Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong tiết dạy môn khoa học ở tiể...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong tiết dạy môn khoa học ở tiểu học

.DOC
15
196
63

Mô tả:

A. PHẦN MỞ BÀI: 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chương trình dạy học lớp Bốn là chương trình tương đối khó trong bậc Tiểu học, cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản thiết thực, có hệ thống. Ngoài những môn học như năm lớp Ba, lớp Bốn có thêm ba phân môn là Lịch sử, Địa lí và Khoa học thay thế cho phân môn Tự nhiên xã hội. So với lớp Ba, lượng kiến thức ở các phân môn Toán, Tiếng Việt ở lớp Bốn nhiều, khó và dễ nhầm lẫn, nhiều em tỏ ra lúng túng. Đã thế các em còn phải tiếp thu một lượng kiến thức không nhỏ từ ba phân môn: Lịch sử, Địa lí và Khoa học, và đây lại là ba phân môn có kiểm tra, đánh giá cuối kì và là căn cứ để xếp loại học sinh. Đây là một áp lực lớn đối với các em. Nhất là học sinh yếu. Vậy làm thế nào để cho học sinh tiếp thu tốt chương trình dạy học này một cách nhẹ nhàng? Đây là một vấn đề trăn trở của bản thân tôi nói riêng và đồng nghiệp nói chung. Qua một thời gian giảng dạy ở lớp Bốn, bản thân tôi nhận thấy để một tiết học đạt hiệu quả, cần phải có không khí học tập sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh, đặc biệt là hình thức trò chơi, nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức, vừa tạo không khí vui tươi. Các em sẽ được vừa học vừa chơi nên tâm lí sẽ thoải mái giúp các em tiếp thu bài nhẹ nhàng, hiệu quả. Ngoài Toán và Tiếng Việt thì Khoa học, Lịch sử, Địa lí chiếm một thời gian học bài không nhỏ với các em nên việc giúp học sinh nắm bài những môn này tại lớp là vấn đề cần thiết. Đối với phân môn Lịch sử và Địa lí thì kiến thức nhiều và chính xác nên hình thức tổ chức trò chơi hạn chế. Riêng phân môn Khoa học thì có thể tổ chức trò chơi trong từng tiết học. Những trò chơi hay cuộc thi nhỏ mang nội dung bài học này chỉ tiến hành trong vài phút nhưng thật hấp dẫn, lôi cuốn các em và đem lại hiệu quả cao trong tiết học. Vì thế trò chơi trong các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng có một vai trò lớn đối với học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua tình hình thực tế của lớp, bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên nhằm tạo hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả của tiết dạy Khoa học. Đây là một hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”. Kết hợp trò chơi trong bài giảng sẽ giúp giáo viên truyền đạt nội dung tốt hơn – Học sinh tích cực học tập, tự giác học tập say mê với môn học đồng thời các kiến thức được khắc sâu hơn. Từ suy nghĩ này, tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy và bước đầu đã có những kết quả khả quan. Đó chính là mục đích của đề tài: " Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong việc tổ chức trò chơi ở môn Khoa học lớp Bốn” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trò chơi sư phạm trong dạy học được hiểu là hình thức học tập theo hứng thú vui chơi, dựa trên những tình huống thực tiễn và kinh nghiệm sống đã được tích lũy. Nhờ học tập, trẻ sẽ lĩnh hội những tri thức về thế giới xung quanh, đồng thời được phát triển về mặt nhân cách. Vì vậy học tập luôn là hoạt động chủ đạo và trò chơi là một hoạt động có tính bổ sung hỗ trợ nhưng luôn là mặt mạnh có tác dụng bổ trợ kiến thức với các em. Trò chơi vẫn là một nhu cầu không thể thiếu được trong quá trình học tập của học sinh. Nếu trò chơi được tổ chức một cách hợp lí thì sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn. Trò chơi học tập là một loại trò chơi có định hướng rõ ràng. Thông qua trò chơi, học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái bởi vì ở đây học sinh tiếp nhận việc học tập giống như một nhiệm vụ chơi. Tức là nội dung học tập được đưa vào nội dung chơi làm cho trẻ tích cực hơn trong việc tiếp nhận nội dung học tập và việc giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra nhằm để học sinh lĩnh hội, củng cố, vận dụng kiến thức kĩ năng, những kinh nghiệm sống đã được tích lũy vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo. Một trò chơi sư phạm trong dạy học Khoa học ở bậc tiểu học cần có những bước sau: * Bước 1: Xác định mục đích chơi ( Củng cố tri thức, phát triển kĩ năng, tư duy, hình thành óc sáng tạo…rèn tính thật thà, nhanh nhẹn). Mục đích chơi đã được tôi xác định rõ ràng và sau cuộc chơi phải đạt được mục đích chơi. * Bước 2: Giới thiệu tên trò chơi. * Bước 3: Giới thiệu luật chơi. * Bước 4: Qui định thời gian chơi và học sinh tiến hành chơi. * Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả chơi. Khi tiến hành tổ chức trò chơi, chúng ta cần chú ý: - Trò chơi học tập là một phương tiện giáo dục trí tuệ, nó giúp học sinh phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác,…, chính xác hóa những hiểu biết về các sự vật và hiện tượng xung quanh, phát triển thông minh, sự nhanh trí, ngôn ngữ… dần dần học sinh sẽ hình thành nhu cầu nhận thức của thế giới xung quanh- mở rộng tầm hiểu biết về tự nhiên xã hội. Vì vậy ta có thể tổ chức trò chơi ở thời điểm thích hợp trong một khoảng thời gian nhất định của tiết học. - Trong trò chơi học tập giáo viên cần chú ý đến sự tự nguyện, bình đẳng giữa các học sinh. Tất cả học sinh đều có vị trí nhiệm vụ như nhau khi tham gia trò chơi. - Trò chơi học tập bao giờ cũng có kết quả rõ ràng, đoán đúng – sai một câu đố, gọi tên đúng –sai, sắp xếp đúng – sai… Kết quả này có ý nghĩa rất lớn đối với các em, nó mang lại niềm vui cho học sinh, thúc đẩy tính tích cực và mở rộng củng cố vốn hiểu biết cho học sinh. - Nội dung trò chơi thường gắn với nội dung bài học, nó sẽ minh họa một cách sinh động cho các kiến thức lí thuyết mà các em đã học. Nhờ vậy, kiến thức được vận dụng, củng cố và khắc sâu giúp các em thấy rõ ý nghĩa những điều đã học, đây chính là cơ sở để hình thành hứng thú học tập. - Để kết quả của một hoạt động chơi được tốt, ta luôn chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho hoạt động chơi tùy thuộc vào nội dung của từng trò chơi. - Khi chia nhóm không nên chia quá nhiều vì như thế lúc tổng kết sẽ khó khăn, trò chơi mất đi sự hào hứng. - Trò chơi phải đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện. - Không nên lúc nào cũng cho nhóm cử đại diện vì như thế các em sẽ có khuynh hướng chọn bạn giỏi đại diện mãi mà các em yếu thì ít được tham gia. - Giáo viên chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ để tạo hứng thú cho các em ( tranh, ảnh, vở, bánh kẹo…) II. CÁC BIỆN PHÁP: 1.Thực trạng và nguyên nhân: 1.1. Thực trạng: a. Đặc điểm tình hình chung của lớp: Qua nhiều năm dạy lớp Bốn, tôi thấy chương trình Khoa học lớp Bốn có nhiều mảng kiến thức nên học sinh dễ quên những kiến thức đã học khi chuyển qua học kiến thức mới. Nhất là năm nay, lớp 4/1 có nhiều học sinh học yếu hầu hết các môn nên việc học thuộc những kiến thức các môn học bài của các em gặp rất nhiều khó khăn. b. Những thuận lợi: - Một số em có tinh thần học tập tốt, các em thường xuyên học bài cũ và thường nắm vững các nội dung đã học. - Lớp học hai buổi trên ngày và có nhiều nữ hơn nên lớp học dễ quản lí. c. Những khó khăn hạn chế: - Nhiều em ý thức học tập chưa cao. - Chưa tự giác học bài hay chuẩn bị bài ở nhà. - Đa số những em học yếu lại rơi vào những em nam, ham chơi và những em học yếu ở các môn. Nhất là những em kĩ năng đọc, viết còn hạn chế. 1.2. Nguyên nhân của những hạn chế: Đa số những em học yếu môn Khoa học là do những nguyên nhân sau: - Chưa có ý thức cao trong việc tiếp thu kiến thức mới. - Lâu nhớ, chóng quên. - Thiếu tự giác trong suy nghĩ và rèn luyện. - Thiếu sự quan tâm của gia đình. - Chưa có ý thức tự học. - Thiếu hứng thú khi tham gia học, hay làm việc riêng, ít chú tâm đến bài học nếu không được sự nhắc nhở thường xuyên của GV. - Một số em có học bài nhưng khi lên trả bài lại quên hết, không trả lời được vì các em nắm bài chưa vững, học vẹt. 2. Một số biện pháp: Để giải quyết vấn đề đặt ra, giáo viên phải thu hút sự chú ý của các em vào bài học. Môn Khoa học là môn dễ thu hút sự ham muốn học tập của các em bằng nhiều hình thức như: thí nghiệm tìm ra kiến thức mới, vận dụng vốn hiểu biết của từng em trong khai thác kiến thức, trò chơi học tập,…Trong những hình thức đó, ngoài việc thực hiện tốt những trò chơi trong sách giáo khoa môn Khoa học có sẵn, tôi đã tập trung thiết kế một số hình thức cung cấp kiến thức mới và củng cố kiến thức dưới dạng trò chơi tương ứng dành riêng cho từng loại bài học . *MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐÃ CÓ SẴN TRONG SÁCH GIÁO KHOA: -“ Cuộc hành trình đến hành tinh khác” – ( Bài 1: Con người cần gì để sống? / Trang 4, 5) - “ Thi kể tên một số vi-ta-min và chất khoáng có trong thức ăn mà bạn biết.” – ( Bài 6: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ/ trang 14, 15). - “Đi chợ” – ( Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?/ Trang 16, 17). - “ Thi kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm đông vật vừa cung cấp đạm thực vật” – ( Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? / trang 18, 19). - “ Thi kể tên một số bệnh do thiếu chất.” – (Bài 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. / trang 26, 27). - “ Mẹ ơi con…sốt!” – ( Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? / trang 32, 33). - “Ai chọn thức ăn hợp lí” – ( Bài 18, 19: Ôn tập: Con người và sức khỏe/ trang 38, 39). -“ Tôi là giọt nước” – ( Bài 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?/ 46, 47). - “ Thi thổi bong bong” – ( Bài 31: Không khí có những tính chất gì?/ trang 64, 65). - “ Chơi chong chóng” – ( Bài 37: Tại sao có gió?/ trang 74, 75). - “ Ghép chữ vào hình” – ( Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão/ trang 76, 77). - “ Tiếng gì? Ở phía nào thế?” – (Bài 41: Âm thanh/ trang 82, 83). - “ Nói chuyện qua điện thoại” – ( Bài 42: Sự lan truyền âm thanh/ trang 84, 85). - “ Làm nhạc cụ” – ( Bài 43: Âm thanh trong cuộc sống/ trang 86, 87). - “ Hoạt hình” – ( Bài 46: Bóng tối/ trang 92, 93). - “ Bịt mắt bắt dê” – ( Bài 48: Ánh sáng cần cho sự sống/ trang 96, 97) - “ Thi kể tên và nói về công dụng của các vật cách nhiệt” – ( Bài 52: vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt/ trang 104, 105). - “ Thi nói về cách chống nóng và chống rét cho người hoặc động vật, thực vật” – ( Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống/ trang 108, 109). - “ Ai nhanh ai đúng?” – ( Các bài ôn tập cuối kì). *MỘT SỐ TRÒ CHƠI CHUẨN BỊ THÊM: - Trò chơi " Ai nhanh- ai đúng" - Trò chơi " Tiếp sức" - Trò chơi "Sắm vai" - Trò chơi " Tôi là ai? Tôi như thế nào ?" - Trò chơi " Trò chơi đoán vật" Những hình thức trò chơi được mô tả cụ thể như sau: 2.1. Trò chơi: " Ai nhanh – ai đúng": a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b) Hình thức thể hiện: Trò chơi được trình bày trên bảng đen. Giáo viên chuẩn bị một số thẻ từ chứa các từ cần điền trong bài học.( thẻ này ta có thể dùng nhiều lần). c) Tác dụng: - Tạo hứng thú trong học tập, thu hút sự chú ý của học sinh. d) Ví dụ: Ví dụ: Bài 2: Trao đổi chất ở người – Trang 6, 7 SGK. Cách chơi: - GV chuẩn bị 2 bộ thẻ từ (12 tấm thẻ bìa) như dưới. Mỗi đội sẽ nhận 6 tấm thẻ. Khí ô-xi Khí các-bô-níc Nước Nước tiểu, mồ hôi Thức ăn Phân - Phân chia đội ( mỗi đội 6 học sinh) sắp thành hai hàng ( mỗi hàng một đội) - Khi giáo viên hô hiệu lệnh: “Bắt đầu” thì từng em chọn một tấm bìa gắn vào nội dung ở bảng đen. Em thứ nhất gắn xong một thẻ xuống đứng ở cuối hàng rồi đến lượt em thứ hai, ba, luân phiên như thế cho đến hết thời gian qui định (1 phút) Nội dung chơi: LẤY VÀO THẢI RA Đánh giá: - Nhóm nào gắn đúng và thời gian ít hơn thì đội đó thắng. - Ví dụ: Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo – Trang 12, 13 SGK. Giáo viên giới thiệu cách chơi, luật chơi, cách đánh giá tương tự bài 2. Giáo viên chuẩn bị 2 bộ phiếu gồm: Thịt vịt Thịt bò Trứng Đậu nành Thịt lợn Đậu hà lan Tôm + cua Cá Đậu phụ - Học sinh gắn thành bảng như sau: Đậu nành Thịt lợn Đậu phụ Trứng Đậu hà lan Thịt vịt Cá Tôm + cua Thịt bò - Giáo viên kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc vừa động vật vừa thực vật. Ví dụ: Bài 21: Ba thể của nước – Trang 44, 45 SGK - Cách chơi giống những bài trên. - Bài này giáo viên chuẩn bị 2 bộ thẻ bìa gồm: Bay hơi Nóng chảy Ngưng tụ Đông đặc - Học sinh gắn thành bảng như sau: Ví dụ: Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước – Trang 48, 49 SGK - Cách chơi giống những bài trên. - Bài này giáo viên chuẩn bị 2 bộ thẻ bìa gồm: Mây trắng Mây đen Mưa Hơi nước Nước - Học sinh gắn thành bảng như sau: Ví dụ: Bài 62: Trao đổi chất ở thực vật – Trang 122, 123 SGK - Cách chơi giống những bài trên. - Bài này giáo viên chuẩn bị 2 bộ thẻ bìa gồm: Khí ô-xi Khí các-bô-níc Hơi nước Nước Các chất khoáng khác - Học sinh gắn thành bảng như sau: Ánh sáng mặt trời HẤP THỤ Ví dụ: Bài 64: Trao đổi chất ở động vật – Trang 128, 129 SGK THẢI RA - Cách chơi giống những bài trên. Bài này giáo viên chuẩn bị 2 bộ thẻ bìa gồm: Khí ô-xi Khí các-bô-níc Nước tiểu Nước Các chất thải Các chất hữu cơ trong thức ăn Học sinh gắn thành bảng như sau: HẤP THỤ THẢI RA 2.2. Trò chơi: " Tiếp sức": a) Tác dụng: - Vận dụng kĩ năng và kiến thức cuộc sống để hình thành kiến thức mới. - Củng cố kiến thức đã học. * Đối tượng tham gia: Đồng đội từ 3 đến 5 học sinh hoặc theo tổ. b) Hình thức thể hiện: Trò chơi được thể hiện trên bảng đen hoặc bảng phụ, học sinh dùng phấn ghi. c) Ví dụ: Ví dụ: Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? – Trang 16, 17 SGK . Cách chơi: - Giáo viên chia thành 4 đội , mỗi tổ 1 đội, mỗi đội gồm 2 thành viên để có sự thi đua giữa các tổ. Giáo viên giao việc cho các em là hãy đi chợ và chuẩn bị cho gia đình một bữa ăn. Giáo viên chia bảng đen thành 4 phần, mỗi đội sẽ viết vào một phần. Sau hiệu lệnh của giáo viên, một em trong đội sẽ lên tiến hành việc đi chợ bằng cách ghi tên các thức ăn mua ở chợ chưa chế biến. Sau khi em thứ nhất đi chợ xong thì chạy ngay về chỗ của đội để em thứ hai lên tiến hành việc nấu ăn bằng cách ghi tên các món ăn được chế biến từ các thức ăn bạn vừa đi chợ trong thời gian 4 phút. Cách đánh giá: Đội nào đi chợ mua được nhiều thức ăn và nấu được nhiều món ăn hợp lí, giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng trong ngày thì đội đó thắng. Nếu món ăn nào được nấu mà không có các nguyên liệu bạn vừa đi chợ thì không được tính. Những món ăn kết hợp không hợp lí cũng không được tính ( ví dụ: rau muống nấu canh cá, thịt bò nấu canh chua,…) Tác dụng: Tạo sự hứng thú trong học tập. Học sinh biết được tên một số món ăn, thức ăn và có thể cùng mẹ đi chợ cho gia đình. Học sinh biết được sự kết hợp các món ăn nào là hợp lí và đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Ví dụ: Bài 9: Sử dụng hợp lí các chất béo và muối. – Trang 20, 21 SGK Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị 4 bảng phụ, học sinh chuẩn bị phấn, mỗi bàn 1 viên. Giáo viên chia lớp thành 4 đội , mỗi tổ 1 đội, mỗi bàn một nhóm. Sau hiệu lệnh của giáo viên, mỗi bàn sẽ viết tên một món ăn rán (chiên) hay xào vào bảng phụ. Bàn 1 viết xong chuyển xuống bàn 2 và tiếp tục như vậy đến hết tổ. Tổ nào xong đem ngay lên đính trên bảng. Lưu ý học sinh là trong một tổ không được lặp lại các món ăn. Cách đánh giá: Đội nào viết nhanh và nhiều món chiên, xào hợp lí sẽ chiến thắng. Tác dụng: Tạo sự hứng thú trong học tập. Học sinh biết được tên một số món ăn rán hay xào. Học sinh biết được thức ăn nào có thể dùng để chiên hay xào, biết được nên dùng dầu thực vật để làm các món ăn đó. Biết được nên hạn chế dùng các món chiên. Biết được không nên dùng dầu đã chiên để chiên đi chiên lại nhiều lần. Ví dụ: Bài 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? – Trang 46,47 SGK Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị 2 bảng ghi sẵn có ép ni-lông có nội dung: Nước ở sông, hồ, suối, biển thường xuyên……………..bay vào không khí. ………………..bay lên cao, gặp lạnh…………………thành những hạt nước rất nhỏ tạo nên………………….Các ………………. có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa. Giáo viên chuẩn bị 10 phiếu ( 2 bộ) như sau: Các đám mây Hơi nước Giọt nước Bay hơi Ngưng tụ - Có thể cho học sinh điền vào bảng đó bằng bút lông Giáo viên chia lớp thành 2 đội , mỗi đội gồm 5 học sinh, xếp thành 2 hàng. Sau hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng em trong đội sẽ cầm phiếu lên đính vào chỗ trống cho phù hợp, hoặc viết lần lượt vào chỗ trống. Cách đánh giá: Đội nào viết, đính lên bảng đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng. Tác dụng: Tạo sự hứng thú trong học tập. Học sinh biết được sự hình thành của mây và mưa. 3.3 .Trò chơi: “ Sắm vai”: a) Tác dụng: - Củng cố các kiến thức đã học. * Đối tượng tham gia: - Hai học sinh hoặc nhóm học sinh. b) Hình thức thể hiện: - Học sinh thảo luận các tình huống giáo viên đưa ra và thể hiện cách giải quyết tình huống đó bằng cách sắm vai c) Một số ví dụ: Ví dụ: Bài 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng- Trang 26/ SGK Mục đích: Củng cố những kiến thức đã học trong bài Bước 1: Cách chơi Một bạn đóng vai bác sĩ, một bạn là bệnh nhân (sau đó đổi đôi khác) + Bệnh nhân: Nói về triệu chứng (dấu hiệu) của bệnh + Bác sĩ: Nói về tên bệnh và cách phòng bệnh đó. - Chơi theo nhóm - Nhóm cử đôi chơi tốt nhất trình bày dưới lớp Bước 2: Luật chơi - Khi thể hiện vai diễn, bạn khác không được nhắc lời. Bước 3: Đánh giá Đội nào thể hiện được sự hiểu biết tốt nhất là thắng. Tác dụng: Học sinh biết được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, nguyên nhân và cách phòng chống các bệnh đó. Ví dụ: Bài 13: Phòng bệnh béo phì – Trang 28/ SGK Mục đích: Nêu lên nguyên nhân và cách phòng bệnh do thừa chất dinh dưỡng Bước 1: Cách chơi: Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ, mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra một tình huống dựa trên gợi ý của giáo viên Tình huống 1: Em của bạn Nga có dấu hiệu béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Nga, bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình. Tình huống 2: Ngân cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi. Ngân muốn hạn chế thói quen ăn vặt của mình. Nếu là Ngân, bạn sẽ làm gì nếu hàng ngày trong giờ ra chơi, các bạn của Ngân mời Ngân ăn bánh ngọt hoặc uống nước ngọt. - Nhóm thảo luận đưa ra tình huống. - Nhóm phân vai theo tình huống. - Nhóm sắm vai Bước 2: Luật chơi Khi thể hiện vai diễn, bạn khác không được nhắc lời thoại Bước 3: Đánh giá Nhóm nào thể hiện cách ứng xử có nôi dung tốt nhất là thắng. Giáo viên kết luận: Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về ăn uống. Tác dụng: Học sinh biết được một số cách để phòng tránh bệnh béo phì cho bản thân và nhắc nhở những người xung quanh. Ví dụ: Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt. – Trang 98/ SGK Mục đích: Khắc sâu kiến thức đã học trong bài Bước 1: Cách chơi: Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ - Mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra một tình huống dựa trên gợi ý của giáo viên. Tình huống 1: Bạn của Tuấn thường hay viết hoặc đọc sách, lúc nào mắt cũng nhìn sát vở, sách. Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Bóng đèn ở góc học tập nhà Lan sắp hư nên cứ nhấp nháy và mờ hơn bình thường. Nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì? + Nhóm thảo luận đưa ra tình huống + Nhóm phân vai theo tình huống + Nhóm trình bày. Bước 2: Khi thể hiện vai diễn, bạn khác không được nhắc lời thoại. Bước 3: Nhóm nào thể hiện nội dung tốt nhất, diễn hay nhất là thắng Giáo viên kết luận: Học và đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho đôi mắt. Tác dụng: Học sinh biết được nguyên nhân làm cho mắt bị kém và cách phòng tránh. 4.4. Trò chơi: “ Tôi là ai? Tôi như thế nào ?’’ Ví dụ: Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. – Trang 104/ SGK Mục đích: Vận dụng nội dung bài học và thực tế cuộc sống Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các thành viên còn lại hỗ trợ ý kiến. - Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra lợi ích của mình để đội bạn đoán xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì? Thư ký của đội này sẽ ghi kết quả của đội kia. Khẩu lệnh: Bắt đầu Luật chơi: Mỗi đội chỉ đưa ra kết quả trả lời 1 lần, trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 1 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi. Nội dung chơi: Mẫu 1: Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể được làm bằng bông, len, dạ... Đội 1: Đúng. Mẫu 2 :Đội 1: Tôi giúp các bà nội trợ nấu các bữa ăn ngon. Đọi 2 : Bạn là xoong, nồi. Bạn được làm bằng nhôm, thủy tinh,... - Cứ tiếp tục như thế Đội 2 hỏi, đội 1 trả lời - Tổng kết trò chơi – Tuyên dương. Đánh giá : Đội nào đoán đúng được nhiều vật hơn đội đó sẽ thắng. Tác dụng : Học sinh biết được một số vật dẫn nhiệt, một số vật không dẫn nhiệt và tác dụng của chúng. Ví dụ: Bài 63 : Động vật ăn gì để sống ? Mục đích : Nhận biết và đưa ra các lợi ích của một số động vật. Cách chơi : - Giáo viên cho học sinh chuẩn bị 6 hình vẽ của con vật (có thể vẽ hoặc sưu tầm) - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi. Mỗi đội sẽ cử một thành viên lên nhận hình 3 con vật và đứng phía trên, lần lượt đưa ra ích lợi hoặc đặc điểm của 3 con vật đó trong vòng 3 phút. Bốn bạn đứng phía dưới có nhiệm vụ đoán đúng tên con vật bạn đội mình đưa ra. Khẩu lệnh : Bắt đầu Luật chơi : Mỗi hình chỉ được đưa ra kết quả 1 lần, các bạn dưới lớp không được nhắc cho bạn. Đánh giá : Đội nào đoán đúng 1 con vật được ghi 10 điểm, đoán sai bị trừ 2 điểm. Đội nào trả lời đúng nhiều nhất trong thời gian ít nhất là thắng. Nội dung : VD : Đội 1 : Nhận được 1 con gà, hỏi : a. Con vật này có 2 chân b. Con vật là vật nuôi trong nhà. c. Con vật là đồng hồ báo thức. Trả lời : Đấy là con gà trống. ( Nếu chỉ trả lời là con gà thì chỉ ghi nửa số điểm) - Cứ tiếp tục như thế cho đến hết thời gian... Tác dụng : Học sinh biết được đặc điểm và thức ăn của một số động vật. 5.5. Trò chơi : " Đoán vật": Một số ví dụ minh họa : Bài 41 : Âm thanh. – Trang 82/ SGK 1. Mục đích : - Học sinh biết được âm thanh phát ra từ đâu 2. Chuẩn bị : - Các vật có thể tạo ra âm thanh 3. Cách tiến hành : - Giáo viên nêu luật chơi, cách chơi và quy định thời gian chơi. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có thể dùng bất cứ vật gì để tạo ra âm thanh. Nhóm kia phải đoán xem âm thanh đó do vật gì gây ra và đổi ngược lại. Mỗi lần đoán đúng tên được cộng 10 điểm, đoán sai trừ 2 điểm. 4. Cách đánh giá : Đội nào nhiều điểm hơn, đội đó sẽ thắng. 5.Tác dụng : Học sinh biết được âm thanh phát ra từ đâu và biết được đặc điểm của một số vật khi phát ra âm thanh. Phát triển khả năng của cơ quan thính giác của các em. Bài 46 : Bóng tối. – Trang 92/ SGK 1. Mục đích : - Học sinh đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. 2. Chuẩn bị : - Đèn pin, tấm vải, đồ chơi hoặc đồ dùng học tập. 3. Cách tiến hành : - Giáo viên nêu luật chơi, cách chơi, quy định thời gian. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội, cử 2 học sinh căng tấm vải trắng lên phía bảng, giáo viên sẽ cầm các đồ chơi hoặc đồ dùng đưa sau tấm vải. Sau đó 2 đội đứng ở phía dưới dùng đèn pin chiếu lên các đồ chơi và ghi tên đồ chơi vào bảng phụ. Sau thời gian 5 phút, giáo viên đưa hết các đồ dùng đã chuẩn bị, giáo viên mời 2 đội đính ngay bảng phụ lên bảng. 4. Đánh giá : Nhóm nào đoán đúng nhiều đồ vật hơn sẽ chiến thắng. Nếu 2 đội cùng đoán đúng thì xem đội nào hoàn thành bảng nhanh hơn. 5. Tác dụng : Học sinh phát triển được cơ quan thị giác. Biết được đặc điểm bên ngoài của một số đồ vật qua bóng của chúng. E. Hiệu quả : * Sử dụng trò chơi trong học tập vào giảng dạy giúp tạo được : - Sự hứng thú trong học tập cho học sinh, tạo không khí vui tươi, sinh động trong lớp học. - Giúp học sinh phát triển tư duy, linh hoạt, năng động hơn trong học tập. - Học sinh có điều kiện phát triển, củng cố, thực hành các kiến thức đã học. - Giáo viên chỉ cần thay đổi linh hoạt các hình thức là đã có thể tạo nên một trò chơi cho các em, giúp các em học tập có hiệu quả hơn. Qua các hình thức tổ chức trò chơi, tôi thấy các em bắt đầu ham học hơn, cố gắng tập trung hơn để nhớ bài lâu hơn. Hầu hết các em học chậm, chay lười đến các em học khá, giỏi cũng đều tham gia trò chơi rất nhiệt tình, hào hứng với ý thức kỉ luật, ý thức đồng đội cao. Từ đó dẫn đến các em học tập ngày một chăm hơn, hăng say hơn và sử dụng trò chơi học tập cũng là một nhu cầu đối với các em, qua đó chất lượng phân môn Khoa học ở lớp tôi cũng được nâng lên rõ rệt. * BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những việc làm đã nêu ở trên và những kết quả thu được bước đầu tôi rút ra một số kinh nghiệm sau : - Giáo viên phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu để nắm những kiến thức lí luận về việc sử dụng trò chơi trong giờ học : vai trò, nội dung, qui trình tổ chức. - Giáo viên phải biết lựa chọn nội dung và hình thức trò chơi phù hợp với mục đích, nội dung của tiết học, quan tâm đến từng đối tượng học sinh. - Giáo viên cần động viên, tuyên dương kịp thời những học sinh có thái độ học tập tốt để khơi dậy tính tự giác và tinh thần hăng say học tập của các em. - Hình thành kĩ năng chơi cho học sinh ngay từ đầu năm học, rèn cho học sinh tính tự quản trong khi tham gia trò chơi. III. KẾT LUẬN: Để làm tốt việc giảng dạy một môn học, người giáo viên bằng kinh nghiệm của mình, có thể có nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau. Nhưng nhìn chung là làm sao để học sinh hiểu và vận dụng kiến thức đã học một cách tôt nhất, sư phạm nhất, đó cũng là trăn trở của người làm giáo viên. Việc trình bày nội dung trên là một cách để thực hiện suy nghĩ của tôi khi thực hiện dạy học môn Khoa học lớp Bốn. Huy vọng rằng với các trò chơi như đã giới thiệu, cùng với sự vận dụng khéo léo của giáo viên sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú học tập, lớp học sẽ sinh động, tiết học sẽ đạt hiệu quả cao. Qua đề tài trên, tôi đã áp dụng cho các lớp tôi đã và đang giảng dạy có thể có những hạn chế mà bản thân tôi chưa nhận thấy. Trên tinh thần học hỏi, rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi có được nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất