chữ, truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh sao cho giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi, ít có thời gian đầu tư cho công tác định hướng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh dễ bị “đầu độc” bởi những trò game bạo lực. (Ảnh minh họa) III. GIẢI PHÁP: 1. Đối với xã hô ôi: Các ngành, các cấp cần có sự phối hợp đồng bô ê, chă êt chẽ trong vấn đề quản lý, ngăn chă ên có hiê êu quả những vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh. Chủ động phói hợp với địa, tổ chức các đoàn thể và gia đình học sinh trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trường học. Định kỳ tổ chức giao ban với công an địa phương để nắm tình hình, kịp thời xử lý các mâu thuẫn ngăn chặn các biểu hiện vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh. Thường xuyên kiểm tra, ngăn chăn học sinh mang vũ khí,chất nổ chất cháy cào trường học. 2. Đối với gia đình: Trong gia đình, ông bà, cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con em mình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến viê êc hình thành nhân cách của học sinh, có những tác đô nê g quan trọng đến thái đô ,ê nhâ ên thức, hành vi của học sinh khi các em bước tiếp vào môi trường giáo dục cô nê g đồng, đó là ở nhà trường và ngoài xã hô êi. Sẽ rất nguy hại nếu học sinh chịu ảnh hưởng từ mô êt nền giáo dục khiếm khuyết của gia đình. Chính vì thế, người lớn trong mỗi gia đình cần phải có nhâ ên thức đầy đủ và đúng đắn trách nhiê êm của Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 4 SKKN 2012 mình đối với sự nghiê êp giáo dục đào tạo nói chung và với con em mình nói riêng. Trước hết, mỗi gia đình phải có trách nhiê êm xây dựng môi trường giáo dục gia đình sao cho con em phát triển toàn diê ên về đạo đức, trí tuê ê, thể chất, thẩm mỹ. Các bâ êc phụ huynh phải chú trọng đến vấn đề nêu gương, tạo bầu không khí tâm lý thuâ ên tiê ên, tạo mọi điều kiê ên để mọi thành viên trong gia đình san sẻ tình cảm với nhau. Bên cạnh đó, gia đình cần phải luôn luôn, sẵn sàng hợp tác với nhà trường. Gia đình tích cực liên hê ê với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiê êm lớp, cung cấp thông tin về hoạt đô nê g tu dưỡng của con em mình ở gia đình cho nhà trường, cùng trao đổi với nhà trường để tìm giải pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong vấn đề giáo dục học sinh. 3. Đối với nhà trường: 3.1 Tổ chức giao lưu rộng rãi giữa các lớp, các trường, các tổ chức, đoàn thể. Trong lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan, dã ngoại để giáo dục tinh thần tập thể cho mỗi học sinh. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa các lớp trong toàn khối, toàn trường để các em hiểu và gần gũi nhau hơn. Giáo viên cần phối hợp với gia đình và các tổ chức như Đoàn thanh niên của trường phát hiện ra thủ lĩnh của các nhóm không chính thức trong tập thể học sinh để giao những nhiệm vụ cụ thể của trường, lớp nhằm phát huy vai trò “chỉ huy” của những cá nhân đó. Đồng thời, phải kịp thời định hướng, điều chỉnh các hành vi của những em này vào các hoạt động tích cực của tập thể. Chỉ trong vài tháng trở lại đây, có ít nhất năm video clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau được tung lên mạng. Nhưng điều khiến dư luận lo ngại hơn cả lại chính là thái độ thờ ơ của những người đứng xem, mà hầu hết là học sinh! (Ảnh minh họa) 3.2 Tổ chức các giờ chơi “đóng kịch” về tình huống bày tỏ lòng yêu thương và sự tôn trọng nhau. Ban đầu thầy cô, hoặc cha mẹ có thể thiết kế nhiều tình huống “đóng kịch” để chơi với các em. Sau đó, để phát huy tính tích Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 5 SKKN 2012 cực, sáng tạo của các em, người lớn tạo điều kiện cho các em tự thiết kế các tình huống. Sau mỗi lần diễn kịch, cần có sự phân tích, đánh giá mỗi cách ứng xử, giúp các em lựa chọn cách ứng xử tốt nhất. Đây là cách làm hay để hình thành kỹ năng sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức cho các em. 3.4 Tạo cho các em cơ hội thể hiện lòng yêu thương và tôn trọng người khác. Khi tham gia các mối quan hệ xã hội rộng mở, các em sẽ học hỏi và thiết lập các mối quan hệ tích cực cho sự phát triển tâm lý của chúng. Nhà trường cần phối hợp với gia đình và các tổ chức khác tạo điều kiện cho các em được bày tỏ lòng thương yêu và tôn trọng người khác, như tham gia các hoạt động tập thể đi thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm người ốm đau hay các trại trẻ mồ côi, trại dưỡng lão… để các em biết được giá trị cao cả của lòng yêu thương và sự chia sẻ. Đến với những mảnh đời bất hạnh sẽ giúp học sinh rút ra được nhiều bài học nhân ái. (Ảnh minh họa) Mỗi học sinh bước vào môi trường giáo dục ở nhà trường với mô êt tâm thế khác nhau tùy theo ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến các em.Vì vâ êy, nhà trường phải liên kết, phối hợp với gia đình làm sao cho có thể đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục, tạo được sự tác đô nê g đồng bô ê đến viê cê hình thành và phát triển nhân của học sinh. Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyê nê nhân cách cho học sinh. Mọi tổ chức, bô ê phâ nê , cá nhân trong nhà trường phải có sự phối hợp đồng bô ,ê cùng tham gia và phát huy vai trò, trách nhiê êm của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 3.5 Vai trò của giáo viên chủ nhiê ôm: Những rắc rối hay gặp ở tuổi học sinh thường có liên quan tới vấn đề giao tiếp, ứng xử của các em hoặc liên quan tới khả năng làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi của bản thân mỗi học sinh. Do đó, hơn ai hết, giáo viên chủ nhiê êm chính là người đóng vai trò quan trọng trong viê êc giáo dục, hỗ trợ, định hướng Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 6 SKKN 2012 cho học sinh đi đúng đường. Giáo viên chủ nhiê êm có thể giáo dục, hỗ trợ học sinh qua các cách như sau : - Cần tạo cơ hội cho học sinh thi thố tài năng, gây cảm giác tự tin ở các em. Tuyệt đối nên tránh gây cho các em cảm giác là người vô dụng, thừa thãi mà hãy giao cho các em những nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu vừa sức để các em có thể hoàn thành công việc. - Cần có thái độ nhẹ nhàng, phân tích cụ thể đúng sai, phải trái trước những sai lầm của học sinh và phải để cho các em tận mắt thấy, tai nghe. - Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm chân thành tới các em. - Trò chuyện thân tình cùng các em, không nên nói chuyện theo kiểu bề trên với các em. Tránh ra những chỉ thị hay mệnh lệnh, chỉ nên đưa ra cho các em những gợi ý và lời khuyên. - Luôn giữ mối liên hệ thông tin cởi mở thường xuyên trên tinh thần luôn biết lắng nghe và cho các em lời khuyên. - Thông cảm, chia sẻ khi các em tỏ ra bất an và không hài lòng về mô êt vấn đề nào đó, hướng dẫn các em tự ra quyết định. - Sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của các em, hỗ trợ bằng cách đặt niềm tin vào các em và cho các em thấy rằng GVCN luôn tin tưởng vào sự thay đổi tốt của các em. - Tránh sửa sai các em một cách thường xuyên hay “lên lớp” các em. Tránh trách mắng hay vạch ra sai lầm của các em trước mặt bạn bè khi các em mắc phải sai lầm; nên đưa ra những lời nhận xét tích cực và khen ngợi khi các em làm được việc tốt dù là việc nhỏ. Ngoài ra, GVCN còn cần hỗ trợ cho học sinh một số kỹ năng cần thiết : - Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả. - Kỹ năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực. - Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ năng chống lại những áp lực tiêu cực từ bạn bè. 4. Kết quả đạt : Theo thống kê sổ quyết định kỹ luật học sinh năm 2010-2011 tại trung tâm thì không có hình thức kỹ luật khiển trách, cảnh cáo về tình hình vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh sảy ra tại trung tâm. Kết quả trên cũng nhờ vào sự quan tâm của ban lãnh đạo trung tâm, cán bộ nhân viên, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp. Tổ chức vận động các gia đình, các đoàn thể XH cùng phối hợp, thống nhất nội dung, mục đích, biện pháp giáo dục HS trong trường và cụm dân cư. Thuyết phục bằng lời lẽ có lý, có tình, bằng tình cảm và phép tắc tác động lên nhận thức và tình cảm của HS như: trò chuyện, nêu gương tốt, thưởng việc tốt. Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 7 SKKN 2012 Đưa các em vào hoạt động tập thể thực tiễn như hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường, vui chơi, thăm quan du lịch…qua đó hiểu thêm HS, gắn bó học sinh với tập thể, xoá đi những thiếu sót. Khuyến khích khen chê đúng mục đích, đúng việc, đúng lúc, tế nhị mà hiệu quả. IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Trên đây là một số giải pháp trong việc phòng chống bạo lực học đường đã được tập thể giáo viên và học sinh trung tâm thực hiện nhiều năm nay rất có hiệu quả. Tóm lại, trong công tác giáo dục, rèn luyê nê nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, mỗi môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hô êi cần phải có sự phối hợp đồng bô ê. Đồng thời, mỗi môi trường giáo dục vừa nêu phải làm tốt vai trò giáo dục của mình. Xã hô êi cần phải được xây dựng với môi trường lành mạnh, an toàn cho học sinh. Gia đình phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm nền tảng cho học sinh bước tiếp vào môi trường giáo dục ở nhà trường. Nhà trường phải xây dựng, phát huy vai trò, vị trí của người thầy, vừa dạy chữ song song với viê êc dạy người cho học sinh. Có như thế mới đẩy lùi, ngăn chă nê bạo lực học đường. 2. Khuyến nghị: Để phòng, chóng “bạo lực học đường”có hiệu quả: - Đối vời các cấp chính quyền: Cần có các văn bản quy định để quản lý tốt hơn các dịch vụ internet, các trò chơi mang tính bạo lực. - Đối với nhà trường: - Tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hội thi chống bạo lực học đường cho học sinh sinh viên. - Thành lập tổ tâm lý học đường. - Phối hợp với các chủ quán kinh doanh xung quanh trường học để kịp thời nhận thông tin khi phát hiện học sinh và thanh thiếu niên có biểu hiện đánh nhau, gây rối. - Dáng công khai số điện thoại của lảnh đạo trường, công an địa phương để học sinh, phụ huynh và các quán kinh doanh gần trường tiện liên lạc. - Phối hợp Công đoàn, Doàn thanh niên mở lớp về kỹ năng sống cho thanh niên trường học và các lớp ngoại khóa phong phú. Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 8 SKKN 2012 V . TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Công văn số 1241/BGDĐT- CTHSSV ngày 12/03/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh. 2. Công văn số 1548/SGD&ĐT-HSSV ngày 27/9/2011của Sở GD&ĐT về ngăn chặng tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh, sinh viên. 3. Báo cáo số 101/BC-TTHN về tình hình vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh năm 2010-2011 tại trung tâm KTTH Hướng Nghiệp ĐN. 4. Báo cáo số 106/BC-TTHN báo cáo tổng kết năm học 2011 – 2012. 5. Tham khảo một số tài liệu, hình ảnh trên Internet. Biên Hòa ngày 12/05/2012 Người thực hiện. Lương Văn Hà Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng