Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Sáng kiến kinh nghiệm tập viết lớp 2 vũ thị thu hà...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm tập viết lớp 2 vũ thị thu hà

.PDF
10
206
99

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẬP VIẾT LỚP 2 Người thực hiện GV: Vũ Thị Thu Hà Phần I : Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống… Do vậy, ở trường tiểu học, việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Sau khi đã được đọc thông, viết thạo các em được tiếp bước lên học lớp hai. Các em còn nhỉều bỡ ngỡ với thầy cô giáo mới, với những môn học mới. Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường vừa được học vừa được vui chơi. Kết thúc năm học trước học sinh đã được đọc thông, viết thạo. Và khi đó sẽ mở ra cho các em một tầm hiểu biết mới. Khi học sinh viết đúng theo chữ mẫu cô giáo hướng dẫn thì các em sẽ có điều kiện ghi chép bài ở các môn khác tốt hơn, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu viết chậm hoặc viết nhanh nhưng xấu thì kết quả học tập cũng bị hạn chế. Như vậy, chúng ta có thể nói việc rèn chữ là một việc đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập của học sinh tiểu học . “ Nét chữ - Nết người” đúng theo lời dạy của các cụ xa. Một học sinh đọc tốt, viết nhanh, làm tính giỏi nhưng chữ viết xấu, trình bày bài không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Vì vậy việc rèn chữ là một trong những công việc có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là học sinh lớp 2, một lớp nối tiếp của lớp đầu cấp tiểu học . Ngoài ra, việc rèn chữ còn góp phần tích cực vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như rèn tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mĩ. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ, tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu tìm ra những yếu tố, biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ ngay từ buổi đầu tôi nhận lớp nhằm mục đích mong các em trở thành những con người phảt triển toàn diện và thực sự có ích cho đất nước sau này . 2. Xác định đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 2B – Trường tiểu học Nghĩa Đô - Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. b. Phạm vi nghiên cứu - Ngay từ đầu năm học, khi tôi nhận lớp, tôi đã chú ý tìm hiểu tình hình của lớp và nhận thấy chất lượng của việc rèn chữ của học sinh sau ba tháng hè còn yếu. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm rèn viết chữ hoa cho học sinh lớp 2”. - Tuy nhiên, trong thực tế học sinh còn có nhiều mặt hạn chế và thiếu sót nhất định so với yêu cầu chung đã đưa ra. - Hiểu được tầm quan trọng của việc rèn chữ và so sánh với thực trạng tình hình chữ viết của lớp tôi, tôi rất băn khoăn và lo lắng, tìm ra một biện pháp giải quyết kịp thời trước mắt và rèn luyện lâu dài để hướng dẫn các em viết đúng, đẹp và giữ vở được sạch sẽ . 3. Mục đích nghiên cứu. Qua đề tài này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của việc rèn chữ để tìm ra phương pháp dạy học tốt và học sinh thực hành tốt bài viết trong phân môn chính tả, tập viết và trong những môn học khác . Phần II : Thuận lợi và khó khăn 1. Thuận lợi - Trong những năm trở lại đây việc rèn chữ cho học sinh tiểu học được Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, đặc biệt là Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế mục tiêu rèn chữ cho học sinh lớp 2 đã được đặt lên hàng đầu . - Mỗi giáo viên đã được trang bị bộ chữ dạy tập viết (chữ viết thường, chữ viết nghiêng và chữ viết hoa… ) - Giáo viên được tham dự những chuyên đề về phân môn Tập Viết, phân môn Chính Tả và các cuộc thi: “Viết chữ đẹp”, “ Triển lãm vở sạch chữ đẹp” … để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm . - Hàng ngày, các em đều được luyện chữ trên bảng con, bảng lớp, vở ô ly, vở tập viết in ….. 2. Khó khăn - Chữ viết của học sinh không đồng đều, học sinh mắc những lỗi khác nhau. - Thiếu sự quan tâm của cha mẹ học sinh . Phần III: Biện pháp thực hiện Nhiều năm dạy lớp 2, việc rèn cho học sinh viết cẩn thận, đúng và đẹp là điều mà tôi luôn băn khoăn. Vì thế tôi đã suy nghĩ, học hỏi đồng nghiệp để đưa ra những biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp. Sau đây là một số những suy nghĩ và những việc mà tôi đã làm : 1. Những điều kiện về cơ sở vật chất: - ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế học sinh : ánh sáng đầy đủ, có bảng chống loá, bàn ghế đúng kích cỡ, tiêu chuẩn đối với học sinh lớp 2. - Đồ dùng học tập của học sinh : yêu cầu các em phải có bút chì để tô chữ mẫu của cô, viết bút mực có nét thanh, nét đậm. Rồi cách chọn vở, cách chọn bảng và phấn viết cũng được tôi quan tâm đến. Tôi đã hướng dẫn phụ huynh tìm mua những quyển vở có đường kẻ in đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực. Vở tập viết, vở chính tả có nhãn vở , có tờ lót tay khi viết để lau mồ hôi trong mùa hè, mùa thu. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã đưa ra mẫu quyển vở, bút chì, bút mực… để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con, vở chính tả tôi thống nhất toàn lớp để tránh hiện tượng bảng em này có ô to, bảng em kia có ô nhỏ hay vở chính tả thì có em viết vở 4 li, có em lại viết vở 5 li sẽ gây khó khăn khi rèn chữ viết . 2. Tư thế ngồi và cách cầm bút: - Để giúp học sinh viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết. + Học sinh cần ngồi viết với tư thế lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 – 30 cm. + Nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch. + Hai chân để song song, thoải mái. - Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng, vẹo sẽ dẫn đến chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: Sẽ bị cận thị nếu cúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng, phổi bị ảnh hưởng…. Nếu ngồi viết không ngay ngắn. Vì trẻ nhỏ tư duy trực quan là chủ yếu nên để các em nhớ kĩ tư thế ngồi viết và cách cầm bút tôi đã treo ở lớp bức tranh “Hướng dẫn tư thế ngồi viết, ..”được phóng to từ vở tập viết in và được tô màu để hấp dẫn các em . - Một việc hết sức quan trọng là cách cầm bút. + Cầm bút bằng ba đầu ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá). + Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng từ trái sang phải (Chú ý không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy). + Cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại và thoải mái. Tôi lưu ý các em cách cầm bút vừa phải. - Còn vở viết cũng nên đặt hơi nghiêng sang phải để viết được dễ dàng và thuận lợi hơn. Trước khi viết bài tôi cũng luôn hỏi các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút và cách đặt vở. Những yếu tố tưởng chừng như không quan trọng ấy nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh . 3. Rèn kĩ năng viết cho học sinh a/ Trước tiên trong phân môn tập viết giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng con và trong vở tập viết. - Đường kẻ ngang thứ 6. - Đường kẻ ngang thứ 5. - Đường kẻ ngang thứ 4. - Đường kẻ ngang thứ 3. - Đường kẻ ngang thứ 2. - Đường kẻ ngang thứ 1. * Vở tập viết (vở in và vở ô li) - Học sinh lớp 2 được viết toàn bộ bảng chữ cái gồm 29 chữ cái kiểu 1 và 5 chữ cái kiểu 2, cụ thể : + 26 chữ cái viết hoa (kiểu 1 và 2) được dạy trong 26 tuần. + 8 chữ cái viết hoa (kiểu 1), mỗi tuần 1 tiết, mỗi tiết dạy 2 chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau. Ví dụ : Ă Â ễ Ơ E U ấ Ư + Cuối năm học (tuần 34) có 1 tiết ôn tập các chữ hoa kiểu 2. Riêng 4 tuần ôn tập. SGK không ấn định nội dung tiết dạy tập viết trên lớp nhưng nội dung tiết ôn tập vẫn có để cho học sinh có cơ hội rèn kĩ năng viết chữ. b/ Giúp học sinh nắm chắc cách viết các nét chữ cơ bản trong các chữ hoa (ở lớp 2 chủ yếu là học viết chữ hoa) * Viết hoa là một nội dung chính tả rất quan trọng của chữ viết Tiếng Việt. Viết hoa cần tuân theo những quy tắc hiện hành chứ không thể tuỳ tiện. - Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị, riêng 2 chữ cái viết hoa Y, G được viết với chiều cao 4 đơn vị. Ngoài 29 chữ hoa kiểu 1 còn có 5 chữ hoa kiểu 2 để sau khi học các em có quyền lựa chọn và sử dụng. - Mỗi chữ cái viết hoa thường có những nét cong, nét lượn, tạo dáng thẩm mĩ của chữ cái, đảm bảo cách viết liền nét và hạn chế số lần nhấc bút. Vì vậy, so với chữ cái viết thường, các nét cơ bản của chữ cái viết hoa thường có biến điệu. Ví dụ : + Chữ cái O được viết bởi nét cong kín nhưng phần cuối nét lại lượn vào trong (biến điệu) O - Ong bay bướm lượn + Nét thẳng ngang ở các chữ cái A, Ă,  khi viết phải tạo ra biến điệu “ lượn hai đầu” giống như làn sóng… A - Anh em thuận hoà Ă,  - Ăn chậm nhai kĩ - Mẫu chữ cái viết hoa có nhiều nét cong, nét lượn tạo dáng thẩm mĩ của hình chữ cái. Do vậy, các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có biến điệu, không thuần tuý như các chữ cái viết thường. - Nét cơ bản trong bảng chữ cái viết hoa chỉ có 4 loại (không có nét hất) : nét thẳng, nét cong, nét móc, nét khuyết. - Đối với một số nét phụ (ghi dấu phụ của con chữ) cách gọi tương tự như ở chữ cái viết thường : + Nét gẫy (trên đầu các chữ cái hoa Â, Ê, Ô) – tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn (trái – phải) – dấu mũ.  ấ ễ + Nét cong dưới nhỏ (đầu chữ cái Ă hoa) – dấu á. Ă + Nét râu (ở các chữ cái hoa Ơ, Ư) – dấu ơ, dấu . Ơ Ư * Khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái viết đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu…) GV cần hướng dẫn học sinh cách viết tạo sự liên kết (bằng nối nét hoặc để khoảng cách hợp lí) giữa chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường trong chữ ghi tiếng (chữ viết hoa) cụ thể : - 17 chữ cái viết hoa A, Ă, Â, G, H, K, L, M, Q, R, U, Ư, Y – (kiểu 1) A, M, N, Q (kiểu 2) có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, khi viết cần tạo sự liên kết bằng cách thực hiện việc nối nét. Ví dụ : Gúp sức chung tay Ao liền ruộng cả - 17 chữ cái viết hoa B, C, D, Đ, E, Ê, I, N, O, Ô, Ơ, P, S, T, V, X – (kiểu 1), V – (kiểu 2) có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, khi viết cần căn cứ vào trường hợp cụ thể để tạo sự liên kết bằng cách viết chạm nét đầu của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước, hoặc để khoảng cách ngắn (bằng 1/2 khoảng cách giữa hai chữ cái viết thường) giữa chữ cái viết thường với chữ cái viết hoa. Ví dụ : Đẹp trường đẹp lớp Việt Nam thõn yờu - Trong thực tế viết chữ, khi gặp các chữ cái viết hoa không có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, ta có thể tạo thêm nét phụ(nét hất) để nấp khoảng cách, liên kết chữ và tạo đà lia bút. Ví dụ : Bạn bố sum họp Dân giàu nước mạnh Hoặc điều chỉnh nét cơ bản của chữ cái sao cho phù hợp với sự liên kết và thực hiện được việc nối chữ. Ví dụ : trường em (điều chỉnh nét thẳng xiên ở chữ cái r) * Dựa vào li trong vở tập viết để mô tả độ cao của chữ cái : - Mô tả độ cao của chữ A cỡ vừa cao 5 li (cỡ nhỏ 2,5 li). Chữ G cỡ vừa cao 8 li (cỡ nhỏ 4 li) A G - Nhận xét độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng Bạn bè sum họp : Các chữ B (hoa), b (thường), h cao mấy li? Chữ p cao mấy li? Chữ cái nào viết cao hơn 1 li một chút? Những chữ còn lại a, n, e, u, m, o cao mấy li? Bạn bố sum họp * Dựa vào dòng kẻ để mô tả quy trình chữ viết: Ví dụ : Viết chữ K (hoa): Trước hết cho học sinh so sánh chữ I và chữ K sau đó mới mô tả. I K - Nét 1 : Đặt bút trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang (giống nét đầu của chữ I) - Nét 2 : Từ điểm dừng bút của nét 1, hơi lượn xuống để viết nét móc ngược trái, khi chạm ĐK1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong, dừng bút trên ĐK2 – giống nét móc của chữ I (hoa) những chân móc hẹp hơn (bằng độ rộng của nét 1). - Nét 3 : Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên ĐK5 để viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong và tạo vòng xoắn nhỏ lồng vào thân nét móc (nét 2) rồi viết tiếp nét ngược phải, dừng bút ở ĐK2. * Rê bút và lia bút: - Rê bút : Nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. (Ví dụ : Từ chữ M sang chữ i trong từ ứng dụng : Miệng nói tay làm) Miệng núi tay làm - Lia bút : Chuyển dich đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Ví dụ : Từ chữ L sang chữ a trong từ ứng dụng Lá lành đùm lá rách hoặc từ chữ Đ sang chữ e trong từ Đẹp trường đẹp lớp Lá lành đùm lá rách Đẹp trường đẹp lớp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan