Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp giảng dạy các chiến dịch việt bắc thu đông ...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp giảng dạy các chiến dịch việt bắc thu đông năm 1947,biên giới

.PDF
22
190
71

Mô tả:

SỞ GD- ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC CHIẾN DỊCH: VIỆT BẮC THU - ĐÔNG NĂM 1947, BIÊN GIỚI THU- ĐÔNG NĂM 1950 VÀ ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 Ở LỚP 12. Tác giả : Lê Thị Thu Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm I Hà Nội Chức vụ : Giáo viên- Tổ trưởng tổ Tổng hợp xã hội Nơi công tác : Trường THPT Tống Văn Trân – huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định Nam Định, ngày 05 tháng 05 năm 2015 Th«ng tin chung VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy các chiến dịch : Việt Bắc thu- đông năm 1947,Biên giới thu- đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 ở lớp 12 . 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Lịch sử ở Trường THPT 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25/8/2013 đến ngày 5/5/2015 4. Tác giả: Họ và tên : Lê Thị Thu Năm sinh: 1972 Nơi thường trú: Phố Vạn Sơn- Phường Thanh Bình - TP Ninh Bình – tỉnh Ninh Bình. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm I Hà Nội – Khoa Lịch sử Chức vụ công tác: Giáo viên – Tổ trưởng tổ Tổng hợp xã hội Nơi làm việc: Trường THPT Tống Văn Trân – Ý Yên – Nam Định Điện thoại :01648361819 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:100% 5.Đồng tác giả: Không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT Tống Văn Trân – Ý Yên – Nam Định Địa chỉ: Đường 57B – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định Điện thoại: 03503823138 I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm phức tạp bao gồm nhiều loại hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích giúp cho học sinh nắm vững tri thức lịch sử và phát triển tư duy. Mục đích dạy học là nâng cao hiệu quả bài học trên lớp. Phương pháp tốt sẽ nâng cao hiệu quả của bài học. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò người thầy, đồng thời tạo nên sự hứng thú say mê và sáng tạo của người học Giáo dục đang đổi mới. Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học ;khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.Vì thế việc dạy học lịch sử trong nhà trường phải được đổi mới. Đổi mới phương pháp dạy học là phải xác định từng nhóm, từng loại phương pháp cũng như nguyên tắc cơ bản cần tuân theo của từng phương pháp cụ thể. Mỗi bộ môn có phương pháp đặc trưng riêng trên cơ sở đó giáo viên phải linh hoạt sử dụng vào trong các tiết dạy cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức. Đổi mới phương pháp dạy học là sự lựa chọn , phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học với nội dung từng tiết, bài, phần phù hợp với điều kiện dạy của giáo viên và khả năng tiếp thu của học sinh. Trong chiến lược phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Vì vậy cũng như các bộ môn khoa học khác trong nhà trường phổ thông, bộ môn lịch sử có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh Người ta gọi lịch sử là “ Trí nhớ tập thể của loài người về quá khứ của mình”. Con người không có ký ức về lịch sử không thể tìm tới tương lai. C.Mác đã khảng định “ Quá khứ thuộc về những ai xây dựng tương lai” Việc xây dựng hiện tại và tương lai cần đến kiến thức lịch sử quá khứ. Cho nên kiến thức lịch sử không chỉ là hiểu biết về quá khứ mà còn có những hiểu biết về hiện tại và sự phát triển của tương lai. “ Lịch sử là sự kiện”. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan nhất là những bài viết về những chiến dịch có rất nhiều những con số, ngày, tháng, năm xẩy ra sự kiện. Để truyền tải tới cho học sinh những kiến thức đó đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, phải đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều học sinh rất thích hiểu biết về lịch sử nhưng không hứng thú học môn lịch sử.Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một trong những nguyên nhân là do phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo. Hiện nay để đáp ứng với kì thi THPT quốc gia nên mỗi giáo viên đều phải tích cực học tập, tìm ra phương pháp giảng dạy tích cực để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến: Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, phần lớn nhiều gia đình đều hướng cho con em mình chú ý đầu tư vào các môn tự nhiên để chọn ra một ngành nghề mang lại thu nhập cao nên học sinh ít quan tâm đến bộ môn lịch sử. Đa số học sinh trong nhà trường coi bộ môn Lich sử là môn phụ, dễ học nên các em ít chú ý học, thụ động, ghi chép một cách máy móc, học thuộc lòng những gì được ghi trong vở hoặc sách giáo khoa. Những năm gần đây ở trường THPT Tống Văn Trân một số học sinh rất ngại học bộ môn lịch sử. Nhiều em chưa biết cách học bộ môn. Học trước quên sau. Học xong rồi không nhớ gì cả. Số lượng học sinh thi đại học môn Lịch sử rất ít. Chất lượng điểm thi đại học môn Lịch sử những năm gần đây chưa cao. Kiến thức trong bài giảng rất nhiều. Đa số giáo viên đều đổi mới phương pháp giảng dạy của mình , khai thác tốt các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử. Nhưng giáo viên còn nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, truyền thụ kiến thức theo phương pháp đọc chép nên không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Thế kỷ XXI đòi hỏi đất nước phải đào tạo ra con người vừa có năng lực sáng tạo vừa có năng lực hợp tác, có kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Việc dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải tiến hành đổi mới cả về phương pháp dạy và học. Do đó tôi đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng của bài học và chất lượng của bộ môn. Qua một số năm giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân về phương pháp giảng dạy các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Pháp: Việt Bắc thu- đông năm 1947, Biên Giới thu - đông 1950 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 ở lớp 12 . 2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Để có một bài giảng hay, có hiệu quả tôi đã thực hiện đổi mới về phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh. A- Đối với giáo viên: Tôi thực hiện đổi mới trong soạn giáo án vì việc chuẩn bị chu đáo và mang tính tích cực cho bài học sẽ tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động dạy học trên lớp. 1) Tôi xác định mục tiêu của bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng: Cụ thể: * Đối với chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947: Về kiến thức: Qua bài học, học sinh nắm được âm mưu và hành động của Thực dân Pháp khi tiến công lên Việt Bắc. Chủ trương của Đảng ta. Trình bầy được diễn biến chiến dịch Việt Bắc trên lược đồ. Học sinh nắm được kết quả và biết phân tích được ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947. Về tư tưởng, tình cảm: Học sinh nhận thức rõ âm mưu, bản chất hiếu chiến, tội ác của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh tinh thần yên nước. căm thù giặc, có thái độ khâm phục sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến. Đồng thời củng cố cho học sinh niềm tin vào sự lành đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Về kỹ năng: Rèn cho học snh kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng trực quan khi học tập, khả năng phân tích đánh giá để rút ra kết luận lịch sử về nghệ thuật quân sự của Đảng, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 . * Đối với chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950: Về kiến thức: Qua bài học, học sinh nắm được hoàn cảnh lịch sử mới khi ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. Qua đó hiểu được tác động của cách mạng thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt nam. Học sinh hiểu được chủ trương của Đảng và chính phủ, diễn biến , ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950. Về tư tưởng, tình cảm: Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước,dũng cảm căm thù giặc, ý chí quyết tâm chống xâm lược,lòng kính yêu anh bộ đội, có thái độ khâm phục sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến. Đồng thời củng cố cho học sinh niềm tin vào sự lành đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Về kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng trực quan khi học tập, khả năng phân tích đánh giá để rút ra kết luận lịch sử về nghệ thuật quân sự của Đảng, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950. * Đối với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954: Về kiến thức: Qua bài học, học sinh nắm được âm mưu của Pháp, chủ trương của Đảng , trình bày diễn biến theo lược đồ. Học sinh nắm được kết quả và phân tích được ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ . Về tư tưởng, tình cảm:Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước,dũng cảm căm thù giặc, ý chí quyết tâm chống xâm lược,lòng kính yêu anh bộ đội, có thái độ khâm phục sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời củng cố cho học sinh niềm tin vào sự lành đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Về kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng trực quan khi học tập, khả năng phân tích đánh giá để rút ra kết luận lịch sử về nghệ thuật quân sự của Đảng, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 2) Tôi xác định các đơn vị kiến thức cơ bản trong tiết học: Ở cả ba chiến dịch kiến thức trọng tâm là chủ trương của Đảng, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lị ch sử của chiến dịch. 3) Tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan trong giảng dạy: Ở chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1950 là lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, ảnh nhân dân Phú Thọ cắm chông đối phó với quân Pháp nhảy dù, đèo Bông Lau … Ở chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 là lược đồ chiến dịch biên giới thu- đông năm 1950, Đó là ảnh Bác Hồ thăm 1 đơn vị tham gia chiến dịch và quan sát theo dõi mặt trận Đông Khê, chân dung Trần Cừ, La Văn Cầu… Ở chiến dịch Điện Biên Phủ là đoạn phim về chiến dịch Điện Biên Phủ,tranh ảnh xe thồ phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ, chân dung Tô Vĩnh Diện,Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn… 4) Khi thiết kế bài giảng tôi đã chú ý soạn hệ thống câu hỏi theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao để phân hóa và phát huy tƣ duy của học sinh. Cụ thể là: * Về chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947,Tôi đã soạn bộ câu hỏi như sau: - Nêu âm mưu và hành động của thực dân Pháp khi tiến công lên Việt Bắc. Vì sao khi tiến công Việt Bắc Pháp lại nhanh chóng kết thúc chiên tranh xâm lược ? -Đảng ta đề ra chủ trương như thế nào. Vì sao Đảng ta đề ra chủ trương đó? -Trình bày diễn biến của chiến dịch trên lược đồ. Qua đó hãy rút ra nghệ thuật quân sự của Đảng thực hiện trong chiến dịch và lấy dẫn chứng về cách đánh sáng tạo của quân dân ta. - Em hãy cho biết kết quả của chiến dịch . Tại sao quân dân ta giành được thắng lợi đó. - Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 thắng lợi có ý nghĩa như thế nào.Em hãy phân tích ý nghĩa của thắng lợi đó. - Qua bài học , em rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân và cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay. * Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950, Tôi đã soạn bộ câu hỏi như sau: - Em hãy nêu và rút ra nhận xét về hoàn cảnh lịch sử trước khi ta mở chiến dịch Biên giới. - Đảng ta đã đề ra chủ trương như thế nào. Tại sao Đảng ta lại đặt việc tiêu diệt sinh lực địch là nhiệm vụ trước hết? - Trình bày diễn biến trên lược đồ. Giải thích tại sao Đảng ta chọn Đông Khê là điểm tiến công đầu tiên. Ý nghĩa của chiến thắng Đông Khê. Em hãy cho biết những tấm gương chiến đấu dũng cảm trong chiến dịch Biên giới. Rút ra nghệ thuật quân sự của Đảng thực hiện trong chiến dịch và so sánh cách đánh địch trong chiến dịch Việt Bắc với chiến dịch Biên Giới. - So với mục tiêu đề ra, kết quả của chiến tháng Biên Giới đạt được như thế nào. Vì sao ta đạt được kết quả đó. - Chiến dịch Biên giới thắng lợi có ý nghĩa như thế nào. Em hãy phân tích ý nghĩa của chiến thắng. - Qua bài học , em rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân và cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay. *Về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954,Tôi đã soạn bộ câu hỏi như sau: - Em hãy nêu âm mưu của Pháp khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. - Trước âm mưu và hành động của Pháp, Đảng ta đề ra chủ trương như thế nào. Vì sao Đảng ta đề ra chủ trương đó. - Trình bày diễn biến của chiến dịch. Tại sao Đảng ta quyết định tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc .Em hãy cho biết những tấm gương chiến đấu dũng cảm trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Rút ra nghệ thuật quân sự của Đảng thực hiện trong chiến dịch. - Em hãy cho biết kết quả của chiến dịch. Tại sao ta lại chiến thắng địch ở Điện Biên Phủ. - Từ thắng lợi của chiến dịch, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân và cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay. Với những câu hỏi như trên tôi đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh. 5) Trong quá trình tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới: Tôi đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau như nêu vấn đề, dạy học trực quan,vấn đáp đàm thoại , thảo luận theo nhóm, tích hợp liên môn và dạy học bằng bản đồ tư duy... Cụ thể như sau: a) Để giới thiệu bài học tôi đã sử dụng phương pháp nêu vấn đề. - Khi giảng về chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 tôi đã nêu vấn đề là: Trong thu đông năm 1947 quân và dân ta đã đập tan cuộc tiến công qui mô lớn của thực dân Pháp lên căn cứ địa Việt Bắc. Tại sao chiến thắng đó đã buộc Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương “Từ đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”. Muốn hiểu được điều này, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài 18 phần III chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. Như vậy học sinh sẽ chú ý theo dõi bài để lí giải được vấn đề giáo viên nêu ra đầu giờ học... - Khi giảng về chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950, tôi đã nêu vấn đề là: Năm 1950 Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới. Tại sao chiến dịch Biên giới đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.Muốn hiểu được điều này, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu phần IV của bài 18: Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950. - Khi giảng về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 tôi đọc cho học sinh nghe 2 câu thơ sau: Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng Tại sao lại khẳng định như vậy. Muốn hiểu được điều này cô và các em cùng tìm hiểu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Với cách đặt vấn đề như thế tôi đã nêu lên nhiệm vụ nhận thức cho học sinh ngay từ đầu giờ học để các em chú ý theo dõi bài lí giải được vấn đề giáo viên đặt ra, lĩnh hội được tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức. b) Trong quá trình giảng bài tôi sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm . Tôi đã chia lớp thành 4 nhóm.Tôi giao nhiệm vụ cho các nhóm cùng nghiên cứu về một vấn đề. Mỗi thành viên trong nhóm tự suy nghĩ, sau đó trao đổi, thảo luận với nhau . Sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày. Nhóm khác nghe, có thể đặt câu hỏi phản biện. Nếu đại diện của nhóm không trả lời được thì nhờ đến cô giáo giúp .Cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý và cho điểm các nhóm.Cụ thể như sau: Khi giảng về phần diễn biến các chiến dịch tôi đều chia lớp thành 4 nhóm. - Về chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 tôi giao cho cả 4 nhóm cùng tìm hiểu, trình bày: Diến biến chiến dịch trên lược đồ và rút ra nghệ thuật quân sự Đảng ta đã thực hiện trong chiến dịch. - Về chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 tôi yêu cầu 4 nhóm tìm hiểu, trình bày: Diễn biến chiến dịch trên lược đồ . Giải thích tại sao Đảng ta chọn Đông Khê là điểm tiến công đầu tiên. Ý nghĩa của chiến thắng Đông Khê. Em hãy cho biết những tấm gương chiến đấu dũng cảm trong chiến dịch Biên giới. Rút ra nghệ thuật quân sự của Đảng thực hiện trong chiến dịch và so sánh cách đánh địch trong chiến dịch Việt Bắc với chiến dịch Biên Giới. - Về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 tôi yêu cầu 4 nhóm cùng tìm hiểu, trình bày: Trình bày diễn biến của chiến dịch. Tại sao Đảng ta quyết định tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc . Em hãy cho biết những tấm gương chiến đấu dũng cảm trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Rút ra nghệ thuật quân sự của Đảng thực hiện trong chiến dịch. - Sau khi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác phản biện, tôi nhận xét các nhóm trả lời . Ý nào các em trả lời chưa đầy đủ , chưa đúng ,tôi sẽ bổ sung, chốt ý. Ví dụ: * Ở chiến dịch Việt Bắc , Nghệ thuật quân sự của Đảng là Đảng ta đánh địch kiểu du kích ngắn ngày ( mai phục , bao vây cô lập và chặn đánh các cuộc hành quân của địch trên đường số 4 và sông Lô) và kết hợp giữa chiến trường chính và chiến trường phối hợp để tiêu hao, phân tán , kiềm chế lực lượng địch không cho chúng tập trung lớn binh lực vào chiến trường chính. * Ở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950, - Đảng ta chọn Đông Khê là điểm tiến công đầu tiên, bởi vì: Nếu đánh Cao Bằng thì sẽ đụng đầu với lực lượng mạnh của địch, hệ thống phòng ngự của chúng vững chắc, muốn đánh thắng phải tốn nhiều xương máu. Đồng thời nếu đánh Cao Bằng, địch sẽ rút hết tất cả các cứ điểm từ Đông Khê đến Lạng Sơn, như vậy sẽ không tạo điều kiện cho ta đánh quân rút chạy. Đông Khê là một cứ điểm, địch tương đối yếu( có 1 tiểu đoàn) nhưng lại là vị trí trọng yếu: mất Đông Khê, địch phải cho quân ứng cứu, Cao Bằng phải rút chạy…ta có cơ hội tiêu diệt quân tiếp viện và quân rút chạy của địch. Hơn nữa Đông Khê ở xa Hà Nội, nếu địch tiếp viện cũng mất nhiều thời gian. Vì vậy ta quyết định đánh Đông Khê. - Ý nghĩa của chiến thắng Đông Khê: Chứng tỏ nghệ thuật chỉ đạo quân sự tài tình của Đảng, đánh dấu bước tiến mới về trình độ đánh công kiên của bộ đội ta. Cổ vũ khí thế lập công trên khắp các mặt trận. Thể hiện tinh thần dũng cảm kiên cường chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam. - Những tấm gương chiến đấu dũng cảm: + La Văn Cầu: Trong trận Đông Khê, anh bị thương nặng. Cánh tay phải của anh bị gãy, anh đã tay nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay để khỏi vướng để tiếp tục chiến đáu. Anh đã dùng tay trái ôm quả bộc phá 12 kg băng lên dưới làn đạn của địch tiếp tục mở đường cho đơn vị xung phong. + Trần Cừ: Trong trận Đông Khê ,khi các chiến sĩ của ta tấn công lần thứ 2 lên đồi cao Trần Cừ bị trúng đạn vào ngực, trong khi lô cốt địch vẫn không ngớt nhả đạn. Trời đã sáng rõ, xung kích vẫn chưa lọt vào được, mọi người đều lo lắng. Lúc này,Trần Cừ cố lê người sát lô cốt, anh lại bị thương lần nữa, song vẫn cố nhoài người lên rồi gục xuống và lấy hết sức dùng thân mình bịt lỗ châu mai địch. - Nghệ thuật quân sự của Đảng: Đánh điểm diệt viện, đánh công kiên kết hợp với vận động dài ngày. Kết hợp giữa chiến trường chính và chiến trường phối hợp. So sánh nghệ thuật quân sự của Đảng ở chiến dịch Biên giới và chiến dịch Việt Bắc có điểm giống và khác nhau giữa 2 chiến dịch. Đó là đều sử dụng cách đánh du kích, có sự phối hợp giữa chiến trường chính và chiến trường phụ. Nhưng ở chiến dịch Biên giới, lần đầu tiên bộ đội ta mở chiến dịch tấn công lớn, đánh vận động và tiêu diệt. Điều này khẳng định sự trưởng thành của quân đội ta. * Chiến dịch Điện Biên Phủ: - Đảng ta quyết định tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam đầu tiên vì đây là cụm cứ điểm quan trọng nằm ở cửa ngõ dẫn vào khu trung tâm. Ta phải tiêu diệt cụm cứ điểm này để mở đường tiến công tiêu diệt khu trung tâm. - Những tấm gương chiến đấu dũng cảm: Tiêu biểu là anh Phan Đình Giót. Ngày 13/3/1954, quân ta tấn công Him Lam. Địch bắn ráo riết. Anh Giót đã bị thương song lô cốt 3 vẫn phụt lửa như mưa, ngăn bước tiến của đồng đội.Anh quyết định bò lên dưới làn mưa đạn, đến tận chân tường lô cốt 3, rồi nhổm lên áp chặt lưng vào lỗ châu mai. Hỏa lực của địch tắt hẳn, xung kích của ta ào ạt xông lên. - Nghệ thuật quân sự của Đảng: +Tập trung lực lượng lớn, vừa đánh vừa chia cắt, thắt chặt vòng vây khu trung tâm. Ta mở đường vận chuyển pháo binh vào gần Điện Biên Phủ, xây dựng hệ thống hào, giao thông hào vào trận địa, tiến công , bao vây, ngăn cản, chặn đường tiếp tế của Pháp. Đảng ta chủ trương tiêu diệt dần từng trung tâm đề kháng, từng cứ điểm từ ngoài vào trong, thu hẹp phạm vi chiếm đóng cho tới lúc Pháp không còn sức kháng cự . Không sử dụng lối đánh xung phong trực diện mà dùng cách đánh vây lấn, đào hào, áp sát cứ điểm địch. Cách đánh này cần một thời gian chuẩn bị và chiến đấu dài ngày thường gọi là “ Đánh chắc ,tiến chắc”. cũng còn được gọi là” Đánh bóc vỏ”. Bộ binh của ta được đường hào che chắn và có được vị trí tiến công gần nhất sẽ hạn chế tối đa thương vong khi tiến công. +Kết hợp giữa chiến trường chính và chiến trường phối hợp. c) Trong quá trình giảng bài tôi còn sử dụng phương pháp đàm thoại. Ví dụ 1 : Khi giảng về phần diễn biến của chiến dịch Việt Bắc tôi đàm thoại với học sinh là “ Trong chiến dịch Việt Bắc quân dân ta đã thực hiện cách đánh giặc rất sáng tạo. Em hãy nêu hiểu biết về cách đánh sáng tạo đó.” Học sinh biết sẽ tự trình bày.Nếu không trả lời được thì tôi sẽ đưa ra những câu hỏi gợi mở như : Ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ có đặc sản nổi tiếng gì? Đặc sản đó được nhân dân sử dụng như thế nào để đánh tàu chiến của địch? Học sinh có thể trả lời theo nhiều phương án khác nhau. Cuối cùng tôi kể cho học sinh nghe như sau: Để dụ địch vào trận địa pháo đã bày sẵn, dân quân xã Chí Đam thuộc huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ đã dùng các quả bưởi đem sơn đen giả làm thủy lôi, rồi thả xuống sông Lô. Tàu địch khi tiến quân gặp những quả bưởi sơn đen nhấp nhô trên mặt nước tưởng thủy lôi của ta, liền chạy về phía trận địa pháo binh ta bố trí sẵn. Pháp binh của ta đặt sát bờ sông, bắn thẳng vào đội hình của địch. Vì vậy ta đã bắn chìm 4 trong số 5 tàu địch. Cách đánh sáng tạo của quân dân ta được gọi là nghệ thuật quân sự “ Thủy lôi bưởi” Nhân dân Đoan Hùng thường nói” Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, mà quả bưởi cũng đánh” . Ngày nay mỗi khi ăn bưởi Đoan Hùng mọi người lại nhớ đến chiến thắng Khe Lau trên sông Lô năm 1947. Sau đó tôi đặt câu hỏi liên hệ thực tế đến quê hương Ý Yên : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Ý Yên đã thực hiện cách đánh như thế nào. Học sinh dễ dàng trả lời được : Đó là thực hiện tiêu thổ kháng chiến,rèn kiếmgiáo, vót chông, làm hầm chông, đắp ụ trên đê cản xe cơ giới của giặc…. Với cách đàm thoại như thế tôi tạo nên không khí sôi nổi, sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh, khắc sâu kiến thức và giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Ví dụ 2: Khi giảng về chủ trương của Đảng trong chiến dịch Biên giới tôi đặt câu hỏi vấn đáp, đàm thoại là: Tại sao Đảng ta lại đặt việc tiêu diệt sinh lực địch là nhiệm vụ trước hết? Học sinh có thể giải thích được là: Tiêu diệt sinh lực địch sẽ làm suy yếu lực lượng địch và làm thay đổi tương quan lực lượng. Địch ngày càng suy yếu, ta ngày càng mạnh, có như vậy mới thực hiện được hai mục đích sau: khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ví dụ 3 : Khi giảng về chủ trương của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ tôi đặt câu hỏi là:Trước âm mưu và hành động của Pháp, Đảng ta đề ra chủ trương như thế nào? Vì sao Đảng ta đề ra chủ trương đó? Học sinh sẽ trả lời được ngay chủ trương của Đảng. Đó là quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. Nhưng các em khó lí giải được vì sao Đảng ta đề ra chủ trương đó. Do đó tôi đưa ra các câu hỏi gợi mở như: +Trung tâm điểm của kế hoạch Na Va ở đâu . Muốn đập tan kế hoạch Na Va ta phải làm gì. + Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có hạn chế gì với Pháp và thuận lợi gì cho ta. + Cuộc kháng chiến của ta phát triển như thế nào. + Thái độ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.. Như vậy học sinh sẽ trả lời được một số ý. Sau đó tôi nhận xét , bổ sung như sau + Trong đông xuân 1953-1954, Điệ Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của ké hoạch Na Va. Muốn đập tan kế hoạch Na Va, ta phải tiêu diệt tập diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ + Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng, án ngữ Tây Bắc Việt Nam, Thượng Lào và Tây Nam Trung Quốc. Mặt khác, Điện Biên Phủ ở giữa vùng rừng núi, Pháp chỉ có đường tiếp tế bằng hàng không. Do đó thuận lợi cho ta bao vây, cô lập chúng. + Đến đầu năm 1954, cuộc kháng chiến toàn diện của ta phát triển về mọi mặt. Chính quyền dân chủ nhân dân không ngừng được củng cố. Nền kinh tế kháng chiến đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đủ sức chi viện cho 1 chiến dịch lớn dài ngày như Điệ Biên Phủ thắng lợi. +Bộ đội ta không ngừng trưởng thành, lớn mạnh cả về số lượng, kỹ thuật tác chiến. Những đại đoàn quân được thành lập có sức cơ động và sức đột kích cao hoàn toàn có thế đánh thắng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ta có bộ chỉ huy chiến dịch tài giỏi. + Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ngày càng được sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ tiến bộ trên thế giới, ngay cả nhân dân Pháp, đặc biệt là sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô. Ví dụ 4: Khi giảng về nguyên nhân thắng lợi của các chiến dịch tôi đặt câu hỏi vấn đáp, đàm thoại là : Tại sao quân dân ta lại chiến thắng địch? Dựa vào các nội dung trong bài học học sinh sẽ trả lời được :Đó là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ chí Minh, xây dựng thế trận dựa trên nền tảng vững chắc của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện….. Đó là do nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết , cần cù lao động ,chiến đấu dũng cảm… Ví dụ 5: Sau khi giảng xong bài, ở cả 3 chiến dịch tôi đã sử dụng câu hỏi đàm thoại như sau “Từ thắng lợi của chiến dịch, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân và cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay”. Đây là câu hỏi vận dụng cao, học sinh được thể hiện suy nghĩ, quan điểm của mình. Nhiều học sinh đã trả lời rất tốt như: + Với bản thân : có lòng yêu nước, cống hiến cho đất nước bằng tất cả sức lực và trí tuệ của mình, vững tin vào đường lối của Đảng…. + Với cách mạng Việt Nam: Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng. Đoàn kết dân tộc và quốc tế. Kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự của cha ông. Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Xây dựng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước vững mạnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc…….. d) Trong qua trình giảng bài tôi còn sử dụng phương pháp tích hợp liên môn. Ví dụ 1: Về chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947, Khi tôi đặt câu hỏi “Vì sao khi tiến công Việt Bắc , Pháp lại nhanh chóng kết thúc chiên tranh xâm lược”? Học sinh lúng túng, chưa biết trả lời tôi đã đọc 4 câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc để gợi mở cho các em như sau: “ Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền” Như vậy tôi đã tích hợp kiến thức môn văn học. Sau khi nghe tôi đọc , học sinh sẽ trả lời được câu hỏi. Sau đó tôi nhận xét, chốt ý như sau: Mặc dù thưc dân Pháp đã chiếm được các đô thị phía bắc và một số vùng tự do của ta, nhưng chúng chưa thể kết thúc được cuộc chiến tranh xâm lược, do phải đối diện với cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng - cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Vì vậy muốn kết thúc chiến tranh, chỉ có cách duy nhất là đập tan cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đôi chủ lực của ta.Muốn đập tan cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta thì phải tấn công lên căn cứ Việt Bắc- trung tâm của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.Từ đó Pháp nhanh chóng thành lập được chính quyền bù nhìn toàn quốc và ngăn chặn được liên lạc giữa nước ta với quốc tế. Ví dụ 2: Khi giảng về chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950, phần chủ trương của Đảng tôi giới thiệu chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Chiến dịch Cao- BắcLạng rất quan trọng, các chú chỉ được đánh thắng, không được đánh thua” sử dụng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang quan sát mặt trận Đông Khê, kể cho học sinh nghe sự kiện: Sáng ngày 16/9/1950, từ vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông ( cách Đông Khê 11 km đường chim bay) chủ tịch Hồ Chí Minh chăm chú quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận Đông Khê. Tại đây Bác viết bài thơ “ Lên núi” .Tôi đọc cho học sinh nghe bài thơ của Người: “ Chống gậy lên non xem trận địa, Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây. Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu, Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy” Khi nghe bài thơ các em hiểu rõ hơn về Bác Hồ. Người đã đi sát mặt trận để giúp đỡ Ban chỉ huy chiến dịch , động viên bộ đội chiến đấu . Bài thơ thể hiện sức mạnh , ý chí quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi của Bác và quân dân ta. Ví dụ 3: Khi giảng về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, phần diễn biến tôi nhấn mạnh tinh thần chiến đấu của quân dân ta bằng việc đọc cho học sinh nghe đoạn thơ trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm,cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí, thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt còn ôm Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện… Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến …Dù bom đạn xương tan thịt nát Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh… Qua đó học sinh nhận biết được con số, những tư liệu lịch sử về cuộc kháng chiến kéo dài, tấm gương chiến đấu anh dũng hi sinh của các chiến sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Với phương pháp tích hợp liên môn như trên, học sinh tiếp thu bài nhanh, dễ nhớ, có vốn kiến thức sâu rộng. e) Để bài học đạt hiệu quả cao tôi đặc biệt chú ý tới việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và phương pháp dạy học trực quan. Cả 3 chiến dịch tôi đều soạn giảng bài bằng giáo án điện tử, cho học sinh quan sát lược đồ, tranh ảnh và xem phim trên bảng chiếu. f) Tôi luôn chú ý tới việc liên hệ thực tế có tính giáo dục như giảng về nghệ thuật quân sự “ Thủy lôi bưởi”ở chiến dịch Việt Bắc, về cách đánh theo lối “ bóc vỏ của củ hành”ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Do đó học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu, khắc sâu kiến thức. g)Khi củng cố bài học , tôi yêu cầu các em học sinh hoàn thiện bảng vẽ sơ đồ tư duy. Tôi gọi học sinh lên bảng trình bày. Học sinh khác nhận xét bạn vẽ trên bảng. Sau đó tôi nhận xét, bổ sung và có thể cho điểm vào sổ. Như vậy học sinh sẽ hệ thống, khắc sâu được kiến thức đã học. Cuối cùng tôi dặn dò các em học bài cũ và chuẩn bị bài mới cho tiết sau. B. Đối với học sinh: Để các em chủ động lĩnh hội kiến thức tôi đã yêu cầu các em chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Về chiến dịch Việt Bắc- thu đông năm 1947: Các em đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu về: Âm mưu và hành động của Pháp khi tiến công lên Việt Bắc, Diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch.Các em sưu tầm tư liệu viết về chiến dịch Việt Bắc thu đông1947. - Về chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950: Các em đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu về:Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến .Chủ trương của đảng và chính phủ khi mở chiến dịch Biên giơí, Diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch.Các em sưu tầm tư liệu viết về chiến dịch Biên giới thu đông 1950. - Về chiến dịch Điện Biên Phủ :Các em đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu về: Âm mưu và hành động của Pháp ở Điện Biên Phủ Chủ trương của đảng và chính phủ khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch.Các em sưu tầm tư liệu viết về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Do đó học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới . III/ HiÖu qu¶ do s¸ng kiÕn ®em l¹i : * Khi tôi không thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình ( cô giảng , trò ghi) ở một vài lớp thì hi ệu quả bài học không cao.Tiết học trầm lắng , học sinh không hào hứng học tập.Do đó không phát huy được tính tích cực, tự giác và tư duy sáng tạo của học sinh. Nhiều em không nhớ kĩ, hiểu sâu các sự kiện lịch sử. Việc giáo dục tư tưởng tình cảm, rèn kĩ năng cho học sinh còn hạn chế. Kết quả học tập không cao. * Sau đó tôi đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng nhiều phương pháp trong một tiết dạy.Với một số kinh nghiệm trên ứng dụng vào giảng dạy trong những năm gần đây, tôi đã thu được những kết quả nhất định. Đó là: - Với việc sủ dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề khi giói thiệu bài học , tôi đã tạo ra tình huống có vấn đề, từ đó thúc đẩy hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh giải quyết vấn đề. - Qua những câu hỏi đàm thoại gợi mở,với phương pháp thảo luận nhóm ,..học sinh tích cực – chủ động khai thác kiến thức và tôi đã tạo nên được sự gần gũi thân thiện giữa giáo viên với học sinh.Tôi đã truyền đạt và khắc sâu cho học sinh những kiến thức cơ bản.Bài học nhẹ nhàng như những câu chuyện lịch sử,lôi cuốn, thu hút học sinh, tránh được sự khô khan, buồn tẻ, nhàm chán.Không khí một buổi học lịch sử sôi nổi, phát triển được tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Các em suy nghĩ, tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác. Học sinh dễ tiếp thu bài, nhớ lâu kiến thức. Nhiều học sinh đã thuộc bài ngay tại lớp. - Qua bài giảng tôi đã giáo dục được tư tưởng tình cảm cho học sinh.Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. - Qua bài giảng tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày những sự kiện lịch sử trên lược đồ , vẽ sơ đồ tư duy . - Với việc đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã chú ý đến việc phát triển năng lực cho học sinh.Các em biết nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật. Đó là học sinh hiểu, cần biết khai thác, sử dụng thế mạnh của từng địa phương để đánh giặc. Ví dụ khi Thực dân Pháp tiến công Nam Định, nhân dân Ý Yên đã tích cực rèn giáo - kiếm, làm chông tre đánh giặc…. Đồng thời học sinh biết vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra như bài học cho bản thân và cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay…. - Qua nhiều năm giảng dạy, các lớp do tôi phụ trách đã đạt kết quả cao: + Tổng kết cuối kì và cuối năm của các lớp đều đạt 100% từ trung bình trở lên, trong đó tỉ lệ đạt khá giỏi đạt 80% trở lên, trong đó loại giỏi đạt trên 25%. + Nhiều năm ôn thi tốt nghiệp đều vượt trung bình của Sở, có nhiều học sinh đạt điểm giỏi như năm học 2013-2014 đạt 100%. + Đội tuyển học sinh giỏi nhiều năm liền đạt giải cá nhân và đồng đội: Năm học 2011-2012 đạt 2 giải nhất 1 giải nhì, xếp thứ nhất trong tỉnh. Năm học 20122013 đạt 3 giải nhì, xếp thứ 5 trong tỉnh. Như vậy với một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về phương pháp giảng dạy bài chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, Biên giới Thu- Đông năm 1950 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 ở lớp 12 . Qua đó tôi đã nâng cao được hiệu quả bài học, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng công cuộc cải cách giáo dục ở trường trung học phổ thông. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Tôi xin cam kết trên đây là bản sáng kiến do chính bản thân tôi suy nghĩ và viết. Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. V. Đề xuất: Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về phương pháp giảng dạy các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Pháp.Kinh nghiệm còn ít, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô nhận xét, góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện, nâng cao được chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến : Giáo viên báo cáo Lê Thị Thu HỘI ĐỒNG TƢ VẤN KHOA HỌC TRƢỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Tên tác giả: Lê Thị Thu 2.Chức vụ, nơi công tác: Giáo viên- Tổ trưởng Tổ tổng hợp xã hội, Trường THPT Tống Văn Trân 3.Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy các chiến dịch :Việt Bắc thu- đông năm 1947, Biên giới thu- đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 ở lớp 12. 4.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn lịch sử lớp 12 THPT PHẦN CHO ĐIỂM I II III IV V Trình bày Tính mới Phạm vi Hiệu quả kinh tế -xã hội Tổng sáng kiến của giải áp dụng điểm mà sáng kiến mang lại pháp, sáng ( Lợi ích xã hội, môi trường, kiến cộng đồng,…) Phải thiết thực đã áp dụng/có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả …………. …………… ………. …………………………… /5 điểm /20điểm /15điểm /60điểm …………. /100điểm Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG ( Nếu có) Ngày 5 tháng 5 năm 2015 GIÁM KHẢO 1 GIÁM KHẢO 2 Danh m ôc c¸c tµi l iÖ u tham kh¶ o 1 )Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị:Phương pháp dạy học Lịch sử, nhà xuất bản giáo dục -1998 2)Trịnh Đình Tùng (chủ biên) : Dạy học theo chuẩn kiến thức,kĩ năng môn Lịch sử lớp12, nhà xuất bản đại học sư phạm-2000 3) Nguyễn Thị Côi: Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường phỏ thông, tập 1Lịch sử Việt Nam, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội-2000 4)Nguyễn Thị Côi (chủ biên): Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12, nhà xuất bản đại học sư phạm- 2010.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan