Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm về công tác thu viện...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm về công tác thu viện

.DOC
21
1854
141

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I- SƠ YẾU LÍ LỊCH - Họ và tên: - Ngày tháng năm sinh: - Năm vào ngành: - Chức vụ: Nhân viên - Công tác khác: - Trình độ chuyên môn: - Hệ đào tạo: - Nhiệm vụ được giao: - Trình độ chính trị: - Khen thưởng: Lê Thị Chính 12/6/1985 2005 Thư viện Đại học Kế toán Thư viện II- NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Một vài biện pháp cải tiến hoạt động thư viện để hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao. 2. Lý do chọn đề tài: Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh Để nâng cao trình độ kiến thức cho học sinh thì việc hướng dẫn học sinh đọc sách là một nhiệm vụ bắt buộc của người cán bộ thư viện. Qua việc đọc sách giúp các em có nhận thức đúng về tư tưởng, về cái đẹp giúp các em có tinh thần tự giác, sáng tạo trong học tập và đời sống hàng ngày. Trường Tiểu học Kim An có kho sách, phòng đọc cho học sinh, thu hút 100% học sinh trong trường đến thư viện. Số lượng học sinh lên đọc sách rất đông nhưng hiệu quả việc đọc sách chưa cao. Vậy phải làm gì, làm như thế nào để việc đọc sách của học sinh có hiệu quả cao nhất. Đó là một yêu cầu lớn và cấp thiết đối với bản thân tôi và nhà trường. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: Một vài biện pháp nâng cao hoạt động thư viện để hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hi ệu qu ả cao. 3. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích hướng đẫn học sinh đọc sách đạt hiệu qua cao. Đồng thời dấy lên phong trào thi đua đọc sách và làm theo sách ở trường học,cơ quan đơn vị trường tiểu học Kim An. Qua đó xin nêu ra một cách nghiên cứu và thực hiện phương pháp hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Đề tài hướng vào vấn đề vào cách nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, lựa chọn cách cải tiến hoạt động thư viện để hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao ở trường tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: + Vị trí,vi trò của thư viện ở trường tiểu học. THƯ VIỆN 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm + Thực trạng và cách cải tiến hoạt động thư viện để hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu về các cơ sở lý luận, nội dung chương trình, đối tượng và cách thu hút học sinh vào thư viện đọc sách. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian:Thực hiện đề tài này từ tháng 9- 2014 đến tháng 2- 2015. - Đối tượng: Học sinh trường Tiểu học Kim An- xã Kim An - Thanh OaiHà Nội. - Phạm vi: Trường tiểu học Kim An - Thời gian: Năm học 2013-2014, 2014-2015 và áp dụng cho những năm học tiếp theo. 7. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tài liệu sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích để có hiểu biết vấn về cơ sở lý luận và thực trạng vấn đề đọc sách ở thư viện ở đơn vị mình. Từ đó lựa chọn đề ra biện pháp chỉ đạo sát thực có tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất có thể. - Phương pháp thực tiễn: + Trò truyện với giáo viên , các em học sinh để tìm hiểu thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. +Phương pháp quan sát: Quan sát những biểu hiện phản ứng của giáo viên và học sinh khi thực hiện những nội dung thực hiện. III- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI THƯ VIỆN 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: Năm học 2013- 2014, thư viện trường tôi có số học sinh đến mượn và đọc sách rất ít. Cụ thể như sau: Khối 1: 15%, Khối 2: 20%, Khối 3: 22%, Khối 4: 25%, Khối 5: 30%. Cơ sở vật chất của thư viện chưa đạt thư viện chuẩn. Việc sắp xếp, trang trí thư viện chưa khoa học. Các đầu sách, truyện còn hạn chế. Hoạt động của thư viện chưa cuốn hút được giáo viên và học sinh đến đọc sách. Hiện nay, trường tiểu học Kim An có 9 lớp học với 255 học sinh. Với số lượng sách truyện đã đủ theo quy định của thư viện chuẩn. Số học sinh lên đọc sách thư viện theo thời khóa biểu của nhà trường. Trong năm học 2014-2015 nhà trường quyết tâm xây dựng thư viện chuẩn. 2. Những biện pháp chính: THƯ VIỆN 4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Từ cơ sở khoa học và thực tế trên tôi thấy rằng, để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong nhà trường cần phải tiến hành nhiều biện pháp trước mắt. Tôi đã mạnh dạn tiến hành một số biện pháp cụ thể với hoạt động thư viện trường tiểu học Kim An như sau: Biện pháp 1: Kiểm kê toàn bộ số lượng sách, truyện trong thư viện: Ngay từ đầu năm học, tôi đề nghị với nhà trường tiến hành kiểm kê kho sách trong thư viện. Thư viện nhà trường có 606 sách giáo khoa, 976 sách tham khảo, 335 sách nghiệp vụ và 771 truyện, tạp chí và thế giới mới là 232 cuốn. Cụ thể: TỔNG SỐ SÁCH CÁC LOẠI CỦA THƯ VIỆN CÓ ĐẾN NGÀY 1/9/2014 TT 1 2 3 4 5 Loại sách Cũ Thanh Hiện Đầu Lý Sách giám khảo Sách nghiệp vụ Sách tham khảo Sách truyện+ Sách K. Đồng Tạp chí Cộng chuyển 546 335 662 240 232 2015 còn 606 335 874 708 232 2775 sách 41 150 537 195 08 931 Ghi chú Biện pháp 2: Tham mưu với nhà trường đầu tư cơ sở vật chất để sắp xếp, trang trí thư viện: Được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, nhất là đồng chí Hiệu trưởng, Tôi đã đề nghị được đầu tư cho thư viện theo đúng quy định thư viện chuẩn. Thư viện nhà trường có một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ với tổng diện tích là 120m2 . Các phòng đều được lắp đặt đầy đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, có trang thiết bị hiện đại như máy Fôtocoppy, máy in, máy chiếu, máy tính được nối mạng Internet, giá sách đẹp chắc chắn với những câu danh ngôn rất hay về thư viện, hơn nữa thư viện nhà trường có nhiều cuốn sách hay có giá trị. Nhà trường đã mua đủ bàn ghế phục vụ phòng đọc của giáo viên và học sinh. Chính môi trường đó đã tạo ra một không gian đẹp, tạo ra một cảm giác rất thoải mái, dễ chịu mà chỉ khi vào phòng đọc thư viện nhà trường mới cảm nhận được THƯ VIỆN 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm điều đó bởi vậy ngày càng thu hút được nhiều độc giả. Như vậy, thư viện không chỉ là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò là “lớp học” quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy. Những hình ảnh trang trí trong thực tế của thư viện trường tiểu học Kim An: THƯ VIỆN 6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Trang trí phòng THƯ VIỆN 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm THƯ VIỆN 8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Biện pháp 3: Tham mưu với chuyên môn nhà trường mua bổ sung các đầu sách, truyện cho thư viện: Đầu năm học, cuối học kỳ, thư viện mở cuộc điều tra, thăm dò nguyện vọng của giáo viên, bằng cách cho giáo viên, học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của mình cần mua những loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể. Dựa vào phiếu yêu cầu đọc của bạn đọc, nhờ giáo viên chủ nhiệm điều tra giúp về yêu cầu đọc của học sinh, từ đó mà bổ sung sách báo cho phù hợp, chương trình soạn giảng của giáo viên. Mặt khác dựa vào các danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới của bộ, sở giáo dục, các nhà sách nổi tiếng để chọn mua theo yêu cầu của thày cô và các em học sinh. Cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện. - Công tác xã hội hóa được nâng cao. Ví dụ: Nhà trường đã vận động giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh toàn trường ủng hộ thư viện bằng nhiều hình thức. Học sinh ủng hộ sách cũ, truyện cũ được: ….; Tập thể giáo viên nhà trường ủng hộ hơn 4 triệu đồng. Cha mẹ học sinh ủng hộ hơn 1 triệu đồng. Biện pháp 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện sẽ giúp cán bộ thư viện và bạn đọc tìm tin, xử lý tài liệu... hiệu quả hơn. Cụ Thể: Nhà trường đã cho kê 3 máy tính bàn, 01 máy in, nối mang …………. THƯ VIỆN 9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Biện pháp 5: Thực hiện tốt tuyên truyền giới thiệu sách theo từng chủ đề. Đây là một biện pháp hữu hiệu góp phần đẩy mạnh các hoạt động của thư viện thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện. Vì vậy công tác tuyên truyền, THƯ VIỆN 10 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm giới thiệu sách được Ban giám hiệu, thư viện trường đặc biệt quan tâm. Ngay đầu năm học, thư viện đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, giáo viên dạy bộ môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp và tổ chức tốt các buổi tuyên truyền giới thiệu sách dưới nhiều hình thức khác nhau như: - Tiến hành điểm sách, đọc các bài báo hay có tính thời sự, tính giáo dục cao trong các buổi chào cờ đầu tuần (Phối hợp với Đoàn Thanh niên) - Tổ chức giới thiệu sách chuyên đề thông qua các buổi sinh hoạt truyền thống ( Phối hợp với giáo viên bộ môn ngoài giờ lên lớp) - Tổ chức điểm sách, giới thiệu sách mới, tài liệu bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn Cụ thể: Tháng 11 tôi giới thiệu sách với các thầy cô giáo và các em học sinh nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 . Nội dung của bài giới thiệu “ Giới thiệu bộ sách truyện chọn lọc viết về nhà giáo Việt Nam’’. Và tác phẩm "Cô sẽ giữ cho em mùa xuân". Do bộ GD&ĐT, hội nhà văn Việt Nam, công đoàn giáo dục Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục tổ chức thành công tốt đẹp. Trong bộ truyện chọn lọc viết về nhà giáo Việt Nam. Có thể nói, nhân vật người thầy đã được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ, trong nhiều tình huống, thể hiện đa chiều cung bậc tình cảm của con người. Phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng, đó là điều các tác phẩm hướng tới. Để hình ảnh người thầy được xã hội tôn vinh với những giá trị vốn có. Biện pháp 6: Thường xuyên giới thiệu danh mục sách trên bảng tin THƯ VIỆN 11 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Kết hợp với các hình thức tổ chức giới thiệu sách theo chủ điểm hàng tháng, giới thiệu sách ở bảng tin được tổ chức khi có sách mới nhập về hoặc phục vụ cho các cuộc thi học sinh giỏi, cuộc thi của Đoàn, Đội. Sau những buổi giới thiệu bằng bảng tin học sinh tìm đến thư viện nhiều hơn . Ví dụ: THƯ VIỆN 12 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với giáo viên để hướng dẫn học sinh đọc sách trong thư viện: Cùng với việc tuyên truyền giới thiệu sách tôi thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm của các lớp và các giáo viên phó chủ nhiệm để theo dõi việc đọc sách của học sinh. Trên cơ sở của quá trình điều tra và thực hiện các công việc trên, tôi chọn và hướng dẫn các em một số phương pháp đọc sách sao cho có hiệu quả như: - Đọc sách báo có ghi chép: Đây là phương pháp đọc mà người đọc vừa đóng vai một người thầy( vừa đọc và nghiên cứu) vừa đóng vai trò là học sinh(đọc: ghi chép, tóm tắt, ghi ý chọn lọc). Đây là cách đọc có hiệu quả, nó hỗ trợ đắc lực việc học tập của học sinh tiểu học. Đồng thời hình thành thói quen tốt cho các em làm hành lang lên bậc Trung học cơ sở và Phổ thông Trung học. - Đọc có chọn lọc: THƯ VIỆN 13 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Bằng các con đượng và các biện pháp khác nhau, học sinh chọn được đúng sách cần đọc đó là: Sách có nội dung phù hợp với yêu cầu đọc, tiết kiệm được thời gian, tiếp thu được kiến thức mới giúp học sinh so sánh với những kiến thức đã học. - Đọc sách có hệ thống: Đọc sách không phải là dễ mà phải tiến hành đọc có hệ thống, đọc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bí quyết của việc đọc sách có hệ thống là giúp học sinh xây dựng đựơc kế hoạch học tập một cách khoa học, hiệu quả. - Đọc có suy nghĩ và ghi nhớ: Đây là hình thức đọc như một sự tích luỹ dần dần. Có một câu chuyện cách đây gần 5000 năm, đó là lời dạy của thầy giáo Lương Đắc Bằng nói với Cụ rằng: “ Các con biết cách tự đọc, cách đọc, biết suy nghĩ về những “ý tại tôn ngoại” ( có nghĩa là các ý ngoài lời văn trong sách) thì rồi khắc sẽ biết. Ngoài các biện pháp trên, cuối năm cán bộ thư viện tham mưu với nhà trường khen thưởng cho cá nhân hay tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thu viện. Từ đó khích lệ tinh thần đọc sách cho các em. Hết học kỳ I của năm học 2014 -2015 nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp nêu trên, hiệu quả của đọc sách đã tăng lên rõ rêt thu hút sự ham đọc sách của học sinh. IV- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG *Phong trào đọc sách của trường Tiểu học Kim An có được kết quả bước đầu ở giáo viên và các em học sinh. Học sinh đã say mê đọc sách hơn, ham thích đến thư viện hơn. Từ đó chất lượng đọc sách của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Điều đó đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục môn tiếng việt nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung ở trường tiểu học Kim An. Cụ thể số liệu điều tra được thể hiện trong bảng sau: Các phương pháp K1 2013 - 2014 K2 K3 K4 THƯ VIỆN 14 K5 Học kỳ I 2014 - 2015 K1 K2 K3 K4 K5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm đọc Đọc có ghi chép Đọc có chọn lọc Đọc có hệ thống Đọc có suy nghĩ 7 5 3 9 9 7 10 11 12 11 13 15 10 9 11 7 13 12 15 18 30 28 26 27 42 45 47 44 48 45 42 49 26 29 30 27 37 44 46 42 và ghi nhớ V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy rõ những bài học kinh nghiệm sau: *Một là Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhất thiết nhà trường phải có thư viện. Có phòng đọc sách cho giáo viên, phòng đọc sách cho học sinh . * Hai là Lịch đọc và mở cửa có quy định cụ thể ,nề nếp duy trì tốt . * Ba là Người nhân viên thư viện phải là người có nhiệt tình, say mê với công tác sách, đồng thời phải có năng lực tổ chức xắp xếp công việc. Biết kết hợp với nội dung sinh hoạt của nhà trường. Có tinh thần dám nghĩ dám làm. Tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo . * Bốn là Công tác thư viện của nhà trường phải được ban giám hiệu, hội đồng giáo dục quan tâm, cho các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua. * Năm là Hàng năm có bổ sung sách, báo, tạp chí.... mới theo từng quý từng năm, phải thường xuyên và liên tục. *Sáu là Giới thiệu tuyên truyền sách, báo ... có sự góp sức của những đồng chí giáo viên chủ nhiệm. Với những hoạt động đồng bộ này tôi tin rằng công tác thư viện trường học sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. VI- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ THƯ VIỆN 15 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Nhờ sự quan tâm giúp đỡ cuả các cấp lãnh đạo, của hiệu trưởng và cả ban giám hiệu, của hội cha mẹ phụ huynh học sinh cùng với tổ chuyên môn. Tôi đã hoàn thành việc nghiên cứu và thực hiện đề tài Một vài biện pháp cải tiến hoạt động thư viện để hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao. Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện công tác bạn đọc ở trường Tiểu học Kim An cho thấy: Công tác hướng dẫn học sinh đọc sách là công tác quan trọng trong hoạt động thư viện nhằm phục vụ yêu cầu học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng toàn diện từ đó xây dựng thói quen đọc sách cho bạn đọc. Từ khi áp dụng các biện pháp thì chất lượng phục vụ bạn đọc thì tỷ lệ bạn đọc đến thư viện đạt cao, chất lượng hoạt động thư viện được đẩy mạnh rõ rệt. Với tinh thần trách nhiệm và lòng yêu mến công tác thư viện, tôi mạnh dạn nêu ra một số kinh nghiệm của bản thân đúc rút từ công việc thực tế của mình. Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung để chúng ta phục vụ tốt và hiệu quả công việc của mình, giúp các em học sinh có kết quả học tập ngày càng tốt hơn. Là một cán bộ thư viện làm công tác giáo dục học sinh bằng phương tiện sách, báo, đồng nghiệp đáng tin cậy của giáo viên. Khi áp dụng sáng kiến này tôi chỉ mong một điều duy nhất là đẩu mạnh được hoạt động thư viện, cụ thể là phong trào đọc sách trong nhà trường đồng thời cùng các thầy cô và các em học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Với tinh thần học hỏi rất mong các bạn đồng nghiệp bổ sung, góp ý sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo để tôi hoàn thành tốt công việc của mình. Xin cảm ơn! Kim An, ngày 27 tháng 02 năm 2015 TÁC GIẢ Lê Thị Chính THƯ VIỆN 16 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa môn Tiếng Việt các lớp 1,2,3,4,5. 2.Sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 1,2,3,4,5. 3.Nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt bậc tiểu học. 4.Thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt các lớp 1,2,3,4,5. 5. Một số tạp chí giáo dục năm 2014. THƯ VIỆN 17 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 3 3 3 4 4 4 4 5 5 5 6 6 8 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Phần mở đầu Tên đề tài Lý do chon đề tài Mục đích nghiên cứu Khách thể và đối tương nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Dự kiến nội dung Phần nội dung chính Chương1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài Quy định của ngành giáo dục về bậc học tiểu học Nội dung dạy học ở tiểu học nói chung Nội dung dạy học ở tiểu học nói chung Chương 2: Thực trang vấn đề công tác chuyên môn dạy và học môn Tiếng Việt tại trường tiểu học KimAn Chương 3: Các biện pháp thực hiện BP1: Tăng cường bồi dưỡng trình độ hiểu biết và ý thức nghề ngiệp của giáo viên. BP2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhăm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt. BP3:Phân công chuyên môn theo đúng năng lực sở trường, tâm tư nguyện vọng của giáo viên. BP4: Đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên thông qua kết quả học tập của học sinh. Phần 3: Kết luận 1. Kết quả thực hiện 2. Bài học kinh nghiệm 3. Những khuyến nghị 9 9 10 11 13 15 21 22 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 4. 2. Sách giáo viên Lịch sử lớp 4. 3. Bài tập Lịch sử lớp 4. 4. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 5 5. Sách giáo viên Lịch sử lớp 5. 6. Bài tập Lịch sử lớp 5. 7.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học lớp 4- Nhà xuất bản giáo dục. 7.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học lớp 5- Nhà xuất bản giáo dục. THƯ VIỆN 18 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 8. Di tích Hà Tây – năm 1995 của Đặng Văn Tu-Giám đốc sở văn hóa Thông tin Hà Tây. THƯ VIỆN 19 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Nhận xét , đánh giá, xếp loại của HĐKH cơ sở ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Nhận xét , đánh giá, xếp loại của HĐKH cấp huyện ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƯ VIỆN 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan