Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn biện pháp dạy học sinh yếu kỹ năng làm toán dạng tìm số bị trừ và tìm số t...

Tài liệu Skkn biện pháp dạy học sinh yếu kỹ năng làm toán dạng tìm số bị trừ và tìm số trừ - toán lớp 2

.DOC
10
361
54

Mô tả:

SKKN: BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH YẾU KỸ NĂNG LÀM TOÁN DẠNG TÌM SỐ BỊ TRỪ VÀ TÌM SỐ TRỪ - TOÁN LỚP 2 PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Mục tiêu môn Toán lớp 2 ở Tiểu học là truyền thụ cho học sinh biết được những kiến thức cơ bản như: nhận biết, đọc, viết, so sánh các số tự nhiên trong phạm vi đến 1000 . Rèn cho học sinh các kĩ năng thực hiện các phép tính đơn giản, cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên trong bảng đến bảng nhân 5, các kiến thức về hình học đơn giản, yếu tố thống kê … giải toán có lời văn đơn giản. Ta biết rằng, quá trình dạy học gồm việc dạy của người dạy và việc học của người học. Mỗi quá trình dạy học được xác định bởi ba thành tố cơ bản: -Mục tiêu dạy học -Nội dung dạy học -Phương pháp dạy học. Nội dung dạy học được xác định bởi mục tiêu dạy học. Phương pháp dạy học, cách thức làm việc của giáo viên và học sinh thì bị chi phối bởi nội dung dạy học, đối tượng dạy học và nhiều yếu tố khác. Hiện nay xu thế trên thế giới mục đích giáo dục thường được nêu lên trong bốn câu: -Học để biết -Học để làm -Học để hợp tác -Học để sống làm người. 1 Trong thời gian qua, nền giáo dục Việt Nam đã thực hiện những thay đổi trong toàn bộ quá trình dạy học. Mục đích của giáo dục Tiểu học đã được hoàn thiện theo hướng toàn diện hơn nhằm đáp ứng yêu cầu sự phát triển chung của đất nước và hội nhập vào sự tiến bộ chung của khu vực và thế giới. Xu thế chung của thế giới hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. Trong luật giáo dục Việt Nam cũng khẳng định phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, ở môn Toán Tiểu học cần có phương pháp dạy học phù hợp, ở đây nói tới sự phù hợp nhiều mặt. Với nội dung kiến thức Toán Tiểu học, với đặc điểm tâm lý của học sinh, với điều kiện dạy học cụ thể ở từng địa phương sao cho phù hợp. Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 6-11 tuổi là đi từ tư duy cụ thể đến hình thành và phát triển tư duy trừu tượng. Nên người dạy cần chú ý đến phương pháp trực quan, đặc điểm của trẻ, là trẻ ưa hiểu biết ham hoạt động, giàu trí tưởng tượng. Vì thế khi dạy phải khêu gợi tính tò mò, tránh đơn điệu về hình thức hoạt động, phải gợi mở được vấn đề. II. Mục đích nghiên cứu … III. Kết quả cần đạt … IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu … 2 PHẦN 2 - NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận nghiên cứu … II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trong chương trình Toán 2 có nhiều nội dung như: Số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn. Mỗi một nội dung như vậy đều có mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của mỗi bài học mà giáo viên cần phải nắm để truyền đạt trong khi dạy, để học sinh lĩnh hội được đầy đủ kiến thức, kĩ năng một cách chính xác. Học sinh tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài, tự chiếm lĩnh kiến thức mới và kiến thức cũ. Với đặc điểm tâm lý của trẻ từ 6 đế 11 tuổi nói chung và có sự thay đổi khác nhau, mà nhìn chung các em giàu trí tưởng tượng, ưa hoạt động và ham hiểu biết. Nhưng bên cạnh đó còn có một số em chưa hoạt bát trong việc học tập, còn thụ động, chậm chạp, chưa linh hoạt, thâm chí trong việc sinh hoạt vui chơi hàng ngày cũng còn kém thua bạn bè. Chính vì vậy đối với những em này việc học còn rất nhiều hạn chế. Với địa bàn dân cư ở còn xa trường, đời sống kinh tế còn gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Đa phần phụ huynh hàng ngày phải lao động vất vả nên 3 việc quan tâm chăm sóc con cái còn rất nhiều hạn chế. Từ đó ảnh hưởng đến việc giáo dục và học tập của các em. Hơn nữa, giũa chương trình Toán lớp Một và lớp Hai có sự khác biệt mới hơn, so với lớp Một là tìm các thành phần chưa biết của phép tính. Với tình hình thực tế như vậy. Giáo viên tổ Hai nói chung và bản thân tôi nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trong việc dạy học theo phương pháp đổi mới chương trình thay sách lớp hai hiện nay. Bản thân tôi năm nay là năm thứ nhất trực tiếp giảng dạy chương trình thay sách ở lớp Hai. Qua lần khảo sát chất lượng đầu năm học 20... -20... của môn Toán năm nay tôi nhận thấy: Chất lượng khảo sát đầu năm học môn Toán: TSHS 29 Giỏi SL … TL … Khá SL … TL … Trung bình SL TL … … Yếu SL … TL … Bên cạnh những em kém phát triển về trí não dẫn đến việc tiếp thu bài chậm không phải là ít, ngoài ra có em khuyết tật hoà nhập nên không theo kịp chương trình Toán 2. Chương trình Toán 2 của năm là: Trong nội dung phần số học Toán 2 có các dạng bài tập tìm x biết: a + x = b (tìm một số hạng trong một tổng) x – a = b (tìm số bị trừ) a – x = b (tìm số trừ) Đối với các dạng toán trên trong chương trình mới không thay đổi so với chương trình cũ. Với dạng tìm x biết a + x = b Đây là bài toán: Tìm số hạng trong một tổng Quy tắc: “Muốn tìm số hạng trong một tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia” 4 Muốn thực hiện được bài toán này các em cần học thuộc quy tắc và xác định được tên gọi các thành phần chưa biết và đã biết thì việc giải toán cũng dễ dàng hơn. Ví dụ: 15 + x = 20 x = 20 - 15 x=5 x + 8 = 12 x = 12 – 8 x=4 Khi chuyển sang dạng bài tập: x – a = b (tìm số bị trừ) a – x = b (tìm số trừ) Các em có sự nhầm lẫn, mặc dù trước khi làm toán giáo viên yêu cầu các em xác định thành phần chưa biết, nêu quy tắc rồi mới giải toán. Ví dụ: x – 5 = 18 x gọi là số gì ? (Số bị trừ) 5 gọi là số gì ? (số trừ) 18 là số gì ? (hiệu) Học sinh nhắc lại quy tắc tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. x – 5 = 18 x = 18 + 5 x = 23 Ví dụ: 12 – x = 6 x là số gì ? (số trừ) 12 là số gì ? (số bị trừ) 6 là số gì ? (hiệu) Học sinh nhắc lại quy tắc tìm số trừ (lấy số bị trừ trừ đi hiệu) 12 – x = 6 5 x = 12 – 6 x=6 Nếu như hôm nay, giáo viên dạy bài toán: “Tìm số bị trừ”, hôm khác dạy bài toán “Tìm số trừ” Học sinh giải toán ít có sự nhầm lẫn. Nhưng trong một tiết học toán, có hai dạng toán trên xuất hiện cùng một lúc thì nhiều học sinh có sự nhầm lẫn giữa số bị trừ và số trừ. Ví dụ: tìm số bị trừ: x – 5 = 18  x – 5 = 18 x = 18 – 5 x = 18 + 5 x = 13 (sai) x = 23 (đúng) Tìm số trừ: 19 – x = 11  19 – x = 11 x = 19 + 11 x = 19 – 11 x = 30 (sai) x = 8 (đúng) Điều này làm cho bản thân một giáo viên đứng lớp như tôi có nhiều băn khoăn, trăn trở, liệu có phải một mình học sinh lớp tôi bị nhầm lẫn như vậy chăng. Qua một thời gian tìm hiểu các lớp trong khối 2, tôi được biết các lớp đó cũng có tình trạng học sinh làm toán “tìm số bị trừ” và “tìm số trừ” cũng có sự nhầm lẫn như lớp tôi. Trong năm học 20... -20... , tôi được phân công dạy lớp 2A. Trong phân môn Toán, khi dạy dạng toán “Tìm số bị trừ”, “Tìm số trừ” số học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù giáo viên giảng rất kĩ, thêm vào đó là học sinh được luyện tập, thực hành rất nhiều vào buổi chiều. Nhưng các em nhầm lẫn giữa dạng bài này với dạng bài kia là thường xuyên. III. Mô tả nội dung 6 1. Trước khi làm bài tập dạng này, ngoài việc giáo viên yêu cầu những học sinh yếu kém phải học thuộc lòng quy tắc, các em cần phải rèn luyện nhiều dạng toán về tìm thành phần chưa biết của phép trừ, ngoài ra các em còn chú ý các điểm sau điểm: +Chữ “x” nằm trươc dấu trừ “ - ” Ví dụ: x–3=8 +Hay chữ “x” được nằm sau dấu trừ “ - ” Ví dụ: 21 – x = 19 -Nếu như chữ “x” được nằm trước dấu “ - ” thì khi làm toán chuyển sang bên phải dấu “=” là dấu “+” Ví dụ: x–3=8 x=8+3 x = 11 -Nếu như chữ “x” được nằm sau dấu trừ “ - ” thì khi làm toán chuyển sang bên phải dấu trừ “ - ” là dấu trừ “ - ” Ví dụ: 21 – x = 19 x = 21 – 19 x=2 -Song song với phương pháp trên thì giáo viên còn cho các em chú ý thêm điểm sau: +Khi học đến dạng tìm số bị trừ là cho các em biết rằng trong phép trừ thì bao giờ số bị trừ cũng lớn hơn số trừ. Nên khi chuyển sang bên phải chữ “x” là dấu công “+” Ví dụ: x – 6 = 15 x = 15 + 6 x = 21 +Khi dạy dạng tìm số trừ thì cho các em hiểu là số trừ cũng nhỏ hơn số bị trừ 7 Nên khi làm tính chuyển sang bên phải chữ “x” là dấu “ - ” Ví dụ: 15 – x = 6 x = 15 – 6 x=9 Vì thế để tránh sự nhầm lẫn giữa dấu trừ “ - ” hay dấu cộng “+” khi làm tính giáo viên nên nhấn mạnh lại những điều trên. 2. Sử dụng vào giờ làm bài: Giáo viên lần lượt đưa ra nhiều ví dụ khác nhau từ dễ đến khó, từ đơn giản thực hiện phép tính có 1 chữ số, dần dần tiến đến 2 chữ số, lúc đầu thực hiện tính cộng, trừ không nhớ, đơn giản đến có nhớ. Ví dụ: 9–x=5 x–3=6 x=9–5 x=4 Vi dụ: Ví dụ: 10 – x = 6 x=6+3 x=9 x – 7 = 14 x = 10 – 6 x = 14 + 7 x=4 x = 21 40 – x = 27 x – 32 = 68 x = 40 – 27 x = 68 + 32 x = 13 x = 100 Hơn nữa, lần đầu hay những bài khó đều gọi học sinh khá giỏi làm trước, rồi nêu cách thực hiện, dần dần sau đó gọi đến những em trung bình khá, trung bình, cuối cùng gọi những em yếu kém. Những học sinh này thực hành vào buổi học thứ hai của ngày và những tiết tự học. Mỗi khi các em làm, giáo viên phải theo sát và bám chặt để dẫn dắt các em đạt kết quả cao nhất cho lần sau, giáo viên cũng luôn luôn tìm hiểu hình thức thay đổi các hoạt động như: làm ở bảng lớp, học tập đôi bạn cùng học, học theo tổ, 8 nhóm 4, trò chơi thi tiếp sức. Sau mỗi hoạt động giáo viên và lớp nhận xét, tuyên dương sự tiến bộ của từng em, để các em phấn khởi dần dần, các em sẽ tự tin và tự chiếm lĩnh các kiến thức trong bài giảng, phấn đấu học tập có chất lượng tốt hơn. Qua nhiều lần thực hiện như vậy, tôi nhận thấy lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt. Trong những ngày sinh hoạt chuyên môn của tổ, tôi lại đưa ra biện pháp này để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc, trao đổi và áp dụng đối với những em yếu kém của lớp mình. Thế là các anh chị đều nhất trí cao. IV. Kết quả nghiên cứu Qua thời gian hai tháng từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 11, tôi đã áp dụng và theo dõi số học sinh yếu kém của lớp tôi. Tôi nhận thấy số học sinh làm toán còn nhầm lẫn đã giảm xuống, đa số các em làm đúng, chỉ còn số em cá biệt vẫn còn sai sót nhỏ. Qua đó, tôi cũng tìm hiểu xem sự tiến bộ của các lớp như thế nào và thật đáng mừng những lớp này đều có kết quả học tập cũng khả quan hơn. PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Trên đây là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra được từ trong quá trình giảng dạy Toán lớp 2, sau giai đoạn thay sách về cách dạy tìm thành phần chưa biết của phép tính trừ: -Tìm số bị trừ 9 -Tìm số trừ *Về mặt ưu điểm: -Giúp học sinh yếu trước mắt giải được dạng toán này. Mặc dù ở dạng toán này không phải là quá khó, nhưng do sức học của một số em còn hạn chế. Nếu không có biện pháp kịp thời tôi nghĩ các em sẽ học ở mức dưới chuẩn, nếu được áp dụng cho các em theo kịp chương trình mới như hiện nay là đạt chuẩn. -Với 2 dạng toán này không chỉ các em học ở lớp 2 mà nó xuyên suốt trong quá trình học toán. Vì vậy với mẹo nhỏ trên giúp cho các em học tốt hơn khi học tiếp ở các khối lớp 3, 4, 5 của chương trình Toán Tiểu học. II. Khuyến nghị ... …………., ngày … tháng … năm 20… Người viết 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan