Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Sinh kế cho người dân tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng...

Tài liệu Sinh kế cho người dân tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng

.PDF
84
72
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUAN HỒNG THỤY SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái Nguyên - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUAN HỒNG THỤY SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN Thái Nguyên - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính xác và đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2016 Tác giả Quan Hồng Thụy ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế & PTNT, Phòng Đào tạo – Đào tạo sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Dương Văn Sơn, người Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND và các phòng, ban huyện Trùng Khánh; lãnh đạo UBND các xã Phong Châu, Thân Giáp, Ngọc Khê và các hộ nông dân trên địa bàn các xã đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2016 Tác giả Quan Hồng Thụy iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Ý nghĩa của luận văn ...............................................................................................2 3.1. Ý nghĩa lí luận ......................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................3 1.1. Cơ sở lý luâ ̣n ........................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm về sinh kế .........................................................................................3 1.1.2. Sự bền vững và khung sinh kế bề n vững [6] ....................................................3 Các thành phần của khung sinh kế bền vững gồ m:.....................................................5 Các loại nguồn vốn......................................................................................................7 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................12 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................15 2.1. Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu ......................................................................15 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15 2.2.2. Đánh giá thực trạng các nguồn lực sinh kế của người dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. ............................................................................................15 2.2.3. Đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế và thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân địa phương. ........................................................................16 2.2.4. Đề xuất các giải pháp cải thiện và phát triển sinh kế, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng trên điạ bàn huyê ̣n Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. ......16 2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................16 2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................16 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................17 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................21 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Trùng Khánh ......................................21 iv 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................21 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................25 3.1.3. Nhận xét chung ...............................................................................................30 3.2. Các nguồn lực sinh kế của người dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ......31 3.2.1. Nguồn lực tự nhiên ..........................................................................................32 3.2.2. Nguồn lực con người .......................................................................................34 3.2.3. Nguồn lực xã hội .............................................................................................37 3.2.4. Nguồn lực vật chất ..........................................................................................39 3.2.5. Nguồn lực tài chính .........................................................................................43 3.3. Thực trạng các hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. ..............................................................................................45 3.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp. ....................................................................45 3.3.2. Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ..............................................................58 3.3.3. Thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân ..........................................60 3.3.4. Kết quả những can thiệp từ bên ngoài đối với hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của người dân năm 2105 ...............................................................................62 3.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế bền vững ................63 3.4.1. Giải pháp chung ..............................................................................................63 3.4.2. Giải pháp cụ thể đối với huyện Trùng Khánh .................................................64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI................................................................................... 64 ̣ 1. Kết luận .................................................................................................................69 2. Kiến nghị ...............................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CV% : Hệ số biến động DFID :Bộ phát triển vương quốc Anh GTSX :Giá trị sản xuất Mean :Số trung bình n :Số mẫu PivotTable :Một công cụ phân tích rất mạnh trong Excel, có thể kết nối các dãy số liệu trong các cột Excel khác nhau để tạo sự liên hệ. SD :Độ lệch chuẩn SE :Sai số chuẩn UBND :Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các xã, thôn được lựa chọn điều tra ........................................................18 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Trùng Khánh trong 3 năm (2013 – 2015) .................................................................................................22 Bảng 3.2: Tình hình dân số huyện Trùng Khánh năm 2015 .....................................27 Bảng 3.3: Bình quân đất đai phân theo nhóm hộ của huyện Trùng Khánh ..............32 Bảng 3.4: Tuổi, học vấn, lao động và nhân khẩu của các hộ ....................................35 Bảng 3.5: Tham gia tổ chức xã hội phân theo nhóm hộ ...........................................37 Bảng 3.6: Tham gia các lớp tập huấn phân theo nhóm hộ ........................................38 Bảng 3.7: Tình trạng nhà ở phân theo nhóm hộ ........................................................40 Bảng 3.8: Tài sản xe máy phân theo nhóm hộ ..........................................................41 Bảng 3.9: Điện thoại phân theo nhóm hộ ..................................................................42 Bảng 3.10: Các loại tài sản khác phân theo nhóm hộ ...............................................42 Bảng 3.11: Tiền tiết kiệm và vốn hiện có phân theo nhóm hộ .................................43 Bảng 3.12: Khó khăn về vốn phân theo nhóm hộ .........................................................44 Bảng 3.13: Sinh kế cây trồng phân theo nhóm hộ ....................................................46 Bảng 3.14: Gía trị sản xuất một số sản phẩm ngành trồng trọt phân theo nhóm hộ ..........49 Bảng 3.15: Gía trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm hộ .............................50 Bảng 3.16. Khó khăn trở ngại trong trồng trọt ..........................................................51 Bảng 3.17. Sinh kế chăn nuôi mô ̣t số vâ ̣t nuôi phân theo nhóm hộ ..........................53 Bảng 3.18: Gía trị sản xuất một số sản phẩm ngành chăn nuôi phân theo nhóm hộ .....................................................................................................................55 Bảng 3.19: Gía trị sản xuất ngành chăn nuôi phân theo nhóm hộ ............................56 Bảng 3.20: Các khó khăn trở ngại trong chăn nuôi...................................................57 Bảng 3.21: Các hoạt động phi nông nghiệp của người dân ......................................58 Bảng 3.22: Hoạt động phi nông nghiệp phân theo nhóm hộ ....................................59 Bảng 3.23: Thu nhập phi nông nghiệp phân theo nhóm hộ .....................................59 Bảng 3.24: Tổng thu nhập phân theo nhóm hộ...........................................................61 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững .............................................................................4 Hình 1.2: Tài sản của người dân .................................................................................6 Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Trùng Khánh ...................................................21 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các loại đất huyện Trùng Khánh năm 2015 .............................23 Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ dân số phân theo thành thị, nông thôn năm 2015 ......................28 Biểu đồ 3.3: Các loại đất đai của các nhóm hộ huyện Trùng Khánh ........................32 Biểu đồ 3.4: Tình trạng nhà ở của các nhóm hộ huyện Trùng Khánh ......................40 Biểu đồ 3.5. Sinh kế cây trồng phân theo nhóm hộ ..................................................46 Biểu đồ 3.6: Sinh kế chăn nuôi mô ̣t số vâ ̣t nuôi chủ yế u phân theo nhóm hộ.................53 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế bền vững là mối quan tâm hàng đầu của con người, là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân miền núi chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, kết cấu hạ tầng,... Để cải thiện và phát triển sinh kế của người dân ở khu vực nông thôn miề n núi, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chương triǹ h, chiń h sách đầ u tư vào các liñ h vực kinh tế - xã hô ̣i, an ninh, quố c phòng góp phầ n làm thay đổ i cơ bản bộ mă ̣t nông thôn. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đa ̣t đươ ̣c vẫn còn tồ n ta ̣i mô ̣t số ha ̣n chế như thu nhập và mức sống của người dân nông thôn miề n núi còn thấ p, tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo còn cao, các nguồn lực đầu tư chưa đa ̣t được hiệu quả như mong muố n. Vì vậy vấn đề sinh kế bề n vững đòi hỏi các cấ p chính quyề n đă ̣c biê ̣t quan tâm thường xuyên, cần có những giải pháp mang tiń h đô ̣t phá để chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế hơ ̣p lý, phát huy đúng mức tiềm năng, lơ ̣i thế , phù hơ ̣p với phong tu ̣c, tâ ̣p quán, điề u kiê ̣n tự nhiên và trình đô ̣ của người dân. Trùng Khánh là mô ̣t huyê ̣n biên giới nằ m phía Đông Bắ c của tỉnh Cao Bằ ng, có 8 xã biên giới tiế p giáp với Trung Quố c với chiề u dài đường biên là 63,15km. Điều kiện kinh tế , xã hô ̣i còn gă ̣p nhiều khó khăn, dân trí của người dân còn thấp, các điều kiện về cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, áp du ̣ng khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t vào sản xuấ t còn ha ̣n chế , thiế u nước sản xuấ t,… Các hoa ̣t đô ̣ng sinh kế của người dân chủ yế u là trồ ng lúa, ngô, thuố c lá, nuôi trâu, bò, dê, lơ ̣n, gia cầ m,… Trùng Khánh có diê ̣n tích đấ t nông nghiê ̣p khá lớn với nhiề u cánh đồ ng màu mỡ lớn nhỏ. Tuy nhiên người dân chưa chú tro ̣ng phát triể n sản xuấ t nông nghiê ̣p, chưa tâ ̣n du ̣ng lơ ̣i thế đấ t đai để canh tác, diê ̣n tić h đấ t bỏ hoang còn nhiề u, hầ u hế t chỉ sản xuấ t mô ̣t vu ̣ lúa mùa, quy mô sản xuấ t nhỏ lẻ, manh mún, nhiề u nơi không chủ đô ̣ng đươ ̣c nước tưới tiêu chủ yế u trông chờ vào nước mưa để canh tác. Lâm nghiê ̣p chưa phát triể n, diê ̣n tích đấ t trố ng đồ i núi tro ̣c còn nhề u. Mă ̣c dù đươ ̣c khuyế n cáo khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t nhưng người dân vẫn sản xuấ t theo phương thức truyề n thố ng, dành it́ thời 2 gian chăm sóc cây trồ ng, vâ ̣t nuôi nên năng suấ t thấ p. Nguồ n thu nhâ ̣p của người dân chủ yế u từ nông nghiê ̣p, ngoài ra còn từ viê ̣c thuê bố c vác hoă ̣c sang Trung Quố c làm thuê,… Kế t quả thực hiê ̣n chương trình mu ̣c tiêu quố c gia về xây dựng nông thôn mới đế n này chưa xã nào đa ̣t 19 tiêu chi,́ mới chỉ có 01 xã đa ̣t 10 - 14 tiêu chi.́ Để có mô ̣t cái nhìn tổ ng thể về các hoa ̣t đô ̣ng sinh kế của người dân, giúp ho ̣ xác đinh ̣ đươ ̣c những hoa ̣t đô ̣ng sinh kế phù hơ ̣p với điề u kiê ̣n điạ phương, mang la ̣i thu nhâ ̣p cao và bề n vững, tôi tiế n hành nghiên cứu đề tài: “Sinh kế cho người dân tại huyê ̣n Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằ ng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng các nguồn lực sinh kế của người dân địa phương huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; - Đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế và thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân địa phương. - Đề xuất các giải pháp cải thiện và phát triển sinh kế, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng trên điạ bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 3. Ý nghĩa của đề tài luận văn 3.1. Ý nghĩa lí luận - Có cái nhìn khái quát về các nguồn lực và các hoạt động sinh kế của người dân huyện Trùng Khánh. - Xác định các nguồ n lực chủ yế u, những thuận lợi, khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn hiện có tại địa phương để cải thiện sinh kế. - Báo cáo của đề tài cũng được coi như là một tài liệu tham khảo có giá tri ̣ nhấ t đinh ̣ đố i với sinh viên và cán bô ̣ nghiên cứu quan tâm. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất được các giải pháp áp dụng vào thực tiễn nhằm phát triển sinh kế, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân trong tương lai. - Đề tài có thể là cơ sở để có những định hướng, giải pháp nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo cho địa phương. 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luâ ̣n 1.1.1. Khái niệm về sinh kế Hiê ̣n nay có rấ t nhiề u đinh ̣ nghiã khác nhau về sinh kế . Theo mô ̣t số tác giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: Cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá,…) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (Scoones, 1998). Sinh kế có thể được diễn đạt theo cách khác: Sinh kế được hiểu là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” (DFID). Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: (1) Vốn con người; (2) Vốn xã hội; (3) Vốn tự nhiên; (4) Vốn tài chính; (5) Vốn vật chất [7]. Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân, hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng. Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chiń h là nông nghiệp và phi nông nghiê ̣p. Hoa ̣t đô ̣ng nông nghiê ̣p bao gồ m: (i) trồng trọt: lúa, ngô, khoai, sắn, la ̣c, cây ăn quả, rau màu,…, (ii) chăn nuôi: lợn, gà, trâu, bò, cá,…, và (iii) lâm nghiệp: trồng cây keo, bạch đàn, mỡ, rừng,… Hoa ̣t đô ̣ng phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yế u bao gồ m các dịch vụ, buôn bán và các ngành nghề khác. 1.1.2. Sự bền vững và khung sinh kế bền vững [6] Yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và sốc mà không làm huỷ hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Các nguồn lực này có thể thuộc nguồn tự nhiên, xã hội, kinh tế hay thể chế. Điều này giải thích tại sao tính bền vững 4 thường được phân tích theo bốn khía cạnh: Bền vững về kinh tế, về môi trường, về thể chế và xã hội. Bền vững không có nghĩa là sẽ không có gì thay đổi, mà là có khả năng thích nghi theo thời gian. Tính bền vững là một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp sinh kế bền vững. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai. Trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho tương lai (Scoones, 1998) - trích theo Nguyễn Đức Quang [6]. Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động. (Nguồn: DFID, 2002) (trích theo Nguyễn Đức Quang)[6] Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững 5 Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể được sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là: - Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác họa mối liên hệ giữa những thành phần này. - Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng. - Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng đến sinh kế. Các thành phần của khung sinh kế bền vững gồ m: a) Hoàn cảnh dễ bị tổn thương Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người. Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và không kiểm soát được. Các xu hướng: Xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu hướng kinh tế quốc gia, quốc tế, những xu hướng cai trị (bao gồm chính sách, những xu hướng kỹ thuật). Cú sốc: Cú sốc về sức khoẻ con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây trồng vật nuôi. Tính thời vụ: Biến động giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những cơ hội làm việc. Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi. b) Những tài sản sinh kế Tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người. Nó cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích. 6 (Nguồn: DFID, 2002) (trích theo Nguyễn Đức Quang)[6] Hình 1.2: Tài sản của người dân Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra những sinh kế: - Nguồn vốn con người (Human capital) - Nguồn vốn xã hội (Social capital) - Nguồn vốn tự nhiên (Natural capital) - Nguồn vốn vật chất/vốn vật thể (Physical capital) - Nguồn vốn tài chính (Financial capital) Đặc điểm của mô hình 5 loại tài sản: 1. Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản 2. Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó. 3. Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê. Tương tự như vậy, vật nuôi (tài sản hữu hình) có thể tạo ra nguồn vốn xã hội (uy tín và sự liên hệ với cộng đồng) cho người sở hữu chúng,… 4. Phẩm chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục theo thời gian. 7 Các loại nguồn vốn a) Nguồn vốn tự nhiên Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên. Nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con người. Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên như: không khí, tính đa dạng sinh học, đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng,… Trong khung sinh kế bền vững, mối quan hệ giữa nguồn vốn tự nhiên và các tổn hại có sự gắn kết thực sự. Nhiều thảm hoạ tàn phá kế sinh nhai của người nghèo thường xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nguồn vốn tự nhiên (ví du ̣: cháy rừng, lũ và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất nông nghiệp) và tính mùa vụ thì ảnh hưởng lớn đến những biến đổi trong năng suất và giá trị của nguồn vốn tự nhiên qua các năm. Điều gì có thể làm nên nguồn vốn tự nhiên cho người nghèo? Có ba điểm sau đây cần chú ý là : - Mục tiêu sinh kế hướng đến một tầm rộng lớn hơn, chú trọng vào con người và hiểu tầm quan trọng của các quy trình và cấu trúc (những cách thức phân phối đất, các quy tắc rút ra từ việc đánh bắt cá,… ) trong quá trình xác định cách mà các nguồn vốn tự nhiên được tạo ra và sử dụng. - Những tiến trình và cấu trúc điều chỉnh các phương pháp tiếp cận đối với nguồn lực tự nhiên và có thể khuyến khích, hoặc ép buộc khi cần thiết để cải thiện việc quản lý các nguồn lực. Nếu các thị trường hoàn thiện hơn thì giá trị các nguồn lực cũng được cao hơn, việc xúc tiến quản lý tốt hơn. - Việc hỗ trợ gián tiếp đối với vốn tự nhiên thông qua sự chuyển đổi các tiến trình và cấu trúc thì có ý nghĩa rất quan trọng. Sự hỗ trợ trực tiếp tập trung vào các nguồn lực mà chính các nguồn lực đó có thể chống lại khả năng sử dụng các nguồn lực đó của con người, vẫn có sự tái tạo cho nhu cầu sử dụng trong tương lai. Một trong các thành phần chính của mục tiêu sinh kế bền vững là tin tưởng và theo đuổi mục tiêu ổn định nhiều loại nguồn lực khác nhau. Sao cho sự ổn định của nguồn lực này không làm ảnh hưởng đến sự ổn định của nguồn lực khác. Ở đây ta thấy: cây trồng, vật nuôi, đất đai,… là nguồn vốn tự nhiên, do đó hoạt động sinh kế trong phạm vi luận văn này chủ yếu liên quan đến nguồn vốn tự nhiên trong khung sinh kế. 8 b) Nguồn vốn con người Nguồn nhân lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn. Những thay đổi này phụ thuộc vào quy mô hộ, trình độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo và bảo vệ sức khoẻ,… Nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được xem là nền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập. Điều gì có thể tạo nên vốn con người cho người nghèo? Việc hỗ trợ nguồn nhân lực có thể thực hiện cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trong cả hai cách thực hiện đó kết quả thực sự mang lại chỉ khi con người, chính bản thân họ sẵn sàng đầu tư vào vốn nhân lực của họ bằng cách tham gia vào các khoá đào tạo hay trường học. Tiếp cận với các dịch vụ phòng ngừa dịch bệnh,… Trong trường hợp con người bị ngăn cản bởi những việc làm trái với lẽ thường (Những tiêu chuẩn xã hội hay chính sách cứng nhắc ngăn cấm phụ nữ tới trường,…) thì việc hỗ trợ gián tiếp vào việc phát triển vốn con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong nhiều trường hợp ta nên kết hợp cả hai hình thức hỗ trợ. Cơ chế phù hợp nhất cho việc kết hợp hỗ trợ là thực hiện các chương trình trọng điểm. Các chương trình trọng điểm có thể hướng vào việc phát triển nguồn nhân lực, đề xuất những thông tin thông qua việc phân tích các phương thức kiếm sống để chắc chắn rằng các nỗ lực tập trung vào nơi cần thiết nhất. Cải thiện phương thức tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, thông tin, công nghệ và đào tạo nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ sẽ góp phần làm phát triển nguồn vốn con người. c) Nguồn vốn vật chất Nguồn vốn vật chất gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu, cung cấp năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin,… Chúng ta phải làm gì để tạo ra vốn vật thể cho người nghèo? 9 Trước đây DFID (2002) (trích theo Nguyễn Đức Quang)[6] đã khuyến khích việc dự trữ trực tiếp hàng hoá sản xuất cho người nghèo. Đây có thể là vấn đề của một số nguyên nhân: - Hoạt động như một nhà cung ứng trực tiếp hàng hoá sản xuất dẫn đến sự phụ thuộc và phá vỡ thị trường tư nhân. - Dự trữ trực tiếp có thể làm giảm sự tham gia cải thiện cơ cấu và quy trình thể chế để đảm bảo những gì đạt được là bền vững và hàng hoá sản xuất được sử dụng là tốt nhất. Vì vậy mục tiêu sinh kế tập trung vào việc giúp đỡ tiếp cận cơ sở hạ tầng thích hợp, những thứ giúp ích cho sinh kế của người nghèo. Tiến tới việc tham gia là cần thiết để thiết lập sự ưu tiên và cần thiết cho những người sử dụng. Nguồn vốn vật chất có thể là đắt đỏ. Nó không chỉ yêu cầu nguồn vốn đầu tư ban đầu mà còn cung cấp tài chính cho những gì đang diễn ra và nguồn lực con người đáp ứng những hoạt động và duy trì chi phí cho dịch vụ. Vì vậy, việc nhấn mạnh cung cấp một dịch vụ không chỉ đáp ứng những nhu cầu trung gian của người sử dụng mà còn phải đủ trong thời gian dài. Nó không chỉ quan trọng để cung cấp sự khuyến khích cùng một lúc đến phát triển kĩ năng - năng lực để đảm bảo việc quản lý có hiệu quả của dân chúng địa phương. Cơ sở hạ tầng chỉ là một loại tài sản cải thiện dịch vụ hỗ trợ một cách dễ dàng để người nghèo có thể tiếp cận với những nhu cầu của họ. Ví dụ, một sự tham gia có thể đưa ra sự kìm hãm then chốt đến sinh kế của một nhóm khó khăn đưa sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là trong suốt những mùa mưa. Sinh kế để giải quyết vấn đề này không chỉ cải tiến cơ sở hạ tầng vật thể để cải thiện hệ thống nước, cống rãnh vào mùa mưa mà còn xem xét việc khuyến khích có đủ dịch vụ vận chuyển phương tiện thích hợp, chẳng hạn như xe kéo. d) Nguồn vốn xã hội Vốn xã hội là những nguồn lực xã hội dựa trên những gì mà con người vẽ ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm: - Các tương tác và mạng lưới, cả chiều dọc (người bảo lãnh/khách hàng quen) và chiều ngang (giữa các cá nhân có cùng mối quan tâm) có tác động làm 10 tăng cả uy tín và khả năng làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với các thể chế, như các thể chế chính trị và cộng đồng. - Là thành viên trong một nhóm ảnh hưởng hoặc kế thừa triệt để các quyết định chung, các quy tắc được chấp nhận, các tiêu chuẩn và mệnh lệnh. - Uy tín của các mối quan hệ, sự nhân nhượng và sự trao đổi khuyến khíchkết hợp, cắt giảm các chi phí giao dịch và có thể tạo ra một mạng lưới không chính thức xung quanh vấn đề nghèo đói. - Trong năm yếu tố cơ bản của kế sinh nhai, nguồn vốn xã hội có quan hệ sâu sắc nhất đối với sự chuyển dịch quá trình và cơ cấu. Thực sự có thể là hữu ích nếu xem vốn xã hội như sản phẩm của một tiến trình hoặc cấu trúc, thông qua các mối quan hệ đơn giản này các tiến trình và cấu trúc trở thành sản phẩm của nguồn vốn xã hội. Mối quan hệ này đưa ra hai con đường và có thể làm cho nó phát triển hơn. Một câu hỏi đặt ra là: Làm gì để tạo ra nguồn vốn xã hội cho người nghèo? Hầu hết những nỗ lực xây dựng vốn xã hội đều tập trung vào các thể chế địa phương, ngay cả hoạt động trực tiếp (thông qua việc tạo ra các khả năng, huấn luyện đào tạo hay phân phối các nguồn lực) hoặc gián tiếp thông qua việc tạo ra một môi trường dân chủ thông thoáng. Trong khi việc trao quyền cho các nhóm có thể xem như một mục tiêu chính, vốn xã hội có thể được xem là sản phẩm phụ trong các hoạt động khác (tham gia nghiên cứu sự hình thành nên các nhóm để phát triển và kiểm tra các công nghệ có khả năng nâng cao đời sống của họ). Thông thường, những biến động gia tăng nguồn vốn xã hội được theo đuổi cần phải có sự hỗ trợ từ các lĩnh vực khác. Do đó cần gắn chặt trách nhiệm của các tổ chức tiết kiệm và tín dụng vào nguồn vốn xã hội. Cũng như việc kết hợp quản lý các tai họa cần phải dựa vào việc kết nối các hành động để hạn chế chúng. e) Nguồn vốn tài chính Vốn tài chính thể hiện nguồn lực tài chính được con người sử dụng để hướng tới mục tiêu sinh kế của họ. Định nghĩa được sử dụng ở đây không mang tính chất kinh tế mà nó còn bao gồm những dòng tích trữ và có thể góp phần vào việc tiêu dùng sản phẩm. Tuy nhiên, nó phải được thực hiện để đạt được một nền tảng sinh 11 kế quan trọng, đó là giá trị của tiền mặt hoặc tính thanh khoản, người ta có thể làm theo những cách sinh kế khác. Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu: - Vốn sẵn có: Tiết kiệm là loại vốn tài chính được ưa thích vì nó không bị ràng buộc vế tính pháp lý và không có sự đảm bảo về tải sản. Chúng có thể có nhiều hình thức: tiền mặt, tín dụng ngân hàng, hoặc tài sản thanh toán khác như vật nuôi, nữ trang. Nguồn lực tài chính có thể tồn tại dưới dạng các tổ chức cung cấp tín dụng. - Dòng tiền đều: Là dòng tiền bao gồm các khoản bằng nhau xảy ra qua một số thời kỳ nhất định. Dòng tiền đều được phân chia thành: Dòng tiền đều thông thường (ordinary annuity): xảy ra ở cuối kỳ; Dòng tiền đều đầu kỳ (annuity due): xảy ra ở đầu kỳ; Dòng tiền đều vô hạn (perpetuity): xảy ra ở cuối kỳ và không bao giờ chấm dứt (trích theo Nguyễn Đức Quang)[6]. Ngoại trừ thu nhập hầu hết loại này là tiền trợ cấp, hoặc sự chuyển giao. Để có sự tạo lập rõ ràng vốn tài chính từ những dòng tiền này phải xác thực (trong khi sự đáng tin cậy hoàn toàn không bao giờ được đảm bảo có sự khác nhau giữa việc trả nợ một lần với sự chuyển giao thường xuyên vào kế hoạch đầu tư). Chúng ta làm gì để tạo nguồn vốn tài chính cho người nghèo? Những tổ chức phát triển không giao tiền cho người nghèo (hỗ trợ trực tiếp vốn tài chính). Tiếp cận vốn tài chính thay vì thông qua các trung gian gián tiếp. Có thể là: - Mang tính tổ chức: Tăng hiệu quả tiết kiệm và dòng tài chính nhờ sự hỗ trợ để phát triển hiệu quả, kết nối những tổ chức dịch vụ tài chính cho người nghèo. Đến khi họ có đủ niềm tin, sự tiếp cận và sự hiểu biết rộng để họ có thể khuyến khích mọi người tiết kiệm. Sự lựa chọn của người khác có thể giúp phát triển những tổ chức trợ cấp hiệu quả hơn đến người nhận cuối cùng (trích theo Nguyễn Đức Quang)[6]. - Có tính chất cơ quan: Tăng sự tiếp cận dịch vụ tài chính, vượt qua rào cản liên đới những người nghèo với nhau (cung cấp cho họ sự bảo đảm hoặc máy móc đồng nhất để họ có được những loại tài sản hoạt động song song nhau).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan