Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn áp dụng hình thức dạy học ngoài lớp để nâng cao năng lực học ngữ văn cho họ...

Tài liệu Skkn áp dụng hình thức dạy học ngoài lớp để nâng cao năng lực học ngữ văn cho học sinh.

.DOCX
34
1135
135

Mô tả:

Đề tài: ÁP DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOÀI LỚP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC HỌC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH Nhóm nghiên cứu: Trần Thị Châu Thưởng, Ngô Đình Vân Nhi, Nguyễn Thị Thu Hà, Bùi Thanh Tường, Nguyễn Thị Kiều Giang, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hồng Trúc, Trương Thị Thu Mây, Võ Thanh Minh. 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Năm học 2014-2015, Đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã được Đảng và Nhà nước thông qua. Đề án hướng tới mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Như vậy, quan điểm đổi mới chương tình giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay là chuyển từ định hướng nội dung dạy học sang định hướng năng lực. Để phát triển năng lực toàn diện của người học, hình thức dạy học ngoài lớp với những hoạt động trải nghiệm sáng tạo là điều không thể thiếu trong chương trình dạy học của các trường, đặc biệt là các trường phổ thông. Việc tổ chức các hoạt động học tập ngoài lớp học là một hình thức quan trọng, gắn các nội dung học tập với việc vận dụng vào thực tiễn. Hình thức tổ chức này góp phần tạo ra một không gian học tập mở, giúp học sinh có thêm các cơ hội để thể hiện năng lực học tập của mình. Có thể tổ chức các hoạt động ngoài lớp học dưới dạng các hoạt động ngoại khóa như: tổ chức câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, giao lưu… về những nội dung liên quan đến bài học. Chẳng hạn, tổ chức câu lạc bộ văn học dân gian, hội thi hùng biện về những chủ đề xã hội hoặc văn học đang được quan tâm, giao lưu giữa học sinh và nghệ sĩ… Việc kết hợp các hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp giúp cho việc học tập Ngữ văn ngày càng sinh động, góp phần phát triển năng lực cho người học. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân, hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp chưa thật sự được chú trọng. Nếu được thực hiện, các hoạt động học tập ngoài lớp học thường chỉ dừng lại ở mục đích vui chơi, giải trí; chưa quan tâm đến mục tiêu phát triển năng lực cho người học. Về phía học sinh, các em mới chỉ 1 chuyên tâm học chữ, học để thi cử; chưa chú ý đến việc học để phát triển năng lực bản thân. Giải pháp của chúng tôi là tổ chức các hoạt động học tập ngoài lớp, ngoài phạm vi nhà trường với nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực, giúp học sinh có tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về cuộc sống như: Du khảo sông Đồng Nai, Tìm hiểu Văn miếu Trấn Biên… Năm học 2014-2015, dưới sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp của các ban ngành, đoàn thể khác nhau, Trường Lương Thế Vinh tiếp tục tổ chức Chương trình giáo dục trực quan về sinh thái – văn hóa – lịch sử cho HS tại Trung tâm Văn miếu Trấn Biên và Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai trong hai ngày một đêm. Chương trình học mới mẻ này được triển khai với quy mô rộng lớn hơn, và đã đạt được những thành quả tốt đẹp; trong đó, thiết thực nhất là nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Ngữ Văn cho học sinh khối 10 và 11. Nghiên cứu được tiến hành thành hai giai đoạn trên các nhóm học sinh tương đương. Giai đoạn 1: hai lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Lớp 10A1 là lớp thực nghiệm và lớp 10A2 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tham gia Chương trình giáo dục trực quan về sinh thái – văn hóa – lịch sử. Giai đoạn 2: hai nhóm A và B của lớp 11 chuyên Văn. Nhóm A là nhóm thực nghiệm và nhóm B là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được tham gia Chương trình giáo dục trực quan về sinh thái – văn hóa – lịch sử. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp và nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng hình thức học ngoài lớp, trải nghiệm thực tế giúp nâng cao kết quả học tập môn Ngữ Văn của học sinh lớp 10 và 11 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. 2. GIỚI THIỆU Trong chương trình Ngữ văn 10, có nội dung dạy học về Văn thuyết minh, gồm: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (tiết 55); Lập dàn ý bài văn thuyết minh (tiết 61); Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (tiết 64); Phương pháp thuyết minh (tiết 67); Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh; Tóm tắt văn bản thuyết minh (tiết 78). Trong chương trình Ngữ văn 1có nội dung dạy học về Văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, gồm: Bài viết số 1 (tiết 12), Bài viết số 5 (tiết 76). Khi kiểm tra, đánh giá, chúng tôi nhận thấy học sinh tỏ ra tỏ ra lúng túng, bài viết thiếu cảm xúc và thiếu những kiến thức về cuộc sống, xã hội, văn hóa, lịch sử của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Nguyên nhân chính là học 2 sinh chỉ được học từ sách vở, tài liệu; thiếu hẳn những giờ học ngoài nhà trường và những trải nghiệm thực tế cần thiết. Giải pháp thay thế: Tổ chức hình thức dạy học ngoài lớp với những hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, cụ thể là Chương trình giáo dục trực quan về sinh thái – văn hóa – lịch sử địa phương trong hai ngày, một đêm, cho học sinh du khảo, trải nghiệm thực tế tại Trung tâm Văn miếu Trấn Biên và Khu bảo tồn thiên nhiên, văn hóa Đồng Nai. Trong chuyến đi, học sinh được tham gia một chương trình giáo dục ngoại khóa bổ ích với các chuyên đề báo cáo về lịch sử, văn hóa Đồng Nai và nhiều hoạt động thực tế thú vị, giúp các em phát triển nhiều năng lực cần thiết cho cuộc sống. Tìm hiểu về hình thức dạy học ngoài lớp, chúng tôi nhận thấy chưa có tài liệu chuyên sâu về vấn đề này. Nếu có, các công trình chỉ nghiên cứu hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ. Có thể kể đến các công trình như: - Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy Văn, NXB Đại học quốc gia, 1996. - TS. Nguyễn Thị Ngọc, Về hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông. - Đoàn Thụy Bảo Châu, Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông, Mã số: 60 14 10, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. - Đặc biệt, năm 2007, Viện chiến lược giáo dục đã tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề: Hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường phổ thông với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong công tác dạy học. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học Ngữ văn cũng là đề tài của nhiều sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên, có thể kể đến như: - Thầy Trần Thanh Tùng với Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Ngữ văn, violet.vn. - Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Ngữ văm của cô Phan Thanh Vân, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An. Có thể thấy rằng các công trình, tài liệu trên đều khẳng định vai trò hữu ích của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa đối với dạy học môn Ngữ Văn; tổng kết những kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, hầu như chưa có bài viết, công trình nào đi sâu vào vai trò, ý nghĩa của hình thức dạy học ngoài lớp, đặc biệt là ngoài phạm vi nhà trường trong việc nâng cao năng lực cho học sinh. Trong khi đó, hình thức dạy học này là một hình thức không thể thiếu của các chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới và cũng sẽ trở thành một hình thức không thể thiếu của chương trình giáo dục Việt Nam sau 2015. 3 Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn thực hiện một đề tài cụ thể, đánh giá được hiệu quả của hình thức dạy học ngoài lớp trong việc phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Từ đó, thấy được vai trò to lớn và vị trí không thể thiếu được của hình thức giáo dục ngoài lớp đối với chương trình giáo dục Việt Nam nói chung và đối với việc dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Vấn đề nghiên cứu: Việc tổ chức hình thức dạy học ngoài lớp, trải nghiệm thực tế có nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 và 11 không? Giả thuyết nghiên cứu: Tổ chức hình thức dạy học ngoài lớp, trải nghiệm thực tế sẽ nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 và 11 trường Trung học phổ thông chuyên Lương Thế Vinh. 3. PHƯƠNG PHÁP Chúng tôi tiến hành hai hoạt động giáo dục ngoài nhà trường dành cho hai đối tượng học sinh khác nhau: - Hoạt động 1: Rèn luyện, củng cố và nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 10. - Hoạt động 2: Rèn luyện, củng cố và nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội cho học sinh lớp 11 chuyên Văn. 3.1. Khách thể nghiên cứu a. Hoạt động 1 Chúng tôi lựa chọn học sinh hai lớp 10 A1 và 10 A2 trường THP chuyên Lương Thế Vinh vì học sinh hai lớp này hội tụ những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. - Giáo viên Hai giáo viên giảng dạy hai lớp 10 A1 và 10 A2 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau, đều được đào tạo trong những trường sư phạm có uy tín và đều có trình độ Thạc sĩ; có nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1. Cô Nguyễn Thị Kim Dung – Giáo viên dạy lớp 10A1 (Lớp đối chứng) 2. Cô Nguyễn Thị Hồng Trúc – Giáo viên dạy lớp 10A2 (Lớp thực nghiệm) - Học sinh - Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về: + Sĩ số (Lớp 10 A1 có 31 học sinh, lớp 10 A2 có 32 học sinh); + Loại hình lớp (đều là lớp không chuyên); 4 + Điểm đầu vào (vì đây là lớp cận chuyên, lấy kết quả cận kề điểm chuẩn tuyển sinh lớp chuyên nên độ chênh lệch điểm số của các học sinh hai lớp này không lớn). - Về ý thức học tập, học sinh ở hai lớp đa số đều tích cực, chủ động. - Về thành tích học tập của học kì I, hai lớp tương đương nhau về điểm số của môn Ngữ văn. b. Hoạt động 2 Chúng tôi lựa chọn học sinh lớp 11 chuyên Văn trường THP chuyên Lương Thế Vinh vì học sinh lớp này hội tụ những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. - Giáo viên: Cô Nguyễn Thị Thu Hà + Giáo viên chủ nhiệm lớp 11 chuyên Văn + Một trong hai giáo viên phụ trách chính việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 11 chuyên Văn. - Học sinh Chúng tôi chia ngẫu nhiên học sinh trong lớp thành hai nhóm: + Nhóm 1: Nhóm thực nghiệm, gồm 11 học sinh + Nhóm 2: Nhóm đối chứng, gồm 12 học sinh 3.2. Thiết kế bảng kiểm chứng 3.2.1. Kiểm tra trước tác động để xác định các nhóm tương đương - Hoạt động 1: Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 10A1 là nhóm đối chứng và lớp 10A2 là nhóm thực nghiệm. Chúng tôi dùng bài kiểm tra (cùng với một số bài khác) để lựa chọn học sinh tham dự kì thi HSG lớp 10 cấp Tỉnh làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả kiểm chứng như sau: Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,79 6,86 p= 0,638 p là xác xuất xảy ra ngẫu nhiên (kiểm tra độ chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm riêng rẽ (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng)), thông thường hệ số p 5 được quy định p ≤ 0,05. Trong phép kiểm chứng T-Test, chúng ta thường tính giá trị p. Giá trị p được giải thích như sau: Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 nhóm p ≤ 0,05 Có ý nghĩa (chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) p > 0,05 KHÔNG có ý nghĩa (chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) p = 0,638 > 0,05, đối chiếu với bảng kết quả phép đối chứng T-Test độc lập, ta có thể kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là KHÔNG có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. - Hoạt động 2: Chọn hai nhóm trong lớp 11 chuyên Văn: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Chúng tôi dùng bài kiểm tra (cùng với một số bài khác) để lựa chọn học sinh tham dự kì thi Olympic 30/4 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả kiểm chứng như sau: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 7.5 7.8 p= 0,189 p = 0,189 > 0,05, đối chiếu với bảng kết quả phép đối chứng T-Test độc lập, ta có thể kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 3.2.2. Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 1 và bảng 2) - Hoạt động 1: Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Mã KT trước TĐ Tác động Mã KT sau TĐ Thực nghiệm 01 Có sử dụng hình thức dạy học ngoài nhà trường 03 6 Đối chứng 02 Không sử dụng hình thức dạy học ngoài nhà trường 04 - Hoạt động 2: Nhóm Bảng 4. Thiết kế nghiên cứu Mã KT trước TĐ Tác động Thực nghiệm 05 Đối chứng 06 Có sử dụng hình thức dạy học ngoài nhà trường Không sử dụng hình thức dạy học ngoài nhà trường Mã KT sau TĐ 07 08 3.3. Quy trình nghiên cứu 3.3.1. Chuẩn bị bài của giáo viên a. Hoạt động 1 - Giáo viên Nguyễn Thị Kim Dung dạy lớp đối chứng: Thiết kế bài giảng và kế hoạch dạy học không sử dụng hình thức dạy học ngoài lớp, ngoài nhà trường; quy trình dạy học theo phương pháp truyền thống. - Nhóm nghiên cứu và giáo viên Nguyễn Thị Hồng Trúc: Thiết kế bài giảng và kế hoạch bài học có sử dụng hình thức dạy học ngoài lớp, ngoài nhà trường. Cụ thể: + Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin về Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa - Đồng Nai). + Liên hệ với Trung tâm Văn miếu Trấn Biên để sắp xếp một cuộc tham quan, khảo sát thực tế. b. Hoạt động 2 - Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hà cùng nhóm nghiên cứu chuẩn bị một chuyến đi thực tế rừng Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) cho học sinh để thực hiện tác động bằng hình thức dạy học ngoài lớp, ngoài nhà trường. 3.3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm a. Hoạt động 1 Trong thời gian tiến hành thực nghiệm, hai giáo viên dạy hai lớp 10 A1 và 10 A2 vẫn thực hiện theo kế hoạch dạy học và theo thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: 7 Tuần 20 22 23 24 26 27 28 Tiết PPCT 55 61 64 67 73 78 Ngoại khóa Bảng 5. Thời gian thực nghiệm Tên bài dạy Ghi chú Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Lập dàn ý bài văn thuyết minh Tính chuẩn xác, hấp dẫn cảu văn bản thuyết minh Phương pháp thuyết minh Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Tóm tắt văn bản thuyết minh Tham quan tìm hiểu Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa Lớp - Đồng Nai) thực nghiệm b. Hoạt động 2 Hoạt động tác động để rèn luyện, củng cố và nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội cho học sinh lớp 11 chuyên Văn được chúng tôi thực hiện bằng một chuyến đi xa, kéo dài 02 ngày nên chúng tôi chọn thời điểm thực hiện là trong hè, ngay trước thời điểm bước vào năm học mới. 3.3.3. Đo lường a. Tiến hành kiểm tra và chấm bài - Hoạt động 1: Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra tại lớp, thời gian làm bài 45 phút do hai giáo viên dạy hai lớp 10 A1 và 10 A2 cùng nhóm nghiên cứu thiết kế và xây dựng (đề và đáp án). Bài kiểm tra này được thực hiện vào tuần 19, năm học 2014 - 2015 (Xem phần Phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài liên quan đến văn bản thuyết minh và sau khi lớp thực nghiệm thực hiện xong hoạt động dạy học ngoài nhà trường. Được thực hiện vào tuần 29, năm học 2014 - 2015. Hình thức kiểm tra trên lớp, thời gian 45 phút. Đề kiểm tra sau tác động gồm 02 phần: + Trắc nghiệm: gồm 5 câu hỏi nhiều lựa chọn. + Tự luận: gồm 1 câu yêu cầu tạo lập một văn bản thuyết minh. (Xem phần Phụ lục) - Hoạt động 2: Bài kiểm tra trước tác động là một bài nghị luận xã hội làm tại lớp, thời gian 45 phút do giáo viên Nguyễn Thị Thu Hà và nhóm nghiên cứu thiết kế và xây dựng (đề và đáp án). Bài kiểm tra này được thực hiện vào tháng 8/2014, trong thời gian 8 các lớp chuyên học tập trung tại trường (ngay trước lúc thực hiện hoạt động dạy học ngoài nhà trường (Xem phần Phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động được thực hiện 01 tuần sau khi nhóm thực nghiệm trở về từ chuyến đi thực tế. Hình thức kiểm tra tự luận tại lớp, thời gian 45 phút. Sau đó nhóm nghiên cứu cùng các giáo viên giảng dạy các lớp (thực nghiệm và đối chứng) tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. a. Phân tích dữ liệu và kết quả - Hoạt động 1: Bảng 6. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Tiêu chí Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 7,2 7,7 Độ lệch chuẩn 0.77 0,63 Giá trị p của T- test 0,004 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,65 - Hoạt động 2: Bảng 7. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Tiêu chí Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 7,6 8,3 Độ lệch chuẩn 0,644 0,518 Giá trị p của T- test 0,014 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,09 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương (bảng 1, bảng 2). Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả p = 0,004 (đối với hoạt động 1) và p = 0,014 (đối với hoạt động 2) (cả hai giá trị này đều < 0.05), cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 7.7  7.2  0,65 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.77 (đối với hoạt động 8.3  7.6  1.09 1) và SMD = 0.644 (đối với hoạt động 2). Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng hình thức dạy học ngoài nhà trường đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế sẽ 9 nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 và 11 trường Trung học phổ thông chuyên Lương Thế Vinh đã được kiểm chứng. 7.8 7.6 7.4 Nhóm đ ối chứng 7.2 7 Nhóm t hực nghiệm 6.8 6.6 6.4 6.2 Trước TĐ Sau TĐ Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (hoạt động 1) 8.4 8.2 8 7.8 Nhóm đ ối chứng 7.6 Nhóm t hực nghiệm 7.4 7.2 7 Trước TĐ Sau TĐ Hình 2. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (hoạt động 2) 4. NHẬN XÉT Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 7.7 (đối với hoạt động 1) và TBC = 8.3 (đối với hoạt động 2), kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,2 (đối với hoạt động 1) và TBC = 7.6 (đối với hoạt động 2). Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,5 (đối với hoạt động 1) và 0,7 (đối với hoạt động 2). Tất cả những điều này cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối 10 chứng và thực nghiệm (ở cả hai hoạt động) đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,65 (đối với hoạt động 1) và SMD = 1,09 (đối với hoạt động 2). Giá trị lệch chuẩn trung bình của hai tác động chúng tôi đã thực hiện là 0,87. Đối chiếu với bảng đánh giá mức độ tác động Cohen chúng tôi nhận thấy, giá trị trung bình 0,87 nằm trong khoảng ảnh hưởng lớn (từ 0,8 đến 1,0). Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn (riêng mức độ tác động của hoạt động 2 là rất lớn - giá trị SMD = 1,09 lớn hơn mức tiêu chuẩn đánh giá mức độ tác động rất lớn (> 1.0)). Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai nhóm là p = 0.004 (đối với hoạt động 1) và p = 0,014 (đối với hoạt động 2), đều < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. Sử dụng hình thức dạy học ngoài nhà trường để nâng cao kết quả dạy - học là một giải pháp có thể thực hiện để đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, để thực hiện được và thực hiện có hiệu quả có hiệu quả thì không phải dễ dàng. Bởi phương pháp dạy học này cần nhiều thời gian, công sức và cả kinh phí. 5. KẾT LUẬN VÀ khuyẾn NGHỊ - Kết luận Với hình thức dạy học ngoài lóp, ngoài nhà trường, chúng ta có thể giáo dục phẩm chất người học, bồi dưỡng tình yêu quê hương, nâng cao hiểu biết về địa phương; truyền thụ năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp; năng lực xã hội; năng lực nhân cách; định hướng nghề nghiệp... Tóm lại, học sinh được hình thành năng lực giải quyết tình huống thực tế, chính là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Đây là cách tiếp cận và thực hành dạy học mà chương trình phổ thông sau năm 2015 muốn hướng tới. Đối với việc học môn Ngữ văn, kiến thức về đời sống, xã hội, lịch sử, văn hóa của học sinh được nâng lên rõ rệt; giúp các em đạt kết quả cao hơn khi tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản nghị luận xã hội. - Khuyến nghị Trong tương lai, CT và SGK được biên soạn lại theo hướng dạy học tích hợp và dạy học phân hóa, đồng thời hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ được đưa vào kế hoạch giáo dục phát triển năng lực toàn diện học sinh. Vì vậy, Ban gián hiệu nhà 11 trường cần chú trọng hình thức dạy học ngoài lớp, ngoài nhà trường, đổi mới hình thức, nội dung và cách thức thực hiện để học sinh tham gia tích cực, tự nguyện và hiệu quả. Nhà trường cần nâng cao sự phối hợp với phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể và các lực lượng xã hội khác để được sự hỗ trợ tích cực về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong thực tế dạy học của trường phổ thông hiện nay, hình thức dạy học ngoài nhà trường còn mới mẻ, do đó, cần chuẩn bị tốt kế hoạch, phương tiện... để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả. Giáo viên cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hình thức dạy học ngoài nhà trường; bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động ngoài nhà trường; thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội để có thể hướng dẫn HS. Học sinh cần ý thức được lợi ích của hình thức dạy học ngoài lớp, ngoài nhà trường, không chỉ đối với việc học môn Ngữ văn mà còn cho các môn học khác. Việc tham gia hình thức dạy học ngoài lớp, ngoài nhà trường với những hoạt động trải nghiệm sáng tạo chứng tỏ học sinh tích cực trong hoạt động cộng đồng. Đây sẽ là ưu thế của các học sinh khi xét tuyển vào các trường đại học trong nước và quốc tế. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Cục nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. - Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy Văn, NXB Đại học quốc gia, 1996. - Đoàn Thụy Bảo Châu, Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông, Mã số: 60 14 10, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. - Viện chiến lược giáo dục, Hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học. - Trần Thanh Tùng, Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Ngữ văn, violet.vn. - Phan Thanh Vân, Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Ngữ văn, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An. 7. PHỤ LỤC 1. Kế hoạch chương trình dạy học ngoài lớp: Du khảo và tìm hiểu Văn miếu Trấn Biên, Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai 12 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 1: ĐIỀN DÃ TIỀN TRẠM - Đoàn giáo viên đi tiền trạm một số địa điểm dự tính nằm trong kế hoạch điền dã. - Chú ý các phương diện hs sẽ phải trải nghiệm của chuyến đi: nơi ăn, ở, tham quan học tập… - Gv ghi chép thành kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh HOẠT ĐỘNG 2: TRANG BỊ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG CƠ BẢN CHO HỌC SINH - Thời gian thực hiện: Trước ngày tiến hành điền dã 7 – 10 ngày - Hình thức: Giáo viên, các chuyên gia tham gia vào dự án cung cấp kiến thức và rèn luyện những kĩ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG CHUẨN BỊ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, KĨ NĂNG - Địa điểm: văn miếu Trấn Biên, di tích lịch sử Chiến khu D, vườn Quốc gia Nam Cát Tiến… - Tư liệu tham khảo về lịch sử văn hóa sinh thái Đồng Nai, cụ thể là về văn 13 năng cần thiết cho học sinh - Các thao tác tiến hành cụ thể Bước 1: Giáo viên cung cấp tư liệu về văn hóa – lịch sử - sinh thái đất Đồng Nai - Định hướng những kiến thức học sinh cần trang bị trước khi tiến hành điền dã. - Lập hệ thống những câu hỏi thắc mắc để chuyên gia giải đáp - Định hướng một số vấn đề học sinh quan tâm để có thể chọn đề tài thực hiện sau điền dã. Bước 2: Chuyên gia cung cấp hệ thống kiến thức và trang bị kĩ năng hoàn chỉnh cho chuyến thực nghiệm ngoại khóa - Tổ chức buổi nói chuyện theo chuyên đề + Chuyên đề 1: Giá trị văn hóa của văn miếu Trấn Biên (Giám đốc Trung Tâm văn miêu Trấn Biên Trần Đăng Ninh). + Chuyên đề 2: Tập huấn kĩ năng thực hành điền dã; ứng dụng thiết bị kĩ thuật, công nghệ truyền thông (Đạo diễn của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh HTV Việt Bình) - Học sinh tiến hành tìm kiếm tư liệu từ các nguồn khác nhau. - Cùng trao đổi để tìm những vấn đề chung quan tâm. miếu Trấn Biên, chiến khu D, đảo Đồng Trường, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên… - năng lực tự học (kĩ năng đọc và nghiên cứu tài liệu) - Đặt ra hệ thống câu hỏi để nhờ giáo viên và chuyên gia giải đáp - Tham gia tích cực buổi nói chuyện theo chuyên đề + lắng nghe + ghi chép + ghi âm làm tài liệu + đặt câu hỏi và nghe giải thích. - HS chuẩn bị một số thiết bị công nghệ thực hành + điện thoại thông minh - kĩ năng hệ thống hóa tri thức - Năng lực sử dụng ngôn ngữ (Kĩ năng đặt câu hỏi) - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 14 - Giải thích những thắc mắc của học sinh. - Gợi ý một vài đề tài học sinh có thể ứng dụng làm sản phẩm sau dự án. Bước 3: Kiểm tra trước ngày điền dã - Tổ chức buổi kiểm tra nhanh kiến thức và kĩ năng cần thiết của học sinh + Hình thức trắc nghiệm + Hình thức vấn đáp nhanh - Kiểm tra sự đồng thuận của phụ huynh học sinh với kế hoạch điền dã + Xem xét đơn đồng ý có chữ kí của phụ huynh + Tiếp thu ý kiến của phụ huynh Bước 4: Phân chia nhóm thực hiện điền dã - Mỗi nhóm học sinh từ 46 em. - Các học sinh thuộc các lớp chuyên khác nhau. - Mỗi nhóm phân hai giáo viên phụ trách và hướng dẫn. + máy ghi âm + máy quay phim + máy vi tính (chuẩn bị theo nhóm) - Thực hiện kế hoạch kiểm tra nhanh - Năng lực tự nhận thức - Nộp giấy xin phép có chữ kí của phụ huynh. - Cung cấp số điện thoại và cách thức liên lạc với phụ huynh (khi cần thiết) - Gặp gỡ, trao đổi với các thành viên trong nhóm. - Theo sự phân công của giáo viên trực tiếp phụ trách để chuẩn bị trang bị cho buổi điền dã. - năng lực hợp tác (kĩ năng trao đổi, thảo luận, kĩ năng hợp tác…) HOẠT ĐỘNG 3: ĐIỀN DÃ 3.1. Hồ Trị An – đảo Đông Trường 15 - GV sắp xếp HS theo nhóm di chuyển bằng thuyền trên sông an toàn. - Nhắc nhở HS ghi chép kiên thức khi người thuyết minh giới thiệu về vị trí địa lí, lịch sử - giá trị văn hóa, kinh tế của hồ Trị An. - Di chuyển an toàn theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Chuẩn bị máy ghi Tư liệu âm, sổ tay ghi chép thuyết và máy quay phim. minh từ khu Bảo tồn - Lưu ý HS cách quan sát và trải nghiệm trên sông - quan sát và đặt nước. câu hỏi. + Bờ sông, ven sông + Nước sông + Toàn cảnh, cận cảnh + Sinh thái của lòng hồ Trị An - Đảo Đông Trường: + Cung cấp kiến thức về đảo Đông Trường (chú ý hệ thống sinh thái và giá trị kinh tế trong tương lai nếu được khai thác hợp lí) + Tổ chức thi nấu ăn dã ngoại: Quan sát và giúp đỡ (khi cần) cho các nhóm GV tổ chức chấm thi sản phẩm nấu ăn nhanh của Hs 3.2. Vườn ươm khu Bảo Tồn - Hướng dẫn HS tham quan khu vườn ươm cây lâm nghiệp của Khu Bảo tồn - Năng lực tự quản lí (kĩ năng đối diện môi trường sông nước…) - ghi chép và đặt câu hỏi. - Chủ động trong hoạt động ngoại khóa: kiếm củi, nhóm bếp, nướng thức ăn, trang trí… - Chụp hình, quay phim hình ảnh Người hướng dẫn khu Bảo tồn - Kĩ năng quan sát chủ động, ghi chép tích cực Chuẩn bị Một số thực phẩm như: khoai lang, khoai mì, bắp - Năng lực làm chủ trái… tình huống (kĩ năng tìm kiếm, hành động trong tình huống thử thách…) Liên hệ khu bảo tồn và câu lạc bộ Xanh 16 - Nhắc nhở các em ghi chép kiến thức về giá trị kinh tế của loại cây lâm nghiệp. - Đặt vấn đề gợi ý cho hs về một số vấn đề: + Thực trạng của Rừng Đồng Nai + Giá trị của rừng trong thời hiện đại + Hệ sinh thái của rừng trong mối quan hệ với sức khỏe của con người. + Các loại cây trồng tiềm lực của Đồng Nai. - Đặt câu hỏi tìm hiểu về các loại cây Chuẩn bị trồng. kiến thức về sinh thái và đa - lắng nghe thuyêt dạng sinh minh về môi học trường và đa dạng sinh học. - năng lực tự học có hướng dẫn (kĩ năng lắng nghe chọn lọc, suy ngẫm tình huống có vấn đề) 3.3. Nhà dài đồng bào dân tộc Chơ-ro - Hướng dẫn học sinh tham quan và học tập văn hóa của dân tộc Chơ-ro + Giá trị văn hóa –lịch sử của cấu trúc Nhà dài + Một số lễ hội của đồng bào xã Phú Lý (Cúng thần rừng, Cúng thần lúa, lễ hội đâm trâu…) + trang phục và sinh hoạt đời thường của đồng bào Chơ-ro (tham quan nhà ở và giao tiếp trực tiếp) - Tham quan nhà dài. - Ghi chép và lưu giữ hình ảnh. - Liên hệ ban quản lí nhà dài. - Chuẩn bị vật dụng hình ảnh thuyết minh - Quan sát và ghi nhận, phỏng vấn… - GV đặt ra một số vấn đề có tính định hướng cho HS thực hiện đề tài sau điền dã + Cần lưu giữ những nét - Suy ngẫm và lựa - năng lực tự học có hướng dẫn (kĩ năng lắng nghe chọn lọc, suy ngẫm tình huống 17 đẹp văn hóa nào? Cái gì cần loại bỏ? + Làm thế nào để giúp đồng bào dân tộc vẫn lưu giữ văn hóa mà vẫn phát triển kinh tế? + Con đường nào hòa nhâp cuộc sống cho các đồng bào dân tộc ở Đồng Nai? ….. chọn giải pháp giải quyết những vấn đề thực tiễn (họp nhóm, thảo luận, định hướng đề tài sản phẩm) có vấn đề) 3.4. Học tập chuyên đề: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Chơ-ro - Tổ chức buổi học tập chuyên đề của tiến sĩ Huỳnh Văn Tới. - Hướng dẫn HS ghi chép và thu nhận tri thức tích cực - Đinh hướng và gợi mở những vấn đề đã được gợi ý. - Chuẩn bị màn chiếu, năng lực tự học có - lắng nghe và ghi máy chiếu, hướng dẫn (kĩ chép hoặc ghi âm loa, ghế… năng lắng nghe chọn lọc, suy - đặt câu hỏi phỏng ngẫm tình huống vấn. có vấn đề) - Đưa ra các giải pháp và hỏi ý kiến chuyên gia. 3.5. Sinh hoạt văn nghệ - Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về giá trị văn hóa lịch - Tham gia trả lời sử của Đồng Nai câu hỏi theo nhóm - Chương trình văn nghệ tự do theo chủ đề: Hát về đất và người Đồng Nai - tập hát - Hệ thống câu hỏi về văn hóa lích sử Đồng Nai Năng lực hợp tác - Một số văn bản lời bài hát 18 - Chương trình ẩm thực về khuya. (pho to sẵn) - Vui chơi, ăn uống - Lợn rừng nướng 3.6. Tham quan khu di tích Trung ương cục miền Nam - Lễ dâng hương tại bia tưởng niệm. - Thành kính dâng hương - Tham quan và nghe thuyết minh về Nhà trưng bày, khu nhà di tích, bếp Hoàng cầm và hệ thông địa đạo. - Quan sát, lắng nghe, ghi chép, quay phim. Chuẩn bị hương, hoa - năng lực sử dung công nghệ thông tin và truyền thông Liên hệ ban quản lí khu di tích - Trải nghiệm hệ thống địa đạo HOẠT ĐỘNG 4: HỌC SINH THỰC HIỆN SẢN PHẨM THEO ĐỀ TÀI Bước 1: Giáo viên hướng dẫn theo nhóm đã phân công + Đề tài: lưu ý đề tài phải có vấn đề, có ý nghĩa thực tiễn và gắn với văn hóalịch sử hoặc kinh tế của địa phương; đề tài phải mang tính giải pháp khả thi, tích cực. + Hình thức sản phẩm: đa dạng.(văn bản cá nhân, văn bản tập thể, phim ảnh, tư liệu phỏng vấn) - HS trình bày đề tài sản phẩm sẽ tiến hành sau chương trình học ngoại khóa. - Thống nhất trong nhóm quy trình làm sản phẩm - Phân công công việc cụ thể. - năng lực giải quyết vấn đề - năng lực sáng tạo Chuẩn bị - năng lực hợp tác một số hình ảnh - năng lực giao tiếp và nội dung, công nghệ hỗ trợ cho hs 19 + Phân công công việc cụ thể trong nhóm hs - Ghi nhận ý kiến đóng góp của GV hướng dẫn. + Chốt ngày giờ duyệt sản phẩm và báo cáo. Bước 2: Gv thu nhận sản phẩm và nghe báo cáo lần đầu - GV nhận xét góp ý cho sản phẩm của HS. - Chốt ngày giờ cho báo cáo chính thức có thẩm định của chuyên gia. Bước 3: Tổ chức buổi báo cáo sản phẩm và tổng kết chương trình - Nộp sản phẩm cá nhân và tập thể đúng thời hạn - Tham gia bao cáo lần một. - Ghi nhận và chỉnh sửa sản phẩm (nếu cần) Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo thử Chuẩn bị cơ sở và hình thức - Tổ chức buổi báo cáo - HS phân công cho báo chính thức người báo cáo cáo chính + Mời chuyên gia về văn chính thức. thức hóa – lịch sử - sinh thái… + cơ sở vật + Hướng dẫn HS thực hiện - Nhóm làm việc chất buổi báo cáo lắng nghe và trả lời + Khách + Tổng kết chương trình câu hỏi của ban mời (nhận xét, trao giải…) giám khảo + MC - Rút kinh nghiệm + Tiêp tân + Nội dung buổi báo cáo + Hoa và phần thưởng HOẠT ĐỘNG 5: TỔ CHỨC RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI TIẾN HÀNH CHƯƠNG - năng lực giải quyết vấn đề - năng lực sáng tạo - năng lực hợp tác - năng lực giao tiếp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan