Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử....

Tài liệu Skkn áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử.

.DOC
34
1496
145

Mô tả:

Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Họ và tên: LƯƠNG TUYẾT MAI Ngày tháng năm sinh : 30 - 10 - 1979 Nam, nữ: Nữ Địa chỉ: Ấp 7, Thanh sơn, Định Quán, Đồng Nai Điện thọai: hoặc 0976262570 Chức vụ: Giáo viên – Chủ tịch công đoàn Đơn vị công tác: Trường PTTH Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Năm nhận bằng : 2002 Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học Số năm có kinh nghiệm: 10 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: (1) : Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động phong trào ở trường THPT. (2) : Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THPT. (3) : Nâng cao hiệu quả dạy học theo nhóm trong môn Lịch sử ở trường THPT (4) : Một số biện pháp giáo dục tích cực của GVCN ở trường THPT 1 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................3 2. Tính cấp bách của đề tài nghiên cứu.............................................................5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài......................................................6 4. Mức độ nghiên cứu đề tài..............................................................................8 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...................................................8 6. Cơ sở lí luận thực tiễn và PP nghiên cứu......................................................8 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................12 8. Kết cấu của đề tài......................................................................................13 NỘI DUNG Phần I. Nêu thực trạng của vấn đề 1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài..................................................................13 2. Khó khăn khi thực hiện đề tài..................................................................14 Phần II. Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính 1. Vài nét về áp dụng công nghệ trong dạy học .........................................15 2. Khai thác và sử dụng internet vào bài giảng lịch sử...............................19 Phần III. Kết quả và kinh nghiệm rút ra được từ SKKN 1. Kết quả đạt được....................................................................................32 2. Bài học kinh nghiệm..............................................................................33 Phần IV. Khả năng ứng dụng và triển khai SKKN KẾT LUẬN…………………………………………………….….34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………… ……..35 2 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong năm học 2007-2008 tôi đã là chuyên đề “ Một số kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở Trường THPT”, năm học 2008-2009 tôi tiếp tục thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm về việc nâng cao hiệu quả học theo nhóm trong môn lịch sử ở trường THPT” bước đầu đã đạt được một số kết quả và tích luỹ được kinh nghiệm trong quá trình tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) bộ môn lịch sử (LS) của mình ở đơn vị trường THPT Phú Ngọc. Kết quả bước đầu đã làm thay đổi toàn bộ cách nghĩ và cách soạn giảng mà tôi đã được học trước đây. Sự thay đổi PPDH cũng đã tạo hứng thú trong HS nhiều hơn trong tiết học LS của tôi, bởi vì trong một tiết dạy tôi đã cung cấp cho các em nhiều hình ảnh, sơ đồ, biểu mẫu… và giới thiệu cho các em biết những điều mới lạ hơn trong SGK, cung cấp cho các em những kiến thức mới, tầm nhìn mới hơn về việc học lịch sử. Trong dịp hè 2007 tôi được tham dự lớp tập huấn giảng dạy theo phương pháp mới do Sở GD-ĐT Đồng Nai tổ chức. Sau khi dự lớp tập huấn nầy tôi có thêm được thông tin bổ ích về việc đầu tư công nghệ ứng dụng vào dạy và học . Tôi thấy khi sử dụng phương pháp mới này thì trong một tiết dạy, HS được làm chủ lớp học, tự tìm tòi và khám phá theo nội dung bài học đã được GV hướng dẫn cho HS. Tiết học không quá máy móc bắt buộc HS phải ghi chép hết nội dung bài học có trong SGK như cách làm hiện nay của các trường phổ thông. Năm học tôi được nghe phổ biến chủ đề của năm học 2008-2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Theo Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo : “Năm 1998, ngay sau khi Internet được mở ra tại Việt Nam, Trung tâm CNTT của Bộ (nay là Cục CNTT) đã xây dựng đề án Mạng 3 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai giáo dục EduNet, để nối mạng toàn ngành và phát triển dịch vụ thông tin giáo dục. Ý tưởng nội dung cơ bản của dự án Mạng giáo dục có thể tóm tắt như sau: Nối tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo vào Internet trên một xa lộ quốc gia (backbone), phát triển các dịch vụ thông tin và ứng dụng trên Internet, phát triển thông tin (số) về giáo dục; đưa công nghệ dạy học trực tuyến lên mạng EduNet để chia sẻ dùng chung, để mọi người có thể học mọi nơi, mọi lúc; mỗi trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) phải có website riêng, mỗi giáo viên và học sinh có email theo tên miền của trường. Năm học 2008-2009 sẽ là bước ngoặt lớn trong lịch sử Internet ở Việt Nam nói chung và trong giáo dục nói riêng. Ngày 4/1/2008, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã ký văn bản hợp tác với Cục CNTT về triển khai mạng giáo dục. Theo đó, Viettel cung cấp dịch vụ kết nối Internet băng thông rộng, kết nối kênh thuê riêng (leased line) qua đường cáp quang… nhằm giải quyết tình trạng học sinh, sinh viên, giáo viên là những người cần dùng Internet nhất thì lại gặp khó khăn nhất do giá thành cao, do tốc độ kết nối quá chậm. Hiện nay tại Bộ đã kết nối đường cáp quang 34 Mbps trong nước và 2 Mbps đi quốc tế. Viettel cung cấp gói Net+ (gói chất lượng cao nhất) tới các cơ sở giáo dục. Kết nối cáp quang từ Bộ về các sở giáo dục và đào tạo với băng thông 4 Mbps. Ba bên (Cục CNTT, các Sở GDĐT và Viettel) sẽ phối hợp lên danh sách các cơ sở giáo dục khó khăn để có chính sách hỗ trợ kết nối. Các cơ sở giáo dục hưởng lợi từ dịch vụ ưu đãi này sẽ bao gồm cả các trường mầm non, mẫu giáo (các sở cung cấp PC), các trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề, các phòng giáo dục. Đối với các trường vùng sâu, vùng xa, không thể rải cáp Internet và nếu có điện, cần lên phương án kết nối khác (có thể là qua vệ tinh). Viettel cam kết hỗ trợ cung cấp miễn phí qua sóng điện thoại di động và cần thời gian thử nghiệm vì địa hình các vùng này rất khó khăn. Chúng tôi cũng đã đề nghị Viettel tài trợ miễn phí kết nối Internet cho một số điểm tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang… Năm học 2007-2008, Cục CNTT đã hướng dẫn và hỗ trợ miễn phí cho các trường ĐH, CĐ, các sở, các trường phổ thông tạo hệ thống. Mục tiêu đặt ra là đến ngày 31/10/2008, tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo hoàn tất công việc này. Cho đến nay, giáo viên các trường đang chủ yếu soạn bài trình chiếu powerpoint và một số phần mềm dạy học. Vẫn còn có sự nhầm lẫn khá lớn giữa khái niệm về giáo án điện tử với bài trình chiếu, bài giảng điện tử, giữa thiết bị dạy học với phần mềm. Việc ứng dụng CNTT sẽ tạo ra bước ngoặt mới về việc làm bài giảng điện tử theo công nghệ e-Learning. Trong những năm qua, Cục CNTT đã xây dựng website e-Learning http://el.edu.net.vn để tuyên truyền phổ cập công nghệ, 4 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai nghiên cứu thử nghiệm và tuyển chọn các phần mềm e-Learning thích hợp, đã Việt hoá phần mềm mã nguồn mở Moodle và đến nay đã có khoảng 70 trường ĐH, CĐ sử dụng. Cục CNTT sẽ tổ chức chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu Việt Nam cho các Sở. Bộ GDĐT (Cục CNTT chủ trì) sẽ tổ chức cuộc thi giáo viên làm bài giảng điện tử theo công nghệ e-Learning, giáo viên dạy giỏi ứng dụng CNTT, nhằm mục đích khuyến khích động viên giáo viên tiếp cận công nghệ mới cũng như chia sẻ kinh nghiệm. Khẩu hiệu của chúng ta là: Nếu mỗi giáo viên góp mỗi năm 1 bài giảng e-Learning, chúng ta sẽ có 1 triệu bài giảng điện tử trong 1 năm và nếu bài giảng đó soạn thêm bằng tiếng Anh, chúng ta có thể chia sẻ với bạn bè giáo viên ở các nước khác về công nghệ làm bài giảng e-Learning. Cục CNTT cũng sẽ tổ chức tuyển chọn các phần mềm dạy học khác để phổ biến trên tinh thần tiết kiệm, hợp chuẩn quốc tế, dễ sử dụng và khai thác. Tại sao lại phải là công nghệ e-Learning? Đó là vì e-Learning có chuẩn công nghệ SCORM, AICC được thế giới công nhận, nên có thể chia sẻ bài giảng giữa các nước với nhau, có nhiều công cụ xây dựng bài giảng hợp chuẩn, đáp ứng nhu cầu học tập mọi nơi, mọi lúc một cách mềm dẻo, có thể học trực tuyến qua Internet, cũng có thể học ngoại tuyến qua đĩa CD. Đổi lại, chúng ta cũng có thể tận dụng các nguồn bài giảng của các nước khác.” (Theo Chinhphu.vn) Từ những lí do nêu trên nên tôi đã tiếp tục ứng dụng đề tài : “Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử” 2. Tính cấp bách của đề tài nghiên cứu “Áp dụng công nghệ thông tin trong học giảng dạy lịch sử” là việc làm cấp bách và cần thiết. Hiện nay nền kinh tế tri thức đang đóng vai trò quyết định trong sản xuất vật chất. Nhờ những phương tiện thông tin hiện đại mà khoảng cách về không gian được rút ngắn hơn. Xu thế toàn cầu hóa yêu cầu con người phải thay đổi nhịp sống của mình thì mới nắm bắt kịp những thay đổi nhanh chóng của nhân loại, mới thích ứng và phát triển theo nhịp sống đương đại. Khối lượng kiến thức của nhân loại ngày càng nhiều, thời gian và điều kiện tiếp thu lại có hạn mà yêu cầu của ngành GD về chất lượng đào tạo phải ngày càng cao. Chính vì thế việc đổi mới nội dung và PPDH LS có tầm quan trọng đặc biệt. Làm thế nào để HS không bị nhồi nhét kiến thức, lo học tủ, học vẹt để thi cử? Với chủ trương vận động của Bộ GD&ĐT, càng đòi hỏi người GV DHLS phải cải tiến PP soạn giảng, làm thế nào để HS có hứng thú, phát huy tư duy, óc 5 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai phán đoán trong các vấn đề về các sự kiện LS để các em hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm LS trong quá trình dạy học LS. Qua ba năm giảng dạy SGK mới, về hình thức trình bày, cách thể hiện nguồn kiến thức trong mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ đã tạo điều kiện cho GV có thể tiến hành đổi mới PPDH LS. Từ công tác bồi dưỡng thay sách lớp 10, 11, 12 việc đổi mới PPDH LS ở trường THPT đã trở thành một yêu cầu cấp bách của GV LS, vì không chỉ để đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn LS ở trường THPT mà còn góp phần làm thế nào để thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn LS đối với việc GD thế hệ trẻ. Việt Nam đang bước vào hội nhập quốc tế và khu vực cho nên càng đòi hỏi cấp bách việc GD phải đổi mới và nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu trên. Trước tiên và quan trọng hơn cả là việc DHLS phải phấn đấu vươn tới chuẩn chung về chương trình đào tạo, về mô hình quản lý, đặc biệt là phải đạt chuẩn về chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Nhiều chuyên gia GD cho rằng tìm được lời giải cho vấn đề nầy cũng có nghĩa là tìm được hướng cải cách chương trình, thay SGK, cũng chính là mục đích tìm ra một hướng đi cho phù hợp tình hình hiện nay của đơn vị. Đề tài “Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử” nhằm giải quyết vấn đề cấp bách của GV bộ môn LS và của công tác DHLS mà xã hội đang quan tâm hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Bộ môn LS ở trường THPT có ưu thế đặc biệt trong việc phát triển con người toàn diện vừa có tri thức khoa học, có tư tưởng đạo đức đúng đắn, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có khả năng tự lập. linh hoạt, sáng tạo … trong cuộc sống. Song muốn phát huy được ưu thế nầy, trước hết, HS phải nắm vững kiến thức LS. Vậy làm thế nào để HS nắm vững kiến thức trong DHLS ở trường THPT? Căn cứ vào mục tiêu bộ môn LS ở trường THPT, đặc trưng của hiện thực LS, đặc điểm nhận thức của HS và yêu cầu đổi mới GD hiện nay theo chỉ đạo của Bộ GD – ĐT hiện nay, chúng ta thấy rằng, việc giúp HS nắm vững kiến thức 6 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai là vấn đề hết sức cần thiết. Song trước hết cần thống nhất khái niệm “nắm vững kiến thức” của HS. Xung quanh khái niệm nầy, các nhà GD, tâm lí và GDLS đã đề cập đến nhiều khía cạnh. Trong những tài liệu PP DHLS, các nhà GDLS cũng khẳng định rằng, nắm vững kiến thức trong DHLS là phải “biết”, “hiểu” LS và “ứng dụng”. Đây là con đường nhận thức biện chứng LS từ nắm sự kiện đến tạo biểu tượng, hình thành khái niệm để hiểu bản chất, rút ra bài học kinh nghiệm và quy luật LS. Trong đó, “biết” LS chưa phải là thước đo chất lượng của việc học tập, nghiên cứu LS, mà điều chủ yếu là hiểu LS, vận dụng tri thức LS vào tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn (Phan Ngọc Liên-Trịnh Đình Tùng-Nguyễn Thị Côi. PP dạy học lịch sử. Tập II. NXB ĐHSP, Hà Nội 2002, tr.134-135). Các nhà tâm lí GD và GDLS về cơ bản đều thống nhất : nắm vững kiến thức trong học tập nói chung, LS nói riêng là đòi hỏi HS phải “biết”, “hiểu” và “vận dụng” được tri thức đã học. Với quan điểm như trên, việc giúp HS nắm vững kiến thức có vai trò rất quan trọng trong DHLS ở trường THPT. Nó là yếu tố cơ sở đầu tiên của mục đích học tập bộ môn. Chỉ có nắm vững kiến thức LS, HS mới nảy sinh tư tưởng tình cảm đúng đắn và phát triển toàn diện con người các em. Không giúp HS nắm vững kiến thức LS thì không thực hiện được mục tiêu môn học. Thành tựu của CNTT đã và đang được ứng dụng rộng khắp trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động, trong đó có HĐ DHLS. Đây là một trong các điều kiện quan trọng để đối mới PPDH; là nhân tố đảm bảo cho HĐ DHLS đạt hiệu quả; là cơ sở quan trọng để hình thành những phẩm chất và năng lực, hình thành nhân cách người GV trong thời đại mới - thời đại của khoa học kĩ thuật. 4. Mức độ nghiên cứu đề tài Từ năm học 2008-2009 đến nay trường THPT áp dụng chương trình SGK mới cho HS THPT trong lộ trình cải cách GD. Vì thế đề tài “Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử” là đề tài bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu thực hiện để nâng cao trình độ chuyên môn, và mang đến cho học sinh sự hiểu biết trực quan sinh động hơn về lịch sử 7 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai Trong phạm vi nghiên cứu đề tài nầy, mức độ nghiên cứu chỉ giới hạn trong vấn đề lớn : “Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử” 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu : “Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử” + Khách thể nghiên cứu : Môn lịch sử ở trường THPT. + Phạm vi nghiên cứu : Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử ở trường THPT. 6. Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Công nghệ mới có một số đặc trưng phù hợp với các nguyên tắc của PP học tập mới. Các kết luận cơ sở : Do tính chất tương tác của công nghệ mới, hiện nay người ta có thể dễ dàng hơn trong việc tạo ra các môi trường cho HS có thể học tập thông qua thực hành, tiếp thu các ý kiến phản hồi, liên tục nâng cao vốn hiểu biết và tiếp nhận các tri thức mới. Các công nghệ có thể giúp mọi chúng ta hình dung được những khái niệm khó hiểu. HS có thể sử dụng các phần mềm mẫu như các công cụ trong môi trường học tập ngoài trường học để tăng cường vốn hiểu biết dựa trên các khái niệm và những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình chuyển từ môi trường trong ra môi trường ngoài trường học. Các công nghệ mới cho phép chúng ta tiếp xúc với hàng loạt các thông tin qua các thư viện điện tử, tài liệu của thế giới thực để tiến hành phân tích và kết nối với những người sẽ cung cấp thông tin, ý kiến phản hồi và nguồn cảm hứng, tất cả những gì có thể tăng cường khả năng học tập của GV, cũng như quản lí HS. Có nhiều cách sử dụng công nghệ để tạo ra môi trường học tập như vậy, dành cho cả GV và HS. Tuy nhiên có nhiều vấn đề đặt ra nhằm xem xét để hướng dẫn GV áp dụng công nghệ vào giảng dạy thế nào sao cho hiệu quả. 8 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai Đầu tư công nghệ tích hợp trong GD có thể đưa những người hoạch định chính sách vào thế khó. Phần lớn họ đều đồng ý rằng trong thế giới hiện đại ngày nay, công nghệ không phải là bộ phận trang trí, mà ngược lại, nó đóng vai trò quan trọng trong bất kì quy trình giảng dạy nào. Tuy nhiên, phí tổn cho nó cũng là một vấn đề quan trọng. Máy vi tính nói riêng là một mặt hàng đắc tiền, GV và HS ngày cần có nó nhiều hơn. Trong vòng một thập kỷ vừa qua, chi phí bỏ ra để trang bị cho các trường khối phổ thông tại Mĩ tăng gấp ba lần trước đó, cho đến nay, chi phí đó đã lên đến hơn 6 tỉ USD. Với thực tế này, những nhà hoạch định ở cấp quốc gia và địa phương đang đặt ra một câu hỏi có thể dự đoán trước : Liệu tiêu tốn một số tiền khổng lồ để đầu tư cho công nghệ như vậy có thể làm thay đổi quá trình và kết quả học tập của HS hay không ? Câu trả lời có được từ các công trình nghiên cứu cũng không mấy bất ngờ. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các trường học hiện nay đang sử dụng hàng loạt công nghệ theo các cách khác nhau và cho các mục đích khác nhau. Giữa các GV trong ngành có sự chênh lệch lớn về vốn kiến thức và kĩ năng, cũng như khả năng tổ chức để lên kế hoạch và thực hiện áp dụng công nghệ một cách toàn diện và theo định hướng nhằm đạt được kết quả như đã định. Thông thường các trường đều có những phương pháp riêng để đánh giá về mức độ ảnh hưởng của công nghệ tới hiệu quả dạy và học cả trong trường hợp chúng được sử dụng đúng và sử dụng mục đich. (Nếu không đạt được hiệu quả như mong muốn thì đó là do công nghệ hay do HS tiếp xúc và sử dụng công nghệ còn ít). Tại những nơi công nghệ được sử dụng như một công cụ hỗ trợ phương pháp giảng dạy đạt tiêu chuẩn về cách tư duy phức tạp và giải quyết vấn đề, cùng với các phương pháp phù hợp để đánh giá sự tiến bộ của HS, thì hiệu quả thu được mới thực sự gây ấn tượng. Khi đó, người ta sẽ không còn đặt câu hỏi về việc công nghệ có thực sự làm thay đổi quy trình dạy và học hay không, mà thay vào đó sẽ là các thay đổi sẽ diễn ra như thế nào và trong trường hợp nào? Một số nghiên cứu điển hình đã cho rằng cần phải tập trung xây dựng các chính sách phát triển lớn để đạt được 9 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai hiệu quả trong GD hơn là mất nhiều thời gian cho việc quyết định đầu tư về trang thiết bị. Vậy việc học “từ” máy vi tính khác với việc học “bằng” máy vi tính như thế nào? Sử dụng công nghệ theo kiểu nào và chúng sẽ ảnh hưởng đến việc giảng dạy của GV và học tập của HS như thế nào? Phần lớn các nghiên cứu hiện tại về ứng dụng công nghệ máy vi tính vào chương trình giảng dạy của khối phổ thông đều đưa đến một thông điệp : công nghệ chỉ là phương tiện chứ không phải là kết quả, chỉ là một công cụ hỗ trợ đạt được mục tiêu học tập chứ bản thân nó không phải là mục tiêu. Tuy thế vẫn có nhiều trường học và vùng miền thực hiện đầu tư về trang thiết bị trước cả khi xây dựng những kế hoạch rõ ràng về sử dụng công nghệ hỗ trợ giảng dạy. Một vấn đề chính trong việc thực thi kế hoạch sử dụng công nghệ là xác định rõ mục đích của nó, HS sẽ được học “từ” máy vi tính hay “bằng” máy vi tính? Nói theo cách khác, máy vi tính có nhất thiết phải thực hiện vai trò giảng dạy, nhằm tăng thêm tri thức và các kĩ năng sử dụng? Hay chính công nghệ sẽ là một phương tiện giúp HS phát triển các khả năng như tư duy trình độ cao, năng lực sáng tạo và kĩ năng nghiên cứu? Máy vi tính đóng vai trò giảng dạy : Những cách sử dụng máy vi tính thông thường để xây dựng các kĩ năng cơ bản bao gồm phương pháp giảng dạy sử dụng máy vi tính và được hỗ trợ bởi máy vi tính, sử dụng các phần mềm rèn luyện và thực hành, các hướng dẫn chung về máy vi tính. Kết quả của một nghiên cứu nổi tiếng đã cho rằng việc hoàn toàn sử dụng máy vi tính trong rèn luyện và thực hành môn Toán có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập. Tuy nhiên 2 nghiên cứu quy mô lớn keo dài xuyên suốt những năm 1990 cùng với những thành tựu đạt được từ một vài phép phân tích cao cấp trong khoảng thời gian từ năm 1895 đến 2000 lại cho thấy việc sử dụng phần mềm công nghệ vào rèn luyện và thực hành đem lại cho HS những tiến bộ vượt bậc. Và kết quả đó đã ủng hộ việc sử dụng máy vi tính hỗ trợ giảng dạy từ cấp trước tiểu học cho tới cấp GD cao hơn. Một vài nghiên cứu còn tranh luận rằng việc đào tạo các kĩ năng về sử dụng CNTT còn mang lại hiệu quả về kinh tế, bởi nó chỉ đòi hỏi đào 10 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai tạo GV ở mức tối thiểu và thường vẫn có thể được thực hiện ở các công nghệ ở mức độ thấp. Máy vi tính là các công cụ giúp giải quyết vấn đề, phát triển về mặt nhận thức và tư duy : Tuy nhiên chỉ là thiển cận nếu chỉ sử dụng máy vi tính như là trợ giúp nâng cao các kĩ năng cơ bản. Sức mạnh của công nghệ được thể hiện rõ ràng nhất khi cả HS và GV có thể tận dụng được các chức năng tinh vi và đa dạng của nó để hỗ trợ tư duy nâng cao và khái niệm hoá. Ví dụ như các ứng dụng đa dạng có thể thể hiện các chức năng thực tiễn của các khái niệm toán học, hoặc cung cấp các công cụ phục vụ nghiên cứu, phân tích dữ liệu và viết báo cáo. Việc khai thác sử dụng công nghệ theo các cách này được minh hoạ sâu sắc và rõ nét nhất thông qua hình thức tổ chức lớp học trong quá trình thực hiện các dự án – đó là khi các nhóm HS phải tiếp xúc với thực tiễn, các vấn đề phức tạp như ảnh hưởng của mưa axit đối với nguồn nước hay tham gia bảo vệ các loài vật bị đe doạ ở các khu vực. Trong quá trình này, HS phải học và áp dụng đa dạng các nguyên tắc, kiến thức thuộc nhiều môn học khác nhau từ toán học, văn học cho tới các nghiên cứu xã hội, khoa học và nghệ thuật. Các nhóm thực hiện dự án phải biết sử dụng thư điện tử và internet để liên tục cập nhật các tri thức cần thiết, các bảng tính, các bảng biểu, bản đồ và các dụng cụ vẽ biểu đồ để tổ chức, phân tích dữ liệu và vạch ra phương hướng giải quyết, PowerPoint và máy quay phim để tạo ra dữ liệu phục vụ bài thuyết trình – Và chính các đề án đó sẽ tạo điều kiện cho HS thực hành các kĩ năng giao tiếp và tiếp thu ý kiến từ các bạn trong nhóm. Đánh giá sự tiến bộ về khả năng tư duy và giải quyết vấn đề từ các cách tiếp cận như vậy cũng đặt ra nhiều thách thức. Mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa đem lại kết quả cuốc cùng, song một vài nghiên cứu dài hạn – trong đó một số được thiết kế đặc biệt, đánh giá dựa trên quá trình thực hiện – đã cho thấy rằng dưới môi trường phù hợp, đối với các HS hàng ngày sử dụng các công cụ kĩ thuật tinh vi thì có thể thấy sự phát triển rõ rệt trong kĩ năng làm việc. Hơn thế nữa, những tiến bộ đó không hề gây ảnh hưởng xấu tới các kĩ năng cơ bản. Đồng 11 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai thời các báo cáo nghiên cứu cho thấy HS ngày càng có nhiều động lực thúc đẩy học tập, cũng như ngày càng đi học đầy đủ hơn, ít trường hợp bỏ học nửa chừng hơn. 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ảnh hưởng của công nghệ đối với lớp học, trường học và khu vực : Nếu được sử dụng đúng cách, công nghệ có thể có tầm ảnh hưởng làm biến đổi hệ thống GD bởi nó có xu hướng đánh giá lại vai trò của GV và HS và sự tín nhiệm đối với PPDH cũ. Mỗi GV trở thành người hướng dẫn và cộng tác viên (với HS và các GV khác) không còn đơn thuần là người truyền đạt kiến thức. Và HS dựa trên các đề án sẽ tự học, tự tìm hiểu, phải tự quản lí và có trách nhiệm đối với chất lượng học tập của mình. Như vậy HS sẽ tự xây dựng nên vốn tri thức của mình chứ không chỉ đơn thuần chỉ nghe và tiếp nhận. Những thay đổi cũng chính là mục tiêu mà cải cách GD hướng tới, trong đó nhằm chuyển đổi PP học tập truyền thống và mở rộng không gian học tập ra ngoài phạm vi lớp học. Cấp đơn vị trường học : Kiến thức và trình độ của GV là yếu tố then chốt để đạt được thành công, vì vậy công tác đào tạo GV sẽ chiếm phần lớn trong ngân sách phát triển công nghệ (theo quy tắc 30/70). Trong công tác đào tạo GV, người ta đã nhận thấy một mô hình đạt hiệu quả cao đó là tạo lớp học mẫu trong đó GV sẽ trực tiếp tiếp thu sáng kiến và PPDH mới của những đồng nghiệp có kĩ năng tốt về công nghệ và thường xuyên áp dụng công nghệ vào bài giảng. BGH trường THPT Phú Ngọc thiết kế 2 phòng nghe nhìn, 1 phòng vi tính nối mạng internet, luôn động viên khuyến khích GV ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH. Trong năm học các năm học từ 2007 đến nay có 100% các tổ đều có GV sử dụng phòng nghe nhìn để giảng dạy bằng GAĐT. 8. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 phần : -Phần I : Nêu thực trạng của vấn đề. -Phần II : Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính. 12 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai -Phần III : Kết quả và kinh nghiệm đạt được từ SKKN. -Phần IV : Khả năng ứng dụng và triển khai SKKN. NỘI DUNG Phần I . Nêu thực trạng của vấn đề 1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN 1.1. Tình hình giảng dạy môn LS ở đơn vị Trong hè 2006, 2007, 2008 GVLS được bồi dưỡng chuyên đề thay sách cải cách môn LS lớp 10, 11 và 12. Trong tổ có 5 GV dạy LS, tôi được phân công dạy sử lớp 12 và lớp 10. Trong tổ bộ môn thường xuyên dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nhất là các thông tin liên quan đến giảng dạy và kinh nghiệm giảng dạy các tiết dạy học bằng công nghệ thông tin. 1.2. Tình hình trường, lớp, học sinh Chất lượng học tập của HS tương đối đồng đều ở các bộ môn. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi tình trạng thiên về khối A,B. Và địa bàn học tập là vùng sâu xa nên điều kiện tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin của HS còn hạn chế. Đơn vị được Sở GD&ĐT Đồng Nai trang bị đầy đủ các TBDH và phương tiện nghe nhìn có đầy đủ cán bộ chuyên trách sẵn sàng giúp đỡ GV trong các tiết giảng dạy khi cần sử dụng dụng cụ trực quan dạy học. 1.3. Ưu điểm khi thực hiện đề tài SKKN GV có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, sự kiện LS từ các nguồn phim ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách báo mà không phải mang theo đồ dùng DH cồng kềnh khi lên lớp. Các tư liệu LS được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học được các đài truyền hình trong cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, GV có thể tìm từ trên mạng internet để phục vụ minh họa cho bài giảng sinh động hơn. GV có thể trình chiếu các sơ đồ, bài tập nhóm, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi kiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để HS tiện theo dõi. Việc sơ 13 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai đồ hóa, hệ thống hóa toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từng chương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi giảng dạy. Khi soạn một GAĐT, GV có thể lưu lại để giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau. GV có thể bổ sung hoặc sửa đổi giáo án sau phần rút kinh nghiệm ở các tiết dạy tiếp theo hoặc những năm học sau. 2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN GV phải thực sự yêu thích ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH, cần có thời gian và kinh phí để thực hiện. Sự chuẩn bị trước lúc đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vì cần có sự đầu tư nhiều công sức của GV, nhưng bù lại tiết học sẽ thuận lợi hơn, giờ học sẽ trở nên sôi nổi hơn, hiệu quả hơn. HS sẽ thực sự chủ động quá trình DH, GV có thể hoàn thành vai trò hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức bền vững hơn. Phần II . Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính “Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử” 1. Vài nét về áp dụng công nghệ trong dạy học Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CNTT&Truyền thông (ICT) thay vì CNTT (IT). Một máy tính nối mạng không chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi email mà nó là kênh kết nối chúng ta với cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri thức nhân loại, có thể làm quen giao tiếp với nhau hoặc tham gia những tổ chức ở cách xa nửa vòng trái đất. Mạng máy tính toàn cầu thực sự đã tạo ra một thế giới mới, trong đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: thương mại điện tử (ecommerce), giáo dục điện tử (elearning), trò chơi trực tuyến (game online), các diễn đàn (forum), các mạng xã hội (social network), các công dân điện tử (blogger),... Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia sẻ với nhau các tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc, trong đời sống thường ngày . Ví dụ mọi người có thể chia sẻ cho nhau các đoạn 14 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai phim hoặc các bài hát, có thể chia sẽ các bài viết về những kiến thức khoa học, xã hội,những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề nào đó v.v... Trong lĩnh vực giáo dục, các bậc phụ huynh trên cả nước có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc con cái;các giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu ảnh, phim, các bài giảng và giáo án với nhau, để xây dựng một " kho tài nguyên " khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người. Học sinh cũng có thể thông qua các mạng xã hội để trao đổi những kiến thức về học tập và thi cử. a. Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính), và e-learning (học dựa vào máy tính). Trong đó: - CBT là hình thức GV sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến HS, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy. - E-learning là hình thức HS sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà GV đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của GV, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với GV thông mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học. Như vậy, có thể thấy CBT và e-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất: + Một bên là hình thức hỗ trợ cho GV, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ ( CBT ) + Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi người dạy chỉ là người hỗ trợ ( E-learning ) b. Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy Từ nhiều năm nay, trong các nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector),... Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,...) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video...). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được 15 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và HS có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn. Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của GV (đối tượng sử dụng là GV, không phải là HS). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy-trò, chứ không phải giao tiếp máy-người. Mặt khác, vì GV là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của HS và phương pháp giảng dạy của GV. Việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của GV. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại. Để soạn các bài giảng điện tử, hiện nay GV được khuyến khích học và sử dụng các phần mềm: Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm bài giảng điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp. Phần mềm Violet: Dùng cho GV có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những chức năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác. Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flash đòi trình độ người sử dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều. Thông thường không dùng Flash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ dùng để tạo ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh. Ngoài ra, trong quá trình soạn bài, GV sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet. Trang web của Trung tâm hỗ trợ GV (http://giaovien.net) là nơi cung cấp nhiều công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho GV trong quá trình soạn các bài giảng điện tử có chất lượng cao. c. Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến Internet chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực và luôn được cập nhật 16 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai từng ngày, từng giờ. Vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo viên là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet để làm tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy: + Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến - Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn thư khổng lồ, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên thế giới đóng góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày v.v... - Youtube.com, là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt Nam cũng có trang chia sẻ video riêng ở địa chỉ Clip.vn - Thư viện tư liệu giáo dục ( http://tulieu.violet.vn ) là trang web chia sẻ các tư liệu phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam. - Thư viện bài giảng điện tử ( http://baigiang.violet.vn ): Đây là trang web cho phép GV chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài giảng và giáo án của rất nhiều GV khác trên cả nước. - Thư viện giáo trình điện tử ( http://ebook.edu.net.vn.) là trang web tập hợp các giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các trường Đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa HN, ĐH Sư phạm HN, Đại học Cần Thơ ... Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở, không những giúp GV có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà còn cho phép GV có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu hướng tất yếu của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là: Hoàn toàn miễn phí; Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng; Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. + Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo, Monava... ( http://google.com.vn, http://yahoo.com.vn, http://baamboo.com , http://monava.com ) 17 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai 2. Khai thác, sử dụng internet vào bài giảng lịch sử Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi khám phá. Việc học và chơi ngày càng gắn với máy vi tính, Internet là một trong những nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ DH một cách có hiệu quả nhất. Một số nước tiên tiến trên thế giới đã coi việc sử dụng internet như là một trong các biện pháp hỗ trợ DH trong đó có môn LS. Một số SGK đã chỉ ra những địa chỉ trang Web cho HS tham khảo, sử dụng hỗ trợ cho việc DH của GV và học tập của HS. Hiện nay một số HS có anh chị đang học đại học hoặc gia đình có cha mẹ, anh chị là công chức đã có kết nối riêng internet tại nhà để sử dụng trong học tập và công tác. Hện nay, Bộ GD – ĐT đã phổ biến khá nhiều trang web có thể sử dụng hỗ trợ dạy học một cách có hiệu quả nếu biết khai thác và sử dụng một cách hợp lí. GV có thể giới thiệu một số thông tin có liên quan vào tiết học trong những thời điểm thích hợp, hoặc có thể đưa vào chủ đề ngoại khoá hay GV hướng dẫn cho HS truy cập, tìm kiếm hình ảnh dữ liệu thông tin có liên quan đến bài học giao cho các tổ thảo luận trình bày trước lớp để các em vừa tập cách nghiên cứu khoa học vừa tăng thêm niềm say mê học LS. Để tìm GAĐT, hay phần mềm dạy học vào http://www.google.com.vn gỏ vào mục tìm kiếm “giáo án điện tử” chẳng hạn, ta thu được rất nhiều thông tin về GAĐT, có thể chọn lọc trong số nầy một số GAĐT môn LS có liên quan đến từng bài học sau đó GV tự thiết kế xây dựng bài giảng GAĐT theo nghệ thuật sư phạm và phong cách riêng của mình. Đặc biệt trên trang http://baigiang.bachkim.com.vn là trang web của GD, các trang nầy giới thiệu rất nhiều GAĐT các môn học THPT trong đó có môn LS và phần mềm tạo bài giảng VIOLET, các tư liệu như hình ảnh, phim tài liệu có liên quan đến tất cả các bài học LS. Để khai thác, sử dụng internet vào môn LS có hiệu quả, trong khi lập kế hoạch năm học của GV bộ môn LS cần : 18 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai -Nghiên cứu nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức môn LS của lớp mình đang giảng dạy để lập kế hoạch tìm kiếm, thu thập những thông tin hỗ trợ một số chủ đề LS trên một số trang web (ngoài các sách tham khảo thông thường khác). -Cung cấp cho HS một số trang web có liên quan với một số chủ đề LS và hướng dẫn HS cách thức tra cứu, tìm kiếm, lựa chọn thông tin. GV và HS có thể khai thác, tìm tư liệu ở một số trang web như : http://www.moet.gov,vn ; http://www.edu.net.vn ; http://edu.net.vn/ ; http://el.edu.net,vn ; http://www.google.com.vn ; http://vi.wikipedia.org ; http://www.vnschool.net ; http://www.echip.com.vn http://lichsu.vn -Đưa một số chủ đề ngoại khoá LS cho HS lựa chọn, GV có thể tổ chức cuộc thi nhỏ trong lớp hay khối lớp nhằm khuyến khích HS trong việc khai thác internet. Trong khi lập kế hoạch DH từng tiết (bài soạn) GV cần : Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định rõ : -Nội dung nào cần có kiến thức, thông tin hay hình ảnh hỗ trợ? ; -Nội dung nào cần gợi vấn đề, cần tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú học tập ở HS? -Nội dung nào cần trò chơi giúp củng cố kiểm tra nhanh kiến thức bài học? Các thông tin đó có thể lấy ra từ đâu? Khai thác trên internet như thế nào? Xác định, chọn lựa thông tin, tính chính xác của thông tin. Cần chọn lựa các thông tin có liên quan đến nội dung bài học ở những trang web có uy tín chuyên môn và những trang dành riêng cho LS. Không phải tất cả các nguồn thông tin trên mạng internet đều chính xác. Trong các bài báo lấy từ internet cần ghi rõ ngày tải xuống cùng với địa chỉ của trang web đó. 19 Trường THPT PHÚ NGỌC Lương Tuyết Mai Tìm biện pháp, cách thức chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS giải quyết vấn đề. GV cần hướng dẫn cho HS cách khai thác, sử dụng internet ở gia đình hoặc dịch vụ, gửi bài viết cho GV qua hộp thư điện tử Cách tạo email : www.gmail.com, khi tạo email mới thì GV gỏ vào phần đăng ký họ tên của mình kiểu chữ thường và tạo mật khẩu, khi cần truy cập thông tin trên các website thì GV và HS chì cần gỏ vào phần đăng ký họ tên kiểu chữ thường và gỏ vào phần mật khẩu đã tạo sẵn là có thể bắt đầu làm việc với website và tải những thông tin cần thiết về để sử dụng. GV có thể tải về những hình ảnh đầy đủ màu sắc, chân thực (kênh hình trong SGK LS không có màu). Một số website sau đây có thể tìm thấy hình ảnh trong SGK LS : - http://www.cinet.vnn.vn (website của Bộ VHTT về LS, đất nước, con người Việt Nam) - http://www.menagerie.net/lyceum (LS văn hoá thế giới cổ đại) - http://www.academic.marist.edu/history/hiseuro.htm (Lịch sử Châu Âu) - http://www.fordham.edu/halsall/sbook.html (Lịch sử thế giới trung đại) - http://www.cinet.vnnew.com/lichsu/indexvn.htm (LS VN từ thời cổ đại đến 1975) - http://saigon.vnn.vn/lichsu (Giới thiệu về đất nước, con người và truyền thống VN) - http://vnthuquan.net (có phần hình ảnh nhân vật LS) - http://media.vdc.com.vn/top/hochiminh/hcm/index/html (Hồ Chí Minh Toàn Tập) - http://baigiang.bachkim.vn (Thư viện bài giảng điện tử) - http://vnschool.net/lesson (Thư viện bài giảng điện tử) - http://dut.udn.vn:8080 (Thư viện bài giảng điện tử) - http://aso.edu.au (Thư viện bài giảng điện tử) - http://thuvienkhoahoc.com (Thư viện bài giảng điện tử) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan