Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm xây dựng quỹ khuyến học ở trường thpt g...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm xây dựng quỹ khuyến học ở trường thpt giao thủy

.PDF
33
101
67

Mô tả:

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1/Tên sáng kiến: MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUỸ KHUYẾN HỌC Ở TRƢỜNG THPT GIAO THỦY. 2/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường THPT Giao Thuỷ. 3/ Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05/09/2013 đến ngày 31/05/2015. 4/ Tác giả: Họ và tên: Vũ Văn Hưng. Năm sinh: 1966. Nơi thường trú: TT. Ngô Đồng - Giao Thuỷ - Nam Định. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ quản lí. Chức vụ công tác: Hiệu trưởng. Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thuỷ. Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Giao Thuỷ. Điện thoại: 0912812033. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 70%. 5/ Đồng tác giả: Họ và tên: Vũ Văn Thảo. Năm sinh: 1980. Nơi thường trú: Bình Hoà - Giao Thuỷ - Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cử nhân lịch sử. Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn. Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thuỷ. Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Giao Thuỷ. Điện thoại: 0977271775. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%. 6/ Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Giao Thuỷ. Địa chỉ liên hệ: khu 4B - TT Ngô Đồng - Giao Thuỷ - Nam Định. Điện thoại: 03503 895 126. I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN: Hiếu học, khuyến học, khuyến tài là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Hoàng đế anh hùng - Quang Trung trong Chiếu lập học đã viết: “Xây dựng đất nước lấy dạy và học làm đầu, cai trị đất nước lấy việc dùng nhân tài làm cấp thiết”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh:" Vì lợi ích trăm năm phải trồng người", Người cho rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” vì vậy, Người đã quên đi cuộc đời riêng của mình để thỏa ước mong: “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc và ai cũng được học hành”. Kế tục và phát huy tư tưởng vĩ đại của Người, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng quyết định của nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển. Trong bối cảnh đó, Hội Khyến học Việt Nam đã ra đời với mục tiêu: "Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập". Dưới sự chỉ đạo của Trung ương hội, phong trào Khuyến học đã phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước. Nam Định là vùng đất có truyền thống hiếu học và học giỏi. Đó là niềm tự hào lớn, là mạch nguồn nuôi dưỡng tinh thần hiếu học của các thế hệ người Nam Định hiện nay. Người Nam Định trọng hiền tài và hết mực tôn vinh hiền tài. Đây là nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân đất Thành Nam. Vì vậy trên phạm vi toàn tỉnh phong trào Khuyến học, khuyến tài phát triển rầm rộ, các chi hội khuyến học được thành lập từ cấp tỉnh, huyện, xã, đến tận các thôn xóm, các dòng họ, các nhà trường. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Khuyến học đã trở thành một trong những động lực nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo của tình nhà. Trường THPT Giao Thủy là ngôi trường đã làm thổn thức trái tim của nhân dân huyện nhà và vùng lân cận bởi chiều sâu của lịch sử, chiều dầy của những thành tích và môi trường giáo dục trong lành. Trong nhiều năm qua, trường đã huy động mọi nguồn lực để động viên, khuyến khích phong trào dạy tốt và học tốt như: khen thưởng các thầy, cô giáo, các tập thể và cá nhân học sinh lập thành tích xuất sắc. Tuy nhiên là một trường nằm ở vùng nông thôn, đa số các gia đình học sinh sống bằng nghề nông có nguồn thu nhập thấp nên rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã phải bỏ học hoặc đứng trước nguy cơ bỏ học. Với tinh thần tôn trọng tài năng, đạo nghĩa thầy trò và tấm lòng nhân ái bao la, nhiều giáo viên, học sinh trong trường đã tự nguyện giúp đỡ, tương trợ một số học sinh để các em có điều kiện tiếp tục vui tới trường. Nhà trường cũng đã miễn, giảm một phần kinh phí cho một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nghĩa cử cao đẹp đó đã trở thành động lực thúc đẩy nhiều học sinh vươn lên mạnh mẽ trở thành con ngoan, trò giỏi, là niềm tự hào, "niềm hi vọng vàng" thoát nghèo của cả gia đình. Xuất phát từ thực tế trên, từ năm học 2013-2014, trường THPT Giao Thủy đã thành lập quỹ Khuyến học. Ngay từ khi ra đời, quỹ đã nhận được sự ủng hộ thường xuyên của tập thể giáo viên, học sinh và phụ huynh trong toàn trường cũng như các tấm lòng nhân ái ngoài xã hội. Quỹ đã trở thành cầu nối các tấm lòng thiện nguyện với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện. Có thể nói sự ra đời và hoạt động đầy hiệu quả của quỹ Khuyến học là một trong những thành công và điểm nhấn tạo dấu ấn đẹp của nhà trường trong thời gian qua. Với những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ như trên, chúng tôi nhận thấy cần tiếp tục duy trì, phát triển, nâng tầm hoạt động của quỹ. Đây chính là điều kiện nảy sinh sáng kiến: "một số kinh nghiệm xây dựng quỹ Khuyến học ở trường THPT Giao Thủy". II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến: Trước khi quỹ Khuyến học của trường thành lập và đi vào họat động, nhà trường đã huy động nguồn kinh phí tữ quỹ Thi đua - khen thưởng, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh để khen thưởng các thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân học sinh lập thành tích xuất sắc trong công tác, học tập. Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đã được hỗ trợ từ nhà trường, giáo viên và học sinh ở một số tập thể lớp. a. Ƣu điểm: - Nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tập thể và cá nhân học sinh xuất sắc được động viên kịp thời rất phấn khởi ra sức cống hiến cho phong trào thi đua của nhà trường. - Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ nên có thể tiếp tục cắp sách tới trường. b. Nhƣợc điểm: - Nguồn kinh phí giành cho hoạt động trên đặc biệt là hoạt động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn quá ít. - Việc giúp đỡ các học sinh gặp khó khăn thường mang tính tự phát, không thường xuyên, số đối tượng được giúp đỡ còn quá khiêm tốn và số tiền được hỗ trợ cho các đối tượng đó cũng chưa nhiều. - Chưa tạo ra phong trào sâu rộng và thu hút được sự quan tâm của tập thể giáo viên, học sinh, phụ huynh trong toàn trường cũng như sự quan tâm của xã hội. Trong khi đó rất nhiều học sinh của nhà trường gặp khó khăn đang rất cần sự giúp đỡ kịp thời. Đó là lí do khiến lãnh đạo nhà trường phải trăn trở tìm ra các giải pháp mới có hiệu quả, tạo ra sự đột phá trong trong phong trào khuyến học của nhà trường. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. a. Vấn đề cần giải quyết: Huy động nguồn tài chính thường xuyên, phục vụ tốt cho phong trào Khuyến học của nhà trường. b. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: + Thành lập quỹ Khuyến học của nhà trường. + Đưa Khuyến học trở thành một trong những hoạt động chiến lược tiêu biểu, thu hút sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh trong toàn trường và các tấm lòng thiện nguyện ngoài xã hội. + Nâng việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở thành hoạt động thường xuyên, không ngừng mở rộng đối tượng được giúp đỡ, giá trị vật chất được hỗ trợ trong từng trường hợp tăng lên. c. Cách thức thực hiện và các bƣớc tiến hành: Chúng tôi quan niệm hoạt động Khuyến học là tất cả các hoạt động có tác dụng thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hoạt động Khuyến học của trường THPT Giao Thủy trên thực tế được chia thành hai mảng chính: - Khen thưởng, động viên các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc trong năm học. - Hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là hoạt động mới được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả từ năm học 2013-2014 và là nội dung chính của sáng kiến. * Hoạt động khen thƣởng: Đối với công tác khen thưởng, động viên các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc, nhà trường tiến hành theo các đợt: một năm học được chia thành bốn đợt( mỗi học kì gồm hai đợt). Đối tượng được khen thưởng là các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác và học tập, rèn luyện bao gồm: cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, các tập thể lớp, các học sinh xuất sắc có nhiều cống hiến cho phong trào thi đua của nhà trường như: + Các thầy, cô giáo đạt thành tích xuất sắc trong Hội thi giáo viên giỏi các cấp. + Các thầy, cô giáo là lãnh đội các đội tuyển học sinh giỏi đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi. + Các thầy, cô giáo trực tiếp tham gia hoặc phụ trách các cuộc thi trong năm học do các cấp phát động. + Các cán bộ, giáo viên ,nhân viên nhà trường được tặng thưởng các danh hiệu thi đua, khen thưởng của các cấp... + Các tập thể lớp dẫn đầu trong phong trào thi đua của các khối lớp + Các tập thể và cá nhân học sinh đạt giải khi tham gia các cuộc thi do các cấp phát động, các học sinh đạt điểm cao trong các kì thi do trường, sở tổ chức. Căn cứ để xét khen thưởng là Luật thi đua khen thưởng, Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Quy chế thi đua nội bộ, Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan. Quy trình bình xét được tiến hành rất dân chủ: + Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: Các tổ tiến hành bình xét, đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu của tổ hoặc của trường, sau đó Ban thi đua khen thưởng của nhà trường họp tiến hành bình xét công khai, công bằng, dân chủ và ra quyết định cuối cùng. + Đối với các tập thể lớp và cá nhân học sinh: Căn cứ vào thành tích của lớp và cá nhân học sinh trong việc thực hiện các phong trào thi đua mà Đoàn trường giới thiệu đề xuất lên Ban thi đua khen thưởng nhà trường bình xét, cân nhắc ra quyết định khen thưởng. Công tác khen thưởng động viên các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc ở trường THPT Giao Thủy được thực hiện thường xuyên và duy trì trong nhiều năm qua. Có thể nói mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí, song nhà trường đã cố gắng đến mức cao nhất để động viên phong trào. Một trong những biện pháp sáng tạo của nhà trường để huy động nguồn kinh phí phục vụ công tác Thi đua, khen thưởng là tiếp nhận sự ủng hộ tự nguyện của phụ huynh học sinh. Với phương châm: lấy chất lượng giáo dục và uy tín nhà trường làm căn cứ, nhà trường ra sức phấn đấu thực hiện tốt các phong trào thi đua do các cấp phát động, coi việc lập thành tích xuất sắc làm cơ sở để tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. Điểm sáng của phong trào Khuyến học ở trường THPT Giao Thủy là quan điểm và cách làm của tập thể lãnh đạo nhà trường. Trân trọng cống hiến của các thầy, cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy, trong nhiều năm qua các phần thưởng, các danh hiệu thi đua như: Chiến sĩ thi đua các cấp, các đề nghị khen cao nhà trường đều ưu tiên trước hết cho các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy trên lớp. Cách làm đó đã động viên đến mức cao nhất sự nỗ lực phấn đấu của tập thể giáo viên, từ đó giữ vững và nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Trong năm học 2014 - 2015, riêng thầy Hiệu trưởng đã tặng mỗi em học sinh đoạt giải nhất trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh là 500 000 đồng. * Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Một hoạt động quan trọng của phong trào Khuyến học nhà trường trong hai năm học qua là việc giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đứng trước thực tế nhiều học sinh gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể tiếp tục theo học, nhà trường đã quyết định thành lập quỹ Khuyến học nhằm động viên chia sẻ, giúp đỡ các em phấn đấu vươn lên. Trong các năm học 2013 - 2014 và 2014 2015, nguồn tài chính thu được từ sự ủng hộ của các tập thể và cá nhân đều được dùng vào việc giúp đỡ, tặng quà cho các đối tượng học sinh này. Việc làm mang đậm tính nhân văn trên khiến ngay từ khi ra đời quỹ đã nhận được sự ủng hộ thường xuyên, liên tục của nhiều tập thể và cá nhân. Đây là thành công lớn của nhà trường trong hai năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015. Sau đây là những quy định của quỹ Khuyến học trường THPT Giao Thủy: ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ KHUYẾN HỌC TRƢỜNG THPT GIAO THỦY –––––––––––––– Chƣơng I TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Điều 1: Mục tiêu Quỹ khuyến học trường THPT Giao Thủy (sau đây gọi tắt là Quỹ khuyến học) là tổ chức tự nguyện của các cá nhân và tập thể tâm huyết với sự nghiệp "trồng người", tích cực tham gia xã hội hoá giáo dục, góp sức phấn đấu cho phong trào "toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục" nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường THPT Giao Thủy, cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước với ba mục tiêu cơ bản: 1) Duy trì quỹ học bổng nhằm khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập của học sinh, đặc biệt chú ý tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, những học sinh có thành tích học tập tốt, những học sinh đạt được thành tích cao trong các kỳ thi, những học sinh có năng khiếu có thể phát triển thành nhân tài, có tinh thần phấn đấu đóng góp cho sự phát triển của toàn xã hội. 2) Tạo điều kiện để học sinh có môi trường và trang thiết bị phục vụ học tập tốt hơn. 3) Góp phần xã hội hoá giáo dục, cổ vũ xã hội trân trọng hơn vai trò sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Điều 2: Nguyên tắc tổ chức Quỹ khuyến học hoạt động theo qui định hiện hành của Hội khuyến học Việt Nam và trong khuôn khổ luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quỹ khuyến học có Ban vận động; Ban quản lý chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển, tổ chức điều hành mọi hoạt động của quỹ, có tài chính và tài khoản riêng. Điều 3: Nguyên tắc hoạt động Để thực hiện tôn chỉ, mục đích của mình, Quỹ khuyến học phải đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động như sau: - Tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng và các qui định hiện hành của Nhà nước cũng như các qui định, qui chế, điều lệ trường phổ thông; tranh thủ sự hỗ trợ tạo điều kiện của ngành giáo dục đào tạo và các cơ quan đoàn thể; - Phát huy quyền chủ động sáng tạo của các cấp Hội cựu học sinh trường THPT Giao Thủy, của Ban quản lý quỹ; phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, đặc biệt chú ý tới những nơi có cựu học sinh đang công tác làm ảnh hưởng sâu rộng hoạt động của Quỹ khuyến học tới mọi thế hệ học sinh, qua đó lan toả tới mọi tầng lớp nhân dân; - Tranh thủ sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần của mọi thế hệ học sinh, của các tổ chức, cá nhân nhằm duy trì và phát triển Quỹ khuyến học; vì sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của trường THPT Giao Thủy. Chƣơng II CƠ CẤU TỔ CHỨC Điều 4: Bộ máy điều hành Để đảm bảo hoạt động thống nhất, hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra, bộ máy điều hành Quỹ khuyến học gồm 2 bộ phận cơ bản: - Ban vận động Quỹ khuyến học. - Ban quản lý Quỹ khuyến học. Danh sách Ban vận động Quỹ khuyến học và Ban quản lý Quỹ khuyến học do Hiệu trưởng trường THPT Giao Thủy ra quyết định thành lập. Ban vận động xây dựng Quỹ khuyến học có tính lâm thời, tự giải thể sau khi thành lập được bộ máy điều hành của Quỹ khuyến học. Điều 5: Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học là một tập thể các cá nhân có uy tín và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; có chức năng hoạch định chiến lược phát triển và quyết định những vấn đề lớn mang tính chỉ đạo làm cơ sở cho Ban quản lý trong mọi hoạt động. Thành viên của Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học do Ban vận động xây dựng Quỹ khuyến học và cựu học sinh giới thiệu, hiệp thương và bầu ra. Chủ tịch Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học do các thành viên Hội đồng bầu ra. Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học có nhiệm vụ ban hành Điều lệ Quỹ khuyến học, tư vấn, chỉ đạo, giám sát mọi hoạt động của Ban quản lý Quỹ khuyến học; giới thiệu quảng bá, vận động các thế hệ học sinh và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng Quỹ khuyến học ngày càng lớn mạnh. Điều 6: Ban quản lý Quỹ khuyến học Ban quản lý Quỹ khuyến học là một tập thể có chức năng trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Quỹ khuyến học theo Điều lệ tổ chức và hoạt động. Thành viên Ban quản lý Quỹ khuyến học do Ban vận động xây dựng Quỹ khuyến học và cựu học sinh giới thiệu, hiệp thương và bầu ra. Trưởng Ban quản lý Quỹ khuyến học do các thành viên bầu ra, có quyền hạn cao nhất tổ chức thực hiện theo Điều lệ và có quyền đề nghị miễn trừ hay kết nạp mới các thành viên để Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học xem xét thông qua. Ban quản lý Quỹ khuyến học có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với trường THPT Giao Thủy trong việc giới thiệu, quảng bá, vận động đóng góp xây dựng, tổ chức, quản lý điều hành mọi hoạt động của Quỹ khuyến học. Tùy theo tình hình thực tế, Trưởng Ban quản lý phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban hoặc có thể thành lập các Ủy ban chuyên trách đảm nhiệm từng mảng công việc. Để duy trì các hoạt động được thường xuyên liên tục, phù hợp với điều kiện công việc của mọi thành viên, Trưởng Ban quản lý Quỹ khuyến học liên hệ với các thành viên trong Ban và với các thành viên trong Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học bằng các phương tiện thuận lợi nhất như: văn bản; e-mail; điện thoại; fax… để trao đổi công việc và xin ý kiến, quyết định thực hiện trên nguyên tắc được ủng hộ tán thành từ 50% trở lên. Chƣơng III TÀI CHÍNH Điều 7: Nguồn thu Kinh phí của Quỹ khuyến học thu hút sự đóng góp ủng hộ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Điều 8: Chi phí Mọi hoạt động thu/chi được minh bạch, công khai và do Ban quản lý quyết định. Mỗi năm học Quỹ khuyến học chi phí vào các khoản sau đây: 1) Học bổng và khen thưởng cho học sinh trường THPT Giao Thủy. 2) Các hoạt động hỗ trợ dạy và học. Điều 9: Quản lý tài chính Toàn bộ kinh phí của Quỹ khuyến học giao cho Ban quản lý Quỹ khuyến học quản lý. Định kỳ 6 tháng Ban quản lý Quỹ khuyến học có trách nhiệm tổng kết, báo cáo tài chính với Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học và công bố công khai trên website của trường THPT Giao Thủy. Kinh phí của Quỹ khuyến học được gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất theo qui định để phát triển quỹ. Chƣơng IV HỌC BỔNG VÀ CHI PHÍ HỖ TRỢ DẠY/HỌC Điều 10: Học bổng và khen thƣởng Đối tượng hưởng học bổng: Là học sinh đang học tại trường THPT Giao Thủy. Kỳ hạn học bổng: một năm học, mỗi năm học xét một lần và độc lập với các năm học trước đó. Mức học bổng: tương đương với học phí một năm học của một học sinh. Tiêu chí xét tuyển dựa trên các căn cứ sau đây: - Hoàn cảnh gia đình khó khăn; - Kết quả rèn luyện, phấn đấu trong năm học (HK; HL); - Kết quả các kỳ thi; - Có thành tích đặc biệt; - Thủ khoa đỗ vào trường. Điều 11: Qui trình xét học bổng 1) Trường THPT Giao Thủy căn cứ vào điều 10 để lựa chọn, đề xuất danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng học bổng, nêu rõ thông tin cá nhân và lý do được đề xuất. 2) Ban quản lý căn cứ vào Điều lệ và đề xuất của trường THPT Giao Thủy tổ chức họp xét duyệt danh sách học sinh được hưởng học bổng và phối hợp với trường THPT Giao Thủy tổ chức trao học bổng cho học sinh. Thời gian trao học bổng: vào tháng 9 hàng năm. Điều 12: Các hoạt động hỗ trợ dạy và học Căn cứ vào điều kiện, môi trường học tập cụ thể, trường THPT Giao Thủy đề xuất ý kiến với Ban quản lý Quỹ khuyến học bằng văn bản đề nghị trích một khoản kinh phí nhằm cải thiện môi trường học tập của học sinh. Căn cứ đề xuất của trường THPT Giao Thủy, Trưởng Ban quản lý tổ chức họp, xin ý kiến các ủy viên và quyết định. Chƣơng V QUẢNG BÁ Điều 13: Tuyên truyền quảng bá Trường THPT Giao Thủy thường xuyên cập nhật thông tin lên trang website của trường để học sinh, cán bộ, giáo viên trong trường cũng như tất cả mọi người trong và ngoài nước biết về các hoạt động của Quỹ khuyến học. Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học và Ban quản lý Quỹ khuyến học khuyến khích, trân trọng tất cả mọi người tâm huyết bằng mọi hình thức tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp, xây dựng và ủng hộ quỹ ngày càng lớn mạnh. Chƣơng VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14: Trưởng Ban quản lý Quỹ khuyến học là người chịu trách nhiệm cao nhất tổ chức thực hiện theo Điều lệ này. Hiệu trưởng trường THPT Giao Thủy chịu trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Ban quản lý Quỹ khuyến học hoàn thành nhiệm vụ, cử những cán bộ tâm huyết và có năng lực tham gia Ban quản lý cũng như chỉ đạo các đơn vị trong trường phối hợp thực hiện những việc liên quan. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa phù hợp thì tổ chức xin ý kiến trình Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học xem xét điều chỉnh hay bổ xung để Điều lệ hoàn chỉnh và phù hợp hơn. Sau khi quỹ được thành lập, Chủ tịch quỹ kiêm Hiệu trưởng nhà trường đã viết thư ngỏ gửi các tập thể và cá nhân kêu gọi sự giúp đỡ tài chính từ các tấm lòng thiện nguyện: THƢ NGỎ Kính gửi: Các tấm lòng thiện nguyện vì tương lai học tập của thế hệ trẻ! Đầu tiên trường THPT Giao Thủy xin gửi tới các quý vị và gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống! Thưa các quý vị! Với tinh thần thiện nguyện hướng tới một tương lai tươi sáng của thế hệ trẻ, trường THPT Giao Thủy đã thành lập Qũy khuyến học nhằm hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng hiếu học được cắp sách tới trường. Qũy khuyến học này không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm mục tiêu hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho cộng đồng. Khi thành lập Qũy khuyến học này, mong muốn của nhà trường là tạo nên một ảnh hưởng có sức lan tỏa rộng rãi nhằm khuyến khích các hoạt động vì giáo dục. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng, chúng tôi cũng ý thức được khả năng giới hạn của mình nên chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ tài lực từ các quý vị để có thể giúp đỡ thêm nhiều học sinh đã và đang gặp hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập và trở thành công dân có ích cho xã hội. Một ngày gần đây, Qũy khuyến học sẽ tổ chức lễ ra mắt tại trường THPT Giao Thủy. Tại buổi lễ ra mắt, nhà trường sẽ trao học bổng cho một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhân dịp này nhà trường trân trọng kính mời các quý vị tham dự và mong nhận được sự tài trợ thiện nguyện từ các quý vị cho mục đích tốt đẹp đó là “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”. Thay mặt nhà trường, chúng tôi cam kết tất cả nguồn tài chính nhận được từ sự chắt chiu, san sẻ của mọi người sẽ được chuyển nguyên vẹn đến các đối tượng được hỗ trợ một cách nhanh chóng, đầy đủ; được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch. Xin trân trọng cảm ơn và vui lòng giúp chúng tôi chuyển bức thư này đến những người quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Giao Thủy, ngày 06 tháng 09 năm 2013 TM.NHÀ TRƢỜNG Mọi hỗ trợ xin gửi về: Tài khoản 3713.2 tại Kho bạc Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Nhận thức sâu sắc mục đích cao cả của việc thành lập quỹ Khuyến học của nhà trường, với tinh thần: tất cả vì học sinh thân yêu, tập thể sư phạm nhà trường đã đi tiên phong và làm gương trong phong trào ủng hộ nguồn tài chính cho quỹ. Trong hai năm học qua, tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường đã nhiều lần ủng hộ quỹ với tổng số tiền là 16. 100.000 đồng. Được nghĩa cử cao đẹp của các thầy cô làm gương, toàn bộ học sinh trong trường đã tự nguyện ủng hộ quỹ số tiền là 26.693000 đồng. Để có thể huy động sự ủng hộ của các tập thể và cá nhân ngoài nhà trường, các thành viên của ban Khuyến học đã tự nguyện đi tìm hiểu, gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc có mối quan hệ với nhà trường, các cựu học sinh thành đạt của trường, thân nhân các thầy cô giáo có tấm lòng hảo tâm, các chức sắc tôn giáo, đặc biệt là các thầy chùa trên địa bàn có tấm lòng nhân nghĩa cao sâu. Bằng tầm lòng chân thật và sự nhiệt thành của các thành viên mà quỹ đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các đối tượng khắp trong Nam ngoài Bắc. Sau khi tiếp nhận sự ủng hộ của các đối tượng, Ban quản lí quỹ công bố công khai số tiền thu được cùng danh sách các tập thể và cá nhân có tấm lòng thiện nguyện trước toàn thể học sinh và trên trang mạng của trường và liên tục cập nhật bổ sung danh sách ủng hộ ( nếu có). Cùng với việc huy động nguồn quỹ, Ban quản lí quỹ tiến hành điều tra các đối tượng được nhận hỗ trợ kinh phí học tập. Việc điều tra được tiến hành: + Các tập thể lớp giới thiệu học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo. + Các học sinh không thuộc diện trên nhưng là trẻ mồ côi, bố mẹ bị bệnh trọng. + Một số đối tượng đặc biệt khác. Sau khi các lớp giới thiệu đề xuất, Ban quản lí quỹ tiến hành thẩm định lại về tính chính xác của thông tin và phân loại đối tượng theo thứ tự ưu tiên học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: học sinh mồ côi, học sinh còn bố mẹ nhưng mất khả năng lao động hoặc bố mẹ bị bệnh trọng rồi đến các đối tượng học sinh khó khăn khác. Sau khi rà soát, thẩm định, Ban quản lí quỹ thông báo công khai, rộng rãi trên bảng tin của trường về danh sách học sinh được nhận tiền hỗ trợ từ quỹ Khuyến học. Nếu không có ý kiến khác, Ban quản lí quỹ sẽ tiến hành trao quà cho các em. Hình thức trao quà: làm trang trọng trước toàn thể học sinh toàn trường. Danh sách học sinh và những hình ảnh về lễ trao quà được công bố công khai trên tranh mạng của trường. Đối với các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn song biết vươn lên trong học tập, tu dưỡng, lập thành tích xuất sắc, các thành viên của ban xây dựng quỹ đã vận động các nhà hảo tâm có điều kiện nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng. Kết quả năm học 2013 -2014 có 5 học sinh, năm học 2014 - 2015 có 2 học sinh của nhà trường được Đại đức Thích Thông Bảo( cựu học sinh của trường) nhận giúp đỡ với số tiền 4 triệu đồng trên 1 học sinh trong một năm. Để tạo ra sự khách quan, minh bạch và công bằng, Ban quản lí quỹ cử người đến tận nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của các em nhằm bình xét đúng đối tượng. Nhà trường mời đích danh các nhà hảo tâm đến trường để trao quà tới tận tay phụ huynh các học sinh nhận được sự giúp đỡ. Thời gian trao quà: nhà trường thường tiến hành vào dịp: đầu năm học, tết nguyên đán, sơ kết học kì, tổng kết năm học. Với phương châm "uống nước nhớ nguồn": nhà trường cung cấp địa chỉ của các tập thể và cá nhân có tấm lòng thiện nguyện để học sinh liên hệ cảm ơn, thậm chí tạo dựng mối liên hệ thân tình. Mặt khác nhà trường và Hội cha mẹ học sinh trong trường cũng thường xuyên liên hệ với các đối tượng đó cho đúng đạo nghĩa như: thăm hỏi, chúc mừng họ trong dịp tết nguyên đán, trong các ngày lễ trọng đại. Việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ học sinh của trường, đó cũng là cách ứng xử có văn hóa mà nhà trường làm gương cho học sinh. Với cách làm trên phong trào xây dựng quỹ Khuyến học ở trường THPT Giao Thủy ngày càng phát triển. Bên cạnh lòng nhiệt thành ủng hộ quỹ Khuyến học chung của nhà trường, các tập thể lớp trong trường đều có tinh thần tương trợ nhau giữa các thành viên. Các em học sinh trong các lớp và các thầy, cô giáo chủ nhiệm đã tự nguyện ủng hộ một số kinh phí để đóng toàn bộ hoặc một số khoản tiền cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong lớp mình. Đến nay tất cả các lớp của trường đều có phong trào giúp nhau trong học tập cả về vật chất lẫn tinh thần. Việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn đã trở thành hành động thường xuyên của nhiều em học sinh và nhiều bậc phụ huynh trong trường. d. Khả năng áp dụng vào thực tế: Với cách làm trên, trường THPT Giao Thủy đã thực hiện thành công việc xây dựng quỹ Khuyến học từ năm học 2013-2014. Từ những thành công bước đầu chúng tôi nhận thấy các biện pháp xây dựng quỹ có nhiều khả năng nhân rộng ra các cơ sở giáo dục khác. Sở dĩ việc làm đó có khả năng nhân rộng bởi: - Việc thành lập quỹ xuất phát từ mục đích nhân văn cao cả: khuyến khích sự phát triển của phong trào học tập, nuôi dững hiền tài cho đất nước, đặc biệt là việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và tu dưỡng. Điều này không chỉ phù hợp với hoạt động của các cơ sở giáo dục mà còn phù hợp với đường lối của Đảng về chủ trương xây dựng xã hội học tập và truyền thống hiếu học, tương thân thương ái của dân tộc ta. - Bất cứ cơ sở giáo dục nào cũng cần có nguồn tài chính phục vụ cho công tác Khuyến học. Trong khi nhu cầu sử dũng quỹ ngày càng lớn song điều kiện ngân sách chưa cho phép thì việc huy động sự ủng hộ, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân là điều tất yếu. - Cách thức xây dựng quỹ Khuyến học của trường cũng rất đơn giản( như trên). Cách làm đó ở bất cứ môi trường giáo dục lành mạnh nào cũng có thể triển khai. Thiết nghĩ, nếu có lòng nhiệt tâm cùng với trái tim biết chia sẻ và yêu thương chúng ta đều có khả năng giúp đỡ mọi người. e. Lợi ích thiết thực: - Khuyến khích các em học sinh giúp đỡ nhau, nhà trường đã góp phần phát triển nhân cách, đạo đức tốt đẹp của bao thế hệ học trò. - Trong hai năm học qua, đã có hàng trăm lượt học sinh được giúp đỡ với số tiền lên tới hàng chục triệu đồng. Có những học sinh thông qua giới thiệu của ban Khuyến học đã được các nhà hảo tâm nhận giúp đỡ, đỡ đầu không chỉ dừng lại ở bậc học phổ thông. Nhiều học sinh của trường vì vậy mà không phải nghỉ học giữa chừng. Đã có không ít bậc cha mẹ nhẹ gánh hơn trên bước đường mưu sinh vì con trẻ. Lại có những gia đình khi tết đến, xuân về sẽ thêm nhiều niềm vui và mong ước. - Nhà trường cũng đã trao tặng hàng trăm phần thưởng động viên các thầy, cô giáo, các tập thể lớp và cá nhân học sinh lập thành tích xuất sắc trong năm học. Những món quà, phần thưởng đó giúp các thầy cô giáo có thêm động lực yêu nghề, yêu trường hơn. Các em học sinh xuất sắc thêm quyết tâm chinh phục những đỉnh cao mới tiêu biểu như em Trịnh Quốc Hiệp học sinh lớp 11B9 là một trong những học sinh nhận được học bổng 4 triệu đồng/ năm học của Đại Đức Thích Thông Bảo đã đoạt giải nhất môn Tin học trong kì thi học sinh giỏi toàn tỉnh, giải nhất toàn năng trong Hội thao Quốc phòng toàn quốc năm học 2013 2014. - Phong trào học tập của nhà trường tiếp tục đạt nhiều thành tích xuất sắc, toàn diện trên tất cả các mặt đặc biệt là chất lượng học tập của học sinh vẫn luôn duy trì ở tốp đầu toàn tỉnh. Nhưng lợi ích lớn không thể tính toán bằng những con số đó là việc làm của nhà trường khiến nhiều học sinh và phụ huynh vô cùng xúc động, họ rất trân trọng và biết ơn nhà trường, biết ơn ngành giáo dục. Những món quà vô giá mà nhà trường trao tặng các em đã chạm vào nơi sâu thẳm trong trái tim của nhiều gia đình. Hình ảnh về ngôi trường THPT Giao Thủy tình nghĩa và thân thương ngày càng in đậm dấu ấn trong tâm khảm nhiều thế hệ học trò. Tâm sự về hình ảnh mái trường thân thương và tình nghĩa em Trịnh Quốc Hiệp lớp 12B9 đã viết: "Em mồ côi cha từ năm 2 tuổi, sau đó mẹ em cũng đi làm ăn xa mãi chẳng về. Bằng nghị lực mạnh mẽ, em đã cố gắng vươn lên trong gian khó để sống cùng ông bà đã bảy mươi tuổi. Nhưng cuộc đời rồi cũng mỉm cười với em: em thi đỗ vào trường THPT Giao Thủy và là một trong những học sinh xuất sắc của đội tuyển học sinh giỏi môn Tin. May mắn hơn, từ năm học lớp 11 nhờ sự giới thiệu của nhà trường em được sự giúp đỡ của Đại Đức Thích Thông Bảo - từng là học sinh của nhà trường. Không chỉ dừng lại ở bậc học phổ thông, thầy còn là điểm tựa cho em nếu em thi đỗ vào đại học. Mái trường Giao Thủy thân yêu đã nâng cánh cho em bay tới chân trời mơ ước. Chỉ còn mấy ngày nữa là em chia tay tuổi học trò. Xa trường, em mang theo bao tình thương và nỗi nhớ cùng những kỉ niệm ngọt ngào. Em sẽ mãi khắc ghi lời nguyện: Dù cho đi khắp muôn phương Ơn thầy, nghĩa bạn, tình trường chẳng quên! Em tự nhủ với lòng mình: sẽ không ngừng phấn đấu để trở thành người công dân tốt, sống có lí tưởng, hoài bão và ước mơ. Em sẽ tiếp bước việc làm tình nghĩa của quý thầy, cô, sẽ trở thành người dân lương thiện để giúp đỡ những mảnh đời còn kém may mắn như em". - "Tiếng lành đồn xa", những việc làm tình nghĩa của nhà trường đã nhanh chóng tạo ra dư luận tốt trong nhân dân, nhiều học sinh khá giỏi của bậc THCS nhưng gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã quyết tâm thi đỗ vào trường THPT Giao Thủy với hi vọng trường sẽ là điểm tựa vững chắc để các em bước vào tương lai. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI. 1. Hiệu quả kinh tế: a. Trong hai năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015 quỹ Khuyến học của trường đã nhận được sự ủng hộ của các tập thể và cá nhân: DANH SÁCH ỦNG HỘ QUỸ KHUYẾN HỌC TRƢỜNG THPT GIAO THỦY TT NGƢỜI ỦNG HỘ ĐỊA CHỈ SỐ TIỀN GHI CHÚ 1 GV và học sinh trường THPT 15.190.000 Đợt Giao Thủy 2 Chùa Thanh Quang 1 Giao Thanh - Giao 500.000 Thủy 3 Sư Bác chùa chính Giao Tiến Giao Tiến - Giao 1.500.000 Thủy 4 Ông Đỗ Huy Phổ Giao Châu - Giao 1.000.000 Thủy 5 Thượng tọa Thích Viên Thiệu Chùa chính Giao 1.000.000 Tiến - Giao Thủy 6 Nhà may Phúc Thành Hồng Thuận - Giao 10.000.000 Thủy 7 Ông Ngô Huy Hiệp TP Hồ Chí Minh 10.000.000 Đợt 2 8 Đại Đức Thích Thông Bảo TP Hồ Chí Minh 9 Thiếu tướng Hoàng Kiền Hà Nội 10 Ba học sinh 12A khóa 88-91 TP Hồ Chí Minh 10.000.000 1.000.000 20.000.000 Đợt ( Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Văn 3 Tư, Đặng Văn Oanh) 11 Chùa Tiên Chưởng Giao Châu - Giao 1.000.000 Thủy 12 Đại đức Thích Thanh Tòng Chùa An Lạc - Giao 3.000.000 Thiện - Giao Thủy 13 Đại Đức Thích Thông Bảo 14 GV và học sinh trường THPT TP Hồ Chí Minh 10.000.000 14.320.000 Giao Thủy 15 Xưởng in giấy vở Trung Hải Ngô Đồng 1.000.000 16 Nhà hảo tâm 1 TP Hồ Chí Minh 5.000.000 17 Cựu HS trường THPT Giao Thủy 10.000.000 khóa 1981- 1984 18 Nhà hảo tâm 1 TP Hồ Chí Minh 3.000.000 Đợt 4 19 GV và học sinh trường THPT 13.283.000 Giao Thủy 20 Vũ Văn Tùng TP Hồ Chí Minh 21 Công ti cổ phần đầu tư và xây Nam Định 1.000.000 20.000.000
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan