Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nầng cao chất lượng giáo dục ở trường tiể...

Tài liệu Skkn biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nầng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học. bình chánh

.PDF
34
146
50

Mô tả:

SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong hệ thống Giáo dục quốc dân thì giáo dục phổ thông là nền tảng, là động lực cho sự phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam; đồng thời giáo dục cũng là động lực thúc đẩy xã hội phát triển . Chính vì vậy mà văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện về nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục”. Nhiều văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc các lần tiếp theo của Đảng cũng tiếp tục khẳng định và coi trọng việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Ngành Giáo dục và Đào tạo giữ một vai trò quan trọng, trong đó tiểu học là cấp học nền tảng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông. Vì vậy, việc đảm bảo chất lƣợng học tập cho học sinh tiểu học là yêu cầu cấp bách đối với nhà quản lý giáo dục. Thực tế những năm gần đây chất lƣợng giáo dục vẫn còn nhiều bất cập. Nghị quyết TW II khoá VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục - Đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng những đòi hỏi lớn ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong đó một trong những nguyên nhân đã đƣợc chỉ rõ là: “Công tác quản lí đào tạo còn những mặt yếu kém bất cập. Cơ chế quản lí của ngành giáo dục đào tạo chưa hợp lí, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo”. Gần đây Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013) nhấn mạnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị Quyết có đoạn viết: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lƣợng, số lƣợng và cơ cấu; một bộ phận chƣa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Trong trang www.tieuhoc.injo có nhận định về chất lƣợng giáo dục tiểu học qua 7 năm thay sách: Trong bức tranh toàn cảnh kết quả học tập của học sinh lớp 5 trên toàn quốc, khu vực Đồng bằng sông Hồng: 95,3 % đạt chuẩn và cận chuẩn môn Toán; Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 1 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” 91,4% đạt chuẩn và cận chuẩn môn Tiếng Việt; khu vực “u ám” nhất là vùng Tây Bắc khi chỉ có trên 60% đạt chuẩn và cận chuẩn môn Toán; 62,9 % đạt chuẩn và cận chuẩn môn Tiếng Việt. Nhƣ vậy chất lƣợng giáo dục tiểu học của nƣớc ta chƣa cao, còn có sự phân hoá giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi. Qua đó nói lên thực trạng chất lƣợng giáo dục của Tỉnh Quảng Ngãi nói chung, của huyện Bình Sơn nói riêng cũng cần quan tâm vì chất lƣợng còn thấp, ở huyện Bình Sơn trong những năm qua không còn trƣờng hợp học sinh ngồi nhầm lớp. Thực tế tại Trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh, nơi tôi trực tiếp làm công tác quản lí, năm học 2013- 2014 vừa qua chất lƣợng môn Toán và môn Tiếng Việt có kết quả nhƣ sau: + Môn Tiếng Việt: Giỏi: 28.8% ; Khá: 31.7% ; Trung bình: 37.4 % ; Yếu : 2.1% Khá: 32.3% ; Trung bình: 36.3 % ; Yếu: 1.6% + Môn Toán : Giỏi : 29.8% ; Điều đó cho thấy chất lƣợng giáo dục của Trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh vẫn còn hạn chế so với yêu cầu. Thế nên ngƣời cán bộ quản lí cần có những giải pháp thiết thực để đƣa chất lƣợng giáo dục của trƣờng ngày càng đƣợc nâng lên. Bản thân tôi là Hiệu Trƣởng, làm công tác quản lí ở Trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh, huyện Bình Sơn. Với thực tiễn tại đơn vị, tôi nhận thấy chất lƣợng dạy và học hiện nay có những chuyển biến, song vẫn chƣa đáp ứng theo yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Vì vậy, ngƣời cán bộ quản lí cần có cách nghĩ, cách làm nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học của trƣờng nói riêng và của toàn ngành nói chung. Năm học 2014 – 2015 đƣợc xác định là “ Năm học tiếp tục đẩy mạnh đổi mới quản lí và nâng cao chất lƣợng giáo dục”. Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” và tiếp tục thực hiện phong trào “ Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thông. Đây cũng là năm đầu tiên, toàn ngành giáo dục áp dụng phƣơng pháp đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đây đặt ra cho ngƣời cán bộ quản lí trong trƣờng tiểu học một nhiệm vụ hết sức to lớn, từ đó đẩy mạnh các hoạt động của nhà trƣờng nhằm giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện. Trong các hoạt động đó thì hoạt động dạy và học là trọng tâm mà ngƣời cán bộ quản lí trƣờng tiểu học cần phải tập trung chỉ đạo, quan tâm; từ đó có kế hoạch và có những giải pháp, biện pháp hữu hiệu, thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng dạy học để đáp ứng với yêu cầu mới. Xuất phát từ những lí do nêu trên đã thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 2 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” lƣợng giáo dục ở trƣờng Tiểu học ”. Sáng kiến kinh nghiệm thành công là cơ sở để tôi áp dụng trong quá trình làm công tác quản lí ở địa phƣơng mình, nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập, đem lại chất lƣợng và hiệu quả dạy học ngày càng cao. Đồng thời cũng là một dịp để tôi trao đổi kinh nghiệm quản lí giáo dục trong công tác chuyên môn với các đơn vị trƣờng bạn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Thông qua việc nghiên cứu , đánh giá thực trạng nhằm xây dựng hệ thống các giải pháp và biện pháp chỉ đạo và quản lí để nâng cao chất lƣợng dạy và học ở trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh, huyện Bình Sơn. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 3.1 . Đối tƣợng Các biện pháp quản lí của Hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học. 3.2. Khách thể: Hoạt động dạy học của tất cả Hội đồng sƣ phạm ở trƣờng tiểu học số 2 Bình Chánh, các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy và học ở trƣờng tiểu học. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng Tiểu học hiện nay đã có một số kết quả nhất định. Nếu chúng ta lựa chọn các biện pháp đúng thì chất lƣợng dạy học ở trƣờng Tiểu học sẽ ngày càng nâng cao hơn. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu giải quyết 3 nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học. - Nhiệm vụ 2 : Điều tra khảo sát thực trạng và nguyên nhân về quản lí chất lƣợng dạy học ở một trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn. - Nhiệm vụ 3 : Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất xây dựng biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học ở Trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh, huyện Bình Sơn. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau: 6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu văn bản có liên quan đến vấn đề nâng cao chất lƣợng dạy học để phục vụ cho đề tài. 6.2 Phương pháp quan sát: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 3 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Theo dõi kết quả dạy học của mỗi năm và thực tiễn dạy học của giáo viên ,học tập của học sinh , dự giờ trên lớp, kiểm tra hồ sơ giảng dạy, kiểm tra kết quả bài làm của học sinh và quan sát tổng thể các hoạt động hỗ trợ việc dạy và học . 6.3 Phƣơng pháp điều tra : Dùng phiếu điều tra thăm dò , phỏng vấn giáo viên, học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng dạy - học. 6.4 Phưong pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượng: Thông qua việc nghiên cứu giáo án , hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học, tiến hành lên lớp của giáo viên, chất lƣợng học tập của học sinh để kiểm nghiệm sản phẩm đối tƣợng. 6.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục tiên tiến : Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục tiên tiến là phƣơng pháp nghiên cứu , xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học . 6.6 Phương pháp phân tích các nhân tố: Tiến hành phân tích các nhân tố than gia vào quản lí để tìm ra biện pháp quản lí phù hợp. 6.7 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: - Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên, - Thống kê hoạt động dạy học của thầy giáo, cô giáo, - Thống kê hoạt động của trò 7 . PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, nên sáng kiến kinh nghiệm chủ yếu nghiên cứu công tác xây dựng biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học. - Sáng kiến kinh nghiệm đƣợc nghiên cứu trong phạm vi hoạt động dạy học và công tác quản lí hoạt động dạy học ở Trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh, huyện Bình Sơn. Thời gian: Năm học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014. II.PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 1.1a Hoạt động Dạy học : Hoạt động dạy - học gồm có : Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 4 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Học : Là hoạt động mà trong đó chủ thể là học sinh , khách thể là bài học .Là tự điều khiển tối ƣu quá trình chiếm lĩnh bài học : - Dạy : Là hoạt động mà chủ thể hoạt động là giáo viên , khách thể là học sinh .Là sự điều khiển tối ƣu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách cho học sinh . 1.1b Mối liên hệ giữa dạy và học : Dạy và học có những mục đích khác nhau, nếu học nhằm mục đích chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì dạy là điều khiển sự học tập. Tuy nhiên dạy và học xen kẽ nhau, các chức năng kép của chúng thƣờng xuyên tƣơng tác nhau, thâm nhập vào nhau sinh ra nhau. Sự thống nhất giữa dạy và học biểu hiện ở sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ thể và đối tƣợng, đó chính là hoạt động cộng đồng và hợp tác giữa dạy và học.Dạy học là hoạt động cộng tác ( cộng đồng và hợp tác ), biểu hiện ở sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể. Bản chất của hoạt động dạy học là sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học. Đó là sự tƣơng tác theo kiểu cộng đồng, hợp tác giữa dạy và học, tạo nên một hệ toàn vẹn của hoạt động dạy học, mang lại chất lƣợng dạy học. Vì vậy, nếu không có sự cộng tác thì không mang lại chất lƣợng . Dạy học trong nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin thì theo quan niệm của Giáo sƣ Lâm Quang Thiệp: Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Dạy là việc giúp cho ngƣời học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng , hình thành và tăng cƣờng tình cảm thái độ . Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học theo sơ đồ sau: HỌC SINH BÀI HỌC ĐK MÔI TRƢỜNG GIÁO VIÊN Sơ đồ trên giúp ta hiểu rằng : Ngƣời học: Là ngƣời đi học chứ không phải là ngƣời đƣợc dạy: Là ngƣời chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức . Ngƣời dạy: Là ngƣời giúp đỡ ngƣời khác học để làm nảy sinh tri thức ở ngƣời học. Môi trƣờng: Là môi trƣờng tự nhiên và xã hội xung quanh và bên trong ngƣời học . Môi trƣờng này là một tác nhân quan trọng ảnh hƣởng đến dạy học. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 5 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHÁI NIỆM KHOA HỌC DẠY HỌC TRUYỀN ĐẠT LĨNH HỘI HOẠT ĐỘNG CỘNG TÁC ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐIỀU KHIỂN Theo lý luận dạy học cộng tác của giáo sƣ Nguyễn Ngọc Quang: Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học, giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy, giữa lĩnh hội với tự điều khiển trong học, tạo nên một hệ toàn vẹn, sự tƣơng tác theo kiểu cộng đồng hợp tác giữa dạy và học, là yếu tố duy trì và phát triển thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học, có nghĩa là chất lƣợng dạy học. 1.2. Các khái niệm cơ bản: *Khái niệm về Quản lí: Quản lí là quá trình kế, tổ, đạo, kiểm trên cơ sở thông tin ( kế: kế hoạch; tổ: tổ chức; đạo: chỉ ( lãnh ) đạo; kiểm: kiểm tra ). SƠ ĐỒ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH KIỂM TRA THÔNG TIN TỔ CHỨC CHỈ (LÃNH) ĐẠO Quản lí : Là quá trình tác động có tổ chức,có hƣớng đích của chủ thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện của môi trƣờng. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 6 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” SƠ ĐỒ CẤU TRÚC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CHỦ THỂ QUẢN LÝ MỤC TIÊU QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÝ *Khái niệm về quản lí hoạt động dạy học: Quản lí hoạt động dạy học là quản lí hoạt động dạy của thầy và quản lí hoạt động học của trò cùng với những điều kiện cơ sở vật chất và những phƣơng tiện, thiết bị, dụng cụ dạy học. Quản lí hoạt động dạy học cũng là quản lí quá trình dạy học về những mục đích, nhiệm vụ dạy học, đƣợc thực hiện đồng thời, thống nhất với nhau trong quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò. Quản lí quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng gồm nhiều thành tố tác động qua lại lẫn nhau, chế ƣớc lẫn nhau với đời sống xã hội và môi trƣờng giáo dục theo những quy luật và nguyên tắc nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học để đạt chất lƣợng và hiệu quả dạy học. Quản lí hoạt động dạy học là cách làm cho các thành tố của quá trình dạy học : Giáo viên, học sinh, các điều kiện dạy học, nội dung dạy học ( chƣơng trình, kế hoạch, giáo án, tài liệu tham khảo), phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, mục tiêu dạy học vận động và kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, để mang lại chất lƣợng và hiệu quả dạy học. Mối quan hệ giữa các thành tố trên đƣợc biểu thị qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MỤC ĐÍCH NỘI DUNG PP HTTC GIÁO VIÊN HỌC SINH ĐK DẠY HỌC Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 7 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Chất lƣợng dạy học là kết quả thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ dạy học. Hiệu quả dạy học là đáp ứng đúng và kịp thời các yêu cầu của xã hội, của giáo dục; đồng thời chi phí sử dụng thời gian, sức lực, tài chính là tối ƣu. Sơ đồ trên giúp ta hiểu đƣợc bản chất lôgic cấu trúc của quá trình dạy học, hiểu đƣợc quản lí hoạt động dạy học và làm theo hệ thống các thành tố: mục đích,nội dung , phƣơng pháp, điều kiện dạy học…. vận dụng và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm biến đầu vào ( trình độ ban đầu của học sinh) thành đầu ra ( sản phẩm dạy học) . Sản phẩm dạy học ở đây là do xã hội, ngành giáo dục “ đặt hàng” cho nên đòi hỏi mục đích, nhiệm vụ dạy học đặt ra phải đáp ứng. Sản phẩm ấy luôn tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng theo yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, của công cuộc đổi mới và phát triển Giáo dục và Đào tạo. *Khái niệm về quản lý chất lƣợng dạy học: Quản lý chất lƣợng dạy học là tập hợp những hành động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách quản lý, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp nhƣ: Lập kế hoạch chất lƣợng, điều khiển và kiểm tra chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng dạy học trong khuôn khổ hệ thống chất lƣợng dạy học. Nhƣ vậy quan niệm về quản lí chất lƣợng dạy học đƣợc thể hiện ở các tiêu chí sau. - Quản lý chất lƣợng dạy học bao gồm hệ thống các phƣơng pháp, biện pháp nhằm đảm bảo chất lƣợng dạy học, thoả mãn yêu cầu của xã hội đề ra ( đáp ứng mục đích giáo dục, mục tiêu đào tạo). - Quản lý chất lƣợng dạy học đƣợc tiến hành ở tất cả các giai đoạn của quá trình hình thành sản phẩm giáo dục. - Quản lý chất lƣợng dạy học là trách nhiệm của tất cả các cấp từ cán bộ quản lí đến từng giáo viên trong nhà trƣờng. - Quan niệm về quản lí chất lƣợng dạy học nhƣ trên khác với quan niệm nhƣ lâu nay chúng ta vẫn thƣờng nghỉ, đó là những hình thức cải tiến, đổi mới đơn giản, chắp vá thiếu đồng bộ. 1.3:Các đặc điểm cơ bản của đối tƣợng và khách thể nghiên cứu a) Đặc điểm cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu là các biện pháp quản lí của Hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học. Vì đối tƣợng nghiên cứu là các biện pháp quản lí nên nó có các đặc điểm: Nghiên cứu tài liệu; quan sát các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh; điều tra chất lƣợng học tập; nghiên cứu sản phẩm của đối tƣợng và kiểm nghiệm kết quả; tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục; phân tích các nhân tố dẫn đến kết quả và cuối cùng là thống kê, phân tích số liệu. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 8 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, nên các biện pháp quản lí của tôi chủ yếu nghiên cứu công tác xây dựng biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học. b) Đặc điểm cơ bản của khách thể nghiên cứu là các điều kiện: Kinh tế-xã hội của địa phƣơng; cơ sở vật chất của đơn vị; năng lực đội ngũ giáo viên của trƣờng; năng lực học tập của học sinh, sự quan tâm của các cấp và chính quyền địa phƣơng; … Tất cả tạo nên mối quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy chất lƣợng giáo dục trong đơn vị. Chính vì thế, những điều trên là mắt xích quang trọng trong chuỗi sản phẩm giáo dục mà bản thân tôi trình bày, nghiên cứu tại Trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh trong thời điểm hiện nay. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khảo sát thực trạng: Trƣờng Tiểu học Số 2 Bình Chánh có 01 điểm trƣờng,cơ sở vật chất của trƣờng tƣơng đối đảm bảo,trƣờng có 21/23 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Có 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh.Song có một số ít giáo viên đã lớn tuổi nên lúng túng trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin, tỉ lệ giáo viên nữ chiếm 73,9% nên có phần hạn chế trong các hoạt động của trƣờng . * Về học sinh: Trƣờng có 430 học sinh, đƣợc chia thành 15 lớp từ khối 1 đến khối 5 Khối Số lớp Số học sinh Nữ Khối 1 03 82 41 Khối 2 03 90 43 Khối 3 03 77 38 Khối 4 03 93 38 Khối 5 03 88 38 Tổng số 15 430 198 Hầu hết học sinh là con em của những gia đình nông dân thuần tuý,cuộc sống tuy khó khăn thu nhập thấp nhƣng học sinh ngoan, chăm học, có ý thức kỷ luật tốt. Bên cạnh đó vẫn còn có học sinh lơ là trong học tập vì có một bộ phận phụ huynh do mãi làm ăn xa chƣa quan tâm đến việc học tập của con cái, còn khoán trắng cho nhà trƣờng. *Về cơ sở vật chất: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 9 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Trƣờng có khuôn viên riêng biệt, cổng trƣờng, hàng rào bảo vệ, sân chơi bãi tập phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Có đủ phòng học, đảm bảo đúng quy cách theo quy định, đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày đối với khối lớp 1,2&3 và trên 5 buổi /tuần. Có phòng làm việc cho Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, phòng hội đồng giáo dục, y tế học đƣờng và các phòng chức năng theo quy định. Trƣờng có thƣ viện chuẩn 01, các tài liệu trong thƣ viện có đủ nhu cầu sử dụng cho giáo viên và học sinh. Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học đáp ứng hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng. Ngoài ra hàng năm giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học (mỗi năm học 1đồ dùng dạy học/ giáo viên có chất lƣợng giá thành rẻ). 2 .KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VẤN ĐỀ : 2.1 Tình hình đội ngũ : - Tổng số cán bộ- giáo viên : 23 / 17 nữ - Ban giám hiệu: 02/01 nữ, - Tuổi đời cao nhất: 55 tuổi ; tuổi đời trẻ nhất : 25 tuổi; - Tuổi đời trung bình : 41 tuổi, - Trình độ chuyên môn, trình độ chuẩn, giáo viên giỏi các cấp đạt nhƣ sau: Trƣờng tiểu học TS CBGV Số 2 Bình Chánh 23 Trình độ Chuyên môn Đại Cao TH học Đẳng Sƣ SP SP Phạm 6 16 01 Trình độ chuẩn SL 01 TL 4.3 Trình độ trên chuẩn GVDGiỏi cấp Huyện SL SL 22 TL 95.7 21 TL Ghi chú 91.3 - Có 03 tổ khối chuyên môn (tổ khối 1, tổ khối 2&3, tổ khối 4&5). Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình có năng lực lãnh đạo tốt. Qua bảng thống kê ta thấy đội ngũ cán bộ giáo viên trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh tỉ lệ giáo viên trên chuẩn : đạt 95.7%, giáo viên dạy giỏi cấp Huyện đạt 91.3%, có 01giáo viên giỏi cấp Tỉnh. 2.2 Về hoạt động dạy học của thầy: 2.2.1 Về soạn bài chuẩn bị bài lên lớp: Qua điều tra và phân tích các số liệu thu thập đƣợc trong quá trình kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên trong năm học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014 với kết quả nhƣ sau: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 10 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Năm học Tổng số 2012-2013 2013-2014 TỐT 24 SL 18 TL 75.0 23 22 95.7 KHÁ SL TL 6 25.0 1 T.BÌNH SL TL YẾU SL TL 4.3 2.2.2 Kiểm tra giờ lên lớp tay nghề của giáo viên: Thực hiện kế hoạch kiểm tra, dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình dạy và học là việc làm thƣờng xuyên của lãnh đạo nhà trƣờng. Qua thực tế kết quả đƣợc thể hiện trong hai năm học cụ thể nhƣ sau: Năm học TỐT Tổng số SL 2012-2013 24 19 2013-2014 23 22 KHÁ TL SL TL 79.2 5 20.8 2 8.7 91.3 YẾU T.BÌNH SL TL SL TL 2.2.3 Việc thực hiện chƣơng trình: Để thực hiện chƣơng trình đƣợc đảm bảo, hàng năm ngƣời cán bộ quản lí phải luôn chỉ đạo chặt chẽ về công tác này. Sau mỗi lần kiểm tra giáo án của giáo viên , xem vở học sinh chúng tôi nhận thấy 100% giáo viên đều dạy đủ 9 môn bắt buộc theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện đầy đủ chƣơng trình học của học sinh về lý thuyết cũng nhƣ luyện tập thực hành. Bên cạnh đó cũng còn một số giáo viên chƣa thực hiện tốt các bài tập thực hành của những môn Mĩ thuật, Kĩ thuật. Trong chƣơng trình từng môn học có tiết dành cho địa phƣơng hiệu quả giảng dạy chƣa cao, do tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy những tiết địa phƣơng còn thiếu, nhiều khi giáo viên không tự tìm tòi, nghiên cứu để giảng dạy. 2.2.4 Việc sử dụng đồ dùng dạy học: Giáo viên có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học đƣợc nhà trƣờng cho mƣợn ngay từ đầu năm học. Mỗi giáo viên đều có tủ để hồ sơ, thiết bị dạy học dƣới lớp nên việc sử dụng thuận tiện có hiệu quả. Hàng năm mỗi giáo viên tự làm 01 một đồ dùng dạy học có chất lƣợng để dự thi cấp trƣờng và chọn dự thi cấp huyện, tỉnh. Những đồ dùng đó đƣợc bổ sung hoặc thay thế những đồ dùng có trong thiết bị đã hỏng không sử dụng đƣợc. Tồn tại: Dụng cụ thực hành còn thiếu. Bảo quản các thiết bị dạy học đôi lúc chƣa tốt còn để hƣ hỏng. Điều này cũng làm ảnh hƣởng đến hiệu quả và chất lƣợng giờ lên lớp. 2.3 Về hoạt động của trò : Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 11 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Hoạt động của trò là kết quả điểm kiểm chứng hoạt động dạy học của thầy. Thông qua việc kiểm tra vở ghi chép, vở bài tập, sổ điểm, phiếu liên lạc, bài kiểm tra của học sinh…., trong đó việc đánh giá bằng điểm số của các kì kiểm tra định kì môn Tiếng việt, Toán qua các lần kiểm tra thì thấy rằng chất lƣợng học tập của học sinh có kết quả nhƣ sau: 2.3.1 Chất lƣợng đầu năm hai môn Tiếng Việt, Toán : * Môn Tiếng Việt: 2012-2013 2013-2014 Tổng số 436 430 GIỎI SL TL 102 23.4 115 26.7 KHÁ SL TL 106 24.3 109 25.3 T.BÌNH SL TL 171 39.2 177 41.1 GIỎI SL TL 107 24.5 115 26.7 KHÁ SL TL 112 25.8 125 29.0 T.BÌNH SL TL 168 38.5 158 36.7 YẾU SL TL 57 13.1 34 7.9 * Môn Toán: Năm học Tổng số 2012-2013 2013-2014 436 430 YẾU SL TL 49 11.2 32 7.4 2.3.2 Chất lƣợng cả năm 2 môn Tiếng Việt và Toán: * Môn: Tiếng Việt : Tổng số 2012-2013 436 2013-2014 430 * Môn Toán: Năm học Năm học Tổng số 2012-2013 2013-2014 436 430 GIỎI SL TL 113 25.9 124 28.8 GIỎI SL TL 135 31.0 128 29.8 KHÁ SL TL 132 30.3 136 31.7 KHÁ SL TL 146 33.5 139 32.3 T.BÌNH SL TL 174 39.9 161 37.4 T.BÌNH SL TL 140 32.1 156 36.3 YẾU SL TL 17 3.9 09 2.1 YẾU SL TL 15 3.4 07 1.6 Qua thống kê khảo sát chất lƣợng đầu năm và cuối năm của năm học 2012 – 2013; 2013 – 2014 tôi nhận thấy: So sánh kết quả học tập theo từng năm thì chất lƣợng học tập của học sinh cuối năm cao hơn đầu năm, năm sau cao hơn năm trƣớc, số học sinh khá giỏi có tăng, Chứng tỏ rằng khi có sự quan tâm chỉ đạo, nhắc nhở thƣờng xuyên kiểm tra theo dõi hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh thì chất lƣợng dạy học cũng đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó vẫn còn vài giáo viên thờ ơ với việc giảng dạy, chƣa đem hết Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 12 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” khả năng để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chƣa thật sự quan tâm đến học sinh. Chính vì vậy chất lƣợng của học sinh không cao tỉ lệ học sinh yếu, học sinh lƣu ban vẫn còn. * Kết quả học sinh giỏi , Toán trên mạng cấp huyện: Năm học 2012-2013 2013-2014 TSHS dự thi 11 26 Kết quả đạt HSG cấp huyện Số lƣợng Tỉ lệ 5 45,5 18 69,2 Ghi chú Qua bảng thống kê ta thấy số lƣợng học sinh thi đạt còn ở mức thấp so với tổng số học sinh dự thi. Nhƣ vậy hiệu quả thấp chứng tỏ chất lƣợng bồi dƣỡng chƣa đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức của chất lƣợng đối với học sinh giỏi . 2.2/Nguyên nhân thực trạng: Qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, so sánh kết quả đạt đƣợc về hoạt động dạy học qua 2 năm học ở trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh, tôi nhận thấy có những nguyên nhân sau ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục. * Về công tác quản lí hoạt động dạy học: - Những việc đã làm đƣợc: + Hằng năm Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch cụ thể : Năm học, học kì, tháng, tuần và có bổ sung, điều chỉnh, sơ kết, tổng kết để từng bƣớc đổi mới công tác quản lý trƣờng học. + Thƣờng xuyên kiểm tra hồ sơ, giáo án định kỳ: Mỗi học kỳ 2 lần, bên cạnh đó còn tăng cƣờng kiểm tra đột xuất. Vì vậy việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên đảm bảo, tránh đƣợc sự hình thức, qua loa, đối phó. + Hiệu trƣởng chỉ đạo cho toàn bộ Hội đồng giáo viên dự giờ theo chỉ tiêu đề ra trong năm học. Tổ trƣởng chuyên môn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ,dự giờ để rút kinh nghiệm giờ dạy tốt trong tổ. + Tổ chức thao giảng, hội giảng các môn Tự nhiên xã hội, Hát nhạc, Tập làm văn, Mĩ thuật…..các tiết thao giảng, hội giảng đƣợc đánh giá tốt. + Hàng năm Trƣờng kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên. Trong năm còn dự giờ giáo viên theo quyết định 14 để đánh giá chất lƣợng dạy học. + Tham mƣu với hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phƣơng để từng bƣớc cũng cố và khắc phục tình trạng xuống cấp của cơ sở trƣờng lớp. - Những tồn tại yếu kém : + Chƣa phát huy hết khả năng đội ngũ giáo viên giỏi làm nòng cốt để xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh về năng lực chuyên môn. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 13 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” + Các hoạt động chuyên môn, hội thảo chuyên đề chƣa thực sự đi vào chiều sâu. Phụ đạo học sinh yếu kém chƣa đạt hiệu quả cao, công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi mới thực hiện đƣợc ở khối 4&5. * Về hoạt động giảng dạy của giáo viên: - Những việc đã làm đƣợc: + Hầu hết giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, vận dụng tốt các phƣơng pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. + Giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp và thi sử dụng đồ dùng dạy học đạt kết quả cao qua các kì thi do ngành tổ chức. + Giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm từ đó chất lƣợng ngày một đi lên. - Những tồn tại yếu kém: + Một vài giáo viên tuổi lớn, nên việc tiếp cận với ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc giảng dạy còn hạn chế, việc dạy của giáo viên thƣờng bó hẹp trong phạm vi sách vở có sẵn mà ít chịu khó tìm tòi, nghiên cứu những thông tin mới để đáp ứng nhu cầu đổi mới đang đặt ra. * Về hoạt động học của học sinh: - Những việc đã làm đƣợc: + Học sinh chăm ngoan, thực hiện tốt 5điều Bác Hồ dạy, thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ đạo đức của ngƣời học sinh. + Đi học chuyên cần, học thuộc bài và làm bài đầy đủ trƣớc khi đến lớp, trong giờ học phát biểu xây dựng bài tích cực , có ý thức học tập nhằm chiếm lĩnh kiến thức. + Nhiều học sinh tham dự các kỳ thi do ngành tổ chức nhƣ: thi học sinh giỏi, thi vở sạch chữ đẹp, điền kinh, kể chuyện theo sách, đá cầu, cờ vua, bóng đá mi ni các cấp đạt hiệu quả cao. - Những tồn tại yếu kém: + Nhà trƣờng chƣa quản lí việc học ở nhà của học sinh. Có nêu lên việc hƣớng dẫn học ở nhà nhƣng chƣa sâu sát. + Điều kiện học tập của các em chƣa đảm bảo. Đa số học sinh chƣa có góc học tập đúng quy định, một số học sinh chƣa xác định động cơ học tập đúng đắn, ngại cố gắng , thiếu tự tin, thái độ học tập thụ động, chƣa có phƣơng pháp tự học ở nhà. * Về phía phụ huynh học sinh: - Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, còn phó mặc mọi việc cho nhà trƣờng. - Một số phụ huynh học sinh tuy rất quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhƣng không nắm đƣợc phƣơng pháp sƣ phạm, chƣơng trình học. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 14 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Gia đình học sinh gặp khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào việc học tập. * Về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học: Cơ sở vật chất còn hạn chế, phòng học chƣa đủ dạy ngày ở tất cả các lớp nên chỉ thực hiện ở lớp 1,2&3. Thiết bị đồ dùng dạy học một số giáo viên chƣa biết sử dụng nhƣ kèn, đàn…( vì không có giáo viên chuyên biệt), thiếu dụng cụ thực hành nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập của học sinh. Tóm lại: Thực trạng về chất lƣợng của Trƣờng Tiểu học số 2 Bình Chánh còn hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Tất cả những nguyên nhân trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và hiệu quả giáo dục của trƣờng. Việc nâng cao chất lƣợng dạy và học là việc làm cấp thiết của lãnh đạo nhà trƣờng trong tình hình hiện nay.Để làm đƣợc vấn đề đó ngƣời cán bộ quản lí cần có những giải pháp, biện pháp quản lí hữu hiệu không chỉ cho hoạt động dạy học mà còn cho tất cả các hoạt động trong nhà trƣờng. 2.3 Giải pháp thực hiện: * GIẢI PHÁP CHUNG: Để quản lí nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng Tiểu học hiện nay ngƣời cán bộ quản lí cần tiến hành các giải pháp với những nội dung sau: - Xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên công nhân viên trong nhà trƣờng về mặt nhận thức để họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng ở trƣờng tiểu học nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc; làm cho họ nhận thức thực sự và có trách nhiệm về chất lƣợng dạy học. - Từng bƣớc hình thành hệ thống quản lí chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng. Đây là yếu tố đảm bảo cơ bản cho chất lƣợng dạy học phát triển. - Chọn lọc vận dụng các tri thức khoa học quản lí chất lƣợng để xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cơ chế quản lí chất lƣợng trong nhà trƣờng.Có hai quy trình đảm bảo chất lƣợng cần đƣợc chú trọng là: Quy trình cải tiến nâng cao chất lƣợng và quy trình đánh giá chất lƣợng. - Coi nhiệm vụ quản lí và phát triển đội ngũ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lí. Nó có tác dụng quyết định đến chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng . - Kết hợp với các lực lƣợng giáo dục, huy động cộng đồng trong công tác xã hội hoá giáo dục để có điều kiện thiết thực phục vụ cho việc xây dựng và phát triển nhà trƣờng, đặc biệt là công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học số 2 Bình Chánh. * NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ: 2.3.1 Thiết lập và thực hiện kế hoạch về công tác giảng dạy: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 15 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Kế hoạch đặt cơ sở cho toàn bộ hoạt động của nhà trƣờng nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra trong năm học, hạn chế những thiếu sót, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ, việc lập kế hoạch theo đúng các yêu cầu sau: - Kế hoạch phải sát, đúng, cụ thể, khoa học và đó chính là những yếu tố cơ bản ban đầu quyết định cho sự thành công. - Việc lập kế hoạch năm học phải căn cứ vào các chỉ thị, biên chế, kế hoạch của ngành cấp trên, từ kế hoạch chung của phòng Giáo dục và Đào tạo,qua việc phân tích những điều kiện thực tế của trƣờng mà ngƣời cán bộ quản lí xây dựng kế hoạch cho sát đúng với tình hình đặc điểm của trƣờng. Kế hoạch cần nên rõ các biện pháp, chỉ tiêu của từng mảng công việc cụ thể để tập thể sƣ phạm thực hiện. - Khi xây dựng kế hoạch đầu năm học, Hiệu trƣởng cần phải chú ý dựa trên các nguyên tắc: bình đẳng, khoa học, thực tiễn, tập trung dân chủ, pháp lệnh và linh hoạt. Ngƣời cán bộ quản lí lấy ý kiến của chi bộ, các đoàn thể trong nhà trƣờng để đi đến thống nhất kế hoạch. - Thông qua kế hoạch cần có những chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu trong năm học đối với từng thành viên, từng bộ phận để có quyết tâm thực hiện. - Hiệu trƣởng cũng cần có các hoạt động ngoại khoá trong kế hoạch của mình để có tác động tốt đến phong trào dạy học. - Kế họach phải đƣợc công khai trƣớc hôị đồng sƣ phạm, đồng thời ngƣời cán bộ quản lí yêu cầu các tổ chuyên môn phải có kế hoạch riêng của từng tổ, của từng cá nhân. Trong quá trình thực hiện phải có kiểm tra,đánh giá việc thực hiện kế hoạch của cá nhân, các tổ chức trong nhà tƣờng. 2.3.2. Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng của giáo dục. Vì vậy, để đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời học và phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lƣợng dạy học, ngƣời cán bộ quản lí cần xây dựng tập thể nhà trƣờng phải hợp lí về số lƣợng và có chiều sâu về chất lƣợng. - Đối với việc phân công giáo viên: Hiệu trƣởng cần phải nắm vững trình độ chuyên môn, tay nghề của từng giáo viên để phân công phù hợp với năng lực, sở trƣờng của từng ngƣời. Khi bố trí giáo viên vào các tổ khối cần phải rải đều để tổ khối nào cũng có giáo viên dạy giỏi, khá, trung bình tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong giảng dạy cũng nhƣ nâng cao tay nghề. Bố trí giáo viên có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, năng nỗ trong các hoạt động làm tổ khối trƣởng chuyên môn và chịu trách nhiệm trƣớc BGH về mọi hoạt động của tổ khối mình. - Đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tất cả các giáo viên đều phải tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 16 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Ngay từ đầu năm học Hiệu trƣởng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu nắm vững mục tiêu cấp học, các công văn, chỉ thị có liên quan đến giáo dục đã ban hành, những đổi mới về nội dung chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp dạy học. Học tập quy chế chuyên môn. Tổ chức các chuyên đề về chuyên môn, chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức cho học sinh… Mỗi giáo viên đều viết sáng kiến kinh nghiệm có liên quan đến các hoạt động giáo dục để báo cáo cho tổ khối hoặc hội đồng sƣ phạm tích luỹ kinh nghiệm và triển khai thực hiện các đề tài có hiệu quả. Tạo điều kiện cho giáo viên đạt chuẩn học tiếp để giúp cho việc giảng dạy tốt hơn, đôn đốc giáo viên tham gia đầy đủ các đợt bồi dƣỡng chuyên môn do ngành tổ chức. 2.3.3. Chỉ đạo việc thực hiện chƣơng trình: Chƣơng trình dạy học là pháp lệnh của nhà nƣớc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngƣời quản lí phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên cùng nắm vững. Với tƣ cách là ngƣời lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn trong nhà trƣờng, ngƣời quản lí phải chỉ đạo hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm thực hiện tốt chƣơng trình dạy học theo yêu cầu quy định. Muốn đƣợc nhƣ vậy, ngay từ đầu năm học Hiệu trƣởng cần phổ biến những thay đổi (nếu có) về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy bộ môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tới đội ngũ giáo viên. Hằng tháng, hết học kỳ và cuối năm học, Ban giám hiệu nhà trƣờng cần kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chƣơng trình dạy học từng bộ môn, từng khối, từng lớp, thông qua sổ báo giảng, kế hoạch dạy học của từng giáo viên, kể cả giáo viên dạy môn cơ bản. Từ đó Hiệu trƣởng nhận xét, đánh giá phát hiện những vấn đề cần uốn nắn. Nghiêm cấm việc cắt xén, dồn bài, bớt tiết của bất cứ môn học nào một cách tuỳ tiện. Chỉ có thực hiện đúng đủ chƣơng trình dạy học thì những cơ sở khoa học, tính chất giáo dục toàn diện mới mang lại hiệu quả. Muốn thực hiện tốt việc này Hiệu trƣởng cùng với Phó Hiệu trƣởng, các tổ khối trƣởng chuyên môn phân công theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện chƣơng trình dạy học hàng tuần, hàng tháng, học kỳ. Sử dụng các biểu bảng, lịch kiểm tra học tập, sổ thăm lớp, dự giờ … để nắm tình hình có liên quan đến việc thực hiện chƣơng trình dạy học. Ban giám hiệu phải biết dùng thời khoá biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chƣơng trình dạy học của tất cả các môn, các lớp sao cho đồng đều, cân đối. Nếu chƣơng trình dạy học là “bản thiết kế” của công trình thì hoạt động dạy học của thầy là sự “thi công” mà Hiệu trƣởng là “tổng công trình sƣ” phải điều khiển “thi công” đúng “thiết kế”. Với biện pháp đó, việc thực hiện chƣơng trình đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy các bộ môn. 2.3.4.. Chỉ đạo việc soạn bài: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 17 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Giáo án là công cụ làm việc của giáo viên trên lớp(cùng đồ dùng dạy học).Đƣợc coi là bản thiết kế xác định rõ mục tiêu ( về kiến thức, kĩ năng, thái độ).Đồng thời vạch ra con đƣờng dẫn dắt ngƣời học bao gồm phƣơng pháp, hình thức tổ chức,đồ dùng dạy học để ngƣời học chiếm lĩnh nội dung bài học với kết quả cao nhất. * Để quản lý tốt công việc này Hiệu trƣởng cần tiến hành một số biện pháp sau: - Hƣớng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài trên cơ sở phân phối chƣơng trình và những yêu cầu mới đề ra cho bài soạn. - Thống nhất về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạn. Bài soạn phải có nội dung phù hợp với mục tiêu, yêu cầu bài dạy. Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng cùng các tổ khối trƣởng chuyên môn phân công kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình soạn bài của giáo viên nhƣ: + Ban giám hiệu trực tiếp dự các buổi sinh hoạt của tổ khối chuyên môn để trao đổi bài soạn khó. + Xác định nội dung, phƣơng pháp giảng dạy đối với giáo viên, yêu cầu cần học đối với từng đối tƣợng học sinh. + Giáo viên phải nắm đƣợc khả năng học tập của học sinh để xác định nội dung cụ thể của bài học trong chƣơng trình cần hƣớng dẫn cho từng nhóm đối tƣợng học sinh. Việc xác định nội dung dạy học phải đảm bảo tính hệ thống và đáp ứng yêu cầu nội dung dạy học mới dựa trên kiến thức kỹ năng của học sinh đạt đƣợc trong bài học trƣớc và đảm bảo kiến thức cơ bản trong chƣơng trình. + Kiểm tra giáo án của giáo viên các tổ khối qua các đợt giữa học kỳ I, cuối kỳ I, giữa kỳ II và cuối năm. Sau mỗi đợt kiểm tra có nhận xét, khen chê kịp thời, đánh giá xếp loại cụ thể, chính xác, công bằng, tuyên dƣơng hoặc phê bình công khai mang tính xây dựng. - Để đảm bảo có tƣơng đối đủ các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho giờ dạy, Hiệu trƣởng cùng tổ khối trƣởng chuyên môn căn cứ vào chƣơng trình giảng dạy để mua sắm những đồ dùng còn thiếu và đề ra những quy định về sử dụng, bảo quản. Có nhƣ vậy giáo viên mới thực hiện nghiêm túc việc soạn bài, chất lƣợng bài soạn đƣợc nâng cao và có ảnh hƣởng tốt đến hiệu quả của tiết dạy. Bài soạn sẽ đi sâu vào đổi mới phƣơng pháp dạy học và đi vào trọng tâm chính của bài nâng cao chất lƣợng giảng dạy các môn học. 2.3.5. Quản lí giờ lên lớp: Giờ lên lớp: Là quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh, quá trình đó là một tập hợp gắn bó chặt chẽ nội dung ,phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lƣợng dạy học. Quản lí giờ lên lớp là biện pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học của ngƣời giáo viên.Vì vậy, ngƣời cán bộ quản lí cần có những biện pháp quản lí thiết thực, cụ thể: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 18 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Ngƣời cán bộ quản lí phải làm cho giáo viênnhận thức đƣợc tầm quan trọng của giờ lên lớp. Có những biện pháp tạo ra khả năng điều kiện cho giáo viên lên lớp có chất lƣợng ( đủ điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học thiết yếu). Chú ý các hoạt động làm phong phú thêm tinh thần và vật chất cho giáo viên nhƣ đời sống , bầu không khí tâm lí sƣ phạm… vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phƣơng. - Phải xây dựng giờ chuẩn lên lớp: Giỏi, khá, trung bình.Căn cứ vào chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhƣng phải tuỳ theo đặc điểm của vùng, miền. * Yêu cầu của một giờ lên lớp: - Giáo viên đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức- kĩ năng cơ bản, chính xác. - Phƣơng pháp phù hợp với bài dạy. - Sử dụng đồ dùng dạy học khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao nhất. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh ở tất cả các đối tƣợng giỏi, khá, trung bình, yếu. - Tuỳ bài mà học sinh đƣợc: Tự rút ra bài học, đƣợc hƣớng dẫn kỹ năng thực hành, đƣợc liên hệ thực tế cuộc sống, đƣợc mở rộng kiến thức … Để làm tốt việc này, ngay từ đầu năm học, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn Hiệu trƣởng phải phổ biến yêu cầu chung về giảng dạy và những yêu cầu đặc trƣng riêng của từng bộ môn tới từng giáo viên. Ví dụ: Môn khoa học chú trọng việc cho học sinh thực hành bằng thí nghiệm, quan sát vật chất để từ đó rút ra kết luận về các hiện tƣợng tự nhiên … Hoặc có bài giảng lại cho học sinh học ở vƣờn sinh vật, ngoài trời. Môn Địa lý: kỹ năng sử dụng bản đồ. Tập làm văn: kỹ năng viết, nói … - Tiến hành kiểm tra giờ lên lớp bằng nhiều hình thức: Kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra báo trƣớc, kiểm tra đột xuất. Đối với giờ lên lớp, vai trò của ngƣời lãnh đạo là gián tiếp nhƣng phải tạo điều kiện cho giáo viên giảng bài có hiệu quả. Mặt khác Ban giám hiệu cùng với tổ khối trƣởng chuyên môn có những góp ý cụ thể cho những tiết dạy giỏi, những giáo viên mới ra trƣờng … Đó là tƣ tƣởng chỉ đạo hoạt động quản lý giờ lên lớp. 2.3.6.Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học: Một trong những yêu cầu đòi hỏi cấp bách của thực tiễn dạy và học của nƣớc ta hiện nay là phải đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả dạy học. Vì vậy, Hiệu trƣởng phải có trách nhiệm chỉ đạo tốt công tác này trong nhà trƣờng, mà trƣớc tiên là đội ngũ giáo viên (phƣơng pháp dạy của thầy). Để đổi mới phƣơng pháp dạy học cần phải thực hiện một loạt các giải pháp đồng bộ, tác động làm thay đổi các thành tố của quá trình dạy học. Do đó Hiệu trƣởng chỉ đạo tốt các biện pháp cụ thể sau: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 19 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Đổi mới về nhận thức của đội ngũ giáo viên: Hiệu trƣởng cần quán triệt sâu sắc trong đội ngũ giáo viên về đổi mới phƣơng pháp dạy học của Đảng, Nhà nƣớc và Bộ Giáo dục: “Phƣơng pháp dạy học phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, bồi dƣỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên”. Coi đổi mới phƣơng pháp dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên và cần phải quyết tâm thực hiện. Giáo viên phải nắm chắc phƣơng pháp dạy học của từng bộ môn, biết phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập gắn liền với hoạt động dạy với các hoạt động tự nghiên cứu, tự học. Xây dựng và sử dụng một cách có hiệu quả điều kiện và phƣơng tiện dạy học. - Các hình thức dạy học: + Dạy học cá nhân. + Dạy học theo nhóm, lớp. + Dạy học ngoài hiện trƣờng. - Xây dựng môi trƣờng học tập: + Cảnh quang trƣờng lớp. + Cơ sở thiết bị dạy học. - Đổi mới phƣơng tiện dạy học: + Ƣu tiên cho ngƣời học về phƣơng tiện nghe nhìn. + Sƣu tầm nghiên cứu. - Đổi mới đánh giá: + Một số môn đánh giá bằng định tính. + Đánh giá về hiệu quả kỹ năng. + Kết hợp giữa hình thức tự luận ngắn và trắc nghiệm. + Thực hiện đánh giá theo nhiều chiều: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh … 2.3.7 Xây dựng và bảo quản đồ dùng dạy học: Trình bày đồ dùng dạy học ở phòng thiết bị thật khoa học. Giáo viên khi sử dụng đồ dùng dạy học chỉ cần nhìn vào danh mục đồ dùng theo từng khối lớp thuộc môn nào, tuần nào và chọn lấy ngay một cách nhanh chóng. Khi sử dụng xong ghi vào sổ ngày sử dụng, loại đồ dùng để tiện cho việc theo dõi. Phát động và tổ chức phong trào thi sử dụng đồ dùng dạy học tự làm theo khối lớp và rải đều ở các môn. Mỗi đợt thi đua phải có tổng kết khen thƣởng, rút kinh nghiệm kịp thời; khuyến khích thu hút giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng thƣờng xuyên trong giảng dạy, góp phần làm giàu thêm trang thiết bị dạy học cho trƣờng và phục vụ có hiệu quả trong việc nâng cao chất lƣợng giờ dạy. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 20 Nguyễn Thị Dũng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan