Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thực hành trải...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên

.DOC
17
3722
81

Mô tả:

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ không chỉ là đối tượng để giúp trẻ tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm mà còn là phương tiện để giáo dục. Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ chứa đựng các yếu tố cần thiết dể hình thành ở trẻ biểu tượng về tự nhiên hữu sinh và tự nhiên vô sinh, giáo dục tình cảm tốt của trẻ đối với chúng. Từ khi sinh ra, trẻ đã được tiếp cận với các yếu tố của môi trường tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng, động vật, thực vât...). Theo quá trình lớn lên, phạm vi tiếp xúc của trẻ với các yếu tố ngày càng rộng dần. Vì vậy, tất cả những yếu tố gần gũi với trẻ, có quan hệ mật thiết với cuộc sống của trẻ và được tiếp cận dưới hình thức phù hợp đều trở thành phương tiện để hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá về môi trường tự nhiên. Tìm hiểu môi trường tự nhiên là một trong những nội dung cơ bản, chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Việc tổ chức cho trẻ tích cực thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên sẽ giúp trẻ hình thành, củng cố và phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng thiên nhiên, nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan: Phát triển các quá trình tâm lí nhận thức ( như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng...), các năng lực hoạt động trí tuệ ( năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận...) và phát triển ngôn ngữ. Từ đó, giáo dục cho trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên theo tinh thần của lòng nhân ái, tình yêu đối với cái đẹp, thái độ tôn trọng và gìn giữ môi trường, bước đầu biết sống có văn hóa. Lứa tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn mà các quá trình tâm lý phát triển mạnh nhất. Những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý để tạo điều kiện cho những cơ sở nhân cách đầu tiên của con người được hình thành. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo mẫu giáo lớn, các nhà tâm lí, giáo dục đã chứng minh rằng, quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm, theo phương thức “Trẻ chơi mà học, học mà chơi” là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và năng lực hoạt động trí tuệ... từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên. Năm học 2013- 2014 chúng ta thực hiện trọng tâm chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên”. Nắm bắt được tầm quan trọng của chuyên đề này, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm khi thực hiện chuyên đề nên tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ mầu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên" nhằm giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm được nhiều biện pháp thiết thực trong quá trình hướng dẫn cho trẻ thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá về môi trường tự nhiên. Năm học 2013 - 2014 1 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên PHẦN II: NỘI DUNG. 1. Thực trạng của vấn đề: a. Thuận lợi: Trường chúng tôi là một trường trọng điểm của huyện nhà, đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, có diện tích đất rộng. Trường có sân vườn được thiết kế mới, hài hòa, có vườn trường đẹp với nhiều cây cảnh, cây ăn quả, vườn hoa tươi tốt, đẹp mắt. Có vườn cổ tích, hòn non bộ, sân ATGT, bể cát, nước, khu vực thiên nhiên cho trẻ được học tập, vui chơi và thực hành thường xuyên. Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, có tinh thần tự giác trong công việc, có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực có tinh thần thống nhất cao và kỷ luật trong công tác. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, phòng Giáo dục và đào tạo đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên. Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn có ý thức học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Đa số trẻ của lớp tôi đều khỏe mạnh, thông minh, hiếu động, thích tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh... Đây chính là những điều kiện thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên nói riêng. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đó, bản thân cũng gặp không ít khó khăn và còn một số hạn chế: Do kinh phí của trường hạn hẹp nên việc đầu tư thêm một số trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho trẻ thực hành trải nghiệm còn ít. Bản thân tôi đã tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên nhưng chưa thường xuyên, còn lúng túng trong cách tổ chức và thiết kế các trò chơi cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Phần lớn giáo viên chúng tôi tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm với môi trường tự nhiên một cách rất sơ sài, trong quá trình hình biểu tượng cho trẻ đôi khi lại thiếu chính xác và thiếu khoa học. Ví dụ; Ở hoạt động cho trẻ khám phá "Một số loại quả" thường chỉ treo một số bức tranh nhỏ vẽ các loại quả ngay ở trước lớp cho trẻ quan sát và đàm thoại tư đầu cho đến cuối tiết học mà không hề có một hoạt động nào cho trẻ được thực hành, khám phá và trải nghiệm. Hay, ở hoạt động cho trẻ khám phá về "nước và các tính chất của nước" trong chủ điểm "Một số hiện tượng tự nhiên" thì giáo viên chỉ trình chiếu hàng loạt hình ảnh về các loại nước cho trẻ xem như: Nước sông, nước biển … mà không hề tổ chức một hoạt động cho trẻ được làm thí nghiệm nên dẫn đến trẻ rất chán nản, không hứng thú và điều nghiêm trọng hơn là các biểu tượng đó không thể hình thành cho trẻ một cách trọn vẹn vaf chính xác. Hoặc có sử dụng một số trò chơi vào quá trình hoạt động của trẻ nhưng số lượng trò chơi rất ít ỏi. Tôi còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng các trò chơi, thí nghiệm linh hoạt mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân và điều kiện thực tiễn của lớp, địa phương. Vì vậy, trẻ rất ít được khám Năm học 2013 - 2014 2 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên phá và trải nghiệm, rất ít khi trẻ được làm những thí nghiệm khoa học đơn giản. Điều này đã làm cho trẻ vô cùng chán nản, các quá trình tâm lý như cảm giác, tri giác, tư duy, tượng của trẻ không được phát triển. Hơn nữa, ở địa phương chúng tôi, đa số người dân làm nghề sản xuất nông nghiệp, nhận thức của họ về bậc học mầm non còn hạn chế, họ rất ít quan tâm đến việc học của con cái. Vì vậy rất khó khăn trong công tác phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ nói chung nên và việc tổ chức các hoạt động cho trẻ cho trẻ thực hành trải nghiệm vơi môi trường tự nhiên nói riêng dẫn đến kết quả trên trẻ rất thấp. Qua khảo sát đầu năm tại lớp tôi, với số lượng 30 cháu thì kết quả như sau: Nội dung Đạt Chưa đạt Só trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ - Trẻ có hiểu biết về môi trường tự nhiên. 12 40% 18 60% - Trẻ có kỹ năng cơ bản trong hoạt động thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. 10 33% 20 67% Đứng trước thực trạng đó, tôi rất băn khoăn, lo lắng và cùng với việc nắm bắt chuyên đề do phòng tổ chức, học tập bồi dưỡng thường xuyên, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm ra được "Một số biện pháp giúp trẻ mầu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên" nhằm giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm được nhiều biện pháp hay trong quá trình hướng dẫn cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên và điều quan trọng hơn là giúp cho trẻ hứng thú hơn trong quá trình hoạt động, thúc đẩy các quá trình tâm lý của trẻ phát triển như: tư duy, tưởng tượng và kết quả trên trẻ cao hơn. 2. Các biện pháp 2.1. Biện pháp 1: Giúp trẻ thực hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên bằng cách hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm khoa học đơn giản. Một cách tự nhiên, trẻ nhỏ có bản năng tò mò, ham thích tìm hiểu thế giới xung quanh. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non nói chung và nhiệm vụ của mỗi giáo viên đứng lớp như chúng tôi nói riêng là khuyến khích và nuôi dưỡng tính tò mò ấy thông qua các hoạt động khám phá thử nghiệm thú vị, hấp dẫn và có ý nghĩa lớn đối với trẻ. Bằng những việc làm hằng ngày, tôi đã rút ra được một biện pháp nhằm phát huy được tính tò mò, lòng ham hiểu biết và hứng thú cho trẻ trong hoạt động khám phá, thực hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên đó là tổ chức cho trẻ làm các Năm học 2013 - 2014 3 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên thí nghiệm đơn giản, dễ làm, vừa sức trẻ, giúp trẻ thấy được sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên và mối quan hệ qua lại phụ thuộc của nó. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chủ điểm "Thế giới thực vật", chủ đề nhánh "Cây xanh". tôi đã cho trẻ làm một số thí nghiệm nhỏ như sau: Thí nghiệm 1: "Hạt cần gì để nảy mầm" * Mục đích: Giúp trẻ hiểu được những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm. * Chuẩn bị: - 4 tờ giấy để dán. - 8 tờ giấy thấm hoặc khăn giấy loại dày. Một thìa (muỗng nhỏ) - Một nắm hạt đậu giống, 4 lọ nhựa trong, nhỏ, có nắp đậy kín. - Một búi thép ướt ( đồ rửa xoong nồi). Bảng theo dõi sự phát triển của cây. * Cách tiến hành: Cho trẻ đặt các lọ nhựa nằm ngang. Dán nhãn vào từng hũ và đánh số từ 1 đến 4. Đặt vào trong mỗi mỗi hũ hai lớp khăn giấy. Tôi cho trẻ dùng thìa tưới vài thìa nước vào các hũ 2, 3, 4 để làm ẩm khăn giấy trong các hũ này, nhưng không để sũng nước quá. Sau đó cho trẻ đặt hạt đậu giống lên mặt khăn giấy tròn các hũ. Để vào hũ 4 một búi đồ rửa xoong nồi rồi đậy kín các hũ lại. Để hũ 2 vào tủ của lớp nơi thiếu độ ẩm. Các hũ 1, 3 và 4 để trong góc lớp ( chỗ không có ánh sáng, ) Hằng ngày tôi cho trẻ quan sát và cùng trẻ lập bảng theo dõi, ghi nhận kết quả xảy ra với hạt đậu giống trong các hũ này. Hạt đậu trong hũ nào nảy mầm? Hạt đậu trong hũ nào không nảy mầm? Có phải tất cả các hũ đều có lượng nước, độ ẩm và ôxi như nhau không ? Sau khoảng một tuần để kiểm tra kết quả. ( Hạt cần 3 điều kiện để nảy mầm, đó là: nước, độ ẩm và ôxi. Hạt phải nhận được đồng thời 3 điều kiện này và với số lượng hợp lý). Năm học 2013 - 2014 4 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên Qua thí nghiệm đó thì trẻ sẽ nói được rằng hạt đậu trong hũ 3 mọc lên nhưng mầm cao, thon. Như vậy chứng tỏ rằng hạt đậu trong đó có đủ điều kiện để nảy mầm. Hạt đậu trong cả 3 hũ còn lại đều không mọc lên được, như vậy chúng không có điều kiện cần thiết. Những hạt đậu trong hũ 3 có đủ độ ẩm, nước và ôxi nhưng lại không có nước. Hũ 2 có nước, có ôxi nhưng lại không có độ ẩm. Hũ 4 có độ ẩm, có nước nhưng có ôxi ( chính búi thép rửa nồi hút hết ôxi trong hũ và bị rỉ. Nếu chúng ta rút bỏ búi thép này thì hạt trong hũ 4 sẽ nảy mầm). Với thí nghiệm này tôi đâ ứng dụng vào giờ hoạt động có chủ đích khi cho trẻ khám phá khoa học "Sự phát triển của cây từ hạt ", tôi đã đưa thí nghiệm trẻ đã được làm đó để dạy cho trẻ biết được quá trình phát triển của cây từ hạt đồng thời dạy trẻ biết được những điều kiện để hạt nảy mầm và phát triển. Vì trẻ đã được làm thí nghiệm nên khi tổ chức hoạt động này tôi sẽ hỏi trẻ: Các con thấy hạt cần những điều kiện gì để nảy mầm? Và khi làm các thí nghiệm rồi thì các con thấy hạt nảy mầm như thế nào ? Thì tôi chắc chắn trẻ sẽ trả lời được rằng: Hạt cần 3 điều kiện để nảy mầm đó là độ ẩm, không khí, và ánh sáng. Hoặc tổ chức cho trẻ quan sát vào hoạt động ngoài trời. Như vậy qua thí nghiệm nhỏ giúp trẻ hiểu rõ hơn về sự nảy mầm của cây từ hạt, những điều kiện cần và đủ cho hạt nảy mầm và dựa vào những kinh nghiệm của trẻ khi trẻ đã được làm thí nghiệm. Đồng thời, qua việc tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm thì tôi thấy rằng trẻ rất hứng thú tham gia tích cức vào hoạt động, các quá trình tam lý của trẻ như: tư duy, tưởng tượng … cũng được phát triển mạnh và hiệu quả của giờ học cao hơn. Hoặc khi dạy trẻ tìm hiểu về chủ đề "Nước và một số hiện tượng tự nhiên" thì tôi đã tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm đơn giản “Nước chảy theo chiều nào?” * Mục đích: Giúp trẻ hiểu được chiều chuyển động của nước * Chuẩn bị: 1 bình nước, 1 cái máng trẻ, 1 cái chậu. * Cách tiến hành: Cô đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ, thảo luận xem nước có chuyển động được không ? Nước chảy theo chiều nào ? Cô cùng trẻ làm thí nghiệm: Để máng một đầu cao, đầu thấp và rót nước vào giữa máng. Cho trẻ quan sát và nhận xét: Nước chảy theo chiều nào ? Với thí nghiệm này, tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi ở góc thiên nhiên trong giờ hoạt động ngoài trời giúp trẻ biết được chiều chuyển động của nước thông qua thí nghiệm đơn giản. Thí nghiệm: “Cái gì hòa tan trong nước” * Mục đích: Giúp trẻ hiểu được nước có thể hào tan một số thứ và không hòa tan được một sô thứ khác. * Chuẩn bị: Mỗi trẻ 2 chiếc cốc, 1 chai nước lọc. Một ít đường, muối, sỏi, đá...* * Cách tiến hành: Trước khi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, tôi đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ : “Cái gì có thể tan được trong nước”. Sau khi trẻ nêu ý kiến xong, tôi cho Năm học 2013 - 2014 5 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên trẻ cùng làm thí nghiệm: Bỏ một ít muối, đường, màu vào 1 cốc và bỏ sỏi, đá và 1 cốc, lấy thìa khuấy đều. Cho trẻ quan sát 2 cốc nước và cùng nêu nhận xét. Từ đó trẻ sẽ rút ra kết luận: Nước có thể hòa tan một số thứ như: đường, muối, bột ngọt, súp và không hòa tan một số thứ khác như sỏi, đá... Với thí nghiệm này, tôi sẽ tổ chức cho trẻ trải nghiệm trong giờ học “Sự kỳ diệu của nước” nhằm giúp trẻ biết đượcthêm 1 số tính chất của nước đó là có thể hòa tan 1 số thứ và không hòa tan 1 số thứ khác. Hoặc, tôi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm "Nước ô nhiễm" * Mục đích: Giúp trẻ hiểu được nước ô nhiễm nước vầ học được cấch bảo vệ môi trường. * Chuẩn bị: Mỗi trẻ 2 chiếc cốc, 1 chiếc đựng nước sạch và 1 chiếc đựng nước giấm, 2 chiếc lá nhỏ. * Cách tiến hành: - Cho trẻ bỏ 2 chiếc lá vào 2 chiếc cốc khác nhau. - Một lát sau cho trẻ đưa ra quan sát thấy lá trong chiếc cốc đựng nước sạch không có gì thay đổi còn chiếc lá trong chiếc cốc đựng giấm trông không còn tươi mới. Sau đó cho trẻ nhận xét kết quả và tôi có thể giải thích cho trẻ hiểu: Chính chất axit có trong nước giấm đã làm héo lá cây. Từ đó cho trẻ biết thêm trong nước mưa có chứa chất axit nên khi đi ra ngoài khi trời mưa nhất thiết phải dùng ô hoặc áo mưa. Dạy trẻ cách bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi. Với thí nghiệm này tôi thường tổ chức cho trẻ làm khi dạy trẻ khám phá về "Nước và môi trường sống". Qua đó trẻ sẽ biết được nước như thế nào là nước sạch và như thế nào là nước bẩn. Đồng thời giúp trẻ hiểu được tác hại của nước bẩn đối với con người và sự vật xung quanh từ đó nhằm giáo dục trẻ cách bảo vệ nguồn nước không làm ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ làm 1 số thí nghiệm về không khí và ứng dụng các thí nghiệm đó vào việc tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Ví dụ: Thí nghiệm "Làm thế nào để thuyền bới được" * Mục đích: Giúp trẻ biết được ích lợi của gió và ứng dụng của chúng vào thực tiễn. * Chuẩn bị: - Cho trẻ gấp thuyền hoặc sử dụng các chai nhựa cắt ngắn để làm thuyền trong đó để miếng đất sét, dán giấy vào que làm thành buồm và cắm vào miếng đất sét * Tiến hành: Cô đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ, bàn luận, trao đổi với nhau về ích lợi của gió đối với đời sống con người. Cô cùng trẻ làm thí nghiệm: Thả thuyền vào chậu nước hoặc bể nước của lớp, của trường. Dùng quạt quạt hoặc phẩy tay. Sau đó cho trẻ quan sát và nhận xét: Vì sao thuyền bơi được ? Cho trẻ xem các bức tranh hoặc Năm học 2013 - 2014 6 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên băng hình về con người tận dụng sức gió vào một số công việc hoặc trò chơi và cuối cùng cô giải thích, kết luận. Hình ảnh trẻ đang làm thí nghiệm thuyền trôi trên mặt nước Như vậy với thí nghiệm này tôi thường ứng dụng để tổ chức cho trẻ tìm hiểu “Gió và ích lợi của gió” nhằm giúp trẻ biết được tác dụng, lợi ích của gió: Gió có thể làm di chuyển 1 số vật, cụ thể: Gió có thể làm cho thuyền trôi trên mặt nước, đồng thời trẻ còn giúp tôi làm được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chủ điểm. Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho trẻ làm nhiều thí nghiệm khác như: 'Tại sao có mưa", "Điện thoại bóng bay",, "Cốc nào đường tan nhanh hơn" … Như vậy, việc học của trẻ không chỉ bắt đầu từ con số 0 mà trẻ học từ những cái trẻ đã biết, những kinh nghiệm mà trẻ biết được trong cuộc sống hằng ngày với môi trường xung quanh. Vì thế, việc tôi cho trẻ làm các thí nghiệm nhỏ trước hoặc sau khi tiến hành hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp tôi thì tôi thấy trẻ rất hứng thú và rất thích được khám phá khoa học, trẻ không chán nản mà kết quả hoạt động lại rất cao. Đồng thời đây là một biện pháp giúp cho được thực hành trải nghiệm, quá trình phát triển nhận thức của trẻ tốt hơn Cách học trải nghiệm này rất thích hợp với trẻ và là một trong những nhiệm vụ của giáo dục mầm non hiện nay. Năm học 2013 - 2014 7 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên 2.2. Biện pháp 2: Thiết kế các trò chơi cho trẻ thực hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên. Trò chơi là phương tiện để giáo phát triển trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và giáo dục lao động cho trẻ, thông qua hoạt động chơi nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đặc điểm của trẻ mầm non là “chóng nhớ, nhanh quên”. Nhiệm vụ của giáo viên chúng ta là phải làm thế nào để củng cố các kiến thức của trẻ về môi trường tự nhiên nhằm giúp trẻ nhớ lâu, đồng thời tạo được sự hứng thú cho trẻ. Tôi thấy rằng, cách "Trẻ chơi mà học, học mà chơi" là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt việc sử dụng trò chơi luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ … từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên. Thực tiễn hiện nay cho thấy, trò chơi, thí nghiệm đơn giản đã được sử dụng như một phương pháp, phương tiện hữu hiệu trong việc tổ chức cho trẻ tìm hiểu về MTTN. Tuy nhiên, số lượng trò chơi chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn đối với trẻ. Các trò chơi được thiết kế sẵn. Nhiều giáo viên chỉ mới sử dụng các trò chơi ít ỏi này trên "tiết học". Họ còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng trò chơi linh hoạt, mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tiễn của trường lớp và của địa phương. Do đó, nắm bắt được vấn đề này, cùng với yêu cầu trọng tâm của chuyên đề t năm nay, bản thân tôi đã chủ động, sáng tạo ra các trò chơi phù hợp, hấp dẫn với trẻ, đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non hiện nay, tiến tới thực hiện thành công nội dung chuyên đề. Dưới đây là một số trò chơi mà tôi đã thiết kế và đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy tại lớp. Với chủ đề “Thế giới thực vât”, tôi đã thiết kế trò chơi “Tìm lá cho cây” * Mục đích: Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại lá cây. Phát triển óc quan sát, sự nhanh nhạy của trẻ. Đồng thời giáo dục trẻ ý thức lao động phục vụ (nhặt lá rụng) * Chuẩn bị: 4 thùng các tông * Cách chơi: Chơi theo tổ. Cô chia lớp thành 3 hoặc 4 tổ, mỗi tổ sẽ nhặt 1 loại lá cây rụng ở sân trường theo yêu cầu của cô trong khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời gian, cô giáo cùng các bạn trong lớp kiểm tra kết quả của từng đội. Đội nào nhặt nhanh, đúng loại lá theo yêu cầu của cô thì đội đó sẽ chiến thắng. Với trò chơi này, tôi đã tổ chức vào tiết học “Bé khám phá về lá cây” để củng cố kiến thức về đặc diểm của lá cây. Đồng thời, giáo dục trẻ ý thức giũ gìn vệ sinh ( biết nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác). Năm học 2013 - 2014 8 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên Hoặc, sau khi dạy trẻ khám phá về các loại cây hoặc các loại hoa … tôi đã tổ chức các trò chơi nhằm củng cố các biểu tượng về sự vật đó như sau: * Trò chơi: Cây này thiếu gì ? * Mục đích: Củng cố các biểu tượng của trẻ về các bộ phận của cây. - Rèn các kỹ năng vẽ, tô màu, cắt dán … * Chuẩn bị: - Các bức tranh vẽ mô hình cây thiếu một hoặc một số bộ phận, Bút chì hoặc bút sáp màu. * Cách chơi: - Cách 1: Tranh vẽ cây còn thiếu các bộ phận và các bộ phận cảu cây được vẽ rời. Trẻ xem tranh và nối tranh cây với bộ phận còn thiếu đúng vị trí của từng bộ phận trên cây. Sau đó cho trẻ tô màu bức tranh vẽ cây. - Cách 2: Tranh vẽ cây còn thiếu các bộ phận. Trẻ quan sát và phát hiện bộ phận còn thiếu của cây. Trẻ vẽ (cắt dán) thêm các bộ phận còn thiếu. Tô màu bức tranh. Với chủ đề "Thế giới động vật", tôi đã tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ như: Trò chơi "Những con vật cùng nhóm" * Mục đích: Củng cố hiểu biết của trẻ về các nhóm động vật. - Rèn luyện kỹ năng phân nhóm, phân loại động vật. * Chuẩn bị: Lô tô các con vật ở những nhóm khác nhau. Bảng phân nhóm các con vật theo dấu hiêu khác nhau ( hình ảnh minh họa dưới đây) Năm học 2013 - 2014 9 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên * Luật chơi: Gắn thêm các con vật cùng nhóm với con vật cho trước không làm thay đổi đực điểm chung của nhóm * Cách chơi: Tôi chia trẻ thành 3 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là : Bật qua 3 vòng trong một thời gian nhất định, hãy gắn thêm những con vật khác vào bảng sao cho chúng cùng nhóm. Với trò chơi này tôi thường tổ chức cho trẻ chơi sau khi tìm hiểu về các loại động vật nhằm củng cố kiến thức về các loại động vật và rèn luyện kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ. Sau khi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi này thì tôi thấy đa số trẻ rất hứng thú, thích được chơi, đồng thời cũng củng cố được kiến thức về các loại động vật và kết quả bài học cao hơn. Ngoài ra, tôi còn thiết kế và tổ chức cho trẻ rất nhiều trò chơi khác nhau như; "Gió mạnh, gió nhẹ", "những con vật ngộ nghĩnh", "Bù chỗ khuyết', "Hoa nở vào mùa nào' … Như vậy, việc hướng dẫn cho trẻ khám phá thế giới tự nhiên xung quanh bằng cách tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi là việc hết sức càn thiết và không thể thiếu trong tiết học. Qua trò chơi, trẻ sẽ hứng thú hơn, đồng thời trò chơi được xem như là phương tiện, con đường để cung cấp biểu tượng mới và củng cố biểu tượng, tri thức đã biết. Nó cũng là phương tiện để rèn các thao tác tư duy trẻ và giúp cho hoạt động khám phá khoa học đạt kết quả tôt. 2.3. Biện pháp 3: Xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ thực hành trải nghiệm. Góc thiên nhiên trong trường mầm non là một trong những phương tiện để giúp trẻ hực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên một cách tích cực nhất và đạt nhiều kết quả tốt. Ở góc thiên nhiên, trẻ có thể tiếp xúc cả ngày với động vật, thực vật, cát, nước... trong thời gian dài có tác dụng mở rộng tri thức của trẻ về môi trường tự nhiên xung quanh. Góc thiên nhiên được sử dụng như là phương tiện giúp trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên một cách liên tục, thường xuyên có hệ thống nhằm hình thành ở trẻ những kiến thức cơ bản về tự nhiên xung quanh, các kỹ năng lao động và tính ham hiểu biết. Trên cơ sở đó, giáo dục trẻ có thái độ đúng với môi trường tự nhiên. Vì vậy để giúp trẻ thực hành trải nghiệm tốt với môi trường tự nhiên, ngoài việc sử dụng môi trường sẵn có và khu vực thiên nhiên của trường tôi còn xây dựng góc thiên nhiên của lớp. Tại đây, tôi đã cùng trẻ chuẩn bị nhiều đồ dùng và nhiều nguyên liệu phong phú cho trẻ hoạt động tại góc phù hợp theo từng chủ đề, chủ điểm. Tất cả các đối tượng của góc thiên tôi đã chia làm hai loại: Loại cố định và loại tạm thời. Loại cố định có thể được đặt trong góc thiên nhiên cả năm, còn loại tạm thời đưa vào góc thiên nhiên trong thời gian ngắn và thay đổi theo từng chủ đề, chủ điểm. Với chủ điểm “Thực vật” tôi đã bố trí nhiều loại cây xanh lớn nhanh, có lá đẹp và đa dạng, có hoa để hằng ngày trẻ được chăm sóc và khám phá. Đồng thời bố trí các chậu cây trẻ đã gieo hạt và làm thí nghiệm và những loại cây này thường xuyên có tại góc thiên nhiên. Năm học 2013 - 2014 10 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên Hình ảnh góc thiên nhiên Hoặc chủ đề “Động vật”, tôi bố trí một số loại động vật chim, cá, rùa, hàng ngày cho trẻ quan sát, theo dõi và chăm sóc. Hay với chủ điểm: "Nước và hiện tượng tự nhiên", tôi cho trẻ chuẩn bị các loại chai, lọ, các loại bột màu hoặc một số đồ dùng khác như: Sỏi, đá, xốp, muối, đường , cát, vỏ sò … Ví dụ: Sau khi dạy trẻ khám phá về sự kỳ diệu của nước, hoặc điều kỳ diệu của viên sỏi tôi đã cho trẻ về thiên nhiên để tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm về nước. đong nước, pha màu nước... Nhằm giúp trẻ củng cố kiến thức về bài trẻ vừa được học. Năm học 2013 - 2014 11 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên Để giúp trẻ trải nghiệm tốt với môi trường tự nhiên, chúng tôi đã kết hợp với nhà trường xây dựng bể cát ở khu vực thiên nhiên. Tại đây, trẻ được vui chơi, học tập một cách thỏai mái. Năm học 2013- 2014, lớp của tôi được chọn làm lớp điểm để thực hiện chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên”. Bản thân tôi đã được tham gia dạy các tiết dạy thể nghiệm cho trẻ. Tôi đã tổ chức cho khám phá về “Sự kỳ diệu của cát”. Tại đây, tôi đã sử dụng bể cát nhà trường đã xây dựng cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, chơi với cát, đi trên đường có cát khô, cát ướt, bốc cát, xoa cát, xây lâu đài cát, pha màu cát, bắt còng trên cát, đúc hình các con vật bằng cát, chơi đồng hồ cát... Hình ảnh trẻ đang thực hành trải nghiệm với cát Qua các hoạt động đó, tôi thấy trẻ rất hứng thú, tham gia tích cực vào hoạt động và đạt kết quả cao. Hoặc chủ điểm "Thực vật", tôi cũng chuẩn bị nhiều loại chai, hũ, chậu cây, các loại hạt giống … Hằng ngày tôi cho trẻ làm các thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt hoặc quá trình phát triển của cây tại góc thiên nhiên sau đó cho trẻ mang những thí nghiệm và trẻ đã làm được vào giờ hoạt động có chủ đích. Hình ảnh trẻ Như vậy, tại góc này trẻ thường xuyên được vui chơi, được làm những thí nghiệm thú vị để thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết của mình. Qua đó, tôi cũng thấy được rắng việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất bổ ích nhằm bổ trợ và giúp cho việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên trên tiết học được dễ dàng hơn. 2.4. Biện pháp 4: Giúp trẻ thực hành trải nghiệm tốt với môi trường tự nhiên bằng hình thức phối kết hợp với phụ huynh. Giáo dục chỉ đạt kết quả tôt khi nhà trường và gia đình phối hợp với nhau một cách chặt chẽ. Hiểu rõ vai trò quan trọng của việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghệm với môi trường tự nhiên đồng thời đánh thức những tư tưởng lệch lạc, nông cạn và sai lầm của nhiều phụ huynh về bậc học mầm non. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành họp phụ Năm học 2013 - 2014 12 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên huynh của lớp mình và tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng cảu bậc học mầm non và đặc biệt là tầm quan trọng của hoạt động khám phá, trải nghiệm dành cho trẻ 5 - 6 tuổi. Đó là một hoạt động tạo nên những tiền đề về tri thức khoa học đầu tiên cho trẻ, là một trong những môn học nhằm phát triển mạnh nhất các quá trình tâm lí cho trẻ như : Tri giác, cảm giác, tư duy và tưởng tượng …. Và ngày nay, công nghệ thông tin rất hiện đại, trẻ được tiếp xúc và chơi rát nhiều trò chơi hiện đại trên máy vi tính như: Game, phim hoạt hình … làm ảnh hưởng đến mắt và đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách cho trẻ. Nhằm giúp phụ huynh giảm được những trò chơi đó thì tôi đã trao đổi với phụ huynh cách chơi 1 số trò chơi khám phá môi trường tự nhiên tại nhà như: Đong nước, làm các thí nghiệm về nước: Tan và không tan, các thí nghiệm về sự phát triển của cây tại gia đình trẻ. Chẳng hạn, khi dạy trẻ về quá trình phát triển của cây từ hạt, trong giờ đón, trả trẻ, trao đổi với phụ huynh để phụ huynh cùng hướng dẫn trẻ làm các thí nghiệm lúc ở nhà. Hay, để chuẩn bị cho tiết học làm quen với một số con vật nuôi trong gia dình, một số loại chim, động vật dưới nước, tôi đã trao đổi với phụ huynh để mượn 1 số con vật để dạy trẻ. Đặc biệt trong năm học này, thực hiện kế hoạch của nhà trường, tôi cùng với các giáo viên khác đã tuyên truyền, vận động phụ huynh ủng hộ xã hội hóa giáo dục cho nhà trường với tổng kinh phí 30 triệu đồng và nhà trường đã tiến hành xây dựng bể cát, nước, vườn hoa, khu thiên nhiên cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Nhiều phụ huynh còn giúp chúng tôi ủng hộ ngày công để trồng cây, làm vườn hoa cho trường, lớp... Như vậy, phối hợp với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ cũng là một trong những biện pháp hay nhằm giúp cho việc tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm tại lớp được tiến hành một cách đễ dàng và thuận lợi hơn đồng thời đây cũng là biện pháp tốt để phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môn học. 3. Kết quả và bài học kinh nghiệm a. Kết quả đạt được . Trong quá trình giảng dạy, được sự quan tâm của nhà trường, sự giúp đỡ của tổ chuyên môn, của đồng nghiệp, được học tập các buổi chuyên đề do phòng tổ chức và đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân, không ngại khó khăn vất vả để tìm ra các biện pháp hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học cho trẻ đạt kết quả cao. Cụ thể: * Đối với trẻ: Tôi thấy rằng, từ khi áp dụng các biện pháp trên, hầu hết trẻ lớp tôi đều hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm. Trẻ thường xuyên được chơi với cát, nước, trực tiếp chăm sóc cây cối, vườn rau, vườn hoa, các con vật tại góc thiên nhiên của lớp nên kiến thức của trẻ về môi trường tự nhiên được mở rộng, đồng thời các quá trình tâm lý: Tư duy, ngôn ngữ, cảm giác, tri giác, phát triển mạnh. Trẻ đã thành thạo trocacsvieecj làm các thí nghiệm về môi trường tự nhiên. Qua khảo sát cuối năm, tôi tháy kết quả trên trẻ tăng lên rõ rệt so với đầu năm. Cụ thể : Năm học 2013 - 2014 13 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên Khảo sát cuối năm tại lớp tôi, với số lượng 30 cháu thì kết quả như sau: Nội dung Đạt Chưa đạt Só trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ - Trẻ có hiểu biết về môi trường tự nhiên. 29 97% 1 3% - Trẻ có kỹ năng cơ bản trong hoạt động thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. 28 33% 2 7% * Đối với cá nhân tôi: Từ khi tôi áp dụng thành công các biện pháp trên bản thân tôi cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tổ chức, hướng dẫn cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. Tôi không còn cảm thấy khó khăn nữa mà ngược lại, tôi thấy thích thú hơn trong việc tổ chức các hoạt động này. Bản thân lại càng thấy yêu nghề và gắn bó với trẻ nhiều hơn. Từ đó, tôi đã không ngừng tìm tòi và thiết kế ra nhiều trò chơi hay, hấp dấn và tổ chức nhiều thí nghiệm cho trẻ. Cá nhân tôi đã được xếp vào loại xuất sắc khi thực hiện chuyên đề tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên và đạt giải nhất trong hội thi tạo môi trường ngoài lớp cho trẻ thực hành trải nghiệm. Thực sự tôi đã được phụ huynh tin yêu, bạn bè trong toàn trường và toàn huyện học tập. * Đối với phụ huynh: Từ khi được tôi tuyên truyền về tầm quan trọng của bậc học và tầm quan trọng của hoạt động thực hành trải nghiệm đối với quá trình phát triển nhận thức của trẻ thì nhận thức của phụ huynh được tăng lên rõ rệt, họ hiểu hơn, quan tâm hơn đến việc học của con cái, phụ huynh rất nhiệt tình trong việc giúp đỡ cô một số nguyên vật liệu để phục vụ môn học như: thu gom các loại chai lọ, đưa các loại hạt giống đến lớp cho trẻ làm thí nghiệm, cho lớp mượn các con vật ở gia đình có cho trẻ khám phá … Hoặc về nhà, phụ huynh đã giúp trẻ làm các thí nghiệm nhỏ đưa đến lớp. Đặc biệt, phụ huynh đã nhiệt tình trong việc ủng hộ xã hội hóa giáo dục để xây dựng khu vực thiên nhiên của trường, của lớp. b. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình giảng dạy trẻ, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với MTTN như sau: - Không để trẻ tìm hiểu về MTTN với một lượng kiến thức khổng lồ mà phải chỉ cho trẻ cách thức khám phá, trẻ học từ những cái trẻ đã biết qua thực hành, trải nghiệm, vui chơi. - Để giúp trẻ thực hành trải nghiệm với MTTN đạt kết quả tốt thì giáo viên phải tiến hành tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm đơn giản về các chủ đề trẻ cần khám phá để phát huy được tính chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động. Năm học 2013 - 2014 14 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên - Giáo viên phải biết thiết kế và tổ chức các trò chơi cho trẻ khám phá về MTTN một cách hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Sưu tầm thêm các trò chơi, thơ ca, câu đố về môi trường tự nhiên cho trẻ thực hành trải nghiệm. - Phải xây dựng góc thiên nhiên đẹp, phù hợp, sinh động cho trẻ được thực hành trải nghiệm.. - Phải biết phối kết hợp với phụ huynh huy động nguồn lực XHHGD trong quá trình xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm. - Giáo viên phải chú ý lắng nghe những câu hỏi của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ. - Phải biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong hoạt động khám phá trải nghiệm thì kết quả mới thành công. - Ngoài ra, phải tham gia học tập đầy đủ chuyên đề do phòng giáo dục, nhà trường tổ chức. Trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, học tập những đồng nghiệp giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Tham gia hội thi sáng tác trò chơi, câu đố thơ ca, hò vè về chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo thực hành trải nghiệm với MTTN” 4. Phương pháp thực hiện đề tài: Để đạt được những kết quả nói trên, trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet có liên quan đến đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bao gồm: + Phương pháp quan sát, + Phương pháp điều tra. + Phương pháp trò chuyện. + Phương pháp thực nghiệm. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. - Các phương pháp thống kê toán học. 5. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả khai của sáng kiến kinh nghiệm. Với đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tụ nhiên” đã được áp dụng trực tiếp tại lớp tôi đã đạt kết quả cao, đã được triển khai cho toàn thể giáo viên học tập và đã được nhân rộng ra toàn trường. Đồng thời, đề tài còn có thể ứng dụng được cho tất cả các độ tuổi mẫu giáo trong trường mầm non nhằm giúp trẻ thực hành trải nghiệm tốt với môi trường tự nhiên góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Tôi tin chắc chắn rằng, việc áp dụng các độ tuổi khác cũng sẽ đạt nhiều kết quả tốt nhất. Năm học 2013 - 2014 15 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên PHẦN III: KẾT LUẬN. 1. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: Qua việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài "Một số biện pháp trẻ 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên" tại lớp của tôi và ứng dụng cho các lớp mẫu giáo của trường tôi thấy rằng: Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp thiết thực hơn, bổ ích trong việc giúp cho bản thân và đồng nghiệp hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với MTTN đạt kết quả tốt hơn. Hầu hết, giáo viên của trường chúng tôi đã không còn cảm thấy khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. Đồng thời, sau khi sử dụng các biện pháp đó, giáo viên còn tích cực trong việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm và còn sáng tác sưu tầm nhiều trò chơi, nhiều thí nghiệm hay cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tụ nhiên. Còn đối với trẻ của trường tôi, thường xuyên được chăm sóc cây, hoa, các con vật, thường xuyên được chơi với cát, nước nên trẻ đã hứng thú hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên. Đặc biệt, sau khi ứng dụng đề tài, các quá trình phát triển tâm lý của trẻ như: Cảm giác, tri giác, Tư duy, tưởng tượng… được phát triển mạnh mẽ hơn. 2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN. Như vậy, việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên là hoạt động chiếm vị trí quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ tìm hiểu về MTTN góp phần phát triển toàn diện cho trẻ đồng thời cũng giúp hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Muốn làm được điều đó thì trước hết giáo viên cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Từ đó, biết cách thiết kế các thí nghiệm, trò chơi phù hợp với độ tuổi, xây dựng góc thiên nhiên đẹp, biết tận dụng môi trường thiên nhiên sẵn có để giúp trẻ thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu môi trường tự nhiên. Giáo viên càn phải biết tổ chức và hướng dẫn trẻ làm các thí nghiệm khoa học đơn giản, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi hay, hấp dẫn kích thích hứng thú, chủ động, tích cực của trẻ. Giáo viên phải làm tốt công tác phối hợp với nhà trường, gia đình và cộng đồng để huy động nguồn lực XHHGD nhằm xây dựng môi trường đẹp, đầy đủ cho trẻ được thực hành trải nghiệm. 3. Những ý kiến đề xuất: a. Đối với nhà trường: - Tổ chức cho giáo viên được đi giao lưu, học tập chuyên môn, học tập cách tạo môi trường tự nhiên của các trường lớn trong huyện và tỉnh. b. Đối với lãnh đạo các cấp: - Đề xuất với phòng giáo dục, sở giáo dục và đào tạo tiếp tục mở các buổi chuyên đề và xây dựng nhiều tiết dạy mẫu về tổ chức cho trẻ mẫu giáo thực hành trải Năm học 2013 - 2014 16 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên nghiệm với MTTN và triển khai những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao cấp huyện, cấp tỉnh để giáo viên được học hỏi và rút kinh nghiệm. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi thực hành trải nghiệm với MTTN. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Năm học 2013 - 2014 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan