Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn biện pháp nâng cao hiệu quả việc quản lý quá trình dạy học ở trường thpt mỹ...

Tài liệu Skkn biện pháp nâng cao hiệu quả việc quản lý quá trình dạy học ở trường thpt mỹ hào

.DOC
29
87
55

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT MỸ HÀO” 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Giáo dục - đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng mà trong đó phải nói đến vai trò của công tác quản lí giáo dục. Quản lí giáo dục là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chỉ rõ " Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội." Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học… Quá trình này diễn ra và tác động qua lại với môi trường kinh tế - xã hội, môi trường khoa học – công nghệ, môi trường quốc tế hoá…. Quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của trường phổ thông là phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lí quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trên thực tế việc quản lí quá trình dạy học của trường THPT Mỹ Hào những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa cao, còn có những tồn tại hạn chế nhất định trong công tác quản lí quá trình dạy học và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Là một cán bộ quản lí, với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lí quá trình dạy học của nhà trường, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả việc quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu luận cứ khoa học và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả việc quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp quản lí quá trình dạy học tại trường THPT Mỹ Hào. - Công tác quản lí dạy học ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào. 4. Phạm vi nghiên cứu Quản lí quá trình dạy học học của trường THPT Mỹ Hào.. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về quản lí dạy học ở trường THPT. - Tìm hiểu thực trạng quản lí quá trình dạy học của trường THPT Mỹ Hào. - Đề xuất biện pháp quản lí quá trình dạy học góp phần nâng cao hiệu quả quản lí và chất lượng dạy học của trường THPT Mỹ Hào . 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận (tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan ) - Phương pháp điều tra, khảo sát ( thông qua phiếu trưng cầu ý kiến ) - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 3 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 . Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm quản lí Theo từ điển Tiếng Việt thì: quản lí là trong nom coi giữ. Quản lí là một hoạt động có từ rất lâu, nó gắn liền với sự xuất hiện loài người. Khi bàn đến khái niệm quản lí có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Sau đây là một số quan điểm: F.W. Taylor ( 856 – 1915), nhà khoa học quản lí người Mỹ đã định nghĩa: “Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” . Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lí ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" . Theo GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo ( lãnh đạo ) và kiểm tra” . Như vậy, quản lí là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra. 1.1.2. Khái niệm quản lí giáo dục Theo văn kiện hội nghị lần thứ II ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX viết “Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” 1.1.3. Quản lí nhà trường Theo Phạm Minh Hạc “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục - đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”. 4 1.1.4. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. 1.1.5. Quản lí quá trình dạy học Quản lí quá trình dạy học tức là quản lí quá trình thực hiện các nhiệm vụ, nội dung dạy học thông qua các hoạt động dạy - học của thầy và trò trong môi trường và với các điều kiện bảo đảm nhất định. Sự vận động và tác động qua lại của các thành tố của quá trình dạy học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá, hoạt động dạy-học của thầy và trò..) là đối tượng của quản lý quá trình dạy học. 1.2. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.2.1. Vị trí và nhiệm vụ của trường trung học phổ thông Việt Nam Trường THPT là cơ sở giáo dục nối tiếp cấp trung học cơ sở thuộc bậc trung học của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy giáo dục THPT có nhiệm vụ: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống”. 1.2.2. Mục tiêu giáo dục của trường trung học phổ thông Việt Nam Điều 27 Luật giáo dục có nêu: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” 1.2.3. Yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông Điều 28 Luật Giáo dục nêu rõ: Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 5 1.3. Các nội dung chủ yếu trong quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Quản lí quá trình dạy học là quản lí một quá trình sư phạm đặc thù. Quản lí quá trình dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây: 1.3.1. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch dạy học Mục tiêu dạy học là dự kiến về kết quả đạt được của quá trình dạy học. Xây dựng kế hoạch dạy học chính là việc thiết kế kế hoạch dạy học. 1.3.2. Quản lí thực hiện chương trình, nội dung dạy học Khi quản lí giáo viên thực hiện chương trình dạy học phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây: - Đảm bảo đúng nội dung kiến thức qui định của chương trình từng môn học. - Coi trọng tất cả các môn học, bảo đảm phân phối chương trình… 1.3.3. Quản lí đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy học của giáo viên Dạy học trên lớp thực sự là một quá trình. Nhìn một cách biện chứng, quá trình này, một mặt, xét dưới dạng tĩnh, được tạo nên bởi các thành tố cấu trúc như mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học…và bao trùm là yếu tố tổ chức quản lí chất lượng cả quá trình… các thành tố đó kết hợp chặt chẽ và quan hệ hữu cơ với nhau, thẩm thấu nhau trong mọi hoạt động của người dạy và người học; mặt khác, nhìn theo chiều vận động tuyến tính, quá trình đó được phân giải thành các khâu, các”công đoạn” theo thời gian như soạn bài - lên lớp - chấm bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh - rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp dạy học… 1.3.4. Quản lí học sinh và hoạt động học tập của học sinh Quản lí hoạt động học của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường được thể hiện qua một số công việc sau đây : - Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh; - Phát động phong trào thi đua học tập; - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; - Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lí hoạt động học của học sinh; - Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác; - Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. 6 1.3.5. Quản lí cơ sở vật chất và các nguồn lực phục vụ dạy học Tổ chức công tác quản lí cơ sở vật chất và thiết bị cần chú ý các vấn đề sau: - Có cán bộ chuyên trách về quản lí thiết bị, phương tiện dạy học. - Có đủ hồ sơ và sổ sách quản lí. - Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê định kỳ và đột xuất. - Hàng năm có kế hoạch xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm. Việc tăng cường, mua sắm trang thiết bị dạy học phải đi đôi với việc tăng cường tổ chức khai thác, sử dụng các phương tiện phục vụ giảng dạy.. 1.3.6. Quản lí chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học Quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đòi hỏi Hiệu trưởng phải: - Nắm bắt và phổ biến kịp thời đến giáo viên những thông tư, chỉ thị của các cấp quản lí nhà nước về việc đổi mới PPDH. - Tổ chức những chuyên đề đổi mới PPDH. - Coi việc đổi mới PPDH là một trong những tiêu chí đánh giá tiết dạy. - Đổi mới các phương tiện, thiết bị, kĩ thụât hỗ trợ dạy học. - Quản lí việc sinh hoạt tổ, nhóm và thực hiện các qui chế chuyên môn của giáo viên. 1.3.7. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Việc kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, là việc làm hết sức cần thiết của Hiệu trưởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung, giúp cho người quản lí chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn. * Kết luận chương 1 Công tác quản lí nhà trường THPT thực chất là công tác quản lí quá trình dạy học. Quá trình dạy học ở trường THPT là một hoạt động đặc thù. Công tác quản lí quá trình dạy học ở các trường THPT là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người cán bộ quản lí phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lí quá trình dạy học ở trường THPT, về đặc điểm lao động của người giáo viên THPT, biết dự kiến và hoạch định công việc, có trình độ kĩ năng và nghiệp vụ quản lí, tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường theo qui trình khoa học, làm cho nhà trường vận hành theo đúng qui luật khách quan, thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra. 7 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO 2.1. Khái quát về nhà trường Trường THPT Mỹ Hào được thành lập tháng 9 năm 1961, là ngôi trường có bề dầy truyền thống nằm ở khu vực trung tâm của phía Bắc Hưng Yên. Trải qua trên 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Hưng Yên nói riêng, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương, ngành giáo dục và đào tạo, cùng với sự phấn đầu nỗ lực của thầy và trò, nhà trường đã không ngừng lớn mạnh khẳng định vị thế của mình trong ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh. Đội ngũ của nhà trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề, say mê học tập nghiên cứu. Học sinh có truyền thống hiếu học, chăm ngoan. Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ, khang trang, khuôn viên nhà trường sạch, đẹp, có đầy đủ thiết bị phục vụ dạy và học. Năm học 2013-2014, nhà trường có 35 lớp, 1471 học sinh. Đội ngũ giáo viên nhà trường có 93 người, trong đó có 4 cán bộ quản lí, 82 giáo viên, 7 nhân viên. Về trình độ, có 100% đạt chuẩn, trong đó có 12% trên chuẩn, 7 giáo viên đang đi học nâng chuẩn. Về cơ sở vật chất, nhà trường có 36 phòng học lí thuyết, đủ cho học 1 ca; 9 phòng bộ môn gồm 3 phòng Tin, 2 phòng ngoại ngữ, 4 phòng học các môn Lí, Hóa, Sinh, Công nghệ; có đủ các phòng chức năng, phòng thiết bị, thư viện, phòng truyền thống, Y tế học đường; khuôn viên nhà trường rộng, thoáng mát, hệ thống sân chơi, bãi tập được quy hoạch thuận tiện cho việc học tập, vui chơi của học sinh. Nhà trường có hệ thống nước sạch, công trình vệ sinh, khu để xe cho giáo viên, học sinh. Kết quá giáo dục của nhà trường trong 3 năm gần đây: Xếp loại Hạnh kiểm Tốt Năm Năm Năm 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 SL % SL % SL % 1062 65.7 1125 71.4 1108 72.4 8 Khá 425 26.3 352 22.3 328 21.2 TB 103 6.4 81 5.1 83 5.6 Yếu 27 1.6 19 1.2 12 0.8 Tổng 1617 100 1577 100 1531 100 Giỏi 139 8.6 161 10.2 9.2 141 Học lực Khá 763 45.5 858 54.4 905 59.1 TB 626 38.7 451 28.6 412 26.9 Yếu 115 7.1 106 6.7 73 4.8 Kém 1 0.1 1 0.1 0 0 Tổng 1617 100 1577 100 1531 100 (Nguồn: Trường THPT Mỹ Hào ) Tình hình cán bộ, giáo viên của trường năm học 2013 – 2014: Chia theo chế độ lao động Nhân sự Tổn g số Trong Biên chế đó nữ HĐ hạn ngắn Tổn g số Nữ Tổn g số Nữ Tổng số CB, giáo viên, nhân viên 97 82 94 80 3 2 Số GV chia theo chuẩn đào tạo 97 82 94 80 3 2 9 Chia ra: - Trên chuẩn 12 10 12 10 72 - Đạt chuẩn 85 82 70 3 2 Số giáo viên chia theo nhóm tuổi 97 82 94 80 3 2 Chia ra: - Dưới 30 37 31 37 31 3 2 - Từ 30- 35 29 26 29 26 - Từ 36- 40 8 5 8 5 - Từ 41- 45 3 3 3 3 - Từ 46- 50 5 5 5 5 - Từ 51- 55 12 10 12 10 Số giáo viên chia theo môn học 86 75 84 73 2 2 Chia ra: - Môn Toán 13 10 13 10 - Môn Vật lí 10 9 10 9 - Môn Hóa học 7 5 7 5 - Môn Sinh 4 4 3 3 1 1 - Môn Văn 13 13 12 12 1 1 - Môn Sử 4 3 4 3 - Môn Địa 4 4 4 4 - Môn GDCD 4 4 4 4 - Môn Tiếng Anh 11 11 11 11 10 - Môn Tin 3 3 3 3 - Môn Công nghệ 3 3 3 3 - Môn Thể dục 7 6 7 6 - Môn GDQP-AN 3 0 3 0 Năm học 2013 – 2014, giáo viên nhà trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Với 82.5% CBQL, GV trẻ, tuổi đời dưới 40, có nhiều mặt mạnh như năng động, nhiệt tình, sáng tạo, khả năng tiếp cận CNTT, học tập nâng cao trình độ, nhưng còn hạn chế về kinh nghiệm quản lý và giảng dạy. Vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lí nhà trường là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng nền nếp kỷ cương dạy học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. 2.2 Thực trạng quản lí quá trình dạy học của nhà trường Để khảo sát thực trạng thực hiện QTDH, thực trạng công tác QLQTDH tại trường THPT Mỹ Hào, tác giả sử dụng phiếu hỏi, khảo sát ý kiến của các đối tượng khác nhau như cán bộ quản lí và giáo viên. Kết quả khảo sát đánh giá theo 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Chưa tốt. Tổng số người được hỏi: 70 người, chiếm trên 70% cán bộ, giáo viên trong cơ quan. Kết quả khảo sát được tác giả tổng hợp, phân tích và đưa ra đánh giá về thực trạng quản lí quá trình dạy học của nhà trường. Dưới đây là kết quả cụ thể: Nội dung 1: Đánh giá hoạt động lập kế hoạch của giáo viên Mức độ TT Nội dung Tốt Khá TB Chưa tốt I Hoạt động lập kế hoạch của giáo viên 1 Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và 46 nghị quyết hội đồng sư phạm. 14 8 2 2 Xây dựng kế hoạch cá nhân một 39 cách cụ thể, chi tiết 18 9 4 11 3 Tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ 18 xây dựng kế hoạch cá nhân 32 7 3 4 Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch 20 để đánh giá xếp loại. 40 3 7 Từ bảng trên có thể thấy giáo viên nhà trường đã làm tốt việc xây dựng kế hoạch cá nhân, cụ thể hóa nhiệm vụ năm học. Công tác kiểm tra việc xây dựng kế hoạch cá nhân đã được thực hiện tương đối tốt. Nội dung 2: Đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình Mức độ TT Nội dung Tốt Khá TB Chưa tốt II Thực hiện nội dung chương trình 1 Yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình và thực hiện đầy đủ 52 các quy định về chương trình 11 7 0 Tổ chuyên môn kiểm tra kế hoạch giảng dạy và thực hiện chương 32 trình của giáo viên 35 3 0 3 Đánh giá việc thực hiện tiến độ 32 giảng dạy qua sổ đầu bài 30 8 0 4 Giám sát thực hiện chương trình 0 môn học qua vở ghi của học sinh 10 50 10 5 Xử lý những sai phạm về thực hiện 0 chương trình 17 51 2 2 12 Bảng trên thể hiện việc thực hiện chương trình của giáo viên đã được đánh giá cao. Các tổ chuyên môn làm tốt việc kiểm tra kế hoạch giảng dạy và thực hiện chương trình của giáo viên. Thực hiện đánh giá việc thực hiện tiến độ giảng dạy qua sổ đầu bài nhưng chưa chú ý nhiều đến việc giám sát thông qua vở ghi của học sinh, điều này có thể dẫn đến việc quan liêu trong công tác đánh giá. Việc xử lí những sai phạm về thực hiện chương trình chưa thực sự được quan tâm. Nội dung 3: Đánh giá hồ sơ chuyên môn của giáo viên Mức độ TT Nội dung Tốt Khá TB Chưa tốt III Hồ sơ chuyên môn của giáo viên 1 Qui định nội dung, số lượng cụ thể 49 của hồ sơ chuyên môn 17 4 0 2 Kiểm tra đột xuất hồ sơ chuyên 4 môn 12 54 0 3 Lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên 35 môn 29 5 1 4 Nhận xét, đánh giá yêu cầu điều 10 chỉnh sau kiểm tra 6 42 12 5 Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ 36 chuyên môn để đánh giá giáo viên. 24 10 0 Số liệu cho thấy giáo viên nhà trường được quy định cụ thể về nội dung cũng như số lượng hồ sơ chuyên môn. Nhà trường chỉ đạo làm tốt việc kiểm tra hồ sơ định kì đồng thời sử dụng kết quả kiểm tra vào đánh giá giáo viên; tuy nhiên, việc kiểm tra đột xuất cũng như việc đánh giá, yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra còn hạn chế. Nội dung 4: Đánh giá nền nếp của giáo viên 13 Mức độ TT Nội dung Tốt Khá TB Chưa tốt 18 32 11 9 IV Nền nếp của giáo viên 1 Theo dõi nghỉ, dạy thay, dạy bù 2 Đối chiếu phân phối chương trình 0 với sổ ghi đầu bài và sổ báo giảng 40 28 2 3 Qui định cụ thể về việc thực hiện nền nếp, thường xuyên theo dõi nền 43 nếp lên lớp của giáo viên 22 5 0 Sử dụng kết quả thực hiện nền nếp 18 để đánh giá thi đua giáo viên 52 0 0 4 Từ số liệu trên bảng, có thể nhận xét nhà trường đã có những quy định cụ thể về việc thực hiện nền nếp lên lớp của giáo viên; quan tâm theo dõi việc nghỉ, dạy thay, dạy bù của giáo viên; đối chiếu phân phối chương trình với sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng; sử dụng kết quả thực hiện nền nếp vào đánh giá thi đua. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lí quá trình dạy học. Thực hiện nền nếp tốt sẽ là tiền đề cho việc cải tiến chất lượng dạy và học. Nội dung 5: Đánh giá hoạt động dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên Mức độ TT Nội dung Tốt Khá TB Chưa tốt V Dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên 1 Lập kế hoạch và chỉ đạo dự giờ 30 34 6 0 2 Qui định chế độ dự giờ đối với 41 24 3 2 14 giáo viên 3 Dự giờ đột xuất các giáo viên 0 23 36 11 4 Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá 3 sau giờ dạy 26 41 0 5 Thường xuyên tổ chức thao giảng 30 để dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ 29 6 5 6 Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp 10 cơ sở hàng năm ở tất cả các môn 10 43 7 7 Dự giờ khi có đổi mới phương 19 pháp 41 10 0 8 Tổ chức phân loại để bồi dưỡng, 20 phụ đạo học sinh 30 17 3 Con số thống kê từ bảng số liệu chỉ ra nhưng ưu điểm trong việc đánh giá hoạt động dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên. Đó là: xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc dự giờ; quy định chế độ dự giờ đối với giáo viên; thường xuyên tổ chức thao giảng để dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ; tổ chức dự giờ khi có đổi mới phương pháp; thực hiện phân loại học sinh để bồi dưỡng, phụ đạo. Tuy nhiên, chưa làm tốt việc dự giờ đột xuất các giáo viên hoặc rút kinh nghiệm, đánh giá sau giờ dạy. Việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở hàng năm ở tất cả các môn còn hạn chế. Nội dung 6: Đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Mức độ TT Nội dung Tốt VI Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 1 Chỉ đạo việc thực hiện qui chế 40 kiểm tra và thi học kỳ Khá TB Chưa tốt 18 2 10 15 2 Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra 42 đánh giá và thi học kỳ 20 8 0 3 Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra 57 định kỳ theo cơ số điểm qui định. 13 0 0 4 Kiểm tra việc chấm, chữa và trả 7 bài của giáo viên 21 39 3 5 Tổ chức thường xuyên cho giáo viên và học sinh học qui chế kiểm 5 tra thi cử 14 51 0 6 Phân công giáo viên ra đề thi, coi 67 thi, chấm thi nghiêm túc 1 2 0 7 Tổ chức thi cử dân chủ, chính xác, 30 công khai và công bằng 20 16 4 8 Phân tích và đánh giá kết quả học 0 tập của học sinh 23 39 8 Bảng số liệu về nội dung 6 cho thấy việc chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, kiểm tra theo cơ số điểm quy định, thi cử dân chủ, công khai, phân công ra đề, coi thi, chấm thi nghiêm túc, chỉ đạo thực hiện quy chế kiểm tra, thi học kì là những kết quả nổi bật trong công tác chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh. Song, có thể nhận thấy việc kiểm tra chấm, chữa và trả bài của giáo viên, tổ chức học qui chế kiểm tra thi cử hay việc phân tích và đánh giá kết quả học tập của học sinh là những mặt còn hạn chế. Nội dung 7: Đánh giá hoạt động học của học sinh Mức độ TT Nội dung Tốt Khá TB Chưa tốt 41 1 VII Hoạt động học của học sinh 1 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo 16 12 16 dục ý thức động cơ và thái độ học tập 2 Giáo dục phương pháp học tập tích 11 cực cho học sinh 12 47 0 3 Qui định nền nếp học tập trên lớp 20 của học sinh 50 0 0 4 Qui định nền nếp tự học tập của 11 học sinh 15 35 9 5 Tổ chức theo dõi việc thực hiện nền 14 nếp của học sinh 41 11 4 6 Mối quan hệ với thầy- trò trong quá 19 trình học tập 41 10 0 7 Kết hợp với đoàn thanh niên quản lí 30 nề nếp của học sinh 26 10 4 8 Tổ chức cho học sinh tham gia các 32 hoạt động tập thể 26 12 0 9 Khen thưởng học sinh thực hiện tốt 43 nền nếp học tập 19 7 1 10 Kỷ luật học sinh vi phạm nền nếp 57 học tập 12 1 0 Đánh giá hoạt động học tập của học sinh và một trong những khâu cơ bản trong quản lí quá trình dạy học. Bảng số liệu cho thấy về cơ bản nhà trường đã làm tốt việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh như làm tốt công tác giáo dục ý thức, động cơ học tập, quản lí nền nếp học tập, làm tốt công tác khen thưởng, kỉ luật học sinh, tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động tập thể... Tuy nhiên bảng số liệu cũng chỉ ra một số tồn tại trong việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh như: việc giáo dục phương pháp học tập tích cực cho học sinh hay việc qui định nền nếp tự học tập của học sinh chưa được đánh giá tốt. 17 Nội dung 8: Đánh giá việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Mức độ TT Nội dung Tốt Khá TB Chưa tốt VIII Sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 1 Kiểm tra, đánh giá năng lực của 9 đội ngũ giáo viên 52 9 0 2 Lập kế hoạch bồi dưỡng và phát 10 triển đội ngũ giáo viên 40 13 7 3 Phân công theo trình độ đào tạo và 20 năng lực của giáo viên 26 13 11 4 Phân công theo trình độ đào tạo và 13 nguyện vọng của giáo viên 46 11 0 5 Phân công theo đề nghị của tổ 20 chuyên môn 22 17 11 6 Phân công theo điều kiện của nhà 10 trường 40 8 12 7 Phân công chuyên môn hóa 30 31 9 0 8 Giới thiệu và cung cấp đầy đủ các tài liệu cho giáo viên và kiểm tra 10 việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên 10 42 8 Cử và tạo điều kiện cho các giáo viên đi học, đào tạo trên chuẩn 16 theo kế hoạch 43 11 0 9 18 Có thể rút ra từ những con số trên bảng thống kê một số nội dung đạt được của nhà trường trong việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Nhà trường đã làm tốt việc phân công chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nhà trường cũng như nguyện vọng của giáo viên. Thực hiện chuyên môn hóa trong phân công chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học phân hóa. Thực hiện tương đối tốt việc kiểm tra đánh giá năng lực đội ngũ, lập kế hoạch phát triển đội ngũ, tích cực cử giáo viên đi học, đào tạo. Song có thể nhận ra, việc cung cấp tài liệu cho giáo viên và kiểm tra việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cần được quan tâm làm tốt hơn. Nội dung 9: Đánh giá về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Mức độ TT Nội dung Tốt Khá TB Chưa tốt IX Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 1 Xây dựng kế hoạch tăng cường, củng cố, bổ sung mua sắm trang 12 thiết bị và đồ dùng dạy học. 17 31 10 2 Xây dựng qui định sử dụng trang 20 thiết bị đồ dùng dạy học 30 20 0 3 Tổ chức hướng dẫn sử dụng trang 9 thiết bị, đồ dùng dạy học 38 16 7 4 Theo dõi, đánh giá việc sử dụng 10 trang thiết bị, đồ dùng dạy học 10 45 5 5 Có kế hoạch sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học cho từng chương, 10 từng bài của các tổ, nhóm chuyên môn. 50 10 0 Tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong giáo viên và học 21 sinh; thi giáo viên sử dụng thiết bị thí nghiệm giỏi. 30 13 6 6 19 7 Sử dụng kết quả kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy 0 học để đánh giá giáo viên 4 53 13 Cơ sở vật chất, thiết bị là một trong những điều kiện quan trong để tổ chức tốt hoạt động dạy học. Trong những năm trở lại đây, nhà trường đã được quan tâm trang bị nhiều cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học. Thông qua bảng số liệu cho thấy, việc tổ chức hướng dẫn sử dụng thiết bị đã được làm tốt. Có kế hoạch cụ thể về sử dụng thiết bị. Nhà trường đã quan tâm tổ chức các cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học; cuộc thi sử dụng thiết bị thí nghiệm giỏi. Tuy nhiên công tác theo dõi đánh giá sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học chưa được quan tâm sát sao. Việc đầu tư bổ sung mua sắm thiết bị chưa thường xuyên. Chưa sử dụng kết quả kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học để đánh giá giáo viên. 2.3. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lí quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào Qua phân tích thực trạng, có thể thấy rằng quá trình dạy học và quản lí quá trình dạy học ở trường THPT Mỹ Hào có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và những thách thức như sau: 2.3.1. Thuận lợi - Việc xây dựng kế hoạch được thực hiện đầy đủ. - Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày càng được nâng cao, nhiều cán bộ giáo viên tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Chất lượng giáo dục trong nhà trường đang từng bước được nâng cao. Công tác quản lí quá trình dạy học CBQL coi trọng. - Nhà trường quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường đã dần từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. 2.3.2. Khó khăn - Đội ngũ giáo viên trẻ, kinh nghiệm quản lí và năng lực giảng dạy còn hạn chế và đặc biệt nữ giáo viên đang ở độ tuổi sinh nở, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phân công công tác của nhà trường. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan