Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Skkn anh 2015 gvdg

.DOC
12
280
73

Mô tả:

sáng kiến đạt giải A cấp tỉnh
“Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn vấn đề: Môn Lịch sử hiện nay rất nhiều phụ huynh và học sinh cho là môn học phụ, không hứng thú học tập. Là giáo viên dạy Lịch sử ở trường THCS, tôi mạnh dạn sử dụng một trong những phương pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời tạo được mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa giáo viên và học sinh, góp phần làm cho học sinh có lòng say mê yêu thích môn Lịch sử đó là phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử. Bản thân tôi là một giáo viên tâm huyết giảng dạy nhiều năm môn Lịch sử ở trường THCS Thượng Giáo, tôi đã sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời tạo được mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa giáo viên và học sinh, góp phần làm cho học sinh có lòng say mê yêu thích, gắn bó với môn lịch sử hơn. Qua thực tiễn kinh nghiệm 11 năm giảng dạy và tích tũy chuyên môn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học tích cực, tôi nhận thấy học sinh lớp 6 tiếp cận với phương pháp học cấp THCS rất khó khăn. Học sinh nhận thức môn Lịch sử rất trìu tượng, để tiếp cận với Lịch sử thế giới thì học sinh càng lĩnh hội khó khăn hơn, bởi Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ nên học sinh khó hình dung. Vì vậy tôi mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” để áp dụng vào việc giảng dạy môn Lịch sử, làm cho học sinh hứng thú và yêu thích môn học hơn. 2. Mục đích nghiên cứu: Tôi là giáo viên dạy môn Lịch sử, với một mong muốn là tất cả học sinh trong trường đều yêu thích, ham học môn lịch sử để chất lượng được nâng cao, tầm hiểu biết và nhận thức xã hội cũng dần nâng lên. Mục đích sao cho các em biết yêu quý, trân trọng, ngưỡng mộ, biết bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, nước ta nói riêng và lịch sử thế giới nói chung. 3. Phạm vi, đối tượng, thời gian nghiên cứu a. Phạm vi nghiên cứu: trong chương trình sách giáo khoa THCS hiện hành b. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THCS Thượng Giáo, Ba Bể c. Thời gian áp dụng: Đã thực hiện trong năm học: 2013-2014; 2014-2015 4. Tính mới của đề tài: Tôi chia sẻ một số kinh nghiệm này dựa trên thực tế giảng dạy học sinh ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; qua học tập rút kinh nghiệm, tích lũy chuyên môn… có chọn lọc để thực hiện vấn đề này. II. TỔNG QUAN NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN VỀ VẤN ĐỀ 1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ: Trường THCS Thượng Giáo là trường trực thuộc xã Thượng Giáo- xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Nhà trường có bề dày thành tích nên đã nhận được sự tin tưởng và 1 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” tín nhiệm từ phía học sinh và phụ huynh. Số lượng học sinh từ các xã khác đến học tương đối đông. Đó cũng là động lực khích lệ cho lòng nhiệt tình của giáo viên, từ đó mỗi giáo viên phát huy hết khả năng để truyền thụ kiến thức cho các em trong nhà trường sao cho đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. - Trong quá trình công tác, bản thân tôi tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, cố gắng học tập và học hỏi đồng nghiệp, học trên các phương tiện thông tin đại chúng, tích lũy chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để tay nghề ngày càng tiến bộ hơn. Tôi đã sử dụng phương pháp kể chuyện để gây được sự chú ý nghe giảng của học sinh, đã có nhiều học sinh từ không thích học môn Lịch sử nay đã yêu thích hơn, ham khám phá tìm kiếm tư liệu lịch sử và quý mến cô nhiều hơn. - Căn cứ vào các đợt học tập chuyên môn trên cơ sở tinh thần quán triệt chỉ đạo chuyên môn của Sở Giáo Dục và Đào tạo Bắc Kạn, Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Bể hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử THCS của Bộ Giáo Dục và đào tạo. - Căn cứ vào thực tế công tác giảng dạy của trường THCS Thượng Giáo, căn cứ thực tế dạy học của bản thân, tôi đã chọn phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6 để chia sẻ. 2. Nguồn gốc thực hiện: Trong thực tế cuộc sống, ai cũng phải trải qua quá trình học tập, tự học tập để dần hoàn thiện chính mình. Ngay từ thuở ấu thơ tôi đã được bà và mẹ kể cho nghe những câu chuyện như: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Bà Trưng, Bà Triệu… Chính vì lẽ đó tôi rất yêu lịch sử, yêu nghề dạy học và mong muốn truyền đạt cho học sinh hiểu về lịch sử nước nhà và xa hơn nữa là lịch sử thế giới Với việc nghiên cứu này, tôi mong muốn sẽ tiến hành những giờ dạy- học lịch sử đạt hiệu quả hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của bài học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong nhà trường. III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Nội dung: - Kể chuyện - Phân tích - Đóng vai - xem video, clip - Nghe loa đài 2. Biện pháp tổ chức thực hiện : + Có thể nói kể chuyện lịch sử là phương pháp thông dụng trong dạy học lịch sử. Học sinh càng nhỏ thì càng ham thích nghe kể chuyện. + Kể chuyện lịch sử cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh mà sách giáo khoa không thể cung cấp hết. Câu chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử có nội dung liên quan đến bài học, có khi lµ nh÷ng t×nh tiÕt liªn quan ®Õn c¸c nh©n vËt lÞch sö, gi¶i thÝch cho mét ®Þa danh, kh¸i niÖm, thuËt ng÷ trong bµi häc. + KÓ chuyÖn lÞch sö cã t¸c dông gi¸o dôc t tëng, t×nh c¶m, ®¹o ®øc cho học sinh, dễ liên hệ và rút ra bài học thực tế cho hiện tại, hướng tới tương lai tốt đẹp + KÓ chuyÖn cßn gióp kh¶ n¨ng t duy nhiÒu mÆt nh ãc tëng tîng, kh¶ n¨ng tãm t¾t chuyÖn, nhí c¸c t×nh tiÕt. 2 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” + Lôi cuốn học sinh tham gia tích cực trong giờ giảng, phát huy tối đa sự nhận thức, tư duy của học sinh. 3. Biện pháp thực hiện: Tôi thiết nghĩ: Việc kể chuyện trong tiết dạy Lịch sử đối với một giáo viên giảng dạy Lịch sử là điều không khó, nhưng việc nâng nó lên thành một kỹ năng, nghệ thuật thì không phải dễ. Hơn nữa giáo viên phải gây được sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học lại là một vấn đề không hề đơn giản trong quá trình giảng dạy lịch sử. Thực tế cho thấy rằng một câu chuyện có nội dung như nhau nhưng có người kể thì lại khô khan, cứng nhắc khó hiểu nên khó để lại ấn tượng trong bài học .Cũng chuyện đó, nhưng giáo viên khác kể thì trở nên sống động, cuốn hút học sinh. Những câu chuyện lịch sử phải sát với nội dung bài học. Mỗi bài học trong sách tuỳ theo nội dung cụ thể có những câu chuyện gắn với nó. Khi giáo viên chọn câu chuyện thì phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu của bài học, nội dung kể chuyện đó phải có chủ đề, có giá trị về mặt tư tưởng, nghệ thuật và thẩm mĩ tích cực ... Câu chuyện kể phải phù hợp với tâm lí, trình độ học sinh lớp 6. Các câu chuyện lịch sử thường có tính cơ động nhiều so với nội dung các câu chuyện thuộc các lĩnh vực khác. Câu chuyện đó dài hay ngắn, chọn tình tiết này hay bỏ tình tiết kia đều phụ thuộc cả vào đối tượng học sinh và phản ảnh đúng nội dung bài học đó. 4. Ứng dụng cụ thể: Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy Lịch sử THCS, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm: “ Sử dụng một số phương pháp tạo hứng thúnhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử ở trường THCS” để chia sẻ cùng đồng nghiệp a, Giáo viên dạy bài 3 “ Xã hội nguyên thủy” Học sinh rất hiếu kì và tò mò xem ngày xưa người nguyên thủy sống như thế nào? Vì vậy giáo viên cần làm chủ kiến thức và khai thác hết thông tin SGK sau đó lồng ghép kể chuyện (3phút) vào bài - Khi dạy mục 1“ Con người đã xuất hiện như thế nào?” giáo viên truyền tải thông tin trong sách và cho học sinh quan sát hình chiếu hoặc hình 3: cuộc sống của người nguyên thủy sau đó kể chuyện về sự xuất hiện loài người: Tuy chưa loại hết dấu tích của loài vươn trên cơ thể, song người tối cổ đã là người. Họ sống lang thang trong các khu rừng rậm rạp nhiệt đới, ngủ trong hang động mái đá hoặc dựng lều bằng cỏ cây, lợp cỏ khô và lá khô. Do trình độ thấp kém, công cụ lao động thô sơ, lại sống trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, người nguyên thủy không thể sống lẻ loi mà biết tập hợp lại với nhau, quây quần theo quan hệ ruột thịt, cùng dòng máu, biết bảo vệ nhau( đoàn kết). Tổ chức đó gọi là “bầy người nguyên thủy”. Họ cùng lao động, cùng kiếm thức ăn và cùng chống thú dữ để tự vệ. Giáo viên hỏi học sinh: Vậy các em có biết họ tìm ra lửa bằng cách nào không? Nhiều học sinh sẽ cho rằng: họ biết tạo ra lửa bằng cách ghè mạnh hai hòn đá vào nhau sẽ tạo ra lửa. Nhưng nghe rất khô khan và bình dị 3 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” Giáo viên tán thành và lôi cuốn học sinh bằng cách kể với chất giọng truyền cảm nhất như: “Ngày xưa, cuộc sống nay đây mai đó đi tìm kiếm thức ăn đòi hỏi bầy người nguyên thủy phải kéo nhau đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác, bỗng một hôm họ giật mình thấy dưới chân có chấn động mạnh, họ quan sát xung quanh và nhìn xa dần thấy ở đâu đó rất xa có cháy lên đốt cháy cả một vùng trời, sợ quá họ bèn hò nhau chốn vào hang. Nhưng họ đâu biết rằng đó là do trời nắng nóng quá dẫn đến cháy rừng. Khi bình tĩnh lại, họ ra xem thì không thấy đám cháy to đỏ kia nữa nên họ tiến về phía trước xem có sự kiện gì xảy ra… càng tiến lại gần họ càng thấy nóng và mũi họ ngửi thấy nhiều mùi khác lạ, khét, thơm, béo ngậy… Người thủ lĩnh cúi xuống bới lớp tro tàn ra thì thấy có con thú rừng bị thui cháy, thủ lĩnh đánh liều thử lấy cây khều một miếng thịt thú cháy mang vào miệng ăn thấy rất ngon, mùi thơm kì lạ, ăn miếng thứ hai thấy béo ngậy, ăn miếng thứ ba thấy người khỏe khoắn… vậy là thủ lĩnh ra hiệu cho mọi người cùng ăn và cùng tìm bới thú rừng bị thui cháy mang vào hang gần đó ăn dần. Họ nhìn xung quanh đâu đó vẫn lác đác đám cháy nhỏ, họ nghĩ ngay đến việc ăn chín từ đó và uống nước gần đó cũng nóng ấm hơn. Họ mang lửa cháy về hang và phân công phụ nữ ở nhà trông ngọn lửa. Một hôm vì sơ xuất nên nhóm phụ nữ ra ngoài hái rau, lũ trẻ ở nhà nghịch nhau đã làm tắt lửa, khi quay vào hang thấy lửa tắt nên người mẹ vô cùng tức tối vì không biết những người đàn ông đi săn về sẽ giải thích ra sao đây nên họ đã đánh trẻ, trẻ chạy đi họ liền lấy đá ném con, vô tình những hòn đá nhỏ đập vào vách đá tóe ra lửa thế là họ liền lấy hai hòn đá ghè vào nhau tạo ra lửa. Từ đó họ không phải ngồi trông lửa nữa”. Như vậy, tác dụng của việc phát minh ra lửa đã làm thay đổi cuộc sống của họ, lửa giúp họ xua đuổi thú dữ, giúp họ sưởi ấm, tránh tà ma (tín ngưỡng), giúp họ soi đường đi đêm tối: cảnh “ăn sống nuốt tươi”chấm dứt. Họ ý thức được việc ăn chín uống sôi rất cần thiết. - Khi dạy mục 3: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? Giáo viên kể về sự ra đời của đồ Gốm: Gốm là một trong những nghề thủ công xuất hiện sớm nhất trong đời sống xã hội kinh tế của xã hội loài người…“ Một hôm người nguyên thủy đi săn bắn về gặp phải trời mưa nên đường trơn, chân họ bị bám đầy đất bùn. Họ về hang đá ngồi nghỉ ở cửa hang, lấy tay vuốt nhưng bùn đất bám vào chân họ ra và ngồi nặn nghịch thành từng hình thù giống cái bát, cốc rồi đặt ngoài trời. Thời gian nắng nóng trôi qua, một hôm người nguyên thủy săn được rất nhiều thú khiêng về đến hang thì trời đổ cơn mưa, họ ngồi ngoài cửa hang nhìn mưa rơi thì bỗng thấy có nước mưa rơi vào những hình bát, cốc mà trước kia vô tình họ nặn đặt ra phơi nắng đã khô, nay có thể đựng nước được nhưng không bền. Thời gian trôi qua họ nghĩ ra cách tìm loại đất dẻo dai hơn chính là đất sét để nặn làm đồ dùng hàng ngày và làm nóng chúng lên thông qua việc phơi nắng to, sau họ biết nung lò ở giữa trời, về sau mới xuất hiện lò nung kín có chỗ đốt than củi, có giá để đồ gốm và có ống khói. Vậy là đồ gốm ra đời từ đó và ngày càng chuyên môn hóa cao với độ bền, tính năng và kiểu dáng thẩm mĩ hơn. 4 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” b, Khi dạy bài 4“ các quốc gia cổ đại phương Đông” -Mục 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Khi dạy đến phần miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập, tôi cho học sinh tự miêu tả trước, sau đó mới bổ sung và kể cho các em nghe: Những bức phù điêu trên vách đá các hầm mộ miêu tả sinh động các hoạt động, sinh hoạt đời thường của con người. Chu kì lên- xuống của dòng sông Nin cũng là chu kì lao động của người Ai Cập cổ đại. Hàng năm vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 năm sau, khi nước lũ sông Nin rút đi, để lại những lớp phù sa màu mỡ, cũng là lúc bắt đầu mùa gieo hạt. Người ta dùng cày gỗ do cừu kéo làm đất, người tra hạt đi sau, tra vào các lỗ do chân cừu tạo nên hoặc dùng cọc gỗ tạo các lỗ cho một người tra hạt giống. Đến mùa thu hoạch, cư dân dùng liềm cắt lúa cho vào sọt do hai người khiêng đem về đập, xảy hạt lép đi, phơi khô và cất giữ để ăn dần. Sau đó tôi đặt câu hỏi: Tại sao kinh tế trồng lúa nước lại phát triển ở các quốc gia cổ đại phương Đông? Những thuận lợi và khó khăn khi sinh sống và canh tác ở lưu vực các dòng sông? Liên hệ địa phương em? Ví dụ: Trung Quốc là nước láng giềng lớn xuất hiện sớm, với nền văn minh lâu đời, thời cổ đạo có cư dân sống chủ yếu ven các dòng sông lớn như sông Hoàng Hà...; Việt Nam ta cũng vậy: trước kia cư dân chủ yếu sống ven sông Hồng… nhờ lượng phù sa bù đắp quanh năm nên vựa lúa lớn xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.Ở địa phương Ba Bể, chúng ta nhận thấy, cư dân sống ven dòng sông Năng từ lâu đời đã nhận được rất nhiều lượng phù sa màu mỡ, năng xuất nông nghiệp tăng lên… Ngoài ra, các dòng sông còn cho con người thức ăn cá, tôm, … cho khai thác cát… IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua quá trình áp dụng phương pháp kể chuyện trong những năm vừa qua tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả học tập: So sánh kết quả đạt được trong các năm đã thực hiện: + Năm học 2009 – 2010: ít sử dụng phương pháp kể chuyện Khối 6: Đạt 75% trên trung bình, trong đó có 15% khá - giỏi + Năm học 2010 – 2011: Sử dụng phương pháp kể chuyện Khối 6: Đạt 80% trên trung bình, trong đó có 18% khá - giỏi + Năm học 2011 – 2012: Sử dụng rộng rãi phương pháp kể chuyện Khối 6: Đạt 82% trên trung bình, trong đó có 22% khá - giỏi + Năm học 2012 – 2013: Sử dụng rộng rãi phương pháp kể chuyện Khối 6: Đạt 85% trên trung bình, trong đó có 24% khá - giỏi + Năm học 2013 – 2014: Sử dụng rộng rãi phương pháp kể chuyện Khối 6: Đạt 89% trên trung bình, trong đó có 27% khá - giỏi +Kì I: Năm học 2014 – 2015: Sử dụng rộng rãi phương pháp kể chuyện Khối 6 đạt 92% từ trung bình trở lên, trong đó có 29% khá -giỏi 2. Bài học kinh nghiệm: 5 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” Bản thân tôi nhận thấy: Nếu ở bài học nào có sử dụng phương pháp kể chuyện thì bài học đó học sinh rất hứng thú học tập, tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài, nắm chắc nội dung bài học và thu được kết quả cao hơn. - Phải lựa chọn câu chuyện phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học - Có thể giảm những chi tiết không liên quan, chi tiết rườm ra không cần thiết - Không nên lạm dụng quá việc kể chuyện làm loãng không khí học tập, hoặc lãng phí thời gian tiết học - Giáo viên phải tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu tham khảo về lịch sử, c¸c c©u chuyÖn lÞch sö vµ luyÖn ng«n ng÷ kÓ chuyÖn sao cho thËt hÊp dÉn, l«i cuèn häc sinh vµ thùc sù hç trî cho tiÕt d¹y. - Giáo viên kết hợp kể chuyện với việc học sinh quan sát tranh ảnh minh họa - Trong qu¸ tr×nh kÓ chuyÖn gi¸o viªn cã thÓ ®Æt c©u hái liªn hÖ thùc tÕ víi néi dung mang tính giáo dục cho häc sinh dÔ hiÓu và nhớ lâu - Ngôn ngữ kể chuyện lịch sử thể hiện được nội dung và tình cảm của cốt truyện. Ngôn ngữ của giáo viên gây ấn tượng cảm xúc mạnh mẽ đến học sinh. Mặt khác khi kể chuyện lịch sử, ngôn ngữ phải luôn luôn thay đổi nhịp điệu, cử chỉ, giọng kể lúc nhanh, lúc chậm, lúc cao thấp, khi hùng hồn, khi thiết tha. Phối hợp nhịp nhàng giữa lời kể với cử chỉ, ánh mắt, nụ cười… Trên đây là một số giải pháp chủ quan của cá nhân được đúc rút trong quá trình dạy - học, tuy nhiên trong quá trình công tác, do hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp, vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc áp dụng và thực hiện giải pháp này, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp để giải pháp của bản thân được hoàn thiện hơn, áp dụng trong các tiết dạy ngày càng có hiệu quả hơn. 3. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả: Như vậy, với phương pháp kể chuyện này tôi đã chủ động hướng dẫn cho học sinh lôi cuốn, hứng thú trong giờ học lịch sử, sự tích cực của các em đã đem đến một kết quả tốt hơn trong quá trình học tập bộ môn Lịch sử và là động lực cho các em học tốt các môn học khác. Minh chứng thông qua phiếu thăm dò đa số các em được hỏi đều rất thích học với phương pháp kể chuyện lồng ghép trong tiết dạy Lịch sử. Cụ thể kì I năm học 2014 – 2015 Tổng số học Rất thích thích Không thích Vì sao rất thích sinh 6A: 32 98% 2% 0% Hấp dẫn, hay… 6B: 33 97% 3% 0% Hay, nhớ lâu… Tôi đã áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy ở trường THCS Thượng Giáo với các lớp và các khối còn lại, các đối tượng học sinh vùng miền, học sinh khá giỏi yếu kém đều ham và yêu thích phương pháp này. Bên cạnh đó có thể áp dụng cho một số môn học khác như GDCD, … vận dụng sao cho khoa học, hữu ích nhất. 4. Hiệu quả, tác động của kinh nghiệm Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rất may mắn nhận được sự đồng thuận của tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp. Được sự đón nhận cổ 6 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” vũ nhiệt tình từ phía học sinh. Nhiều em học sinh đã chia sẻ: “Với phương pháp kể chuyện lịch sử này, các em rất thích học môn sử và say mê nghiên cứu các tư liệu liên quan đến học lịch sử. Vì học lịch sử rất hấp dẫn, rất hay và để lại nhiều ấn tượng cho các em, nhớ lâu kiến thức các sự kiện hơn, có động lực tốt thúc đẩy nhu cầu học các môn học khác để bổ trợ liên môn cho kiến thức tốt hơn”. Bản thân tôi cũng rất tự hào vì được trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở trường phổ thông, với kết quả giảng dạy đạt được như vậy, tôi rất phấn khởi, vì đó là nguồn cổ vũ thúc đẩy cho sự nhiệt huyết trong công tác giảng dạy ngày càng tiến bộ hơn. V. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Như vậy, việc thực hiện tốt phương pháp kể chuyện trong giờ dạy học lịch sử ở bậc THCS chắc chắn sẽ làm cho học sinh yêu thích bộ môn lịch sử hơn, nhận thức đúng đắn hơn, ham học lịch sử hơn. Từ đó hình thành cho học sinh thói quen tư duy, ghi nhớ sự kiện, nhân vật thông qua việc liên tưởng tới các câu chuyện được kể, khắc sâu hơn nữa nội dung lịch sử nào đó, hay một vấn đề lịch sử mà mục tiêu bài học đặt ra cho thầy và trò cần đạt được Tuy nhiên, trên đây cũng chỉ là những ý kiến, những biện pháp mang tính chủ quan của cá nhân mà tôi đã vận dụng trong các học kì I vừa qua nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của ban giám khảo - Hội đồng xét duyệt và đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn. 2. Đề nghị: Trong những năm qua, công tác thiết bị trường học đã có nhiều thay đổi và đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên những đồ dùng dạy học được trang cấp chưa đủ để phục vụ cho nội dung chương trình sách giáo khoa...chính vì thế phong trào tự làm đồ dùng dạy học là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Việc tự làm sơ đồ dạy học được đề cập đến trong đề tài này mang ý nghĩa thể hiện sự sáng tạo của giáo viên nhằm giải quyết nhu cầu thực tiễn của giáo viên để thực hiện đổi mới phương pháp phù hợp với khả năng sư phạm của mình, với đặc điểm của lớp học, người học và môn học. Đồ dùng dạy học này, do chính giáo viên thiết kế cho phù hợp từng bài dạy giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và hiệu quả. Với việc sơ đồ hóa các kiến thức trong mỗi bài học giáo viên có thể phần nào tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử trong tình hình hiện nay. Thượng Giáo, ngày 10 tháng 04 năm 2015 7 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” Giáo viên: Nông Tuyết Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử trường THCSNhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2009 - Phương pháp dạy học Lịch sử - trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 2005. - Tư liệu Lịch sử 6- Nhà xuất bản giáo dục năm 2002. - Những mẫu chuyện Lịch sử thế giới - Đặng Đức An - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2002. - Thuật ngữ lịch sử - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2002. - Theo từ điển Thiên văn học, NXB Khoa học kĩ thuật, HN,1983) - Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 6 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2010. - Sách hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS – PGS. TS Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (phần Lịch sử thế giới) - Nhà xuất bản giáo dục năm 2008 8 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” PHỤ LỤC Nội dung I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn vấn đề 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phạm vi, đối tượng, thời gian nghiên cứu. 4. Tính mới của đề tài II. TỔNG QUAN NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN VỀ VẤN ĐỀ 1. Tổng quan 2. Thực trạng vấn đề III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.Nội dung 2.Biện pháp tổ chức thực hiện 3. Biện pháp thực hiện 4. Ứng dụng cụ thể IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1.Kết quả 2. Bài học kinh nghiệm 3. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả 4. Hiệu quả, tác động của sáng kiến V.KẾT LUẬN/ ĐỀ NGHỊ 1. Kết quả 2. Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 Trang số 1 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 11 12 12 13 13 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” 14 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THƯỢNG GIÁO ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH TRƯỜNG THCS THƯỢNG GIÁO ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... 10 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” ................................................................................................................... NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CỦA TRƯỜNG THCS THƯỢNG GIÁO, BA BỂ PHIẾU CHẤM ĐIỂM Tác giả: Nông Tuyết Anh Đơn vị công tác: Trường THCS Thượng Giáo, Ba Bể, Bắc Kạn Chức vụ: Giáo viên Tên đề tài: Một số kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” Thành viên chấm điểm:1. ..................................………………………….. 2………………………………………………….. 3………………………………………………….. 11 “Sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 6” Mục I a. b. c. d. II. a. b. Nhận xét đề tài Nội dung Tính mới, tính sáng tạo:…………………….. ………………………………………………. ……………………………………………… Tính khoa học:…………………….. ………………………………………………. Tính thực tiễn:…………………….. …………………………………………………. ………………………………………………. ………………………………………………. Tính hiệu quả:…………………….. ………………………………………………. ……………………………………………… Hình thức Bố cục, nội dung:…………………….. ………………………………………………. Trình bày::…………………….. ………………………………………………. TỔNG CỘNG Điểm Chuẩn Thành viên chấm. 90 đ 20 20 25 25 10 5 5 100 Nhận xét chung:………………………………………………………………………. Xếp loại: ……………………………… 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan