Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở SKKN 2012 GIÚP HS THCS TÍCH CỰC ỨNG DỤNG CNTT- PHƯỢNG HIỀN...

Tài liệu SKKN 2012 GIÚP HS THCS TÍCH CỰC ỨNG DỤNG CNTT- PHƯỢNG HIỀN

.DOC
41
243
124

Mô tả:

ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGÔ MÂY Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: GIÚP HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TÍCH CỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN Nhóm thực hiện: GV-HS Trường THCS Ngô Mây Chù trì đề tài: Cô giáo Huỳnh Thị Phượng Hiền Cộng sự: gồm các em HS THCS Ngô Mây Quy Nhơn tháng /4/ 2012 GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 1 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện MỤC LỤC PHẦN Phần A MỞ ĐẦU NỘI DUNG Trang I- Đặt vấn đề: 4 II- Phương pháp tiến hành: 5 Phần B 7 NỘI DUNG 9 IMục tiêu: Nhiệm vụ của đề tài: 9 II. Mô tả giải pháp: 1- Thuyết minh tính mới: 22 29 1.1. Nội dung giải pháp: 1.2. Điểm mới: 2. Khả năng áp dụng: 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: Phần C 34 KẾT LUẬN Danh mục chữ cái viết tắt Công nghệ thông tin: CNTT Phương pháp dạy học: PPDH Cán bộ - giáo viên: CB – GV Kĩ năng sống: KNS Ban giám hiệu: BGH GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 2 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện Ban chấp hành công đoàn: BCHCĐ Hoạt động: HĐ Xã hội: XH Thành phố: TP Phóng viên: PV ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH THCS TÍCH CỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN A- MỞ ĐẦU: I- Đặt vấn đề: 1. Thực trạng của vấn đề: Tại sao cần phải giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện? - Thế kỷ XXI mở ra với sự phát triển vượt bậc của CNTT. Sự phát triển ấy dường như lôi cuốn tất cả mọi người vào vòng xoáy hấp dẫn của nó. Khó ai có thể khước từ hoàn toàn khi đứng trước sức mạnh kỳ diệu của CNTT, nhất là giới trẻ - đặc biệt là lứa tuổi THCS, lứa tuổi luôn háo hức đón nhận cái mới, luôn khao khát sáng tạo và cũng luôn cháy bỏng niềm đam mê CNTT. Nhưng CNTT không phải lúc nào cũng đem đến cho HS những điều tốt đẹp nếu không biết sử dụng nó một cách khôn ngoan, thích hợp. Thực tế xã hội những năm gần đây cho thấy CNTT như một con dao hai lưỡi. Bao sự việc đau lòng xảy ra đối với một số HS sa đà vào những trò chơi điện tử, những thú vui tiêu khiển, những thông tin, hình ảnh xấu trên mạng … Thực trạng ấy đòi hỏi cả xã hội nói chung và nhà trường nói riêng phải quan tâm đến thiếu nhi – thế hệ tương lai của đất nước bằng những biện pháp hữu hiệu. Việc giúp HS THCS ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện cũng chính là một biện pháp quan trọng. Trường học, thầy cô giáo, đoàn thể, gia đình… cần tạo điều kiện cho HS biết khai thác mặt tích cực của CNTT, biến CNTT thành công cụ đắc lực trong quá trình học tập, rèn luyện. Trong xu thế phát triển toàn cầu của thế giới, cách mạng Việt Nam đòi hỏi ngành giáo dục phải nhanh chóng đổi mới toàn diện nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Rất nhiều nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường như giáo dục đạo đức, pháp luật; tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống cho HS; xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực; đổi mới GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 3 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện PPDH; ứng dụng CNTT; xây dựng Trường Chuẩn quốc gia …Cần tìm cách khắc phục khó khăn, làm tốt nhiệm vụ được giao bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là thực hiện việc giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Hiện nay, xã hội, gia đình, nhà trường ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để HS ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Vẫn còn một bộ phận CB-GV chưa tích cực ứng dụng CNTT nói chung và giúp HS tích cực ứng dụng CNTT nói riêng. Còn hiện tượng một số PHHS chưa thật sự quan tâm đúng mức đến con em, bỏ mặc con em bị ảnh hưởng bởi mặt tiêu cực của CNTT hoặc hoàn toàn làm lơ trước nhu cầu ứng dụng CNTT trong học tập, vui chơi của con em. 2- Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Việc giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện đem lại những lợi ích thiết thực, lâu dài đối với từng gia đình, GV, HS nói riêng và đối với cả đơn vị nhà trường THCS, toàn xã hội nói chung. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Các đối tượng GV- HS của trường THCS Ngô Mây - Đề tài được nghiên cứu ở phương diện thực hành là chủ yếu. II- Phương pháp tiến hành: 1- Cơ sở: 1.1/ Lý luận: - Mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Theo Luật giáo dục) - Phương pháp giáo dục: Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. (theo Luật giáo dục) 1.2/ Thực tiễn: thực tiễn giảng dạy, giáo dục HS trong trường THCS. 2- Các biện pháp tiến hành: - Chủ yếu dựa vào thực tế giảng dạy, giáo dục ở đơn vị để đúc rút kinh nghiệm, kết luận giải pháp: Khảo sát các đối tượng PHHS, HS; thăm dò thực GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 4 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện tiễn giảng dạy, giáo dục ở trường THCS qua việc khảo sát CB quản lý, GV, nhân viên. - Đối sánh với lý luận - Thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá. + Thời gian áp dụng thử nghiệm các giải pháp giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: Từ năm học 2005- 2006 đến nay. B. NỘI DUNG: I- Mục tiêu: Nhiệm vụ của đề tài: - 7 năm qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Ngô Mây đã từng bước đạt được một số kết quả đáng kể về việc giúp HS ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Đề tài này hệ thống lại những hoạt động ấy để đúc kết một số kinh nghiệm và sáng kiến nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động dạy- học của nhà trường ngày càng đi lên. - Trong thực tế, không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về việc giúp HS ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Hiện nay vẫn còn nhiều hoài nghi về việc đó. Đề tài giúp cán bộ quản lý ngành giáo dục nhìn nhận, đánh giá qua thực tiễn giáo dục ở cơ sở. Từ đó có những biện pháp giúp các trường THCS khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động giáo dục. Đồng thời, giúp thầy cô giáo và học sinh THCS có thêm niềm tin, có cơ sở vận dụng, phát triển việc HS ứng dụng CNTT; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy – học của trường THCS. II. Mô tả giải pháp: 1- Thuyết minh tính mới: 1.1/ Nội dung giải pháp: 1.1.1/ Tạo được sự phối hợp đồng bộ trong việc giúp HS tích cực ứng dụng CNTT: GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 5 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện Giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện không thể là việc của riêng ai. Nó phải là việc của rất nhiều người. Sức mạnh tập thể là giải pháp hàng đầu khi muốn gặt hái thành công trong việc ấy. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý: Rất cần sự quan tâm của CB lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương! Trước hết phải nói đến sự quan tâm đầu tư về CSVC, trang thiết bị CNTT. Rõ ràng, những năm gần đây, kế hoạch xây dựng trường lớp, trang bị CNTT được thực hiện đã thổi một luồng gió mới, tạo ra sự thay đổi từ diện mạo trường lớp đến số lượng, chất lượng các hoạt động ứng dụng CNTT ở các trường THCS, kể cả ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo. Nhưng không thể phủ nhận rằng trang thiết bị CNTT vẫn còn quá ít, quá thiếu, ngay như ở địa bàn thành phố chúng ta. Bên cạnh sự quan tâm chưa đầy đủ về CSVC, còn phải kể đến sự quan tâm chưa tốt của CB lãnh đạo, quản lý ở những khía cạnh khác. Chẳng hạn như tầm nhìn, cách điều hành, quản lý … cũng tác động không nhỏ đến hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường. Muốn HS tránh xa những trò chơi, bộ phim, hình ảnh bạo lực, đồi trụy nhưng các cấp các ngành không quản lý được các trang web đen trên mạng, không xử lý được những điểm net vi phạm an ninh trật tự xã hội … Muốn HS đến với những trò chơi lành mạnh, những bộ phim bổ ích nhưng danh mục phim, trò chơi trực tuyến mang tính giáo dục cao lại rất hiếm hoi …Những điều đó gây rất nhiều khó khăn cho việc HS đến với CNTT để học tập, rèn luyện. Hay như những chuyện tế nhị khác: đã từng có chuyện CB lo sợ sử dụng nhiều thì các thiết bị CNTT sẽ mau chóng hư hỏng, xuống cấp hoặc không dám cho HS được động đến các loại máy móc, thiết bị vì sợ chúng nghịch phá…; lại còn có trường không cho gắn máy chiếu cố định vào phòng học vì ngại khó giữ gìn, bảo quản .... Những điều ấy khiến GV, HS rất e ngại khi muốn sử dụng tài sản CNTT của trường. Trái lại, nếu CB lãnh đạo, quản lý có tầm nhìn tiến bộ, giàu tâm huyết, biết cách hoạch định, điều hành khéo léo thì thật sự tạo được những chuyển biến tốt: GV – HS tích cực thực hiện ứng dụng CNTT. Phải có sự thống nhất đồng bộ trong đường lối, chính sách, biện pháp lãnh đạo, quản lý từ trung ương đến địa phương để giúp thanh thiếu nhi HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Trong phạm vi hẹp hơn là nhà trường THCS, CB quản lý nên quyết tâm hành động, có kế hoạch rõ ràng, phù hợp, triển khai nhanh chóng; quan tâm khích lệ, động viên các đối tượng GV, HS trong đơn vị nhằm xây dựng, phát triển phong trào giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Đồng thời, cần làm tốt công tác xã hội hóa, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp xã hội, nhất là PHHS để tạo sự đồng thuận mạnh mẽ. Một vài thành công nhỏ qua thực tế hoạt động ở trường THCS Ngô Mây có thể giúp ta hình dung vai trò của CB quản lý: GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 6 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện Năm học 2009-2010, trong điều kiện khó khăn chưa được trang bị máy chiếu, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ đảng, BGH và BCHCĐ nhà trường đã quyết tâm tổ chức tiết học đầu tiên có ứng dụng CNTT (trình chiếu Powerpoint) do cô giáo Lâm Thị Thu Thúy giảng dạy, mặc dù phải thuê máy chiếu (400.000đ). Thoạt nhìn tưởng như đó là việc không có gì ghê gớm nhưng quả thật nó có tác dụng khơi mở, đánh thức khát khao muốn được ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học. Dần dần nhà trường được trang bị máy chiếu (Năm học 2010-2011, được 1 chiếc; năm học 2011-2012, được 2 chiếc), lãnh đạo nhà trường cho gắn máy chiếu cố định vào phòng học, mua sắm thêm các thiết bị kèm theo nên khá thuận lợi cho việc sử dụng của GV, HS. Đồng thời Tổ chức tập huấn CNTT cho GV. Hơn nữa, bộ phận chuyên môn và công đoàn còn tổ chức phong trào thi đua khuyến khích sử dụng CNTT trong các tiết dạy. Như hoa nở rộ, hàng trăm tiết dạy ứng dụng CNTT đã lôi cuốn cả HS cùng tham gia. Chỉ cần điểm qua bảng đăng kí sử dụng phòng máy chiếu đủ nhận thấy số lượt đăng ký ngày càng đông và đối tượng GV, HS thực hiện cũng đa dạng về chuyên môn, lứa tuổi. Hay như ở mảng hoạt động HS tham dự các kì thi trên mạng Internet thì thầy Hiệu trưởng được mệnh danh là vị Tổng chỉ huy đầy tâm huyết. Từ việc lên kế hoạch tỉ mỉ đến triển khai nhanh chóng, từ việc phân công rõ ràng đến giám sát chặt chẽ, từ việc đôn đốc GV đến nhắc nhở HS,… việc nào thầy cũng chu toàn tận tình. Chả thế mà phong trào HS dự thi các kì thi trên mạng Internet đã đạt được những thành tích tốt đẹp. - Nhân viên: Nhân viên kế toán, thư viện, thiết bị, văn thư, bảo vệ cũng là những người liên quan. Họ có thể đóng góp vào việc giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện như tính toán cân đối ngân sách chi cho hoạt động ứng dụng CNTT…, giới thiệu danh mục sách về CNTT, theo dõi, đề xuất thay thế sửa chữa những thiết bị CNTT phục vụ dạy – học; bảo vệ giữ gìn CSVC, thiết bị CNTT … - Giáo viên: GV là nhân tố quan trọng nhất trong việc giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Hơn ai hết, thầy cô giáo quyết định số lượng, chất lượng hoạt động ứng dụng CNTT của HS. Có nhiều giải pháp để GV vận dụng trong quá trình thực hiện: + Phối hợp với CB quản lý, đoàn thể, đồng nghiệp, PHHS, HS + Xây dựng phong trào HS tích cực ứng dụng CNTT + Tổ chức các hoạt động đa dạng để HS ứng dụng CNTT + Thiết lập mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa GV-HS, HS-HS GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 7 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện + Giám sát, kiểm tra khi HS ứng dụng CNTT: + Dùng nhiều cách thức để giúp HS ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: Giao nhiệm vụ + định hướng, tư vấn về kiến thức bài học, về tư liệu tham khảo, kĩ thuật CNTT…+ giám sát, kiểm tra, chỉnh sửa giúp HS. Trực tiếp làm việc với HS (cá nhân/ nhóm) + Gián tiếp làm việc với HS thông qua phương tiện CNTT (thư điện tử, USB, web, blog …). Khắc phục khó khăn về năng lực CNTT bằng cách học hỏi, chia sẻ thông tin qua mối quan hệ với đồng nghiệp, HS, mạng Internet. - Đoàn, Đội: Hai tổ chức đoàn thể này của lứa tuổi HS THCS đóng vai trò thúc đẩy, khích lệ. Thông qua chương trình hành động của Chi đoàn, Liên đội như tổ chức cho các đoàn viên, chi đội thi đua ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện; cộng điểm thi đua khi đạt kết quả. Ví dụ như Ban thi đua của Liên đội THCS Ngô Mây đã cộng điểm thi đua cho chi đội khi có các thành viên tham gia dự thi Olympic, Violympic … Bên cạnh đó, có thể tổ chức những HĐ ngoại khóa với sự tham gia của HS trong quá trình xây dựng hoạt động Đoàn, Đội ví dụ như biên soạn kịch bản, dàn dựng chương trình: Đố vui để học, Rung chuông vàng, Đấu trường 100, Giao lưu kết nghĩa, Biểu diễn văn nghệ … Khi thực hiện những nhiệm vụ đó, HS ứng dụng CNTT để tạo nên những chương trình hấp dẫn, sinh động. - Phụ huynh HS: Gia đình là tế bào của XH. Theo cố giáo sư – nhà giáo Trần Văn Giàu, gia đình là trường học, cha mẹ là những người thầy đầu tiên cũng là những người thầy suốt đời của con cái. Gia đình đóng vai trò rất mạnh giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Các bậc phụ huynh hỗ trợ nhà trường về vật chất, tinh thần; nhà trường tư vấn, định hướng để họ quan tâm đúng mức đến con em, giúp con em biết ứng dụng CNTT vào những hoạt động có ích. Xin chia sẻ một số giải pháp đối với PHHS. Theo kinh nghiệm của ông Song, ông Quang, ông Hải … (ba của HS Đinh Thanh Sang, Thái Lý Anh Khuê, Trần Nhật Hưng) thì cần phải biến tình thương yêu, sự chăm lo con em thành những biện pháp hành động cụ thể thiết thực, hiệu quả như: + Trang bị những phương tiện CNTT cho con em (tùy theo tình hình kinh tế gia đình). + Hướng dẫn, tư vấn cho con em những phương pháp, nguyên tắc đúng đắn khi truy cập thông tin, sử dụng phần mềm CNTT … + Giám sát, kiểm tra thường xuyên. GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 8 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện + Cho phép con em sử dụng CNTT vào việc vui chơi lành mạnh, kể cả game online. Xin thuật lại một số thông tin từ những cuộc phỏng vấn PHHS trường THCS Ngô Mây do nhóm phóng viên HS thực hiện: Cuộc phỏng vấn thứ nhất đối với ông Quang – giảng viên Toán trường Đại học Quy Nhơn. Ông là ba của HS Thái Lý Anh Khuê, lớp 9A3 –một HS giỏi vừa đạt giải nhì môn Tiếng Anh cấp tỉnh, ngoài ra còn biết chơi cầu lông, đánh đàn, hát, vẽ. PV: Thưa chú Quang, được biết bạn Khuê học giỏi như vậy một phần là nhờ vào sự hỗ trợ của CNTT. Vậy gia đình đã đầu tư, hướng dẫn như thế nào để bạn ấy sử dụng CNTT? Ông Quang: Nhận thấy những công dụng to lớn của CNTT, chú đã trang bị máy vi tính cùng những thiết bị CNTT cần thiết cho Khuê. Nhưng quan trọng hơn cả là phải hướng dẫn con biết chọn lọc thông tin, biết sử dụng những phần mềm, trang web…tiện ích cho học tập. PV: Chú có cho phép Khuê được vui chơi giải trí trên Internet không? Ông Quang: Ồ, có chứ. Người lớn còn rất mê những trò chơi hấp dẫn trên mạng nữa là trẻ con như các cháu. PV: Làm thế nào để chú quản lý được việc chơi của Khuê, để việc chơi ấy không ảnh hưởng nhiều đến học tập? Ông Quang: Tuy rất bận nhưng chú tranh thủ thời gian tư vấn cho Khuê biết tránh xa những trò chơi độc hại, tìm kiếm những trò chơi có tính giáo dục cao. À, chú còn đặt máy tính của Khuê gần bàn làm việc của chú để tiện cho việc giám sát, nhắc nhở. Đồng thời, gia đình thường xuyên khuyên con biết sắp xếp thời gian hợp lý, không quá sa đà vào trò chơi trên máy tính mà phải xen kẽ với những hoạt động vui chơi khác như chơi đàn, thể thao, thăm bạn bè, người thân… Cuộc phỏng vấn thứ hai đối với gia đình ông Hải – một người thợ sửa xe đạp. Ông là ba HS Trần Nhật Hưng, lớp 9A3 – một HS vừa đạt giải HS giỏi môn Vật lý cấp thành phố: PV: Cháu chào chú Hải. Ở lớp, bạn Hưng không chỉ học giỏi môn Vật Lý mà còn là một HS tích cực ứng dụng CNTT vào những hoạt động học tập của lớp, của tổ/ nhóm. Chắc ở nhà chú cũng trợ giúp cho Hưng nên bạn ấy mới giỏi như thế? Ông Hải: Chú suốt ngày lo làm lụng, chẳng biết gì về CNTT nên không trợ giúp được gì cho nó đâu. Chỉ có điều là cả nhà đều bảo ban, khuyên nhủ nó, đặt cho nó một nền tảng chắc chắn về ý thức học tập ngay từ năm lớp 1 đến giờ. GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 9 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện PV: Thưa chú, bạn Hưng cũng được gia đình trang bị cho một bộ máy vi tính phải không? Ông Hải: Cả nhà cố dành dụm mua cho nó cái máy cũ. Nó bảo là cần nối mạng gì đó, chú cũng gắng đáp ứng cho rồi. Sợ nó ham chơi mà xao nhãng việc học nên cả ông bà, ba mẹ cứ phải nhắc nhở hoài. PV: Cảm ơn chú, cháu hiểu rồi. Được gia đình quan tâm dạy bảo kĩ lưỡng thì bạn Hưng đã rèn được ý thức học tập làm nền tảng cho việc học của mình nên không sa đà vào việc chơi điện tử mà biết ứng dụng CNTT để đạt được những kết quả tốt trong học tập, rèn luyện. Cuộc phỏng vấn thứ ba đối với ông Song – một người thợ thủ công. Ông là ba HS Đinh Thanh Sang, lớp 9A6 – một HS vừa đạt giải Ba môn Vật lý cấp tỉnh, ngoài ra Sang còn là tay bóng bàn và tích cực tham gia hoạt động Đội. PV: Cháu chào bác. Chúng cháu rất hâm mộ bạn Sang – con trai bác, không chỉ trong lĩnh vực học tập mà còn cả ở chuyện vui chơi. Tài CNTT của Sang cũng thật đáng nể. Bác có thể chia sẻ với các bậc phụ huynh về vai trò của gia đình trong việc học tập, rèn luyện của con em? Ông Song: Vợ chồng bác rất thương con, mong muốn con phát triển toàn diện. Cho nên, nói thật lòng, hai bác không tiếc gì với nó cả. Dành cho nó tất cả, từ tiền bạc cho đến thời gian, công sức…Biết nó mê CNTT, tuy không dư giả gì nhưng bác sắm ngay bộ vi tính, lại nối mạng luôn để nó tiện sử dụng. PV: Cháu được biết bác quan tâm đến mức đưa đón bạn Sang đến chơi trò chơi trực tuyến ở những quán net. Tại sao bác lại có thể làm được điều đó? Ông Song: Tất cả cũng xuất phát từ tình thương yêu con. Muốn con chăm học thì cũng cần phải nghĩ đến niềm vui con trẻ khi nó được thỏa mãn nhu cầu. Bác nghĩ chơi trò chơi điện tử là một nhu cầu chính đáng; không thể nhốt con mãi trong nhà được. PV: Nhưng thưa bác, môi trường quán net phức tạp, bác không thấy lo lắng sao? Hơn nữa, bác đã đầu tư máy vi tính có nối mạng thì Sang có thể chơi trò chơi ở nhà có phải là yên tâm hơn không? Ông Song: Bác biết chứ, không những môi trường phức tạp với nhiều thành phần xã hội đáng ngại mà còn có nhiều trò chơi, phim ảnh bạo lực, đồi trụy. Chính vì thế, bác phải quản lý Sang thật kỹ lưỡng. Cho con đến quán net nhưng bác luôn tư vấn, giám sát chặt chẽ từ nội dung trò chơi đến thời gian chơi. Hơn nữa bác nghĩ rằng cho con đến quán net còn là sự tiếp xúc với cuộc sống phức tạp đời thường; từ đó có thể hướng dẫn con biết ứng xử khi gặp những va chạm, xích mích. Nếu cứ khư khư giữ mãi con ở môi trường trong lành thì đến khi thả ra, nó dễ hư hỏng bởi hoàn toàn bị bỡ ngỡ …Vả lại, cũng là máy tính nhưng có nhiều chủng loại khác nhau, thường quán net có máy xịn, đường GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 10 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện truyền tốc độ cao nên những trò chơi game online được tải mạnh hơn, người chơi thấy hấp dẫn hơn so với máy ở nhà … Suy ngẫm từ lời chia sẻ của những bậc phụ huynh nói trên, có thể nhìn nhận lại việc yêu cầu HS Nói không với trò chơi điện tử. Rất nhiều người đều “dị ứng” với trò chơi điện tử bởi những tác hại đáng sợ của nó, thậm chí có nhiều người còn sợ luôn cả CNTT nói chung bởi nhiều lý do khác nhau. Nhưng trong thực tế, thật khó cấm con em, HS ứng dụng CNTT và đến với trò chơi điện tử. Nên chăng cần học tập những bậc phụ huynh trên? Nhà nước, các bộ ngành cũng đã bắt đầu quan tâm đến điều đó. Nhất là hiện nay đã xuất hiện game giáo dục. Có thể tham khảo thêm một số thông tin từ báo Thanh niên, số 99 (5951), trang 13, ra ngày Chủ nhật, 8/4/2012 để định hướng giáo dục HS THCS về việc ứng dụng CNTT vào nhu cầu vui chơi: … Vừa qua, tại Hà Nội, game trực tuyến mang tên Chinh phục vũ môn đã chính thức ra mát. Đây là game giáo dục 3D đầu tiên và được Bộ Thông tin – Truyền thông và Bộ GD-ĐT ủng hộ…. … Chị Hương, phụ huynh có con học tại Trường phổ thông dân lập Lomonoxop (Hà Nội) hồ hởi: Việc cấm con chơi game là không thể nên nếu có nhiều loại game lành mạnh, hấp dẫn để các cháu lựa chọn thay vì tìm đến những game bạo lực chính là cách “lấy hoa thơm dập vùi cỏ dại tốt nhất”. …Ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh niên- Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Game online nói riêng cũng như internet nói chung có cả mặt tích cực và tiêu cực, nhưng tích cực là chính, vì vậy khi giải quyết vấn đề này làm sao phải làm sao hạn chế được tiêu cực và phát huy được những tích cực của nó. Lẩn tránh hay cấm đoán là hoàn toàn không nên. … Ông Nguyễn Bá Bình – Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên (ĐH Sư phạm Hà Nội), cũng cho rằng: Xét về mặt tâm lý học, những người hoạt động tập trung trí não thì rất cần có lúc giải trí để giảm căng thẳng. Khẳng định chơi game là một nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên, ông Nguyễn Vinh Hiển – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: … nếu khai thác tốt game giáo dục sẽ góp phần hình thành nhân cách, bổ trợ kiến thức cho HS…Ở Việt Nam, các game giáo dục hay có thể sử dụng như một hoạt động ngoại khóa tại trường. Ở nhà các bậc cha mẹ nên chủ động hướng dẫn con em mình chơi game giáo dục và chơi cùng con. Như vậy có thể kết luận rằng cha mẹ nên giành quyền chủ động giúp con em ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện; thường xuyên phối hợp với nhà trường để giúp con em khai thác một cách tốt nhất mặt tích cực của CNTT. GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 11 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện Đồng thời nhà trường cũng cần có kế hoạch, biện pháp cụ thể để định hướng, tư vấn PHHS trong quá trình phối hợp đó. - Hội Khuyến học: Hội Khuyến học là một tổ chức xã hội được phát triển ngày càng rộng rãi với những hoạt động rất đa dạng nhưng tựu chung là thúc đẩy, khích lệ phong trào học tập của HS, SV. Do đó, giúp HS THCS ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện cũng không nằm ngoài quỹ đạo hoạt động của tổ chức này. Sự phối hợp giữa Hội Khuyến học với nhà trường, với Hội Cha mẹ học sinh, với địa phương phải thực sự là một khối gắn kết và đi vào chiều sâu hiệu quả. Từ việc gây quỹ khuyến học, khuyến tài đến theo dõi tình hình dạy – học, từ việc nắm bắt thông tin đến khen thưởng kịp thời, từ việc hỗ trợ đầu tư vật chất đến khích lệ tinh thần, hội khuyến học các cấp, nhất là Hội khuyến học ở trường; tất cả đều phải có kế hoạch, biện pháp thực hiện gắn liền với yêu cầu giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Chẳng hạn như Hội khuyến học THCS Ngô Mây hỗ trợ nhà trường một chiếc laptop cũng là một việc làm thiết thực, hay như việc hỗ trợ tiền ăn sáng khi HS đi thi Olympic, Violympic…; khen thưởng khi HS đạt giải … quả đã có tác dụng khích lệ rất tốt. - Học sinh: Tất cả sự trợ giúp của các lực lượng giáo dục cũng bằng thừa nếu đối tượng HS không có ý thức tự giác, cầu tiến. Không ai học tập, rèn luyện thay cho HS được, chính HS phải nhận thức: tự mình nghiêm túc với chính mình. Bản thân mỗi HS phải biết tận dụng sự giúp đỡ của xã hội, nhà trường, gia đình để tự giúp mình tìm đến với những lợi ích to lớn của CNTT trong quá trình học tập, vui chơi … 1.1.2/ Xây dựng phong trào HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: - Tìm kiếm, phát hiện nhân tố HS tích cực đi đầu: Vai trò cá nhân ở khía cạnh này cần được đề cao, trân trọng. Nhà trường, đoàn thể, GV cần dùng phương pháp quan sát, điều tra nắm bắt thông tin để tìm kiếm một số ít HS giỏi có năng lực CNTT, có uy tín với bạn bè. Hãy tin cậy giao nhiệm vụ, hướng dẫn số ít HS ấy thực hành trước và đạt kết quả tốt đẹp để tạo được tấm gương cho các bạn khác noi theo. Chính những HS này sẽ nhen nhóm, tiếp sức để có thêm nhiều HS khác cùng tham gia. Trong thực tế, nếu được GV, phụ huynh giúp đỡ tạo điều kiện thì chỉ cần có vài HS giỏi là đã có thể đi đầu cho phong trào ứng dụng CNTT của cả lớp, thậm chí cả khối. - Nhân rộng điển hình, triển khai phong trào HS tích cực ứng dụng CNTT ở nhiều lớp, nhiều đối tượng HS, nhiều hoạt động khác nhau: Từ số ít HS giỏi ban đầu, từng bước nhân rộng phong trào. Nên phát huy tối đa tinh thần Học thầy không tày học bạn để HS học hỏi lẫn nhau, chia sẻ GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 12 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện kinh nghiệm với nhau. Học sinh giúp nhau thực hiện công việc được giao theo nhóm /tổ. Chỉ cho HS những cách ứng xử trong việc học hỏi. Có thể tư vấn HS tận dụng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường như tìm kiếm sự hỗ trợ thêm từ bạn bè, anh chị, cha mẹ; kết nối mối quan hệ giữa HS ở các lớp, khối lớp trong trường; giữa HS mới với HS cũ của trường, giữa trường này với trường khác …Cần tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng HS. Không nên nôn nóng, vội vàng muốn nhìn thấy ngay kết quả tốt ở những đối tượng HS chưa giỏi, chưa ngoan. Quá trình này phải được tiến hành một cách kiên trì, quyết tâm. Đừng chán nản khi có thể thất bại ở một số tiết học, khi có một số HS không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đôi khi, thậm chí kế hoạch bài giảng, chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa bị phá vỡ vì HS ứng dụng CNTT chưa thành thạo hoặc có HS cá biệt cố tình nghịch ngợm. Ngay cả khi rơi vào những tình huống như vậy, nhà trường, GV cũng không nên bỏ cuộc và hoài nghi tính khả thi của giải pháp này. Bằng tài năng, tâm huyết của nhà giáo, bằng sự phối hợp đồng bộ, nhất định sẽ xây dựng được phong trào HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. 1.1.3/ Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động đa dạng để HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: Để lôi cuốn HS vào phong trào ứng dụng CNTT thì nên tạo ra nhiều hoạt động phong phú như: - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: HS sẽ soạn bài, tìm kiếm tư liệu, thực hiện chương trình dự án… bằng cách truy cập vào các trang mạng, các kho tư liệu trên Internet… - Trong giờ học tại lớp: HS thuyết trình, đối thoại, phản biện, giao lưu, trò chơi thông qua việc thiết kế chương trình và trình chiếu powerpoint, violet. - Kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng (đánh giá cặp/nhóm HS ) qua những BT, trò chơi được HS tự thiết kế bằng các phần mềm vi tính như violet; HS tự biên soạn đề , xây dựng đáp án phục vụ cho những phần KTBC hoặc củng cố bài học … - Tham dự các kì thi: HS trực tiếp tham gia thi Olympic, Violympic hoặc tìm kiếm tài liệu, thông tin tham khảo để thi Giải Toán trên máy tính cầm tay, Thi Học sinh Giỏi các cấp, tham gia cuộc thi Nét bút tri ân, Viết thư UPU. - Ôn tập, luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng sau tiết học, chuẩn bị kiểm tra định kỳ, kiểm tra HK: HS lập BĐTD, soạn đề cương ôn tập trên máy tính để tự ôn tập hoặc hướng dẫn các bạn cùng ôn tập… - Giúp đỡ nhau trong học tập (Đôi bạn cùng tiến, Nhóm bạn cùng tiến, tập thể cùng tiến): HS sử dụng Thư điện tử, web để trao đổi bài học, bài tập, đề thi, đáp án … GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 13 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện - Chương trình HĐNGLL, sinh hoạt lớp cuối tuần, chào cờ đầu tuần: Dựa vào tài liệu tập huấn GVCN, tài liệu tập huấn HĐGDNGLL và tham khảo một số SKKN (như đề tài đã đạt giải cấp Thành phố năm 2011: Đổi mới tiết SHL cuối tuần trong trường THCS của tác giả Huỳnh Thị Phượng Hiền – GV trường THCS Ngô Mây) để làm cơ sở vận dụng cho việc giúp HS ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Cũng có thể tham khảo một số hình thức hoạt động lồng ghép trong tiết chào cờ đầu tuần như: giới thiệu sách hay, kể chuyện, biểu diễn văn nghệ, giao lưu kiến thức, giáo dục ATGT nói riêng giáo dục pháp luật nói chung, thi hùng biện… nhằm giúp HS phát huy tính tích cực chủ động trong việc ứng dụng CNTT để tham gia tốt các hoạt động ấy. - Các chương trình ngoại khóa (Đố vui để học, Kỉ niệm các ngày lễ, Giao lưu kết nghĩa, Biểu diễn văn nghệ …): HS sử dụng mạng google, chương trình powerpoint, đĩa CD, VCD,… để dàn dựng chương trình. - Chia sẻ tâm tư, giao lưu tri thức: thông qua trang web, thư điện tử, HS có thể trò chuyện với bạn bè, người thân, thầy cô giáo …; qua đó chia sẻ nỗi niềm, hình thành những kĩ năng sống cần thiết. Ví dụ như cô giáo Đặng Thị Thủy, Trương Thị Hồng Vân …ở THCS Ngô Mây đã được HS tin cậy chia sẻ tâm tư qua thư điện tử và trang web. - Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: HS là chủ thể trong quá trình dạy – học cho nên hoàn toàn có thể tham gia cùng CB – GV trong việc làm đề tài SKKN, nghiên cứu khoa học ứng dụng trong nhà trường THCS như cung cấp thông tin, khảo sát, phân tích dữ liệu, phỏng vấn, viết bài, quay phim, ghi đĩa DVD, CVD … Chẳng hạn như nhóm cộng sự HS trường THCS Ngô Mây đã cùng cô giáo Huỳnh Thị Phượng Hiền thực hiện đề tài SKKN năm 2012: GIÚP HỌC SINH THCS TÍCH CỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN. - Tham gia đóng góp sản phẩm ứng dụng CNTT vào kho tài nguyên mạng như Thư viện Violet…: tư vấn, hướng dẫn HS chọn lọc những sản phẩm ứng dụng CNTT chất lượng cao để làm giàu tài nguyên giáo dục, cùng chia sẻ với mọi người những điều bổ ích. - Vui chơi giải trí lành mạnh: Ngoài những tác dụng trực tiếp vào việc học tập, HS còn có thể dùng CNTT như một phương tiện giải trí lành mạnh, học mà chơi- chơi mà học (đọc truyện, nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi…). Qua khảo sát thì hầu như HS đều đã rất quen với việc vui chơi lành mạnh bổ ích trên mạng. 100% các bạn HS vui chơi, giải trí trên mạng như đọc sách báo, đọc truyện, xem phim lành mạnh, chơi GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 14 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện game trí tuệ, bổ ích. Tuy nhiên, đáng báo động là có hiện tượng HS quá sa đà vui chơi, giải trí mà quên mất việc học. Do vậy cần tuyên truyền rộng rãi cho toàn bộ học sinh biết tích cực ứng dụng CNTT vào việc học nhiều hơn. 1.1.4/ HS được hướng dẫn, tư vấn cụ thể những kiến thức, kĩ năng về CNTT: Tuy hầu hết HS THCS đều có thể ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công việc học tập, vui chơi nhưng vẫn còn một số hơi bỡ ngỡ và chưa biết nhiều về việc ứng dụng CNTT. Vì vậy, cần phải tư vấn và hướng dẫn cho HS thật cụ thể những kiến thức, kĩ năng về ứng dụngCNTT. Có thể hỗ trợ HS bằng những cách sau: Thông qua môn tin học trong chương trình môn học tự chọn ở trường THCS. Việc học lí thuyết và thực hành ngay tại trường giúp HS có kiến thức, kĩ năng để tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Ví dụ, với những bài học được học trong chương trình Tin học THCS HS đã biết cách truy cập vào một trang web hay tìm kiếm thông tin với máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,…từ đó có thể tự truy cập Internet và tham gia vào các trang web học tập; phần mềm Kompozer giúp HS có thể tự thiết kế một trang web đơn giản về một đề tài nào đó; hay chương trình Microsoft Powerpoint, giúp HS có thể tự tạo cho mình một bài thuyết trình môn văn, thực hiện một bài chương trình địa phương với các tư liệu tìm kiếm được trên Internet, ngay cả nội dung của một buổi sinh hoạt hay trò chơi cũng có thể được trình chiếu với chương trình Microsoft Powerpoint, Violet…Việc học tin học trong nhà trường rất quan trọng trong việc giúp đỡ HS dễ dàng ứng dụng CNTT trong học tập. Ngoài ra HS còn có thể hỏi GV tin học một số điều chưa hiểu và một số vấn đề thường mắc phải khi ứng dụngCNTT. Các thầy cô giáo tin học sẽ giải đáp các thắc mắc và sửa một số lỗi gặp phải khi HS ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Một số GV bộ môn khác cũng có thể cho HS những kinh nghiệm khi họ ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học. Mỗi môn học có một nét riêng nên việc tạo bài trình chiếu cũng có sự khác nhau. Do đó HS cần tham khảo ý kiến của các GV bộ môn để có những nội dung hợp lí, tìm kiếm tư liệu đúng đề tài và tạo hiệu ứng phù hợp chủ đề. GVCN bao quát tình hình lớp, định hướng chung cho HS về việc tham gia cùng thầy cô giáo bộ môn trong các hoạt động học tập cũng như tư vấn csc hoạt động ngoại khóa, vui chơi ở trường, ở nhà. HS nên trao đổi, đề xuất với GVCN để thực hiện các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần được tốt, đầy đủ nội dung và có thể thiết kế các trò chơi kèm theo để tiết sinh hoạt thú vị, lôi cuốn các bạn trong lớp. Bên cạnh đó, sách cũng là một người thầy đắc lực và hữu hiệu để HS tìm hiểu và học cách sử dụng các phần mềm và chương trình tin học, phục vụ việc GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 15 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện ứng dụng công nghệ thông tin. Một số sách về công nghệ thông tin HS dễ dàng bắt gặp trong thư viện nhà trường như: -Bách khoa tri thức học sinh -Tủ sách tin học thiếu nhi: Tập 1 Tập 9: phần Thực hành – NXB Trẻ (1401 – 1445) +Tập 1: Em làm quen với máy vi tính +Tập 2: Em tập sử dụng máy vi tính +Tập 3: Em tập vẽ trên máy vi tính +Tập 4: Em học nhạc trên máy vi tính +Tập 5: Em học toán trên máy vi tính +Tập 6: Em tập xử lí văn bản +Tập 7: Em học Tiếng Anh trên máy vi tính +Tập 8: Em sử dụng Fax – Email – Internet +Tập 9: Em chơi Games trên máy vi tính -Ứng dụng cơ bản Windows (1229 – 1238) – NXB Thanh Hóa -Thực hành thiết kế Web căn bản bằng Microsoft Frontpage 2003 (2635 – 2637) – NXB Giao thông vận tải - Microsoft Excel 2007: Các hàm và ví dụ minh họa (2638 – 2640) -Microsoft Word 2007: Những kiến thức cơ bản soạn thảo và trình bày (2641 – 2643) -Ứng dụng cơ bản Windows trong công tác văn phòng 1.1.5/ Thiết lập mối quan hệ, hợp tác giữa GV-HS, HS-HS để cùng tích cực ứng dụng CNTT: Ngoài những giờ học căng thẳng trên lớp học, trước đây, HS có nhiều điều muốn trao đổi với các thầy cô giáo nhưng không tiện khi đến nhà thầy cô hay hẹn thầy cô đến trường để trực tiếp trình bày nên rất khó hợp tác với giáo viên; ngày nay, nhờ có thư điện tử và các trang mạng của lớp, HS đã có thể dễ dàng trao đổi với thầy cô về kiến thức, về tâm tư tình cảm của bản thân và các bạn trong lớp. Từ đó, tình cảm thầy trò được thắt chặt và HS không còn thấy sợ và rụt rè khi tiếp xúc với các thầy cô giáo. Không những thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên với học sinh mà giữa học sinh với nhau c cn có thể trao đổi kinh nghiệm học tập và nói chuyện, tán gẫu với nhau sau những giờ học căng thẳng thông qua hộp thư điện tử, các trang mạng xã hội. GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 16 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện Qua các mối quan hệ kết nối giữa các học sinh cũ và học sinh hiện thời của trường, giữa HS các khối lớp, HS dễ dàng nhận hỗ trợ, chia sẻ kĩ thuật vi tính cho nhau; nâng cao trình độ vi tính của mỗi người trong ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. GV cung cấp các thông tin chung, những kĩ năng thực hành cơ bản cho học sinh về bộ môn của mình; giới thiệu các tài nguyên mạng như các đề thi trực tuyến trên các web thư viện đề thi; những phần mềm học tập để học sinh dễ tiếp thu kiến thức của môn học. Không chỉ GV hướng dẫn HS tích cực ứng dụng CNTT khi thực hiện các bài thuyết trình, tiến hành dự án, biên soạn đề cương… mà HS cũng có thể hỗ trợ GV trong mỗi bài giảng (trợ giảng), trợ lí kĩ thuật CNTT khi thầy cô giáo cần. Thậm chí, theo kinh nghiệm của một số GV THCS Ngô Mây, nhiều khi thầy cô giáo lại thực sự trở thành học trò của HS khi cần HS tư vấn, chỉ dạy lại những kiến thức, kĩ năng CNTT. Sự cầu thị ham học hỏi của thầy cô giáo càng làm gương cho HS về tinh thần tự học, cầu tiến; từ đó HS càng yêu quý, nể phục GV và càng chịu khó ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Có thể nói giải pháp học hỏi, trợ giúp cho nhau trong mối quan hệ thầy trò ở trường THCS là một điều cần thiết để đẩy mạnh tốc độ, chất lượng ứng dụng CNTT trong công tác dạy – học. 1.1.6/Thực hiện tốt vai trò giám sát, kiểm tra của CB-GV khi HS ứng dụng CNTT: Dù lúc đầu HS còn bỡ ngỡ hay đến khi HS đã thành thạo ứng dụng CNTT thì CB - GV vẫn phải luôn luôn thực hiện tốt vai trò giám sát, kiểm tra, nhắc nhở để hạn chế tối đa những sai sót, thiệt hại. Ngoài cách trực tiếp làm việc với từng đối tượng HS, GV nên tận dụng lợi ích của CNTT để gián tiếp giám sát, kiểm tra, nhắc nhở như dùng thư điện tử, chat, trang web… nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Thay vì phải dùng lời, dùng giấy, vở, bảng thì GV có thể truyền tải hàng loạt tin nhắn, bài viết đến các đối tượng HS nhờ CNTT. Đồng thời, GV cũng có thể thông qua tổ, nhóm, HS khá, giỏi để hỗ trợ GV trong khâu giám sát, kiểm tra, nhắc nhở HS. Cố gắng kiểm duyệt sản phẩm ứng dụng CNTT của HS trước khi HS trình bày, sử dụng…để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giúp GV nắm quyền làm chủ trong mọi tình huống giáo dục, giảng dạy. 1.2/ Điểm mới: 1.2.1/ Trước hết, dễ dàng nhận thấy điểm mới của giải pháp ở chỗ đối tượng người học được đặt vào vị trí trung tâm. Được sự chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình của các lực lượng giáo dục, HS được trực tiếp thực hành việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy – học trong trường THCS. Trong khi chủ đề Năm học ứng dụng CNTT đã được triển khai trên toàn quốc từ mấy năm nay nhưng thực tế ở trường THCS chủ yếu là CB-GV-NV thực hiện ứng dụng CNTT trong GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 17 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện công tác quản lý, giảng dạy; HS chỉ là người thụ hưởng sản phẩm CNTT do thầy cô giáo thiết kế . Còn những giải pháp nêu trong đề tài Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện đã thực sự phát huy tích cực chủ động của người học, tạo điều kiện tối đa để HS được thỏa mãn nhu cầu ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT kết nối hầu hết các hoạt động, các mối quan hệ của HS THCS, góp phần bồi đắp tri thức, nhân cách cho lứa tuổi mới lớn. Mặt khác, phải nhìn nhận điểm mới của giải pháp đã nêu trong đề tài ở một khía cạnh nữa. Mấy năm qua, trên phạm vi cả nước, đã xuất hiện những thiếu nhi ở lứa tuổi THCS rất xuất sắc trong lĩnh vực ứng dụng CNTT như lập trình, viết phần mềm, đạt giải cao trong các kì thi liên quan đến CNTT… nhưng chỉ là hiện tượng cá biệt. Đề tài mở ra giải pháp mới hướng đến số đông, bao quát nhiều đối tượng HS, nhiều hoạt động đa dạng để việc tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn thể HS. Làm sao để biến hoạt động ứng dụng CNTT thành một công việc thường xuyên và đem lại lợi ích cho mỗi HS THCS. 1.2.2/ Điểm mới của giải pháp còn thể hiện ở sự đồng bộ, xây dựng một tập thể CB-GV-NV biết phối hợp, tương trợ nhau trong việc giúp HS THCS ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong học tập, rèn luyện. Sức mạnh tập thể được tạo nên từ mối quan hệ tổng hòa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường. Thử đối sánh một chút để nhận ra sự khác biệt. Thời gian gần đây, có một số GV rất quan tâm đến việc giúp HS ứng dụng CNTT trong học tập như lập web, tạo bloog để chia sẻ bài giảng, trao đổi tài liệu, hướng dẫn làm bài… nhưng vẫn chỉ là số ít và họ cũng chỉ làm việc riêng rẽ mang tính cá nhân. Giải pháp mới của đề tài Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện định hướng làm việc tập thể. Tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau mới nhanh chóng làm thay đổi diện mạo trường THCS, mới kết nối các nhà giáo trong từng trường, giữa các trường nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy. Ngoài ra việc tạo nên sự đồng thuận của cả cộng đồng để cùng nhau chung tay góp sức đem lại cho HS những lợi ích tích cực của CNTT cũng là một điểm nhấn của giải pháp mới. 1.2.3/ Một điểm mới cực kỳ quan trọng nữa là giải pháp hướng tới đối tượng PHHS. Lâu nay, nhiều bậc cha mẹ thường quan niệm Trăm sự nhờ thầy. Nhất là trong nhịp điệu gấp gáp hối hả của cuộc sống hiện đại, nhiều khi họ bị cuốn xoáy vào công việc, sự nghiệp nên chưa quan tâm đúng mức, đúng cách đến con em. Vì thế CB-GV cần có cách tác động tích cực đến PHHS để họ thay đổi nhận thức và có hành động thiết thực, cụ thể giúp con em đến với CNTT một cách khôn ngoan. Cách tác động như thế nào thì còn phải bàn nhiều, vận dụng nhiều nhưng nhất thiết không thể bỏ qua vai trò của lực lượng giáo dục đặc biệt này. GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 18 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện 1.2.4/ Thêm nữa, giải pháp còn rất mới ở điểm nhìn khác lạ khi đề cập đến nhiệm vụ của nhà trường, gia đình, xã hội phải giúp HS được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh bằng phương tiện CNTT. Giải pháp của đề tài Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện hướng các lực lượng giáo dục phải thật sự quan tâm đến nhu cầu chơi của HS THCS, bởi chơi lành mạnh cũng là một cách học đầy hứng thú, bổ ích. 2. Khả năng áp dụng: 2.1/ Thời gian thử nghiệm có hiệu quả: từ năm học 2005-2006 đến nay. Những giải pháp của đề tài Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện đã dần dần được thử nghiệm ở Trường THCS Ngô Mây và từng bước có hiệu quả nhất định. Xin liệt kê một số sản phẩm tiêu biểu trong quá trình HS tích cực ứng dụng CNTT như sau: - Tiết mục múa đạt Giải Nhất do lớp 9A5 (2005-2006) biểu diễn trong Hội diễn văn nghệ Mừng Đảng mừng Xuân tại trường, sau đó còn được UBND phường Ngô Mây chọn mời biểu diễn tại Phường trong đêm Giao thừa đón Xuân 2006. HS lớp 9A5 tự biên đạo, chọn trang phục dựa vào sự tham khảo tiết mục múa trên mạng Internet (tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ - tiền thuê người dạy múa như các lớp khác) - Các tập san, báo ảnh Kỷ niệm ngày 20-11 của các lớp 9A5 (2005-2006), 9A7, 9A8… (2007-2008), 7A1 (2007-2008)…HS ứng dụng CNTT để thiết kế nhan đề, trang bìa, đóng khung, trang trí hình ảnh… - Các tập san Chương trình địa phương, Tư liệu thuyết minh… trong môn Ngữ Văn, tập san Sưu tập các loài thực vật, động vật trong môn Sinh học,…của các lớp 7, 8, 9 (được lưu lại nhiều năm, sử dụng như đồ dùng dạy – học). HS truy cập Internet tìm kiếm tư liệu, hình ảnh,… - Một số sản phẩm BĐTD của nhiều lớp, nhiều môn học (đĩa DVD kèm theo). HS sử dụng phần mềm IMindmap để lập BĐTD trên máy tính. - Một số chương trình Powerpoint phục vụ tiết học ở nhiều môn hay sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt lớp cuối tuần… (đĩa DCD kèm theo). HS sử dụng phần mềm Powerpoint, Violet… để thiết kế, trình chiếu. - Trang web của lớp 9A5 (2011-2012): trang web được HS thành lập từ 2 năm nay và thường xuyên là nơi giao lưu, gặp gỡ giữa GV-HS, HS-HS. - Đề cương, dàn bài, đáp án phục vụ ôn tập, kiểm tra. - Một số sản phẩm đã chọn gởi Thư viện Violet : + Bài văn: Tôi yêu trăng (Nguyễn Gia Hân, lớp 9a2, năm 2007-2008) GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 19 ĐỀ TÀI: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện + Đề cương ôn tập tiếng Việt, tập làm văn lớp 9, HKII (Ngô Mỹ Trinh, lớp 9a1, năm 2009-2010). + Dàn bài ôn tập tập làm văn lớp 7, HKII (Phan Hoàng Lưu Ly, lớp 7a5, năm 2009-2010) + Bài văn: Sen Việt Nam (Phan Hoàng Lưu Ly, lớp 7a5, năm 2009-2010) + Bài văn: Phần thưởng cho loài trâu (Võ Hoàng Quân, lớp 9a4, năm học 2011-2012). + Bài văn: Cảm nhận của em về bài Sang thu của Hữu Thỉnh (Nguyễn Lưu Thái Thuận, lớp 9a4, năm học 2011-2012). + VB tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học, Chiếc lá cuối cùng (Bùi Thanh Mai, lớp 8a1, năm 2011-2012). 2.2/ Khả năng thay thế giải pháp hiện có: So với giải pháp ứng dụng CNTT một chiều ở hầu hết các trường THCS (chủ yếu GV ứng dụng CNTT, HS chỉ là đối tượng tiếp nhận các sản phẩm ứng dụng CNTT của GV) thì giải pháp ứng dụng CNTT đa chiều (HS được hướng dẫn, giúp đỡ để cùng trực tiếp tham gia tạo sản phẩm ứng dụng CNTT phục vụ cho quá trình học tập, rèn luyện) như đã phân tích trong đề tài Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện rõ ràng thể hiện ưu điểm hơn. So với giải pháp CB-GV đơn độc ứng dụng CNTT ở trường THCS trong thời gian qua thì giải pháp phối hợp đồng bộ, sử dụng sức mạnh tập thể trong hoạt động giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT quả thật có lợi thế hơn. So với giải pháp hiện có, gia đình, nhà trường THCS chỉ quan tâm HS ứng dụng CNTT trong học tập mà bỏ qua nhu cầu ứng dụng CNTT trong vui chơi, giải trí thì giải pháp mới mang tính toàn diện và thiết thực hơn. Với những ưu điểm, lợi thế, tính chất vượt trội hơn như vậy, có thể khẳng định khả năng thay thế của giải pháp mới được nêu trong đề tài Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện so với giải pháp hiện có. 2.3/ Khả năng áp dụng ở đơn vị, ngành: Những giải pháp của đề tài Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện đã được khá nhiều CB-GV, HS trường THCS Ngô Mây đúc rút qua thời gian thử nghiệm khá dài đối với nhiều đối tượng HS. Quá trình ấy minh chứng cho khả năng đem những giải pháp đã đúc rút trong đề tài để áp dụng đại trà trong đơn vị nói riêng và có thể vận dụng triển khai rộng trong toàn ngành. Xét ở nhiều góc độ, lường trước nhiều khó khăn, chúng ta vẫn có thể đặt niềm tin vào các giải pháp của đề tài. GV-HS THCS Ngô Mây – Chủ trì: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan