Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm khoa học ứng dụng...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm khoa học ứng dụng

.DOC
36
230
75

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT TRONG POWERPOINT ĐỂ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG NHANH – ĐƠN GIẢN" 1 PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Với tình hình phát triển của các ngành khoa học nói chung và của ngành công nghệ thông tin nói riêng đã thúc đẩy nền kinh tế của toàn thế giới chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn sản xuât công nghiệp. Sản xuất áp dụng các thành tựu của công nghệ tạo ra năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giảm sức lao động của con người, giảm chi phí sản xuất... Chất lượng cuộc sống của loài người từ đó cũng thay đổi theo. Sức khỏe nâng lên, sức sáng tạo tuyệt vời hơn. Nhờ vào công nghệ mà nhiều ngành nghề thay đổi, có thể nói gần như khác hẳn vời phương pháp truyền thống. Ví dụ như: - Ngành Ytế, giờ đây đã có các máy siêu âm, chụp cộng hưởng từ, nội soi.. - Sản xuất công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp đều thay đổi hoàn toàn, cộng nghệ tạo ra các con giống, cây giống ... cho năng suất cao hơn nhiều. 2 - Trong giáo dục cũng vậy, nhờ vào công nghệ thông tin nhiều phương pháp dạy học hiện đại xuất hiện như: Giáo án điện tử, trình chiều Powerpoint, thí nghiệm bằng các thí nghiệm trên máy tính... Từ những đặc điểm nêu trên chúng ta thấy, trong giáo dục giờ đây được áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mạnh mẽ, đem lại hiệu quả lớn lao, làm thay đổi rất nhiều và đa số các thay đổi đó đều đạt mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Với vai trò là người giáo viên giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Nơi tôi đang công tác là trường THPT Khoái Châu-Tỉnh Hưng Yên. Tôi tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm thay đổi và đáp ứng ngày càng cao của nhu cầu giáo dục để phục vụ nhân dân được tốt hơn. Cùng với sự áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở nhiều môn học khác nhau. Đặc biệt là môn công nghệ trong trường phổ thông mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào môn học này tôi thấy đem lại rất nhiều hiệu quả. Đặc điểm của môn công nghệ là môn dạy về khoa học ứng dụng. Như vậy sẽ có rất nhiều vấn đề gây khó hiểu cho học sinh, đặc biệt là các quá trình làm việc của các thiết bị, quá trình xây dựng các bản vẽ trong cơ khí cũng như trong xây dựng... 3 Việc áp dụng công nghệ thông tin vào xây dựng bài giảng cũng có nhiều vấn đề khó khăn, tuy nhiên trong phạm vi sự tìm hiểu của bản thân và tham khảo đồng nghiệp tôi xin đưa ra vài vấn đề: - Lựa chọn phần mềm nào để hỗ trợ cho bài giảng. - Việc lựa chọn một phần mềm sẽ mất rất nhiều thời gian tìm hiểu. - Phần mềm chưa chắc đã là toàn năng. - Không phải ai cũng sử dụng máy tình thành thạo. - Có rất nhiều thây cô cao tuổi nên việc dùng máy tính khó khăn. - Giáo viên trẻ không phải ai cũng có đủ thời gian để tìm hiểu những phần mềm... Như vậy phương án ở đây sẽ là: Lựa chọn một phần mềm nào đó thật dễ tìm hiểu và tìm hiểu những kỹ thuật thật đơn giản và gắn gọn nhưng vẫn đáp ứng được đa số yêu cầu trong quá trình thiết kế bài giảng. Qua làm việc thực tế tôi đã lựa chọn Powerpoint là phần mềm để đáp ứng những nhu cầu trên của bộ môn. Tôi đã trải qua một thời gian làm việc cùng phần mềm nên rút ra được một số kỹ thuật để làm sao xây dựng bài giảng nhanh, gọn hiệu quả và đây chính là nội dung mà tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm mong cùng được chia sẻ với thầy cô và bạn bè động nghiệp. 4 Sáng kiến mà tôi lựa chọn ở đây chình là: Ứng dụng một số kỹ thuật trong Powerpoint để xây dựng bài giảng nhanh – đơn giản. Do vốn kiến thức còn hạn chế rất mong được sự quan tâm và chia sẻ của quý Thầy, Cô và bạn đọc. PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề: Trong quá trình nhận thức của con người thường xuất phát từ quan điểm: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đây có lẽ là con đường hiệu quả nhất, đặc biệt đối với việc tìm hiểu các vấn đề công nghệ. Để mô tả cấu tạo của một thiết bị, chẳng hạn như cấu tạo của một động cơ đốt trong, chúng ta khó có thể dùng hành văn để miêu tả xem là động cơ có hình dạng như thế nào, hoạt động ra sao. Các quá trình hoạt động của động cơ lại càng khó khăn hơn. Thay vì thế chúng ta có thể làm chậm các quá trình đó lại, tạo ra các hình ảnh chuyển động chậm, từ đó nếu đem giảng dạy cho học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc chúng ta nói suông. 5 Trong phần công nghệ lớp 12 có rất nhiều bài giảng về linh kiện điện tử, nếu chúng ta cũng dùng lời văn để mô tả hình dạng, cấu tạo thì quả là khó khăn hơn nữa. Thay vì thế chúng ta có thể chụp rất nhiều ảnh của các linh kiện, đối với những linh kiện nhỏ, gọn có thể mang lên lớp cho học sinh quan sát thì bài giảng sẽ hiệu quả hơn. Chi phí cho những việc nêu trên sẽ là tối thiểu và hiệu quả đem lại sẽ là tối đa. Chương trình công nghệ lớp 11 cũng tương tự chương trình công nghệ lớp 12 về mặt trừu tượng. Học kì I là các bài giảng về bản vẽ kĩ thuật, học kì II là các bài giảng về động cơ đốt trong, ứng dụng của động cơ đốt trong....Và nếu như đa số các bài giảng chúng ta mô tả được đối tượng trong các bài dạy là các cỗ máy, là các bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn thì hiệu quả giáo dục tôi nghĩ sẽ đạt được rất cao. Trên đây là một số phân tích xuất phát từ quan điểm dạy học với môn học ứng dụng. Từ quan điểm làm sao giáo dục bộ môn có hiệu quả nhất, nhàn cho người học, nhàn cho người dạy trong quá trình thiết kế bài giảng. Tôi dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm và quan điểm dạy học trực quan làm cơ sở lí luận cho việc viết và phát triển sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. 2.2 Thực trạng vấn đề. 6 Powerpoint thì không lạ đối với rất nhiều thầy cô giảng dạy trong các nhà trường phổ thông. Powerpoint được dùng mạnh mẽ để trình chiếu trong các hội thảo, hội nghị, hay những vấn đề khái quát mà người truyền đạt muốn đề cập đến. Tuy nhiên trên thực tế từ việc bản thân thiết kế bài giảng hoặc xem các đồng nghiệp thiết kế bài giảng tôi thấy: để có được bài giảng hay mất rất nhiều thời gian. Ở đây tôi xin phép không nói về nội dung của bài giảng, mà chỉ đề cấp đến vấn đề là dựa vào Powerpoint để đem lại hiệu quả hơn cho bài giảng. Vậy nguyên nhân do đâu. Nguyên nhân thì có nhiều và cũng xin chỉ đề cập đến một vài nguyên nhân chủ yếu. - Nguyên nhân đầu tiên đó là người dùng ít sử dụng Powerpoint. Điều này làm cho các thao tác mất thời gian hơn, việc nhớ các hiệu ứng đòi hỏi phải dò lại từ đầu. - Nguyên nhân tiếp theo là do Powerpoint có nhiều hiệu ứng nên người dùng dễ mệt mỏi để tìm ra được hiệu ứng ưng ý nhất. Chủ yếu là cứ thử, nếu hiệu ứng nào được thì dùng... Một số nguyên nhân trên đã làm rất nhiều thầy, cô mệt mỏi trong quá trình soạn giáo án. Do vậy tôi mạnh dạn viết một số kinh nghiệm do bản thân đúc rút trong quá trình tìm hiểu, rất mong được sự chia sẻ thêm của quý đồng nghiệp và thầy cô. 2.3 Các biện pháp tiến hành giải quyết. 7 2.3.1 Giải quyết bài toán tạo ra hiệu ứng chuyển động tròn và không dừng đối với một số chi tiết máy. - Trong học kì II môn công nghệ lớp 11 có một số hiệu ứng chuyển động như: Bánh răng bơm dầu trong hệ thống bôi trơn, bơm nước trong hệ thống làm mát, đường đi của dầu bôi trơn, đường đi của nước làm mát...Bài toán sẽ được giai quyết như sau: + B1: Vào Powerpoint như hình 2.3.1 8 Hình 2.3.1 Từ màn hình chính ta chọn Autoshapes và chọn tiếp đối tượng mô phỏng bánh răng như hình 2.3.2 Đối tượng chọn Hình 2.3.2 Trên màn hình ta sẽ chọn được đối tượng: + B2: Làm cho đối tượng chuyển động. 9 Từ màn hình 2.3.1 ta chọn các thực đơn để được như hình 2.3.3. Tiếp theo chọn Slide Show->Custom Animation (tạo hiệu ứng) Tạo hiệu ứng 10 Hình 2.3.3 11 \ 12 Hình 2.3.4 Trên hình 2.3.4 di chuyển chuột và chọn More Effects Cửa sổ tiếp theo hiện ra như hình 2.3.5 ta chọn tiếp Đối tượng chọn 13 Hình 2.3.5 Trên hình 2.3.6 chọn Timing... Hình 2.3.6 Bảng chọn của Timing hiện ra ->Until End of Slide (hiệu ứng hoạt động cho đến khi kết thúc Slide) 14 Hình 2.3.7 Như vậy khi bạn bật F5 click vao màn hinh Powerpoint bánh răng sẽ quay tít, thật tuyệt! 15 Chúng ta vừa tạo ra một đối tượng mô phỏng bánh răng và bánh răng này quay theo chiều kim đồng hồ. Vậy bánh răng liên kết sẽ phai quay theo chiều ngược lại, cách làm như sau. - Bạn vẫn chọn đối tượng bánh răng như các bước hướng dẫn trên, ta được như hình vẽ 2.3.8. Tôt nhất ban nên copy đối tượng có sẵn, điều này tạo ra hai bánh răng có cùng đường kính, nếu bánh răng khác đường kính thì thu nhỏ bánh răng vừa tạo ra là được. 16 Hình 2.3.8 Chọn bánh răng 2->chọn Amount-> 3600Clockwise-> 3600 CounterCloc... (Hình 2.3.9) Nào hãy chạy hiệu ứng và bạn thấy bánh răng 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ. 17 Hình 2.3.9 18 Qua mấy bước đơn gian ở trên chúng ta đã tạo ra được hiệu ứng chuyển động của bơm dầu hay bơm nước trong hai hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát. Và sau đây là toàn bộ hình ảnh của hệ thống bôi trơn. Hình 2.3.10: Hệ thống bôi trơn. 19 Hình 2.3.10 Chúng ta đừng quá lo lắng khi thấy nhiều đối tượng như hình 2.3.10. Bạn nên bắt tay vào thiết kế và rồi mọi thứ sẽ ổn, các đường đi của dầu sử dụng hiệu ứng hiển thị hình ảnh theo đường dẫn là sẽ đạt được mục đích. Như tôi đã nói trong phần đầu, trong thời gian hạn hẹp không dám trình bày nhiều thứ ở đây chẳng hóa ra là “múa rìu qua mắt thợ”. Cũng không nên nhớ nhiều thứ quá sẽ làm người đọc đau đầu. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan