Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nhằm khai thác và ứng dụng có hiệu quả ng...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nhằm khai thác và ứng dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên từ internet vào công tác giảng dạy cho trẻ ở trường mầm non

.PDF
27
1044
116

Mô tả:

Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] ĐỀ TÀI : Một số biện pháp nhằm khai thác và ứng dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên từ Internet vào công tác giảng dạy cho trẻ ở trường mầm non 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, cuộc cách mạng công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã ngày càng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, cụ thể là Internet vào công cuộc đổi mới dạy học đang trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành Giáo dục, nhằm thích ứng với sự phát triển của giáo dục thời đại. Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là một trong những giai đoạn trẻ học hỏi, tiếp thu nhiều nhất trong cuộc đời. Giai đoạn này dạy cho trẻ biết các quy ước trong cuộc sống, các kỹ năng cơ bản thông qua các trò chơi, các hoạt động đa dạng, trực quan. Để đáp ứng nhu cầu học hỏi của trẻ cũng như yêu cầu của chương trình giáo dục đòi hỏi người giáo viên mầm non phải biết cách tìm kiếm, truy cập thông tin cũng như sàng lọc, biến đổi, sử dụng một cách có hiệu quả các hình ảnh, tư liệu để phục vụ công tác giảng dạy cho trẻ ở trường mầm non. Qua đó người giáo viên trở nên năng động, sáng tạo và hiện đại hơn, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ thông tin, đồng thời góp phần mở ra những hướng đi mới trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng hay công tác trang trí lớp thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những video hấp dẫn phối hợp với âm thanh nhịp nhàng thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ trong mọi hoạt động, phù hợp với tâm sinh lý trẻ mầm non. Ngoài ra, các giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh sinh động, tươi vui, phong phú và bắt mắt để trang trí lớp nhằm tạo môi trường vui chơi học tập tốt nhất để trẻ tham gia các họat động, giúp trẻ phát triển toàn diện về tất cả các lĩnh vực cũng như các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng... Tuy nhiên, trên thực tế việc tìm kiếm và sử dụng tư liệu giáo dục chưa đạt được những hiệu quả tối ưu, việc chọn lọc và vận dụng chưa sáng tạo, chưa phù hợp với yêu cầu của chương trình mầm non. Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] Vì vậy, để chất lượng giáo dục trẻ ngày càng nâng cao, tôi hướng đến việc tìm hiểu các biện pháp nhằm khai thác nguồn tài nguyên từ Internet một cách có hiệu quả và sử dụng chúng như một phương tiện dạy học nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy trẻ ở trường mầm non. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Phân tích, đánh giá thực trạng về việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên từ Internet của các giáo viên, hiệu quả và phản ứng của trẻ khi giáo viên ứng dụng các tư liệu vào công tác giảng dạy ở các lớp. - Nêu một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai thác và ứng dụng nguồn tài nguyên từ Internet. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Hiệu quả của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên từ Internet của các giáo viên trước và sau khi thực hiện các giải pháp - Phản ứng và kết quả của trẻ khi giáo viên ứng dụng các tư liệu vào các hoạt động giảng dạy ở các lớp trước và sau khi thực hiện các giải pháp. 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Quy mô: Các trẻ lớp Mẫu giáo lớn Lá 1, Lá 2, Lá 3 ; 6 giáo viên Thời gian: Từ tháng 9/2012 – tháng 2/2013 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: Đọc, phân tích, chọn lọc và tổng hợp tư liệu - Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát sư phạm, sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn, ghi chép, phân tích, đánh giá, tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu… 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm cần biết Internet: là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet. Tài nguyên Internet: trong phạm vi đề tài này được hiểu là bao gồm tất cả các dạng tri thức khoa học và thông tin phản ánh thế giới xung quanh được mô tả dưới dạng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), hoặc là sự kết hợp của nhiều dạng thông tin (gọi là đa phương tiện)… Thông tin đa phương tiện: là sự kết hợp thông tin từ nhiều dạng khác nhau và được thể hiện một cách đồng thời. Các thành phần của ảnh động có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim và các ảnh động. Ví dụ: Một trang web Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] (gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim) một bài trình chiếu (văn bản, hình ảnh, âm thanh), một phần mềm trò chơi, đoạn phim… Phương tiện dạy học: Phương tịên dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hội kiến thức của học viên được tốt hơn. Ví dụ: sách giáo khoa, giáo trình, bảng viết, bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn, tranh ảnh, phim, các đoạn clip hoạt hình mô phỏng cùng với máy chiếu qua đầu (overheat), máy chiếu đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, của các phần mềm, chương trình như Powerpoint, mindmap, Workbelch,… vật mẫu, vật thật các phương tiện, dụng cụ trang bị trong các phòng thí nghiệm thực hành... 2.1.2. Ích lợi của việc sử dụng các thông tin đa phương tiện (văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim) làm phương tiện dạy học trong các hoạt động giáo dục trẻ mầm non Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ: Tư duy của trẻ mầm non chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ nhận biết, khám phá đặc điểm các sự vật hiện tượng chủ yếu thông qua các hình ảnh bên ngoài với sự vật hiện tượng bằng cách sử dụng các giác quan như nghe, nhìn… Vì vậy, để quá trình nhận thức trở nên hứng thú, thu hút, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ thì giáo viên phải biết sử dụng các phương tiện dạy học (đồ dùng dạy học) đáp ứng được tính thẩm mĩ, khoa học, sư phạm, trong đó các phương tiện dạy học đa phương tiện là một trong những phương tiện dạy học thích hợp với trẻ và mang lại hiệu quả cao. Đa phương tiện tác động đến nhiều giác quan của trẻ một cách đồng thời nên sẽ tạo ra sự thu hút, chú ý hơn, thể hiện thông tin tốt hơn, phù hợp cho việc dạy và học nói chung và việc dạy, học ở trẻ mầm non nói riêng. Mang đến nguồn thông tin đa dạng, sống động và vô cùng phong phú Trong thời đại ngày nay, sự phát triển bùng nổ của Công nghệ thông tin làm thay đổi mọi mặt của đời sống, thay đổi cách thức học hỏi, tiếp nhận và xử lý thông tin, đóng vai trò to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có giáo dục mầm non. Các sản phẩm đa phương tiện, đặc biệt là các sản phẩm đa phương tiện phù hợp cho việc dạy và học, tiếp thu tri thức của trẻ được sáng tạo ngày càng nhiều, được sử dụng như một phương tiện dạy học mang lại nhiều ưu điểm, tạo nên một nguồn tư liệu khổng lồ, phong phú và đa dạng sẽ cho giáo viên có nhiều sự chọn lựa, để chọn ra được những hình ảnh, tư liệu tốt nhất, phù hợp nhất, mang đến cái toàn diện, nhìn nhiều khía cạnh về một sự vật hiện tượng, thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu ham khám phá mọi mặt tự nhiên –xã hội của trẻ. Là nguồn tài nguyên tư liệu rẻ, dễ tìm kiếm, tốn ít thời gian, dễ khai thác và sử dụng Chỉ với một máy tính có kết nối mạng Internet và một vài thao tác đơn giản, trong vòng vài giây, giáo viên có thể tìm được rất nhiều tư liệu mà mình mong Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] muốn. Thay vì phải vất vả tìm kiếm tranh ảnh ở các cửa hàng, hiệu sách, các tiệm băng đĩa vừa tốn thời gian, chi phí cao mà sản phẩm tìm kiếm có thể không như mong muốn, chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng thì với mạng Internet chúng ta có thể thoải mái lựa chọn những tư liệu phù hợp với mình với chi phí cực kì thấp. Với những ích lợi trên, việc tìm kiếm, sử dụng một cách sáng tạo nguồn tài nguyên trên Internet, cụ thể là sử dụng các hình ảnh, các sản phẩm đa phương tiện làm phương tiện, học liệu để dạy học là xu hướng tất yếu trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn trong thời đại mới. 2.2. Thực trạng về việc tìm kiếm và sử dụng nguồn tài nguyên trên Internet của giáo viên 2.2.1. Thuận lợi, khó khăn: Thuận lợi: - Đa số giáo viên hiểu được rằng Internet mang đến rất nhiều tiện ích cho việc dạy và học, là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. - Đa số giáo viên nhận thức được sự cần thiết, tầm quan trọng cũng như xu hướng dạy học trong thời đại mới là sử dụng các sản phẩm dạy học đa phương tiện như sử dụng bài giảng điện tử, sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại như tivi, máy tính, màn hình chiếu, loa đài… - Một số lớp đã trang bị được máy vi tính, kết nối Internet. - Nhận được sư quan tâm, nhắc nhở, động viên, bồi dưỡng kiến thức tin học của Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn về việc tìm kiếm và ứng dụng các sản phẩm phương tiện dạy học từ Internet. Khó khăn: - Giáo viên chưa tích cực, chủ động trong việc tìm tòi, học hỏi, xây dựng các bài giảng điện tử cũng như tìm kiếm những tư liệu, sản phẩm hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy hàng ngày. - Trình độ tin học của một số giáo viên còn hạn chế, chỉ dừng lại ở mức độ soạn thảo văn bản, chưa thực hành thường xuyên, tìm tòi các chức năng, tiện ích phong phú của Interner như tìm kiếm tư liệu, gửi mail… - Trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu thốn: Một số lớp chưa được trang bị máy tính, chưa kết nối Interner, chưa có màn hình chiếu hoặc màn hình tivi cỡ lớn. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở địa phương còn đang ở giai đoạn đầu nên chưa được tổ chức một cách đại trà, triệt để, sâu rộng, chưa có sự tác động, thúc đẩy mạnh mẽ đến ý thức cũng như việc thực hiện của các giáo viên. 2.2.2. Thành công, hạn chế Thành công: Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Một số giáo viên đã biết tìm kiếm và download được các hình ảnh, tư liệu cần thiết nhằm phục vụ công tác giảng dạy như hình ảnh, bài giảng điện tử từ các trang www.violet.vn, www.tulieu.vn …và các trang web khác. - Biết sử dụng những tư liệu tìm được vận dụng vào công tác giảng dạy như thiết kế, chỉnh sửa các bài giảng điện tử, các câu truyện kể có sẵn làm phương tiện dạy học. Hạn chế: - Việc tìm kiếm chỉ đơn thuần là gõ từ khóa vào trang www.google.vn và bấm Enter, giáo viên chưa có kĩ năng tìm kiếm nâng cao, nên hiệu quả tìm kiếm tư liệu đạt được chưa cao, chưa như mong muốn. Kết quả là: “Tìm không thấy”, “tìm không ra”, “chỉ có vài cái”… - Việc khai thác và ứng dụng nguồn tài nguyên Internet vào công tác giảng dạy còn mang tính hình thức, đối phó, chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên. Chỉ khi nào cần tổ chức thao giảng, dự giờ hoặc có kiểm tra thì giáo viên mới tìm kiếm, khai thác tư liệu, xây dựng bài giảng điện tử để phục vụ cho tiết học đó. - Việc vận dụng các tư liệu tìm được vào công tác giảng dạy chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng, hoặc sử dụng nhưng chưa phù hợp, chưa cân nhắc, suy xét kĩ sự hợp lý giữa phương pháp sư phạm và các thao tác với âm thanh, hình ảnh, video, chưa đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực đối với hoạt động mà giáo viên tổ chức cho trẻ. Ví dụ: Đối với hoạt động khám phá khoa học “Các động vật nuôi trong gia đình” , sự vận dụng vào các hoạt động chỉ dừng lại ở mức độ cô trình chiếu các tranh ảnh con vật theo tuần tự mà chưa chú ý đến thao thác tổng hợp, phân loại các con vật bằng cách ghép chúng lại với nhau một cách đồng thời để trẻ khái quát, phân loại các nhóm động vât: động vật 4 chân, đẻ con; 2 chân, đẻ trứng… 2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu Mặt mạnh: - Đội ngũ giáo viên trẻ, tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng nhận thức, học hỏi, tiếp thu tốt. - Lãnh đạo nhà trường nhạy bén về chuyên môn, nắm bắt được xu hướng tất yếu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học, có quy chế thi đua khen thưởng để động viên những người đi đầu, tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Mặt yếu: - Cơ sở vật chất thiếu thốn, đầu tư cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ, triệt để. 2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: Nguyên nhân thành công: Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Do bản thân giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại mới. - Do có sự khích lệ, động viên, nhắc nhở, đánh giá của Lãnh đạo trường, tạo điều kiện về cơ sở vật chất. Nguyên nhân hạn chế: - Do một số giáo viên còn thụ động, ý thức tìm tòi, sáng tạo chưa cao, ngại học hỏi, ngại đổi mới. - Do trình độ về tin học còn yếu. - Do điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chưa thuận lợi. 2.3. Giải pháp, biện pháp 2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Nhằm nâng cao khả năng khai thác và ứng dụng có hiệu quả nguồn tư liệu, tài nguyên từ Internet, từ đó sử dụng tối ưu những tư liệu tìm kiếm được để vận dụng vào công tác giảng dạy hàng ngày một cách thường xuyên và liên tục. Từ đó, giúp trẻ có được những trải nghiệm, những khám phá phong phú, đa dạng về thế giới xung quanh, thúc đẩy các quá trình phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. 2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp Biện pháp 1: Tìm kiếm và sử dụng tư liệu một cách linh hoạt vào công tác trang trí lớp, làm đồ dùng, học liệu, soạn – thiết kế bài giảng điện tử. * Sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao của www.google.com Để việc tìm kiếm hình ảnh, video có hiệu quả hơn, tôi đã thử dùng các tính năng tìm kiếm nâng cao trong www.google.com như sau: Tìm kiếm thông thường: với từ khóa “con mèo”, sẽ cho ra các kết quả tổng hợp như ảnh bên dưới: Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] Với tìm kiếm nâng cao chuyên về video: sẽ cho ra tất cả những video tìm được liên quan đến “con mèo” – Ảnh 1 Ảnh 1 Tìm kiếm riêng về hình ảnh “con mèo”: Khi đó ta có thể lựa chọn bất cứ một hình ảnh nào thích hợp để làm tư liệu - Ảnh 2 Ảnh 2 Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] Trong tìm kiếm Hình ảnh ta nhấp chuột vào  “Các công cụ tìm kiếm”  “Bức vẽ”: Cho ra những hình ảnh phác thảo bằng nét, chưa tô màu. Khi đó ta sẽ chọn bất cứ hình nào thích hợp và tải về máy. Tùy theo nhu cầu mà chúng ta có thể thay đổi từ khóa cho thích hợp. Nếu hình ảnh cho ra ít phong phú, ta có thể tìm kiếm bằng từ tiếng Anh. Ví dụ: Thay vì từ “con mèo” ta sẽ tìm kiếm với từ “cat”, “a cat”… Nếu không biết từ tiếng Anh tương ứng, hãy dùng công cụ “DỊCH” ngay trên thanh công cụ của Google. – Ảnh 3 Ảnh 3 * Cách sử dụng tư liệu hình ảnh vào công tác giảng dạy: - Thiết kế thành bài giảng điện tử: Giáo viên chọn lọc, sắp xếp các hình ảnh về các sự vật, hiện tượng để thiết kế thành các bài giảng điện tử phù hợp với các đề tài cụ thể. Các bài giảng điện tử sẽ là phương tiện, là “đồ dùng” để phục vụ các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học – xã hội, hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen với Toán, hoạt động làm quen chữ cái. Các hình ảnh cô lựa chọn phải đảm bảo tính thẩm mĩ, tính khoa học, sư phạm, miêu tả được tính chất, đặc điểm bên ngoài của các sự vật hiện tượng với nhiều khía cạnh, nhiều cách thể hiện phong phú, đa dạng về chủng loại, màu sắc. Ví dụ: Đối với Hoạt động cho trẻ khám phá về một số loại Rau – củ- quả. Cô chọn các hình ảnh về quả cam bao gồm: quả cam nguyên vẹn, quả cam được cắt đôi, quả cam màu vàng, quả cam màu xanh. Tương tự đối với các loại quả khác. Từ đó trẻ sẽ có cái nhìn tương đối toàn diện về đặc điểm, cấu tạo, màu sắc, chủng loại của quả cam và các loại rau, củ, quả khác. Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Làm đồ dùng dạy học: Các hình ảnh màu cũng có thể được in màu dưới dạng lô tô hoặc các đồ dùng dạy học khác để trẻ có thể luyện tập, chơi trò chơi, thực hiện so sánh, đếm, phân loại các sự vật hiện tượng theo một hay nhiều dấu hiệu chung trong các hoạt động phát triển nhận thức. Ví dụ: Lô tô các thức ăn, dinh dưỡng; lô tô học toán với nhiều chủ đề gia đình, động vật, thực vật, giao thông…; lô tô về con vật, rau củ quả, hiện tượng tự nhiên, các khái niệm tương phản… dùng trong hoạt động khám phá khoa học xã hội. - Trang trí lớp học: Sau khi tải về máy, tôi sử dụng các hình phác thảo (bức vẽ) để tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực, phù hợp với trẻ mẫu giáo. Hình được in, photo cỡ lớn, sau đó dùng màu nước, màu sáp để tô màu, tạo ra bức tranh, hình ảnh có màu sắc tươi sáng, hài hòa. Sử dụng các hình ảnh để trang trí vào các góc chơi sao cho phù hợp với đặc trưng hoạt động của từng góc, đảm bảo tính thẩm mĩ, sư phạm nhằm gợi ý, lôi cuốn trẻ vào hoạt động, đồng thời cũng giúp trẻ nhận biết và xác định các góc chơi được dễ dàng hơn. Ảnh minh họa: Ảnh 5, 6, 7, 8, 9. Ảnh minh họa: 5, 6, 7, 8, 9 Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Các hoạt động trẻ tô màu: có thể cho trẻ tô màu tranh trong các hoạt động tạo hình, hoạt động tại các góc, tô các chữ cái rỗng, bài tập chữ cái trong hoạt động làm quen chữ cái, tô chữ số, bài tập nối tranh… - Ảnh 4 Ảnh 4 Biện pháp 2: Tìm kiếm và sử dụng tư liệu hợp lý trong tổ chức hoạt động nhằm phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ Vào trang www.youtube.com (là trang web chứa rất nhiều tư liệu về video) và gõ vào ô tìm kiếm. Tùy vào chủ đề giáo dục mà trẻ đang khám phá hay đề tài mà cô đang dạy cho trẻ, cô có thể tìm với những từ khóa phù hợp. Có rất nhiều những video giúp trẻ khám phá khoa học xã hội với nhiều nội dung giáo dục theo chủ đề mang tính giáo dục cao, thu hút và hấp dẫn đối với trẻ. Trẻ vừa chơi, vừa học một cách nhẹ nhàng thông qua các bài hát, các hình ảnh hoạt hình vui nhộn. Tuy nhiên, có một lưu ý rằng, với hầu hết các video về khám phá khoa học xã hội, học toán Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] dành cho trẻ thường chỉ có của nước ngoài ( Tiếng Anh), cho nên khi tìm kiếm chúng ta phải gõ các từ khóa bằng tiếng Anh. Qua tìm hiểu cũng như tích lũy kinh nghiệm, tôi nhận thấy các video liên quan theo các chủ đề sau: - Chủ đề bản thân: có các video dạy trẻ về Năm giác quan của cơ thể (Số 1), Các bộ phận trên cơ thể (số 2), Bài hát về tai – mắt – mũi – miệng (số 3), Cách đánh răng (số 4), Cách rửa tay (Số 5), Các hoạt động của em bé (số 6), Hướng dẫn lau người sau khi tắm (số7)… Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] Cảm xúc của bản - Chủ đề Gia đình: Bài hát về các thành viên trong gia đình - Chủ đề Nghề nghiệp - Chủ đề Thế giới Thực vật thân Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Chủ đề Thế giới động vật: Miêu tả hình dáng, tiếng kêu của các con vật Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Chủ đề Giao thông: Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Học đếm và nhận biết chữ số Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Nhận biết về các hình dạng: Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Nhận biết màu sắc: - Lắp ghép hình dạng các đồ vật quen thuộc: Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] - Làm quen với việc học đọc, học viết: Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk Email: [email protected] Cách vận dụng, sử dụng linh hoạt vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ: Vì đây là những sản phẩm mang tính giáo dục cao, đựơc sản xuất bởi các chuyên viên nước ngoài và mang tính quốc tế, vì vậy đương nhiên sẽ có một số điểm khác biệt về ngôn ngữ cũng như đặc trưng văn hoá vùng miền, quốc gia. Vì thế cho nên đòi hỏi giáo viên cần có một số kĩ năng cần thiết khi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất