Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh...

Tài liệu Skkn biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh

.DOC
11
293
57

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị trường PTDTNT-THCS Điểu Xiểng Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Minh Hiếu Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. - Lĩnh vực khác:  Mô hình   Chăm sóc sức khỏe học sinh Có đính kèm:  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh Năm học: 2016-2017  Hiện vật khác BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Hiếu 2. Ngày tháng năm sinh: 26/09/1990 3. Nam, nữ: Nữ Địa chỉ: 5/18/38 C hẻm Hùng Vương. Phường Xuân Trung. Long Khánh- Đồng Nai 4. Điện thoại: 0912420585 5. E-mail: [email protected] 6. Chức vụ: Nhân viên y tế 7. Nhiệm vụ được giao : Công việc hành chính 8. Đơn vị công tác: Trường PTDTNT-THCS Điểu Xiểng II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Trung cấp - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Dược sỹ trung học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dược sỹ - Số năm có kinh nghiệm: 05 BM03-TMSKKN Tên SKKN : BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH TRƯỜNG NỘI TRÚ LỜI NÓI ĐẦU Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Như ông cha ta đã nói “ Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh” , việc chú trọng quan tâm đến sức khỏe của các em là điều tất yếu, đặc biệt là các em học sinh người đồng bào dân tộc. Dựa trên những điều kiện thực tế trong nhà trường, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót và phát huy hiệu quả hơn nữa những gì đã đạt được giúp công tác y tế trường học ngày càng phát triển. I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Đặc biệt khi tôi được làm việc trong một ngôi trường chuyên biệt với số lượng học sinh chủ yếu là các em học sinh người đồng bào và tôi được đảm nhiệm trọng trách chăm sóc cho các em. Càng sâu sát , càng tiếp xúc nhiều, càng hiểu hơn về các em, tôi nhận thấy sự tồn tại của các hủ tục chăm sóc sức khỏe của các bậc phụ huynh và bản thân các em vẫn còn tồn đọng.Vì vậy tôi chọn đề tài “Biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh trường nội trú” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích: Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác y tế trường học giúp cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh được tốt hơn. Qua đó giúp các em học sinh có sức khỏe để học tập tốt. 3. Cơ sở nghiên cứu: - Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường. - Dựa vào các tài liệu tham khảo về công tác y tế trường học. - Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là học sinh các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 10, Trường Phổ thông dân tộc nội trú – Trung học cơ sở Điểu Xiểng. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường. - Có cán bộ y tế được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn. - Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động y tế. 2. Khó khăn: - Học sinh là con em người dân tộc nên còn tồn tại một số hủ tục, che giấu khi có bệnh. - Nhân viên y tế còn ít kinh nghiệm. III. NỘI DUNG 1. Về công tác tổ chức: Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học: - Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường - Phó ban: Phó Hiệu trưởng nhà trường - Thường trực: Cán bộ y tế trường học - Ủy viên: TPT Đội, Trạm y tế xã Xuân Định, Ban đại diện CMHS. Ban sức khỏe có nhiệm vụ: - Sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh trong trường - Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm. - Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh ATTP trong trường. 2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: -Tủ thuốc y tế nhà trường được trang bị đầy đủ các loại thuốc để giải quyết kịp thời các bệnh thông thường và sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động tại trường. -Tủ hấp tiệt trùng các dụng cụ kim loại, cân sức khỏe, giường BN, bàn khám bệnh, nhiệt kế, ống nghe… đầy đủ và hiện đại -Ngoài ra, nhà trường còn lắp đặt máy lọc nước tiệt trùng đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho học sinh toàn trường. -Phòng y tế được xây dựng và đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. 3. Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh: Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe học sinh theo kế hoạch từng năm học. - Tổ chức các buổi tuyên truyền và giáo dục sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe giới tính cho các em( đặc biệt là lứa tuổi dậy thì ). -Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau mắt đỏ, tiêu chảy, thủy đậu…, phòng chống các bệnh học đường: cận thị, gù vẹo cột sống, giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh. - Quan tâm sâu sát đến các em, tư vấn và giải thích cho các em biết nguyên nhân gây ra các loại bệnh. Xóa bỏ hủ tục “ bệnh là do ma làm ra” và thói quen dùng các loại lá cây làm thuốc. - Thường xuyên cho các em vệ sinh chỗ ngủ, giường nằm, giặt giũ các vật dụng cá nhân hàng tuần, đề phòng bệnh sốt xuất huyết. - Thành lập ban tư vấn sức khỏe, có mặt trực thường xuyên để giải đáp kịp thời những thắc mắc của các em về sức khỏe và các vấn đề khác. - 100% các em học sinh trong trường được tham gia bảo hiểm y tế hàng năm. 4. Về công tác khám sức khỏe định kỳ: Cùng với trạm y tế địa phương phối hợp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh một lần trong một năm học, ưu tiên các học sinh đầu cấp ( lớp 6) và cuối cấp học. -Thông báo kịp thời đến phụ huynh các em khi có các dấu hiệu đáng lo ngại. -Lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của học sinh và có trách nhiệm chuyển hồ sơ khi học sinh chuyển trường hay kết thúc chương trình của cấp học để đảm bảo cho việc quản lý theo dõi sức khỏe cho các em được tốt hơn. có túi hồ sơ, kẹp hồ sơ và phải được bố trí sao cho thuận tiện khi sử dụng. 5. Về công tác nha học đường: Phối hợp với trung tâm y tế huyện tổ chức khám răng định kỳ cho học sinh với đợt khám sức khỏe chung. Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng: sâu răng, viêm lợi. Thống kê các em học sinh mắc bệnh và có kế hoạch điều trị các trường hợp đơn giản như: Viêm lợi răng, sưng nướu răng…, chuyển tuyến trên điều trị những trường hợp khó: Trám bít lỗ răng, lỗ sâu đã chạm tủy, viêm tủy,… Hướng dẫn cho học sinh cách chải răng đúng phương pháp. Minh họa bằng tranh , ảnh dán ở kí túc xá trường học, phòng y tế. tập cho các em thói quen chải răng 2 ngày/ lần để đề phòng các bệnh răng miệng. 6. Về công tác phòng dịch: - Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của TTYT dự phòng, phối hợp với trạm y tế phun thuốc quanh trường khi có dịch bệnh theo mùa - Hướng dẫn các em học sinh giữ vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch. 7. Về vệ sinh học đường: Ban chăm sóc sức khỏe tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện các yêu cầu về vệ sinh học đường, vệ sinh ATTP, thực hiện phong trào xanh - sạch - đẹp”. - Tổ chức các buổi tổng vệ sinh môi trường, hướng dẫn các em học sinh đổ rác và xử lý rác đúng nơi quy định. - Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường. - Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng. -Bàn ghế cho học sinh ngồi học phải đảm bảo đúng quy cách, đúng kích thước theo từng lứa tuổi, bảng và phấn viết hợp vệ sinh. - Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên, hệ thống cống rãnh thoát nước tốt. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường. Hướng dẫn các em học sinh thực hiện ăn chín, uống chín và rửa tay trước khi ăn, ăn phải đảm bảo đủ no, chủ chất. 8. Về vệ sinh an toàn thực phẩm: -Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong CB, GV, NV về thực hiện các qui định VSATTP, giữ gìn vệ sinh môi trường - Kiểm tra các đồ dùng nội trú đảm bảo chất lượng theo qui định của ngành. - Thành lập Ban quản lý học sinh nội trú, kiểm tra toàn diện trong năm học theo kế hoạch của trường. - Kiểm tra thường xuyên VSATTP vào thứ 2 hàng tuần(có biên bản đánh giá): bếp ăn, chất lượng thực phẩm dụng cụ chế biến, lưu mẫu thức ăn hàng ngày và các hoạt động chăm sóc học sinh; - Cung ứng nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng VSATTP - Kiểm tra vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường luôn sạch, đẹp đảm bảo vệ sinh. - Kiểm tra cấp dưỡng việc thực hiện các qui định: quy trình chế biến ,trang phục nhà bếp, hồ sơ sức khỏe và thực hiện 10 nguyên tắc vàng về VSATTP. - Kiểm tra công tác quản sinh qua chức năng công việc theo qui định: chuẩn bị phòng ăn, rửa tay trước khi ăn, đeo khẩu trang khi cho ăn… - Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày về số lượng, các món ăn trong ngày. - Kiểm tra nguồn nước sạch và các công trình thoát nước để xử lý kịp thời. - Thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi ký giao - nhận để phòng tránh ngộ độc thức ăn. - Các dụng cụ chế biến, đồ dùng của học sinh phải được vệ sinh sạch sẽ - Giáo dục cho học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như: lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh trường-lớp, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học. IV. KẾT QUẢ: Được sự giúp đỡ tận tình của BGH, các thầy cô trong trường và sự phối hợp tốt của các em học sinh nên đã khắc phục được 95% ý thức giữ gìn vệ sinh của các em học sinh. Xóa bỏ đi hủ tục “ bệnh là do ma làm ra”. 100% các em hiểu được nguyên nhân gây ra một số loại bệnh thông thường như bệnh cảm do đâu mà ra? Tại sao phải giữ gìn vệ sinh cơ thể? Hầu hết các em đều được trang bị vốn kiến thức cơ bản về sức khỏe theo giới tính để không bị bỡ ngỡ khi đối mặt với sự thay đổi của cơ thể khi đến lứa tuổi dậy thì. Nhờ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe được tiến hành thường xuyên, cùng với việc phối hợp thực hiện tốt nên đã kiểm soát được không để dịch bệnh lây lan trong trường học. 100% các em học sinh được sử dụng nước sạch để ăn, uống và sinh hoạt. Hạn chế được đa số các loại bệnh về da Phối hợp với trung tâm y tế Huyện khám sức khỏe cho các em học sinh trong trường vào đầu và cuối năm học V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Đối với một người nhân viên y tế việc đầu tiên là phải đặt chữ “ Tâm” vào công việc của mình. Quan tâm và xem các em như con em của mình, tận tâm chăm sóc các em vì các em đã sớm tự lập sống xa nhà khi đang còn ở lứa tuổi 11- 12. Thường xuyên tự rèn luyện, phấn đấu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, nghiệp vụ về y tế trường học để đáp ứng tốt nhu cầu sức khỏe của các em học sinh. VI. KẾT LUÂN: Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi áp dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Tự trau dồi chuyên môn, phát huy vai trò tư vấn cho lãnh đạo nhà trường về phòng chống một số bệnh học đường theo kế hoạch của ngành y tế. Để những thầy thuốc thầm lặng này phát huy được vai trò của mình trong trường học, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, bản thân chúng tôi cũng rất cần sự sẻ chia đồng cảm và chung tay góp sức của toàn xã hội, của các bậc cha mẹ học sinh và của mỗi người. VII. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Để nâng cao sức khỏe cho học sinh tôi xin có một vài ý kiến đề xuất như sau: - Thường xuyên xây dựng mô hình tuyên truyền các căn bệnh xảy ra trong môi trường nội trú như : bệnh về da, bệnh quai bị, thủy đậu, đau mắt đỏ… giúp các em hiểu hơn về nguyên nhân để phòng tránh hoặc không bỡ ngỡ khi mắc phải. - Kết hợp với TPT, Bí thư Đoàn, GVCN, quản sinh thường xuyên cho các em tổng vệ sinh môi trường xung quanh, phòng ở, phòng vệ sinh. - Tổ chức thêm nhiều buổi tuyên truyền về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản, tâm sự và gần gũi hơn với các em. Thương yêu và đối xử với các em như người thân. Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí giáo viên trong tổ và trong nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Xuân Định, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện Nguyễn Ngọc Minh Hiếu BM04-NXĐGSKKN PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016-2017 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Họ và tên tác giả: Biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh Nguyễn Ngọc Minh Hiếu Chức vụ: Nhân viên y tế Đơn vị: Trường PTDTNT-THCS Điểu Xiểng Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan