Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi trường trong ...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi trường trong môn địa lí lớp 10

.PDF
29
50
105

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIAO THỦY BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 Tác giả: Phùng Thị Dung Trình độ chuyên môn: cử nhân Chức vụ: tổ phó chuyên môn Nơi công tác: trƣờng THPT Giao Thủy Nam Định, ngày 1 tháng 4 năm 2015 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi trƣờng trong môn Địa lí lớp 10 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 1 tháng 9 năm 2012 đến ngày 1 tháng 4 năm 2015 4. Tác giả: Họ và tên: Phùng Thị Dung Năm sinh: 1983 Nơi thường trú: tổ dân phố 2 thị trấn Ngô Đồng huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lý Chức vụ công tác: tổ phó chuyên môn – Giáo viên Nơi công tác: trường THPT Giao Thủy Điện thoại: 01697906646 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Giao Thủy Địa chỉ: thị trấn Ngô Đồng huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503895126 MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Từ năm học 2014 – 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Những định hướng đổi mới giáo dục không chỉ đổi mới về chương trình giáo dục là chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực, phẩm chất trên cơ sở đối mới cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh mà còn định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình. Mục tiêu của đổi mới giáo dục chính là giúp mỗi người “học để biết, học để làm việc, học để tồn tại và học để chung sống”. Hướng tới mục tiêu đó chương trình giáo dục phổ thông đã xác định một trong năm phẩm chất cần đạt của học sinh là “có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên”. Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội trong những năm qua đã làm thay đổi xã hội và nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường toàn cầu cũng như ở Việt Nam đã suy thoái, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm môi trường lại tác động trở lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống con người và các hoạt động kinh tế. Biểu hiện là những hiểm họa của suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc gia. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng cá nhân và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. Giáo dục môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội đảm bảo sự phát triển bền vững quốc gia. Trong những giải pháp đưa ra thì giải pháp tăng cường giáo dục môi trường rất được chú trọng. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/1/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Hệ thống kiến thức và kĩ năng của giáo dục môi trường được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung trong các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Địa lí là một trong những môn có khả năng tích hợp hiệu quả nội dung giáo dục môi trường. Trong những năm qua, tích hợp giáo dục môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giảng dạy môn Địa lí. Xuất phát từ những cơ sở trên và kết quả thực tế giảng dạy môn Địa lí lớp 10 từ năm 2005 đến nay trên những thành công cũng như thất bại của bản thân tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến với chủ đề “Một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí lớp 10”. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến: Từ tháng 1 năm 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, coi giáo dục môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục phổ thông và nhất là môn Địa lí. Tuy nhiên, đây là một nội dung mới và là nội dung tích hợp trong các bài học nên tôi chưa thực sự chú trọng trong quá trình dạy học. Hầu hết những nội dung tích hợp môi trường trong các bài học tôi mới giới thiệu khái quát, sơ lược về vấn đề môi trường liên quan mà chưa dành nhiều thời gian để học sinh phân tích, đánh giá. Do đó, hiệu quả của giáo dục môi trường chưa cao. Đa phần những nội dung đó học sinh chỉ tiếp nhận một cách thụ động, nhanh quên và chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân với môi trường. Từ năm 2011 đến nay nhiều thiên tai trên thế giới xuất hiện gây hậu quả rất nghiêm trọng làm thiệt hại rất lớn về người và tài sản, thu hút sự quan tâm cũng như cần chung tay giải quyết của toàn nhân loại. Mặt khác, với việc triển khai thực hiện công cuộc Đổi mới giáo dục của Bộ theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và nâng cao hiệu quả giảng dạy của bản thân nhất là trong lĩnh vực giáo dục môi trường. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Từ năm học 2012 - 2013 đến nay nhất là trong năm học 2014 – 2015 tôi đã thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như các thực hiện các biện pháp cụ thể sau đây: 2.1. Xác định rõ nội dung tích hợp và mức độ tích hợp trong từng chƣơng, bài: Dựa vào nội dung hướng dẫn dạy tích hợp giáo dục môi trường đối với môn Địa lí của Bộ tôi xác định chính xác vấn đề cần giải quyết trong từng chương, từng bài, từng phần. Đồng thời xác định mức độ tích hợp với ba mức: toàn phần, bộ phận và liên hệ. Từ đó tập trung làm rõ vấn đề tích hợp theo quan điểm không làm nặng thêm chương trình. Cụ thể: Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Mức độ tích hợp là bộ phận gắn với các mục: mục I. Cấu trúc của Trái Đất phần 1. Lớp vỏ Trái Đất; mục II. Thuyết Kiến tạo mảng Bài 8: Tác động của nội lực đến điạ hình bề mặt Trái Đất. Mức độ tích hợp là liên hệ: mục II. Tác động của nội lực Bài 9: tiết 2: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Mức độ tích hợp là liên hệ. mục 2: Quá trình bóc mòn làm thay đổi địa hình bề măt Trái Đất; mục 3: quá trình vận chuyển; mục 4: quá trình bồi tụ Bài 10: Thực hành. Mức độ liên hệ, toàn bài Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Mức độ tích hợp bộ phận và liên hệ. Mục II. Phần 2: sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục I. thủy quyển; mục II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. Mức độ tích hợp bộ phận, liên hệ. Mục II. Các nhân tố hình thành đất, tập trung khai thác phần 6 “con người”, ngoài ra các phần khác cũng có thể thực hiện được bằng cách liên hệ. Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật: Mức độ tích hợp bộ phận, liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Tập trung khai thác phần 5: “con người” ngoài ra các phần khác cũng có thể thực hiện được bằng cách liên hệ. Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Mức độ tích hợp liên hệ cả bài. Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục II. Gia tăng dân số, tập trung vào phần 1. Ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục III. Đô thị hóa, tập trung vào phần 3. ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội, nhất là ảnh hưởng tiêu cực. Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục I. Các nguồn lực phát triển kinh tế , phần 2. các nguồn lực nhất là nguồn lực tự nhiên. Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục I. vai trò và đặc điểm của nông nghiệp, phần 2. đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục II. Ngành trồng rừng. Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp, tập trung khai thác các nhân tố tự nhiên. Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục I. Công nghiệp năng lượng. Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Bài 36: vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Đường oto, mục IV. Đường sông hồ, mục V. đường biển, mục VI. Đường hàng không. Bai 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mức độ tích hợp cả bài Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững. Mức độ tích hợp toàn bài. 2.2. Sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập: Là nội dung tích hợp nên giáo dục môi trường sử dụng nhiều phương pháp dạy học của bộ môn nhưng cũng có những phương pháp đặc thù gắn với giáo dục môi trường như: Phương pháp đàm thoại gợi mở Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp thăm quan, điều tra, khảo sát thực tế Phương pháp trò chơi Phương pháp dạy học theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học dự án Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng Phương pháp khác Trong số các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực tôi đặc biệt tập trung vào một số phương pháp sau: - Phƣơng pháp đàm thoại gợi mở - Phƣơng pháp thảo luận: cho học sinh thảo luận và cùng tìm hiểu, giải quyết các vấn đề môi trường. Đây là phương pháp có hiệu quả rất cao. Phương pháp này vừa có tác dụng phát triển các năng lực của học sinh như hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ ... vừa có tác dụng phát huy được khả năng của từng cá nhân và có kết quả khá đầy đủ về vấn đề cần thảo luận. Với phương pháp này học sinh chủ động trong nắm bắt kiến thức, đề xuất giải pháp của bản thân đối với vấn đề thảo luận. - Dạy học theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề: Trong dạy tích hợp GDMT đây là phương pháp rất hiệu quả. Phương pháp này tạo nhu cầu, gây hứng thú cho hoạt động nhận thức của học sinh, thúc đẩy các em tích cực, độc lập tìm tòi để giải quyết vấn đề. Ví dụ: Để tiến hành phương pháp này trong bài 41 - môi trường và tài nguyên thiên nhiên tôi đã làm như sau: - Đưa ra tình huống nghịch lí đòi hỏi phải giải thích. Ví dụ: có quan điểm cho rằng: “rác là một nguồn tài nguyên” theo em quan điểm đó đúng hay sai? - Đưa ra tình huống khó khăn, bế tắc: đây là tình huống giữa cái đã biết và cái chưa biết cần phả khám phá, nhận thức giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức thực tiễn đa dạng. Ví dụ: ngày nay nền kinh tế thế giới có sự phát trển mạnh mẽ nhưng chúng ta cần phải khai thác các nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm và hợp lí. - Tình huống lựa chọn: giáo vên đưa ra một vấn đề có nhiều lựa chon khác nhau, đòi hỏi học sinh phải tìm ra một lựa chọn thích hợp nhất. Ví dụ: có hai quan điểm cho rằng: “nước là một nguồn tài nguyên vô tận và nước là nguồn tài nguyên không phải vô tận” theo em quan điểm nào đúng ? - Tình huống nhân – quả: đây là tình huống đi tìm nguyên nhân của một kết quả, tìm bản chất của một hiện tượng, động cơ sâu xa của một hành vi. Ví dụ: tìm nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. - Phƣơng pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế - Phƣơng pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục và phƣơng pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng: Chương trình Địa lí lớp 10 là địa lí đại cương nên nội dung có tính khái quát rất cao. Học sinh cấp THPT đã có vốn kiến thức tương đối lớn, ngày càng được mở rộng và sâu thêm nhờ có các phương tiện thông tin và thực tế địa phương, đất nước. Vì vậy, khi giảng dạy tôi thường đưa những nội dung bài học gắn liền với thực tế bản thân, gia đình các em cũng như địa phương, đất nước để các em thấy rõ hơn, sâu sắc hơn vấn đề của toàn cầu, nhân loại. Từ đó giúp các em đưa ra những giải pháp thiết thực và có định hướng, điều chỉnh hành vi bản thân trong đời sống để chung tay giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ: khi dạy bài 37: địa lí các ngành giao thông vận tải tôi đặt một số câu hỏi giúp các em thấy rõ ảnh hưởng của các loại hình vận tải đến môi trường và đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề đó như: - Mỗi loại hình vận tải có ảnh hưởng gì đến môi trường ? đó là môi trường nào? - Theo em chúng ta cần làm gì để giảm thiểu tác động của các loại hình vận tải đến môi trường? Ở mỗi cộng đồng, địa phương đều có vấn đề môi trường bức xúc riêng. Giáo viên cần khai thác tình hình môi trường địa phương để giáo dục học sinh, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. - Dạy học theo dự án: Đây là hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Trong năm học 2012 -2013 với việc tham gia chương trình BREES do UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Sinh quyển - Con người Việt Nam kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định tổ chức tôi đã hướng dẫn học sinh lớp 10B4 thực hiện một đề án ở địa phương, đó là “Sử dụng đệm lót vi sinh trong chăn nuôi ở các hộ gia đình”. Kết quả thực hiện khá khả quan. Đề án đã được nhận “Giải thưởng sinh quyển”, được nhân dân địa phương đánh giá tốt và áp dụng ngày càng rộng trong thực tế đời sống góp phần thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. 2.3. Sử dụng tranh ảnh trong dạy học: Trong những năm qua cùng với việc tự sưu tầm trên mạng, sách báo tôi đã khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh về môi trường. Hiện nay tôi đã có một bộ tài liệu tranh ảnh khá phong phú. Trong các tiết học tôi đã sử dụng các tranh ảnh đó như một phương tiện trực quan đồng thời như một kênh thông tin giúp học sinh có cái nhìn rõ hơn về hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp về vấn đề môi trường. Việc sử dụng các tranh ảnh còn thu hút được sự chú ý, hứng thú của học sinh trong từng bài giảng làm cho giờ học thêm sôi nổi, hiệu quả. Phương pháp này không tốn nhiều kinh phí nhưng lại có hiệu quả cao trong giảng dạy. 2.4. Cập nhật thông tin về những vấn đề môi trƣờng liên quan: Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông các vấn đề môi trường được cập nhật nhanh chóng tới từng cá nhân trong xã hội. Đặc biệt, những vấn đề nổi bật về môi trường luôn thu hút sự quan tâm của mọi người trong đó có thế hệ thanh niên. Vì vậy, tôi luôn cố gắng thu thập thông tin, tranh ảnh về các vấn đề đó để cung cấp cho các em trong từng bài giảng. Ví dụ: những trận động đất mạnh kèm theo sóng thần xảy ra ở Inddonexia năm 2004, ở Nhật Bản năm 2011; bão Hayan ở Philippin năm 2013, …. . Với việc cung cấp cập nhật thông tin, tranh ảnh về các vấn đề môi trường liên quan học sinh tập trung hơn, chú ý hơn trong học tập và ý thức sâu sắc hơn về các nội dung đó. Để có được những thông tin, tranh ảnh đó tôi thường xuyên theo dõi, thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi hoặc mạng internet nhất là trong các chương trình thời sự. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả kinh tế: Thực tế tôi không tính được hiệu quả kinh tế mà sáng kiến của tôi đem lại. Nhưng ý tưởng của tôi nếu áp dụng thì không phải tốn kém nhiều về tài chính. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Với những biện pháp mà tôi đã thực hiện như trên trong năm học vừa qua tôi thấy hiệu quả đem lại khá tốt. Học sinh có hứng thú hơn với môn học, bước đầu các em thấy được thực trạng môi trường ở địa phương, trong nước và trên thế giới. Đồng thời các em cũng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình và có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Trong các bài kiểm tra, đánh giá theo hướng mở về môi trường hầu hết học sinh trong các lớp tôi dạy đã đạt được từ 50% trở lên về yêu cầu, nhiều em đã nêu được thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những pháp pháp rất hợp lí để giải quyết vấn đề đó. Với các biện pháp mà tôi thực hiện được đồng nghiệp đánh giá tốt. Đặc biệt với bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tôi dạy trong chương trình BREES được đại diện UNESCO Việt Nam, Ủy ban Sinh quyển và con người Việt Nam và giáo viên trong trường dự giờ và đánh giá đạt hiệu quả tốt trong dạy học. Tôi xin nêu một ví dụ về các biện pháp tôi đã làm trong bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong phần phụ lục. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Tôi xin cam kết đây là sáng kiến do bản thân tôi tạo ra và trình bày không sao chép của ai. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. Phùng thị Dung PHỤ LỤC 1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sang kiến: không 2. Ảnh minh họa sáng kiến đƣợc áp dụng trong thực tế: Một số hình ảnh được sử dụng trong 1 số bài học:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan