Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn biên soạn tư liệu hỗ trợ dạy học thực hành hóa học 11 nâng cao...

Tài liệu Skkn biên soạn tư liệu hỗ trợ dạy học thực hành hóa học 11 nâng cao

.DOC
26
246
58

Mô tả:

1 BIÊN SOẠN TƯ LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC THỰC HÀNH HÓA HỌC 11 NÂNG CAO I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh đang rất được quan tâm. Một trong những biện pháp quan trọng chính là tăng cường hướng dẫn, trang bị khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh mà một trong những giải pháp đó là dạy học bằng thí nghiệm. Đối với dạy học hoá học ở trường Trung học phổ thông thì tiết thực hành giữ một vai trò rất quan trọng nhằm phát huy, phát triển kỹ năng quan sát, phán đoán, thực nghiệm và đặc biệt chính là làm cho học sinh thích thú học tập hơn. Trong chương trình hóa học phổ thông hiện nay số tiết thực hành đã tăng lên rất nhiều so với chương trình cũ, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc thực hành trong dạy học hoá học. Từ thực tế dạy học cho thấy so với tiết dạy lý thuyết trên lớp thì tiết thực hành đòi hỏi GV phải mất nhiều thời gian, công sức hơn để chuẩn bị nhưng số lượng tài liệu viết về thực hành lại rất ít. Bên cạnh đó, thời lượng của một tiết thực hành vẫn chỉ có 45 phút như những tiết học khác nên nếu người GV và HS không chủ động chuẩn bị kĩ lưỡng và có những cách thức tổ chức phù hợp thì giờ học sẽ không đạt được hiệu quả. Đồng thời việc kiểm tra đánh giá các kiến thức, kĩ năng thực hành hiện nay chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Từ những lí do trên chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm Biên soạn tư liệu hỗ trợ dạy học thực hành hóa học 11 nâng cao với mong muốn sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học đặc biệt là dạy học thực hành hoá học hiện nay. 2 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Hoá học là một khoa học thực nghiệm nên việc học hoá học phải gắn với thực hành thí nghiệm. Trong mục tiêu của môn hóa học đã xác định rõ: “Ngoài những kiến thức, kĩ năng hóa học cơ bản HS phải đạt được, cần chú ý nhiều hơn tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học hóa học như: quan sát, phân loại, thu thập thông tin, dự đoán khoa học, đề ra giả thuyết, giải quyết vấn đề, tiến hành T/N từ đơn giản đến phức tạp…để HS có thể tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học”. Do vậy không thể đánh giá đầy đủ chất lượng dạy học hoá học nếu không gắn với việc đánh giá kết quả dạy học thí nghiệm thực hành. Tuy nhiên hiện nay kết quả dạy học hóa học được đánh giá thông qua các đề thi, kiểm tra mà số lượng các câu hỏi có nội dung thực nghiệm, thực hành rất ít ỏi hoặc thậm chí không có. Cho nên cần chú trọng kiểm tra đánh giá thường xuyên các kiến thức, kĩ năng thực hành: - Sự chính xác của GV trong các thao tác T/N trên lớp, sự đôn đốc nhắc nhở các em trong quá trình làm T/N có tác dụng rất lớn trong rèn luyện kĩ năng cho HS. - Đưa nội dung thực hành T/N vào các hình thức kiểm tra phù hợp như kiểm tra vấn đáp, kiểm tra thường xuyên và định kì. - Tổ chức để HS tự rèn luyện, theo dõi và kiểm tra nhắc nhở nhau. Trong hoạt động học theo nhóm, làm T/N thực hành... HS cùng làm việc, tự nhắc nhở nhau thực hiện đúng những quy tắc, những hướng dẫn trong thực hành là biện pháp hữu hiệu nhất giúp HS hình thành kĩ năng thực hành hóa học. 1.2. “Trăm nghe không bằng mắt thấy” hay “Một bức ảnh có sức mạnh ngàn lời” – Những câu cách ngôn quen thuộc cho thấy sức mạnh của hình ảnh đối với tư duy của chúng ta. Tạp chí khoa học Scientific American xuất bản năm 1970 đã công bố các kết quả của một thí nghiệm lý thú do Ralph Haber thực hiện: 3 - Ông cho những người tình nguyện tham gia thí nghiệm xem 2.560 bức ảnh đèn chiếu với tốc độ 10 giây 1 ảnh. Họ xem thành từng đợt trong mấy ngày liền và tổng cộng đã mất 7 giờ để xem hết chúng. Một giờ sau khi họ xem xong, Haber tiến hành trắc nghiệm khả năng họ nhận ra những bức ảnh đó. Mỗi người lại được xem 2.560 cặp ảnh đèn chiếu, mỗi cặp gồm 1 ảnh họ đã xem và 1 ảnh tương tự họ chưa xem. Độ chính xác trong việc nhận dạng đạt trung bình từ 85 – 95%. - Sau khi có thể kết luận chắc chắn về độ chính xác vô địch của bộ não trong việc tiếp nhận, lưu giữ và hồi ức, Haber tiến hành thí nghiệm thứ hai để kiểm tra khả năng nhận dạng nhanh của não. Trong thí nghiệm lần này, người tham gia được xem mỗi giây một ảnh đèn chiếu. Kết quả vẫn không đổi, điều này chứng tỏ bộ não không những có khả năng phi thường trong việc ghi nhớ và hồi ức mà khả năng này còn đi kèm với độ chính xác không hề suy giảm ở tốc độ cao không ngờ. - Sau đó Haber tiếp tục thử thách khả năng của não nhiều hơn nữa qua thí ngiệm thứ ba, trong đó người tham gia vẫn được xem ảnh đèn chiếu với tốc độ 1 giây 1 ảnh nhưng toàn bộ ảnh đều được phản chiếu qua gương. Một lần nữa kết quả vẫn không đổi, chứng tỏ ở tốc độ cao bộ não vẫn có thể đảo nghịch hình ảnh trong không gian 3 chiều mà hiệu quả không hề suy giảm. Haber nhận xét rằng: “Các thí nghiệm với tác nhân kích thích thị giác trên cho thấy khả năng nhận dạng ảnh của bộ não về cơ bản là hoàn hảo. Nếu chúng ta thí nghiệm với 25.000 bức ảnh thay vì 2.500 thì kết quả cũng tương tự”. Sở dĩ con người gần như có khả năng vô tận trong việc nhận dạng ảnh bằng kí ức là vì bức ảnh huy động rất nhiều kĩ năng tư duy trên vỏ não: màu sắc, hình thể, đường nét, kích thước, kết cấu, nhịp điệu, đặc biệt là sự tưởng tượng. Vì thế, so với từ thì hình ảnh kích thích não làm việc hiệu quả hơn và có khả năng gợi liên kết phong phú, mạnh mẽ, chính xác hơn, kết quả là tăng cường hoạt động kí ức cùng tư duy sáng tạo. Kết quả nghiên cứu khoa học “Sức mạnh của hình ảnh” là cơ sở để chúng tôi thiết kế tư liệu gồm các hình ảnh dụng cụ thí nghiệm, hình ảnh minh họa thao tác, ... và đưa chúng vào vở tường trình cũng như sử dụng chúng để hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ thực hành hóa học. 4 1.3. Từ thực tế tổ chức dạy học các bài thực hành ở trường THPT, chúng tôi rút ra các nhận xét sau: + Khi HS chuẩn bị bài tốt, nắm vững các bước tiến hành T/N thì việc tổ chức tiết dạy học rất thuận lợi, thành công. Nhưng HS chỉ chịu chuẩn bị bài kĩ khi GV có kiểm tra. + HS thích học, xem T/N nhưng không phải lúc nào cũng đầu tư nhiều cho bài học, chủ động tham gia trong tiết thực hành. Chỉ những bài thực hành có lấy điểm hoặc khi nội dung của bài thực hành có trong đề kiểm tra thì HS mới tập trung và tích cực học tập. Nghĩa là tiết học thực hành sẽ đạt được mục tiêu dạy học đầy đủ nếu HS nhận thấy rõ tầm quan trọng, ý nghĩa và giá trị của những kiến thức có được từ tiết học này đối với lợi ích cụ thể của bản thân mà một trong số đó là điểm số. 1.4. Ngoài ra, qua điều tra thực trạng dạy học thực hành hiện nay chúng tôi cũng rút ra được nhiều kết luận quan trọng sau: - Nguồn tài liệu tham khảo cho việc dạy học thực hành hóa học ở trường phổ thông còn hạn chế, chủ yếu vẫn chỉ là sách giáo khoa và sách giáo viên. - HS không coi trọng bài thực hành vì không có trong nội dung kiểm tra, thi. - Trong số các giải pháp được đề xuất có: + Thiết kế sẵn hình ảnh các bộ dụng cụ T/N (trên bản phim trong, powerpoint…) để thuận lợi cho việc hướng dẫn HS; + Đưa nội dung của các bài thực hành (thao tác, dụng cụ, hóa chất, hiện tượng…) vào nội dung kiểm tra/thi; + Soạn các câu hỏi trắc nghiệm có nội dung thực nghiêm để kiểm tra sự chuẩn bị của HS trước khi thực hành. 2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Các biện pháp nghiên cứu - Đọc các tài liệu có liên quan: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, báo, tạp chí chuyên ngành… 5 - Tham khảo ý kiên của đồng nghiệp, các nhà giáo dục. - Tìm hiểu thông tin trên internet. - Điều tra thực trạng. - Tiến hành thực nghiệm từ đó điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp (đã tiến hành trong 2 năm). - Vẽ các hình ảnh dụng cụ thí nghiệm hoá học trên vi tính bằng phần mềm đơn giản (Microsorf word). - Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thực nghiệm hoá học dùng để kiểm tra đánh giá các kiến thức thực hành hoá học của HS. - Lấy ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, ý kiến của học sinh. 2.2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm Từ các cơ sở khoa học trên, chúng tôi biên soạn hai nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học thực hành sau: 2.2.1. Xây dựng thư viện các hình ảnh dụng cụ thí nghiệm hóa học Các dụng cụ T/N được vẽ bằng chức năng Drawing trong chương trình Microsoft word 2003. Đây là phần mềm phổ thông, dễ sử dụng nên đa số GV có thể thực hiện dễ dàng. Các dụng cụ được vẽ theo nguyên tắc: - Vẽ các hình đơn lẻ dựa vào các chức năng có sẵn của phần Drawing - Dùng chức năng group để tạo nhóm, khi cần có thể rã nhóm bằng chức năng ungroup - Có thể xoay, đảo, kết hợp nhiều dụng cụ thành bộ dụng cụ. Các hình ảnh này có thể được sử dụng để minh họa trong dạy học TH khi giới thiệu dụng cụ, minh họa các thao tác hay hướng dẫn cách lắp ráp các bộ T/N. Chúng có thể được chuyển sang file powerpoint hay in trên bản trong để trình chiếu hoặc in trực tiếp vào tài liệu hướng dẫn thực hành cho HS. Sau đây là một số hình ảnh dụng cụ thí nghiệm cơ bản: 6 Bảng 2.3. Một số hình ảnh dụng cụ thí nghiệm hoá học Tên Giấy chỉ thị Bông goong Giọt dung dịch Ống hút nhỏ giọt Bọt khí Kẹp sắt Nút cao su Ống dẫn khí Đũa thủy tinh Mặt kính đồng hồ Hình vẽ 7 Kẹp gỗ Miếng giấy Chén sứ Đèn cồn Ngọn lửa Kiềng 3 chân Lưới thép Dây lò xo Phễu thủy tinh 8 Cốc thủy tinh Ống nghiệm (khô) Ống nghiệm (có dung dịch) Ống nghiệm (có kết tủa) Thao tác kẹp ống nghiệm 9 Ống nghiệm chữ Y Bình tam giác Bộ giá thí nghiệm Kẹp ống nghiệm trên giá 10 Ống nghiệm đựng dd phản ứng Cốc thủy tinh đựng nước Đun cách thủy Lưới amiăng Thủy phân chất rắn (điều chế khí) Chất rắn Dd thuốc thử H 2O Hỗn hợp chất lỏng phản ứng Đun chất lỏng (điều chế khí) Đá bọt Dd thuốc thử Hỗn hợp chất rắn phản ứng Nung chất rắn (điều chế khí) Dd thuốc thử 11 2.2.2. Thiết kế hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá kĩ năng thực hành hóa học của học sinh Các câu hỏi sau được biên soạn dựa trên nội dung các bài thực hành hoá học 11 nâng cao. 2.2.2.1. Thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kĩ năng thực hành hóa học của học sinh Lưu ý: Lựa chọn có dấu * là đáp án. Bài thực hành số 1 Câu 1: Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd NaOH loãng. Tiếp tục nhỏ từ từ dd HCl vào dd trên cho đến dư. Sự thay đổi màu sắc của phenolphtalein trong T/N diễn ra như sau: A. Không màu � hồng � không màu.* B. Hồng � xanh � không màu. C. Tím � xanh � hồng. D. Không màu � xanh � hồng. Câu 2: Cho dd HCl đến dư vào bột đá vôi. Phương trình ion thu gọn của pư xảy ra ở T/N trên là A. CaCO3 + 2H+ � Ca2+ + CO2 � + H2O.* B. CO32- + 2H+ � CO2 � + H2O. C. CO32- + H+ � HCO3-. D. CaCO3 + H+ � Ca2+ + HCO3-. Câu 3: Cho các phát biểu sau nói về cách sử dụng ống hút nhỏ giọt: (1) Khi lấy chất lỏng với thể tích không cần chính xác, ta dùng ống hút nhỏ giọt. (2) Khi hút dd trong lọ hóa chất, ta nhúng đầu ống thủy tinh vào chất lỏng rồi bóp núm cao su và thả tay ra cho chất lỏng vào ống. (3) Khi hút dd trong lọ hóa chất, ta bóp núm cao su rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào chất lỏng và thả tay ra cho chất lỏng vào ống. 12 (4) Khi nhỏ chất lỏng từ ống hút nhỏ giọt vào ống nghiệm, không được chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành thủy tinh hay chất lỏng có sẵn trong ống nghiệm. (5) Lấy hóa chất xong cần phải rửa ngay ống hút nhỏ giọt trước khi dùng lấy hóa chất ở lọ khác. Các phát biểu đúng là A. 1, 3, 4, 5.* C. 1, 2, 4, 5. B. 1, 3, 5. D. 1, 2, 4. Câu 4: Cho các phát biểu sau nói về cách rửa ống nghiệm: (1) Để rửa ống nghiệm chỉ cần dùng nước tráng qua tráng lại nhiều lần là được. (2) Phương pháp rửa cơ học đơn giản nhất là dùng nước (hoặc nước xà phòng) và chổi rửa. (3) Chọn loại chổi thích hợp với miệng ống nghiệm. (4) Khi rửa, cho nước vào ống và xoay nhẹ chổi, đồng thời kéo lên kéo xuống vài lần để chổi cọ xát vào thành và đáy ống. (5) Khi rửa, một tay cầm ống nghiệm hơi nghiêng, tay kia cầm chổi và kéo lên kéo xuống thật mạnh để cọ sạch các chất bám trên thành ống nghiệm. (6) Nếu có chất bám chặt vào ống nghiệm thì có thể cho thêm cát vào để giúp cọ rửa nhanh hơn. Những phát biểu đúng là A. 2, 3, 4.* C. 1, 3, 5. B. 2, 4, 5, 6. D. 2, 3, 4, 6. Câu 5: Cho biết tên của các dụng cụ thí nghiệm sau : 13 Bài thực hành số 2 Câu 1: Cho bảng sau Thí nghiệm (I) Hiện tượng Nhỏ phenolphtalein Tính chất dd (1) Có kết tủa xanh tạo thành (a) Dd NH3 có tính vào rồi kết tủa tan trong NH3 dư tạo bazơ. dd NH3. thành dd màu xanh thẫm. (II) Nhỏ từ từ dd (2) Dd từ không màu chuyển (b) NH3 có khản NH3 đến dư vào dd sang màu hồng. năng tạo phức. AlCl3. (III) Nhỏ từ từ dd (3) Có kết tủa trắng tạo thành (c) Dd NH3 là dd NH3 đến dư vào dd rồi kết tủa tan trong NH3 dư tạo bazơ mạnh. CuSO4. thành dd không màu. (4) Có kết tủa trắng tạo thành (d) Dd NH3 là dd và không tan trong NH3 dư. bazơ yếu. Chọn hiện tượng, tính chất tương ứng với các thí nghiệm I, II và III: A. I – 2 – a; II – 4 – d; III – 1 – d.* C. I – 2 – a; II – 3 – d; III – 1 – d. B. I – 2 – d; II – 3 – c; III – 4 – a. D. I – 2 – c; II – 1 – a; III – 3 – d. Câu 2: Cho 2 phương trình sau: Cu + HNO3 loãng � Muối + khí X + ... Cu + HNO3 đặc � Muối + khí Y + … Khí X và Y lần lượt là A. NO (không màu), NO2 (nâu đỏ).* C. NO (nâu đỏ), NO2 (không màu). B. NO2 (nâu đỏ), NO (không màu). D. NO2 (không màu), NO (nâu đỏ). Câu 3: Nung tinh thể KNO3 đến nóng chảy. Sau khi pư xảy ra thu được sản phẩm là: A. KNO2 , O2.* C. KNO2, NO2, O2. B. K2O, NO2. D. K2O, NO2, O2. 14 Câu 4: Thí nghiệm được tiến hành như hình bên. Hãy cho biết vai trò của dd NaOH đặc trong Kẹp gắp hóa chất thí nghiệm này là gì? A. Hấp thụ khí độc sinh ra ở bên nhánh làm Nút cao su Đồng kim loại thí nghiệm.* B. Là phần dd dự trữ để cho thêm vào nếu bên nhánh làm thí nghiệm bị hết hóa chất. 2ml dd NaOH đặc C. Để làm khô khí sinh ra. D. Để pha loãng dd. 0,5 ml dd HNO3 đặc Câu 5: Cho các phát biểu sau nói về cách sử dụng đèn cồn: (1) Đèn cồn là dụng cụ dùng để cung cấp nhiệt khi làm thí nghiệm. (2) Khi không sử dụng, đèn cồn phải được đậy nắp kín để tránh cồn bay hơi. (3) Khi cần châm lửa mà không có bật lửa, có thể nghiêng đèn cồn và mồi lửa trực tiếp từ một chiếc đèn cồn đang cháy khác. (4) Muốn tắt đèn cồn ta phải thổi tắt lửa bằng miệng rồi sau đó đậy đèn cồn lại bằng nắp thuỷ tinh hoặc nắp nhựa. (5) Muốn châm thêm cồn cần phải đợi đến khi cồn trong đèn cạn đến mức gần khô kiệt. (6) Cồn rót vào đèn chỉ đến gần ngấn cổ, không nên rót đầy. (7) Điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn là ở vị trí khoảng 1/3 chiều cao của ngọn lửa kể từ trên xuống. (8) Khi đun cần chú ý đặt đáy của vật muốn đun chạm vào bấc của đèn cồn. Những phát biểu đúng là A. 1, 2, 6, 7 .* C. 1, 3, 4, 7. B. 1, 3, 5, 8. D. 1, 6, 7, 8. Bài thực hành số 3 Câu 1: Trong phân tích định tính : - Để xác định sự có mặt của cacbon người ta phân hủy hợp chất hữu cơ thành …(1)… và nhận biết bằng …(2)…. 15 - Để xác định sự có mặt của …(3)… người ta phân hủy hợp chất hữu cơ thành H2O và nhận biết bằng …(4)…. - Để xác định sự có mặt của …(5)… người ta phân hủy hợp chất hữu cơ thành …(6)… và nhận biết bằng dd AgNO3. Thứ tự từ (1) đến (6) tương ứng là: A. CO2, nước vôi trong, H, CuSO4 khan, Cl, HCl.* B. CO2, nước vôi trong, H, dd CuSO4, N, NH3. C. CO, nước vôi trong, H, CuSO4 khan, Cl, HCl. D. CO2, vôi bột, H, CuSO4 khan, Cl, HCl. Câu 2: Hình bên minh họa cho thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ. Chất X và dd Y (theo thứ tự) là : A. CuSO4 khan, Ca(OH)2.* B. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2. Bông và chất X Hỗn hợp C6H12O6 và CuO (bột) Ống nghiệm đựng dd Y C. Ca(OH)2, H2SO4 đặc. D. CaO, H2SO4 đặc. Câu 3: Để thực hiện T/N xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ như hình trên ta cần có các dụng cụ nào? Câu 4: Tại sao khi nung các chất rắn ngậm nước (hay bị ẩm) ta phải kẹp ống nghiệm trên giá ở tư thế hơi chúc miệng xuống (như hình minh họa T/N điều chế và thử tính chất của khí metan)? Hỗn hợp CH3COONa + vôi tôi xút Ống nghiệm đựng dd KMnO4 A. Để tránh hiện tượng khi đun hơi nước bay lên đọng lại trên thành ống nghiệm chảy xuống đáy làm vỡ ống.* B. Để điều chế khí nhanh hơn và nhiều hơn. 16 C. Để nếu khi ngừng đun nóng mà dd từ ống thuốc thử có bị hút ngược vào ống nghiệm thì cũng chỉ đọng ở phần miệng ống nghiệm (phần thấp) chứ không tràn xuống đáy (phần cao) nên không làm vỡ ống nghiệm. D. Để tránh hiện tượng dd từ ống thuốc thử bị hút ngược vào ống nghiệm đang nung nóng làm bể ống nghiệm. Câu 5: Cho các phát biểu sau nói về cách đun nóng ống nghiệm: (1) Khi đun nóng ống nghiệm ta phải dùng cặp gỗ để cặp ống nghiệm. (2) Khi đun cần để đáy ống nghiệm vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn. (3) Để nóng nhanh, ngay từ đầu ta cần phải đun tập trung tại đáy ống nghiệm mà không cần lướt nhẹ toàn bộ ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều. (4) Trong quá trình đun cần lắc nhẹ ống theo chiều ngang. (5) Khi đun cần hướng miệng ống hướng ra phía không có người. Các phát biểu đúng là: A. 1, 2, 4, 5.* C. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5. Bài thực hành số 4 Câu 1: Hình dưới minh họa cho thí nghiệm nào? Hỗn hợp 2 ml C2H5OH + 4 ml H2SO4 đặc Đá bọt (hay cát sạch) 2 ml dd KMnO4 A. Điều chế và thử tính chất của etilen.* B. Điều chế và thử tính chất của axetilen. C. Phản ứng thế nguyên tử H đính vào C mang liên kết ba bằng nguyên tử kim loại. D. Điều chế và thử tính chất của metan. 17 Câu 2: Vai trò của đá bọt (hay cát sạch) trong T/N điều chế và thử tính chất của etilen là gì? A. Giúp nhiệt phân tán đều trong lòng dd, tránh hiện tượng sôi đột ngột phụt mạnh ra ngoài. B. Xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn.* C. Để ống nghiệm không bị bể khi đun tập trung lâu. D. Để dd thuốc thử (dd KMnO4) không bị hút vào ống dẫn khí rồi vào ống nghiệm đang đun nóng làm dừng pư và gây nguy hiểm. Câu 3: Để chứng minh khí sinh ra trong T/N ở hình bên là một hiđrocacbon không no, ta cần chuẩn bị ống nghiệm đựng thuốc thử là dd X. Dd X là dd nào sau đây? A. Dd Br2 hoặc dd KMnO4.* B. Dd Br2 hoặc dd AgNO3/NH3. C. Dd KMnO4 hoặc dd AgNO3/NH3. Bông goong tẩm nước CaC2 dd X D. Dd HCl hoặc dd Br2. Câu 4: Dẫn hiđrocacbon X qua dd AgNO3/NH3 thấy có kết tủa vàng tạo thành. Thí nghiệm này chứng minh A. hiđrocacbon X có liên kết ba đầu mạch.* B. hiđrocacbon X có liên kết ba. C. hiđrocacbon X là hiđrocacbon không no. D. hiđrocacbon X có tính oxi hóa mạnh. Câu 5: Hiện tượng quan sát được khi dẫn khí C2H4 (đến dư) qua dd thuốc tím là: A. dd thuốc tím bị mất màu và có kết tủa màu nâu đen tạo thành.* B. dd thuốc tím bị mất màu và có kết tủa màu vàng tạo thành. C. dd thuốc tím bị nhạt màu và có kết tủa màu nâu đen tạo thành. D. dd thuốc tím không đổi màu. Bài thực hành số 5 Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Bezen có khối lượng riêng nhẹ hơn nước. 18 (2) Benzen tan tốt trong nước. (3) Bezen hòa tan được dầu ăn. (4) Benzen tham gia pư thế halogen dễ hơn ankan. (5) Benzen có khả năng tham gia pư thế tương đối dễ hơn pư cộng. (6) Các đồng đẳng của benzen làm mất màu dd thuốc tím khi đun nóng. Các phát biểu đúng là: A. 1, 3, 5, 6.* C. 1, 2, 3, 6. B. 2, 3, 4, 5. D. 1, 3, 4, 5. Câu 2: Để chứng minh tính chất “Benzen có khả năng tham gia phản ứng thế halogen ở vòng thơm” ta cho benzen tác dụng với A. brom lỏng, xúc tác bột sắt.* B. dd brom, xúc tác bột sắt. C. brom lỏng (không cần xúc tác). D. Khí clo trong điều kiện ánh sáng khuếch tán. Câu 3: Thực hiện thí nghiệm như sau: - Cho 5 giọt brom lỏng nguyên chất vào ống nghiệm đựng 1ml benzen, cho tiếp vào ống nghiệm một ít bột sắt. - Đậy ống nghiệm bằng nút cao su, lắc đều. - Đun nóng ống nghiệm đến khi thấy hỗn hợp phản ứng sôi thì ngừng đun. Để yên một lát. - Khi pư đã xảy ra, mở nút cao su, đặt miếng giấy quỳ tím ẩm lên miệng ống nghiệm rồi quan sát. Hiện tượng quan sát được là A. Brom mất màu và giấy quỳ tím ẩm hóa đỏ.* B. Bột sắt tan hết và giấy quỳ tím ẩm hóa đỏ. C. Brom mất màu, bột sắt tan hết và giấy quỳ tím ẩm hóa đỏ. D. Brom mất màu và giấy quỳ tím ẩm hóa xanh. Câu 4: Khi thực hiện thí nghiệm benzen tác dụng với brom (xúc tác bột sắt) cần cẩn thận vì: A. Benzen và brom lỏng là những chất độc hại.* B. Phản ứng có khả năng gây nổ mạnh. 19 C. Bột sắt cho vào phải đúng khối lượng, nếu thiếu hay dư thì phản ứng sẽ không xảy ra. D. Sản phẩm tạo thành ăn mòn ống nghiệm. Câu 5: Cho phương trình hóa học sau: o t C6H5-CH3 + 2KMnO4 �� � C6H5-COOK +2MnO2 �+ KOH+ H2O Hiện tượng tương ứng của phản ứng trên là A. dd thuốc tím bị mất màu và có kết tủa nâu đen tạo thành.* B. dd toluen bị mất màu và có kết tủa màu tím tạo thành. C. dd phản ứng chuyển từ màu tím thành màu nâu đen. D. dd thuốc tím không bị mất màu và có kết tủa nâu đen tạo thành. Bài thực hành số 6 Câu 1: Khả năng pư thế nguyên tử clo bằng nhóm -OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là: A. phenyl clorua, propyl clorua, anlyl clorua.* B. anlyl clorua, propyl clorua, phenyl clorua. C. anlyl clorua, phenyl clorua, propyl clorua. D. phenyl clorua, anlyl clorua, propyl clorua. Câu 2: Thí nghiệm thủy phân dẫn xuất halogen được tiến hành như sau: “Thêm 2 ml nước cất vào ống nghiệm chứa 0,5 ml 1,2-đicloetan. Cho tiếp 1 ml dd NaOH 20% vào ống nghiệm. Đun sôi. Gạn lấy lớp nước, axit hóa bằng HNO3 rồi thử bằng dd AgNO3. Quan sát hiện tượng xảy ra.” Tại sao phải axit hóa dd thu được bằng HNO3? A. Để trung hòa NaOH dư, tránh hiện tượng tạo kết tủa AgOH khi cho dd AgNO3 vào.* B. Để tạo môi trường axit cho phản ứng thủy phân xảy ra. C. Để nhanh chóng hạ nhiệt độ của dd thu được sau khi đun nóng, nếu không kết tủa tạo thành sẽ bị tan ở nhiệt độ cao. D. Để trung hòa NaOH dư, tránh hiện tượng kết tủa AgCl tạo thành bị tan trong dd NaOH dư dẫn đến không quan sát. 20 Câu 3: Hiện tượng khi cho glixerol vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 là: A. Kết tủa màu xanh da trời bị hòa tan tạo thành dd phức chất màu xanh lam.* B. Kết tủa màu xanh da trời bị hòa tan tạo thành dd phức chất không màu. C. Ban đầu có kết tủa màu xanh da trời tạo thành, sau đó kết tủa tan thành dd màu xanh lam khi glixerol dư. D. Kết tủa chuyển từ màu xanh da trời thành kết tủa màu xanh lam. Câu 4: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dd HCl. (2) Phenol có tính axit nhưng dd phenol không làm đổi màu quỳ tím. (3) Phenol tham gia pư thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. (4) Tính axit của phenol mạnh hơn axit cacbonic. Các phát biểu đúng là: A. (2), (3).* C. (2), (4). B. (1), (2). D. (3), (4). Câu 5: Thuốc thử thích hợp để nhận biết 3 dd: etanol, glixerol và phenol bằng phương pháp hóa học là A. Dd brom, Cu(OH)2. C. Dd Br2. B. Dd NaOH, Na. D. Cu(OH)2. Bài thực hành số 7 Câu 1: Thuốc thử Tollens là: A. AgNO3/NH3.* C. Cu(OH)2/NH3. B. Cu(OH)2/OH-. D. AgNO3/OH-. Câu 2: Phản ứng tráng bạc chứng minh anđehit có A. tính khử.* B. tính oxi hóa. C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. gốc hiđrocacbon không no.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất