Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn 05 ; một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ tr...

Tài liệu Skkn 05 ; một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

.DOC
22
266
111

Mô tả:

UBND QUẬN HẢI AN TRƯỜNG MẦM NON ĐẰNG LÂM ======š &› ======= NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Đề tài: Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Họ và Tên: Chức vụ: Giáo viên nuôi dưỡng Đơn vị: 1 Đề tài: “Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của xã hội. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục bảo vệ trẻ em để lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc của gia đình, nhà trường, xã hội, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi chúng ta. Trong trường mầm non công tác chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, nhằm phát triển toàn diện, cân đối hài hòa ở trẻ, trẻ khoẻ mạnh là một mục tiêu cơ bản trong công tác giáo dục đào tạo của trường mầm non. Muốn cho trẻ có thể lực tốt, chúng ta cần có phương pháp chăm sóc các cháu khoa học, phù hợp. Nếu trẻ ăn quá nhiều dễ dẫn đến trình trạng "Béo phì", nhưng nếu ăn không đủ chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy việc cân đối, chế biến thực phẩm sao cho đủ các chất dinh dưỡng, tạo cho trẻ có những bữa ăn ngon là mục tiêu mà các cô nuôi phải quan tâm hàng đầu. Trong những năm gần đây, việc chế biến thức ăn cho trẻ trong trường mầm non thường chế biến theo cách chế biến thông thường miễn sao đảm bảo thức ăn cho trẻ ăn hàng ngày mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng của từng bữa ăn, từng món ăn xem trẻ có thích ăn không, ăn có ngon miêng không .v.v do vậy có tình trạng trẻ ăn không hết xuất, chán ăn, kiểm tra không tăng cân thậm trí giảm cân. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu cách chế biến thức ăn và làm thực nghiêm trên khối trẻ mẫu giáo của trường tôi. Thí điểm 2 lớp mẫu giáo 3 tuổi (60 trẻ)có tình trạng nhiều trẻ ăn ít không hết xuất. Trong 2 lớp này tôi kết hợp giáo viên chủ nhiệm cùng theo dõi. 1 Lớp thực nghiệm(lớp C1): 34 trẻ 1 lớp đối chứng(lớp C2): ; 34 trẻ Thời gian 4 tuần, trước khi thực hiện tôi tiến hành như sau: - Cân đo sức khỏe trẻ 2 - Kiểm tra sở thích của trẻ về các món ăn - Kiểm tra lượng ăn của trẻ trong bữa ăn - Quan sát sự hứng thú trong giờ ăn của trẻ. Sau đó tôi dùng biện pháp tác động nhóm thực nghiệm, tức là cùng thực phẩm và số lượng như nhau, tôi cải tiến cách chế biến thức ăn cho lớp thực nghiệm còn lớp đối chứng vẫn theo cách chế biến cũ. Qua sau 4 tuần theo dõi tôi thấy nhóm thực nghiệm trẻ ăn hết xuất và tăng cân còn nhóm đối chứng trẻ vẫn giữ nguyên thậm trí có xu hướng giảm cân, vì trẻ ăn không hết xuất. Kết quả cho thấy đã có sự ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển của trẻ, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tổng điểm kiểm tra đầu ra lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8.05. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.Điều đó khẳng định các biện pháp cải tiến cách chế biến thức ăn cho trẻ tại trường mầm non Đằng Lâm là có hiệu quả tốt. II. GIỚI THIỆU Trường mầm non Đằng Lâm chúng tôi là một trong những trường mầm non đang trên đà phát triển của quận Hải An, nên nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo quận.Trường có cơ sở vật chất phục vụ cho việc nuôi dưỡng trẻ tương đối tốt, là bếp được thiết kế sửa chữa và tổ chức theo nguyên tắc bếp một chiều, thuận lợi cho việc chế biến thức ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đội ngũ cô nuôi đều có kinh nghiệm lâu năm, yêu nghề, tâm huyết, gắn bó với nghề. Hàng năm đều được khám sức khoẻ định kỳ, và đều đủ sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền nhiễm, thích hợp để chế biến món ăn cho trẻ Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý khẩu phần ăn của trẻ một cách khoa học, nên rất thuận lợi cho chúng tôi trong việc dự tính số lượng thực phẩm định mua ngày hôm sau. 3 - Trong thực tế: yêu cầu trong các bữa ăn trong ngày phải đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong khi quỹ tiền do phụ huynh đóng góp của trẻ tại trường tôi thì có hạn,và giá cả các loại thực phẩm luôn biến động theo qui luật của kinh tế thị trường, nên khó đảm bảo lượng calo cần đạt cố định cho trẻ. - Mặt khác hiện nay vấn đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” không chỉ là vấn đề nhỏ của 1 cá nhân, 1 gia đình mà còn là 1 vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Đó là 1 vấn đề luôn được các cô nuôi ở các trường mầm non như tôi hết sức quan tâm. Bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như thuốc kích thích trong các sản phẩm thịt rau trên thị trường, nhiều khi còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. - Về phía trẻ: Hiện trạng chung của trường tôi trẻ 3 tuổi ăn rất ít và trẻ rất lười ăn.Trong khi ăn trẻ hay có thái độ mệt mỏi, buồn ngủ.Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao. Về phía các cô nuôi cũng đã cố găng chế biến thức ăn cho phù hợp với trẻ song quy trình chế biến nấu ăn không phải cô nuôi nào cũng đạt yêu cầu. Một số cô nuôi mới chỉ dừng lại ở mức độ biết nấu ăn chưa có sự sáng tạo. Với lý do trên tôi đã nghiên cứu tìm giải pháp để chế biến thức ăn đáp ứng được nhu cầu của trẻ trường tôi. 1. Giải pháp thay thế: Sử dụng một số kỹ thuật chế biến món ăn hấp dẫn trẻ đủ chất dinh dưỡng nhằm nâng cao chất lượng CSND trẻ là yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác nuôi trẻ trẻ tại trường mầm non. Vấn đề sử dụng một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ gây hứng thú cho trẻ khi ăn đã có nhiều bài viết liên quan như: - Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Hàm Thắng 1của cô nuôi Nguyễn Thị Mười. - Một số chế biến món ăn cho trẻ mầm non” của đồng chí Hà Thị Kim ThoaTrường MN Hoa Mai – TP Việt Trì- Phú Thọ 4 Các đề tài này chủ yếu bàn về vấn đề chế biến món ăn cho trẻ mầm non cho phù hợp chứ chưa đi sâu vào việc việc làm thế nào chế biến món ăn hấp dẫn cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Qua đây tôi muốn nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc sáng tạo trong cách chế biến các món ăn hấp dẫn trẻ trong khi ăn trong việc lựa chọn thực phẩm, lựa chọn món ăn, tạo hứng thú cho trẻ khi ăn. Từ đó tạo cho trẻ có cảm giác ngon miệng trẻ sẽ ăn hết xuất giúp trẻ phát triển toàn diện. 2. Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng một số biện pháp chế biến món ăn có nâng cao tính hấp dẫn và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non không? 3. Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng một số biện pháp chế biến món ăn sẽ nâng cao tính hấp dẫn và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trường mầm non. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Tôi chọn trường mầm non Đằng Lâm là nơi thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học trong việc chăm sóc trẻ mầm non. Đối tượng: Chọn 2 lớp 3 tuổi, đều là lớp có số trẻ bằng nhau, số trẻ có sức khỏe và mọi điều kiện tương đương, giáo viên chủ nhiệm dạy giỏi nhiều năm có kinh nghiệm và nhiệt tình trong chăm sóc giáo dục trẻ. Lớp 3C1 Cô Tươi chủ nhiệm là thực nghiệm Lớp 3C2 cô Hậu chủ nhiệm là lớp đối chứng. Trẻ 2 lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều có điểm tương đối đồng đều nhau. Về thể lực và sức khỏe: Các trẻ 2 lớp này đều mạnh khỏe, nhanh nhẹn mạnh dạn tự tin. Các yếu tố khác đều tương đương nhau. Tổng số Nam 5 Nữ Tỷ lệ trẻ kênh BT Lớp 3C1 34 17 17 78% Lớp 3C2 34 18 16 80% 2. Thiết kế nghiên cứu: Tôi lựa chon thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Chọn 2 lớp 3C1: 34 cháu là lớp thực nghiệm, lớp 3C2: 34 cháu là lớp đối chứng. Tôi lựa chọn một số món ăn để thực hiện quan sát đánh giá chất lượng trước tác động. - Món thịt, tôm, giá đỗ sốt cà chua. - Món trứng thịt sốt cà chua. - Món súp bò - Món súp gà. - Món cá thịt sốt cà chua - Ruốc lạc vừng Qua kiểm tra 2 lớp trước khi tác động có sự khác nhau đo đó tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm khi tác động. Kết quả như sau:  Kết quả: Bảng 2: kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm 6,0 6,2 Điểm trung bình p= 0,107 Vậy p= 0.107< 0.05 từ kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm là không có ý nghĩa và được coi là tương đương. Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước Tác động tác động Thực nghiệm O1 Đối chứng O2 Cải tiến các món ăn phù hợp với trẻ Cho trẻ ăn theo 6 Kiểm tra sau tác động O3 O4 biện pháp hiện hànhđượcthực hiện ở trường mầm non 3. Qui trình nghiên cứu: - Xây dựng thực đơn - Nhận thực phẩm 2 lớp, tiêu chuẩn thực phẩm mỗi lớp 30 trẻ. - Nấu thức ăn cho lớp 3C1- Giáo viên : Phạm Thị Tươi theo phương pháp chế biến cải tiến - Nấu thức ăn cho lớp 3C2- Giáo viên: Phạm Thị Hậu như bình thường vẫn nấu.  Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm: Từ tháng 11/2012, thực hiện mỗi tháng kiểm tra sức khỏe cân đo 1 lần, Mỗi tuần thí nghiệm cải tiến 2 món ăn mới. Bảng 4: Thời gian thực ngiệm Tuần Thực phẩm Món ăn I Thịt bò,Thịt lợn, thịt gà Súp tổng hợp Súp bò II Tôm, Trứng Súp thịt gà Trứng tôm thịt III Vừng lạc Ruốc lạc vừng IV Lươn, ốc Ghi chú Ốc thịt chuối xanh, đậu phụ 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: Tôi cùng giáo viên chủ nhiệm lớp kiểm tra các tiêu chí trước khi chưa tác động: Cân đo, khám sức khỏe, quan sát bữa ăn của trẻ, tìm hiểu nhu cầu sở thích của trẻ. Bài kiểm tra sau tác sau khi cho trẻ ăn những món ăn thực nghiệm do tôi chế biến khi lựa chọn những thực phẩm chế biến. Sau đó tôi dùng các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra sự hứng thú của trẻ sau mỗi giờ ăn. Sau mỗi giờ ăn tôi phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành quan sát kiểm tra trên trẻ theo thang điểm cho trước. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7 Bảng 5: Bảng so sánh kết quả điểm trung bình sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 7,23 8,05 Độ lệch chuẩn 0,92 0,64 Giá trị p của T-test 0,00003 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 0,89 (SMD) Qua nghiên cứu trên đã chứng minh được rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động đã được kiểm chứng điểm trung bình bằng T-tets cho kết quả p= 0,00003 cho ta thấy được sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa. Tức là chênh lệch điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do có tác động chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD= 0.89. Điếu đó cho ta thấy việc chế biến các món ăn hấp dẫn đẻ chất dinh dưỡng cho trẻ có ảnh hưởng đến điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài: sử dụng một số biện pháp chế biến món ăn sẽ nâng cao tính hấp dẫn và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trường mầm non đã được kiểm chứng. * Hạn chế: Sử dụng một số biện pháp chế biến món ăn sẽ nâng cao tính hấp dẫn và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhưng để thực hiện có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải có trình về kỹ thuật chế biến, có kỹ năng chế biến các món ăn phù hợp, có sự nhạy bén nhanh nhẹn trong chế biến, có tâm huyết với nghề. V. BÀN LUẬN Kết quả của điểm đánh giá sau tác động của nhóm thực nghiệm điểm trung bình = 8,05. Kết quả sau tác động của nhóm đối chứng điểm trung bình = 7,23. Độ lệch điểm số trước và sau tác động là 0,82. Điều đó cho thấy điểm trung bình giữa 8 trước và sau tác động đã có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm được tác động có điểm trung bình chuẩn của đợt đánh giá SMD = 0,89 điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Nuôi dưỡng trong trường mầm non là nhiệm vụ không thể thiếu được nó quyết định sự phát triển về thể chất tâm lý cũng như trí tuệ của trẻ nó giúp trẻ phát triển tốt, toàn diện là điều kiện tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ. Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn cho trẻ, nâng chất lượng bữa ăn hàng ngày của trẻ, cô nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:  Giáo viên cần có những hiểu biết nhất định về lý luận về cách chế biến thức ăn phù hợp với trẻ.  Xây dựng được thực đơn phù hợp  Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm , thường xuyên động viên kích lệ trẻ trong giờ ăn  Quan sát trẻ ăn và nắm được sở trường của từng trẻ để rút kinh nghiệm trong chế biến và động viên trẻ, phân tích cho trẻ hiểu tác dụng của từng món ăn đối với cơ thể.  Cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn trong chế biến và trong thực phẩm của trẻ. Trên đây là bản nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu xót rất mong sự góp ý, xây dựng chân thành của các cấp lãnh đạo các bạn đồng nghiệp để bản nghiên cứu của tôi hoàn thiện hơn. Đằng Lâm, ngày 15 tháng 02 năm 2014 Xét duyệt của HĐTĐ nhà trường Người nghiên cứu 9 Nguyễn Thị Thanh Phương 10 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Lê Thu Hương (chủ biên) – TS. Phạm Thị Mai Chi – ThS. Vũ Yến Khanh – BS. Nguyễn Hồng Thu : Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp – Nhà xuất bản giáo dục năm 2008. 2. Nguyễn Huy Nga – Phạm Năng Cường : Sổ tay vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học – Nhà xuất bản y học năm 2001. 3. Phạm Mai Chi – Lê Minh Hà (đồng chủ biên) – Lê Ngọc Ái – Phạm Năng Cường – Nguyễn Công Khanh – Nguyễn Tố Mai: Chăm sóc sức khỏe trong trường mầm non – Nhà xuất bản giáo dục năm 2004. 4. Hướng dẫn về kiến thức dinh dưỡng – sức khỏe trong trường mầm non trong tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm. 5. Nghiên cứu tìm hiểu qua tài liệu sách báo về nghệ thuật nấu ăn, qua các phương tiện thông tin đại chúng. 6. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. 11 VIII. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Một số cách chế biến món ăn cho trẻ + Cách làm và chế biến món cá: - Muốn làm vẩy cá nhanh, tôi thường ngâm cá vào trong nước lã có pha dấm (1lít nước cho 10g dấm) như vậy khi cạo vảy rất dễ và khử được mùi tanh của cá. - Khi rán cá, để cá không vỡ tôi thường rắc một ít bột mì lên mình cá, để bột thấm ướt vào da cá mới đem rán. Như vậy miếng cá xốp, vàng, thơm, không vỡ mà mỡ lại không bắn ra ngoài, như vậy cá không những thơm ngon mà còn tránh mỡ bắn ra ngoài. - Khi nấu canh cá cho trẻ, trước hết tôi cho gia vị vào nồi nước nấu sôi ( chú ý chỉ cho đủ nước 1 lần, vì nếu thêm nước lạnh giữa chừng, canh cá sẽ tanh và không còn vị ngọt ) sau đó cho cá vào, cho một thìa canh sữa bò, như vậy vừa làm mất mùi tanhcủa cá mà thịt cá lại mềm và thơm ngon hơn. 12 - Khi nấu cá sốt cho trẻ, tôi thường cho vào nồi mấy hạt táo tàu, như vậy cá sẽ không tanh mà còn tăng thêm hương vị, khiến trẻ ngon miệng ăn. + Cách chế biến món thịt bò: - Khi ninh, nấu thịt bò, bao giờ tôi cũng đun nước sôi hẳn rồi mới cho thịt bò vào, như vậy không nhưng giữ được thành phần dinh dưỡng có trong thịt bò, mà còn làm cho mùi vị của thịt thơm ngon hơn. - Khi nấu súp bò cho trẻ, muốn nhanh nhừ mà lại không tốn nhiều ga, một kg thịt bò tôi cho cho 2 thìa rượu trắng và cùng cho vào nồi ninh, hoặc cho vào nồi một chút dấm, như vậy thịt không những nhanh nhừ mà con khử được mùi hôi, làm thịt thơm ngon hơn. + Cách chế biến món trứng : Khi rán trứng, để trứng không khô, xốp mền, thơm, tôi thường cho vào trứng vào giọt rượu trắng. Như vậy trứng xốp, thái không vỡ rất đẹp mắt. Nhưng khi đánh trứng tôi không bao giờ dùng các dụng cụ bằng nhôm, vì như vậy sẽ làm mất chất dinh dưỡng Khi luộc trứng, để trứng không vỡ bao giờ tôi cũng cho trứng vào nước lã rồi dùng lửa nhỏ để luộc, để trứng dễ bóc vỏ tôi cho vào nồi một ít dấm, như vậy khi bóc vỏ rất nhanh ( Khi làm món trứng chim cút cho trẻ ăn ) + Cách nấu cơm, cháo: - Khi nấu cơm, bao giờ tôi cũng nấu bằng nước sôi, điều này nghe thật đơn giản, nhưng nó lại là khoa học, vì như vậy lượng vi ta min B có trong gạo sẽ không bị mất đi, như vậy vừa đảm bảo lượng chất dinh dưỡng, mà cơm lại rất ngon. - Nếu cơm bị khê, tôi lấy một bát nước lạnh đặt giữa nồi cơm, ấn miệng bát xuống bằng với cơm, dùng lửa nhỏ để ủ cơm, một hai phút bắc cơm xuống, như vậy cơm sẽ không còn mùi khê nữa. 13 - Nếu có hành tươi, lấy 5, 6 cây cho vào trong nồi, đậy vung lại, sau 3 phút lấy hành ra, nồi cơm sẽ không còn bị khê nữa. - Khi nấu cháo, thường khi sôi cháo hay trào ra ngoài, như vậy lượng B1 sẽ mất đi rất nhiều, và không đảm bảo an toàn. Theo kinh nghiệm học được trong sách báo, tôi đã mua một chai dầu vừng, và mỗi lần nấu cháo chỉ cần cho vào nồi vài giọt khi cháo đã sôi, thì dù đun thế nào cháo cũng không bị trào ra ngoài mà lại rất thơm, ngon. 2. Phụ lục 2: Một số món ăn Món ốc thịt đậu phụ, chuối : a. Nguyên liệu: - Ốc nhồi : 300 g - Hành khô : 6 g - Đậu phụ : 50 g - Mắm 15 ml - Chuối xanh : 30g - muối : 3g - Thịt nạc vai : 200g - Hành hoa : 7g - Dầu ăn : 50g - Lá lốt : 7g - Nghệ :15 g - Tía tô: 7g - Me chua : 30g b. Cách làm: Ốc sơ chế sạch, thái hạt lựu, tẩm ướp mắm, muối, nghệ, nước me chua để ngấm, đậu thái hạt lựu rán vàng. Chuối xanh tước vỏ thái hạt lựu ngâm nước bã me chua cho trắng. Vẩy sạch, để ráo nước đem ướp nước nghệ, mắm, bột canh. Cho ít mỡ để xào thịt, chuối, đổ nước xăm sắp đun sôi, hạ nhiệt cho sôi nhẹ, khi thấy thịt và chuối chín mềm, cho ít mỡ vào chảo, mỡ nóng già, phi hành thơm, cho ốc đã tẩm ướp vào đun to lửa, đảo nhanh tay, rồi cho tiếp đậu phụ vào xoong cho tiếp đậu phụ vào đun thêm vài phút, khi 14 thấy còn 2/3 hoặc 1/2 nước so với cái, hơi sánh, nêm lại gia vị cho ăn, cho hành hoa, tía tô, lá lốt đảo sôi đều là được. Món ăn nên cho trẻ ăn nóng, c. Yêu cầu thành phẩm : Mùi vị : Thơm ngon đặc trưng của nguyên liệu, gia vị Màu sắc : Đẹp hấp dẫn đặc trưng của từng nguyên liệu. 3. Phụ lục 3: Các tiêu chí đánh giá STT Tiêu chí Điểm 1 Trẻ ăn hết xuất 2 2 Trẻ ăn chậm 2 3 Nề nếp thói quen vệ sinh trong khi ăn 2 4 Trẻ hứng thú 2 5 Trẻ biết một số TP trong món ăn 2 4. Phụ Lục 4: Mẫu phiếu điều tra PHẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA ĐỒNG NGHIỆP Họ tên: ………………………………………………. Tuổi…………………... Trình độ đào tạo: …………………… Số năm công tác: …………………....... Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………... Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, xin đồng chí trả lời những câu hỏi sau (đánh dấu + vào ý đúng): Câu 1: Theo chị công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non như thế nào? 15  Rất quan trọng  Quan trọng  Không quan trọng Câu 2: Theo đồng chí, trẻ ở trường mầm non từ sáng đến chiều, bữa ăn trẻ không ăn hết xuất có ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ?  Không ảnh hưởng  Ảnh hưởng  Rất ảnh hưởng Câu 3: Đồng chí đã cải tiến bữa ăn cho trẻ như thế nào?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Không thường xuyên Câu 4: Để năng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ theo đồng chí cần những điều kiện nào?  Trình độ và kinh nghiệm của cô nuôi  Trang thiết bị đầy đủ  Sự nhiệt tình ham học hỏi của cô nuôi Ngoài những điều kiện trên theo chị còn những điều kiện nào nữa xin ghi tiếp ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………….. Câu 5: Khi Thực hiện cải tiến món ăn cho trẻ đồng chí thường gặp những khó khăn gì?  Thiếu dụng cụ  Kiến thức về nấu ăn còn hạn chế 16  Trẻ quá đông không thực hiện được - Còn ý kiến gì xin ghi thêm: ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Xin trân trọng cảm ơn ! PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA HỌC SINH Họ và tên trẻ: .................................................................. Lớp: .......................... Câu 1: Con có thích ăn món ăn này không?  Rất thích  Thích  Không thích Câu 2: Vì sao con thích?  Màu sắc đẹp  Thơm  Ngọn Ý kiến khác (nếu có) ........................................................................................... Câu 3: Con thích món ăn nào nhât?  Súp bò  Súp gà  Ruốc lạc vừng  Tôm thịt giá đỗ  Trứng thịt tôm 17  Cá thịt sốt cà chua  Súp lươn  Ốc 5. Phụ lục 5: Danh sách trẻ Lớp 3C1: Lớp thực nghiệm STT Họ và tên Điểm kiểm tra trước Điểm kiểm tra sau tác động tác động 1 Nguyễn Phú Dũng 6 8 2 Vũ Ngô Thế Anh 7 8 3 Mai Nhọc Hoa 5 8 4 Nguyễn Thu Trang 7 8 5 Phạm Gia Minh 6 7 6 Nguyễn Xuân Toàn 7 8 7 Vũ Thành Đạt 6 8 8 Nguyên Uyên Nhi 7 8 9 Nguyễn Minh Ngân 5 7 10 Bùi Phương Oanh 7 9 11 Nguyễn Quang Toán 6 8 12 Vũ Thị Khánh Minh 7 9 13 Lại Ngọc Minh 7 8 14 Nguyễn Ngọc Huyền 5 7 15 Trần Nhân Phong 7 8 16 Hà Phương Thảo 6 8 18 STT Họ và tên Điểm kiểm tra trước Điểm kiểm tra sau tác động tác động 17 Nguyễn Khánh Ngọc 7 8 18 Từ HảI Yến 5 7 19 Vũ Mai Phương 7 9 20 Nguyễn Đức Dũng 7 8 21 Phạm Đức Sơn 7 9 22 Nguyễn Phương Anh 6 8 23 Vũ Hương Giang 5 7 24 Vũ Thị Nguyễn 5 8 25 Hoàng Tuấn Tú 7 9 26 Bùi Thị Hồng Ngọc 7 9 27 Nguyễn Vũ Vân Anh 5 8 28 Nguyễn Thanh Phương 8 9 29 Nguyễn Phương Trang 7 7 30 Nguyễn Quang Minh 5 8 31 Trần HữuTrung 6 8 32 Vũ Thế Đạt 6 8 33 Trần Duy Long 7 9 34 Nguyễn Đức Dũng 6 8 Lớp 3C2: Lớp đối chứng 19 STT Họ và tên Điểm kiểm tra Điểm kiểm tra sau trước tác động tác động 1 Nguyễn Văn Việt 7 8 2 Phạm Trần Ngọc Chi 7 8 3 Nguyễn Đức Vĩ 7 7 4 Nguyễn Quang Hiệp 5 7 5 Lê Thị Khánh Linh 6 7 6 Vũ Đức Hiếu 7 7 7 Đinh Thị Hoàn 5 6 8 Bùi Thành Đạt 7 8 9 Đặng Hồng Thắng 7 8 10 Đặng Thị Thuỳ Dương 5 9 11 Phan Thu Hà 7 7 12 Nguyến Tuấn Dũng 6 8 13 Nguyễn Phương Linh 6 8 14 Nguyễn Việt Cường 7 7 15 Vũ Thị Thuỳ 6 8 16 Nguyễn Thế Bảo 6 8 17 Đào Trọng Tín 5 6 18 Doãn Trung Hải 7 7 19 Phạm Đức Duy Hiển 5 6 20 Vũ Hoàng Nghĩa 5 6 21 Lê Đức Quang 5 6 22 Nguyễn Minh Thư 6 6 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng