Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí trung quốc – bà...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí trung quốc – bài 10, sgk địa lí 11 – ban cơ bản

.PDF
25
220
119

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƢỜNG THPT XUÂN TRƢỜNG C BÁO CÁO SÁNG KIẾN DẠY HỌC DỰ ÁN TÌM HIỂU VỀ CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TRUNG QUỐC – BÀI 10, SGK ĐỊA LÍ 11 – BAN CƠ BẢN Tác giả: Vũ Thị Ngọc Hoài Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lí Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trƣờng THPT Xuân Trƣờng C Nam Định, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến Dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí Trung Quốc – Bài 10, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Học sinh môn Địa lí khối 11 3. Thời gian áp dụng sáng kiến - Tháng 4 năm 2015 4. Tác giả Họ và tên: Vũ Thị Ngọc Hoài Năm sinh: 24/9/1987 Nơi thƣờng trú: Xuân Đài – Xuân Trƣờng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lí Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trƣờng THPT Xuân Trƣờng C Địa chỉ liên hệ: Vũ Thị Ngọc Hoài – Trƣờng THPT Xuân Trƣờng C Điện thoại: 01696304871 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trƣờng THPT Xuân Trƣờng C Địa chỉ: xã Xuân Đài, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503888209 Trường THPT Xuân Trường C 2 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài DẠY HỌC DỰ ÁN TÌM HIỂU VỀ CHUYỂN ĐỀ ĐỊA LÍ TRUNG QUỐC – BÀI 10, SGK ĐỊA LÍ 11 – BAN CƠ BẢN PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Chính vì vậy giáo dục phổ thông nói chung cũng nhƣ dạy học bộ môn Địa lí nói riêng hiện nay cũng đang có bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học, chuyển đồi từ phƣơng pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng hình thành năng lực và phẩm chất ngƣời học. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học định hƣớng hành động, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành để tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Để làm đƣợc điều đó, ngƣời học phải có tính tự lực cao trong học tập, đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của ngƣời học. Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí, trong thời gian qua, tôi nhận thấy đa số học sinh còn xem môn Địa lí là môn phụ, môn học thuộc nhàm chán nên ít quan tâm, học đối phó, học bị động. Nhằm thay đổi cách học, nhận thức của học sinh về môn Địa lí cũng nhƣ định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh, tôi đã áp dụng hình thức dạy học dự án với đề tài: “Dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí Trung Quốc – Bài 10, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản”. Trường THPT Xuân Trường C 3 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƢƠNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích của đề tài - Góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên - Nhằm định hƣớng phát triển các năng lực chung và cốt lõi của môn Địa lí ở học sinh. Từ đó khơi dậy niềm đam mê, hứng thú sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Địa lí ở trƣờng THPT. 2. Đối tƣợng của đề tài - Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn Địa lí 11 của trƣờng THPT Xuân Trƣờng C. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Đƣa ra cách thức tiến hành dạy học dự án về chuyên đề địa lí Trung Quốc – Bài 10, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Phạm vi nghiên cứu: bài 10 – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản - Thời gian tiến hành nghiên cứu: Tháng 4 năm 2015 V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi có sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp thu thập tài liệu - Phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp - Phƣơng pháp điều tra quan sát - Phƣơng pháp thực nghiệm Trường THPT Xuân Trường C 4 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài PHẦN HAI: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Quá trình dạy học là một quá trình dƣới sự hƣớng dẫn tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, biết tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm tự hình thành tốt các mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt quá trình dạy học thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh theo kiểu: thầy thiết kế, trò thi công. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, giáo viên chủ yếu đóng vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn, giúp đỡ. Đây là một hình thức dạy học có các đặc điểm sau: + Định hƣớng tính thực tiễn: Chủ đề của dự án phải phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh, góp phần gắn việc học tập trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống, xã hội. + Định hƣớng học sinh: Tạo ra sự hứng thú học tập của học sinh trong quá trình thực hiện dự án và sau dự án; rèn luyện kĩ năng hành động, cộng tác, làm việc nhóm cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn ở ngƣời học. + Định hƣớng sản phẩm: sản phẩm của dự án không giới hạn trong thu hoạch lí thuyết mà bao gồm cả sản phẩm vật chất có thể sử dụng, giới thiệu, công bố. Tham gia hình thức dạy học dự án, học sinh đƣợc phát triển các năng lực sau: * Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ. * Năng lực chuyên biệt của môn Địa lí: Năng lực tƣ duy theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí… Tóm lại, dạy học dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hƣớng vào ngƣời học, góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội, tham gia tích cực và việc đào tạo năng lực Trường THPT Xuân Trường C 5 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của ngƣời học II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, đại đa số giáo viên đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa sống còn của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học Địa lí. Nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hƣớng kết hợp thuyết trình với làm việc nhóm, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Địa lí. So với học sinh THCS, học sinh bậc THPT nói chung và học sinh lớp 11 nói riêng đã có nhiều đặc điểm tâm sinh lí thay đổi nhiều về chất. Trên cơ sở năng lực quan sát sâu sắc, nhạy bén hơn và khả năng tƣ duy trừu tƣợng cao hơn, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, các em ở lứa tuổi này không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của giáo viên. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lí thuyết và thực tiễn. Đây là một thuận lợi căn bản để giáo viên khai thác khi tiến hành đổi mới phƣơng pháp dạy học trong môn Địa lí. Sách giáo khoa ở trƣờng THPT nói chung và sách giáo khoa Địa lí 11 nói riêng đƣợc viết theo hƣớng mở. Nhiều nội dung của các bài trong sách giáo khoa không đƣợc trình bày một cách trọn vẹn mà có những phần để trống, dành cho sự tham gia bổ sung trực tiếp của học sinh thông qua các hoạt động học tập đa dạng dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Điều này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phải làm việc thực sự. Tất cả những điều trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học Địa lí, đặc biệt là phƣơng pháp dạy học dự án trong chƣơng trình Địa lí 11. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Dạy học theo dự án đƣợc phân loại theo nhiều phƣơng diện khác nhau: phân loại theo chuyên môn, theo sự tham gia của giáo viên, theo quỹ thời gian, theo nhiệm vụ. “Dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí Trung Quốc – Bài 10, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản” là một loại dự án dạy học trong môn Địa lí với sự tham gia của các nhóm học sinh trong một lớp học (cụ thể là lớp 11A1, 11A3 – Trường THPT Xuân Trường C 6 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài Trƣờng THPT Xuân Trƣờng C) dƣới sự hƣớng dẫn của tôi – giáo viên giảng dạy môn Địa lí của lớp. Dự án đƣợc diễn ra trong thời gian 3 tiết học: 1. Các bƣớc tiến hành dạy học dự án Dạy học theo dự án đƣợc thực hiện theo 5 bƣớc sau: Bƣớc 1: Xác định chủ đề và mục đích của dự án: - Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất ý tƣởng, xác định chủ đề và mục đích của dự án. - Xây dựng các tiểu chủ đề bằng cách đặt những câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Nhƣ thế nào? Bƣớc 2: Các nhóm hình thành đề cƣơng và lập kế hoạch thực hiện: - Xác định mục tiêu dự án - Hình dung nội dung chi tiết và các công việc cụ thể, cách thức thực hiện, các điều kiện cần thiết, kinh phí, ngƣời tham gia... Dự kiến thời gian, địa điểm triển khai công việc, phân công ngƣời thực hiện, dự kiến sản phẩm cần đạt. Tất cả các vấn đề trên đƣợc trình bày trong đề cƣơng hoạt động và kế hoạch thực hiện. - Khơi gợi sự hứng thú: tập thể nhóm phải động viên, khích lệ thể hiện sự say mê, hứng khởi trong việc nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ. Bƣớc 3: Các nhóm thực hiện dự án: - Thu thập thông tin: từ sách báo, tạp chí, mạng internet, khảo sát, điều tra, phỏng vấn... - Xử lý thông tin: tổng hợp, phân tích dữ liệu (có thể biểu hiện bằng sơ đồ, biểu đồ...) - Thảo luận thƣờng xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề và kiểm tra tiến độ. - Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành sản phẩm cuối cùng. Bƣớc 4: Giới thiệu sản phẩm dự án trƣớc tập thể Trình bày, giới thiệu sản phẩm bằng các cách: bài viết, pwerpoint, video, bản đồ, tranh ảnh, mô hình, kể cả việc đóng kịch, kể truyện... Bƣớc 5: Đánh giá kết quả đạt đƣợc so với mục đích xác định Trường THPT Xuân Trường C 7 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài - Học sinh tự rút ra những bài học từ việc học theo dự án: đã học đƣợc gì? Hình thành đƣợc những thái độ tích cực nào? Có hài lòng với kết quả đạt đƣợc không? Đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết nhƣ thế nào? Những cảm nhận của cá nhân sau khi thực hiện xong một dự án? - Giáo viên: đánh giá chất lƣợng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá, phƣơng pháp làm việc. 2. Giáo án thực nghiệm I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Biết đƣợc vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc - Trình bày đƣợc đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích đƣợc những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc - Phân tích đƣợc đặc điểm dân cƣ và ảnh hƣởng của chúng tới kinh tế Trung Quốc - Hiểu và phân tích đƣợc đặc điểm phát triển nền kinh tế, một số ngành kinh tế quan trọng và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. Phân tích đƣợc nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc. - Giải thích đƣợc sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải. - Hiểu đƣợc mối quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam - Ghi nhớ một số địa danh: Hoàng Hà, Trƣờng Giang, Bắc Kinh, Hồng Kông… 2. Về kĩ năng - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, sự phân bố dân cƣ và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc. - Phân tích các số liệu, tƣ liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực giao tiếp Trường THPT Xuân Trường C 8 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài - Năng lực tƣ duy theo lãnh thổ - Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu câu hỏi định hƣớng - Phiếu đánh giá bản báo cáo - Các bản đồ tƣ duy tổng kết kiến thức bài học 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa, tài liệu, tranh ảnh thu thập qua Internet, sách báo - Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO DỰ ÁN Hoạt động 1: Giới thiệu dự án – Tuần 1 – tiết 1 Khi lên lớp, giáo viên giới thiệu với học sinh: “Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một hình thức học tập khác với hình thức học tập mọi ngày, đó là hình thức học theo dự án – một hình thức mà các em là người khai phá, tự tìm ra kiến thức của bài học thông qua việc hợp tác của các thành viên trong nhóm và sự tìm hiểu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau của bản thân các em. Vì vậy, trong quá trình học của tiết học hôm nay các em phải hết sức chú ý và ghi những điều cô hướng dẫn vào vở .” Sau đó, giáo viên giới thiệu về bài mới: “Trong 3 tiết tới chúng ta sẽ làm dự án về một quốc gia có đặc điểm như sau: Đây là quốc gia láng giềng ở phía bắc của nước ta, có dân số đông nhất thế giới, đã tổ chức rất thành công thế vận hội Olympic 2008. Theo các em đó là quốc gia nào?” Học sinh trả lời: Trung Quốc Giáo viên nhận xét: “đó chính là Trung Quốc hay còn gọi là cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về tự nhiên, dân cư - xã hội cũng như kinh tế của quốc gia này và mối quan hệ Việt Trung”. - Giáo viên nêu các yêu cần phải đạt đƣợc sau dự án về kiến thức, kĩ năng, thái độ hành vi, các năng lực cần hình thành. Trường THPT Xuân Trường C 9 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài - Giáo viên phân nhiệm vụ cho học sinh: giáo viên chia lớp thành 3 nhóm theo 3 tổ với các nội dung cụ thể: + Nhóm 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên của Trung Quốc Phiếu câu hỏi định hướng 1 Tên nhóm: Các thành viên: Nhiệm vụ: Sưu tầm các tài liệu kết hợp SGK, bài 10 – SGK Địa lí 11 – ban cơ bản và những kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định vị trí địa lí của Trung Quốc trên bản đồ Thế giới, Châu Á. Nêu đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc. Các đặc điểm đó tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì đối với tự nhiên và sự phát triển KT-XH của quốc gia này? 2. Nêu các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, các khu tự trị của Trung Quốc. 3. Trình bày đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc. Nêu sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa 2 miền Đông và Tây của Trung Quốc. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về tự nhiên của từng miền đối với sự phát triển KT-XH của Trung Quốc. + Nhóm 2: Tìm hiểu về dân cƣ – xã hội Trung Quốc và mối quan hệ Việt – Trung Phiếu câu hỏi định hướng 2 Tên nhóm: Các thành viên: Nhiệm vụ: Sưu tầm các tài liệu kết hợp SGK, bài 10 – SGK Địa lí 11 – ban cơ bản và những kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày đặc điểm dân cƣ và tác động của chúng tới KT-XH của Trung Quốc. 2. Chính sách dân số chính của Trung Quốc là gì? Chính sách đó có tác động nhƣ thế nào đến cơ cấu dân số và các vấn đề KT-XH Trung Quốc cũng nhƣ tác động của nó đến các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam? Trường THPT Xuân Trường C 10 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài 3. Nêu đặc điểm phân bố dân cƣ của Trung Quốc. Tại sao lại có sự phân bố đó? 4. Văn hóa, xã hội Trung Quốc có gì đặc biệt? Kể tên một số thành tựu nổi bật về văn hóa Trung Quốc mà em biết. 5. Nêu đặc điểm của mối quan hệ Việt Trung. Lấy ví dụ chứng minh. Liên hệ với tình hình biển Đông và vấn đề chủ quyền biển đảo trong thời gian gần đây + Nhóm 3: Tìm hiểu về kinh tế Trung Quốc Phiếu câu hỏi định hướng Tên nhóm: Các thành viên: Nhiệm vụ: Sưu tầm các tài liệu kết hợp SGK, bài 10 – SGK Địa lí 11 – ban cơ bản và những kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày những nét khái quát về nền kinh tế Trung Quốc. Nêu vai trò của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian gần đây 2. Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp Trung Quốc (điều kiện phát triển, đƣờng lối phát triển, thành tựu, phân bố). Giải thích sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc 3. Trình bày các đặc điểm của ngành nông nghiệp Trung Quốc (điều kiện phát triển, đƣờng lối phát triển, thành tựu, phân bố). Giải thích sự phân bố nông nghiệp ở Trung Quốc. 4. Trình bày các đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc: nêu cách vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc và nhận xét. - Học sinh các nhóm suy nghĩ và thảo luận với nhau về nhiệm vụ của nhóm mình (phân công công việc cho từng thành viên, bầu ra nhóm trƣởng, nhóm phó, thƣ kí và lên kế hoạch làm việc của nhóm) và trao đổi với giáo viên về những điều còn thắc mắc - Giáo viên hƣớng dẫn học sinh các nhóm lập kế hoạch làm việc và gợi ý cho các nhóm một số nguồn có thể tham khảo: + http://google.com Trường THPT Xuân Trường C + http://www.gso.gov.vn 11 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài + http://www.fao.org/ + http://atlas.aaas.org/flash/ + http://vnlaw.vdcmedia.com/ + http://worldatlas.com/ + http://vi.wikipedia.org + http://www.mofa.gov.vn + Sách báo liên quan đến Trung Quốc có ở thƣ viện trƣờng - Giáo viên hẹn lịch gặp giải đáp các thắc mắc cho học sinh trong quá trình làm việc theo nhóm Hoạt động 2: Triển khai dự án – Tiết 2 – Tuần 2 - Học sinh các nhóm làm việc theo nhóm đƣợc phân công dƣới sự chỉ đạo của nhóm trƣởng mỗi nhóm. - Giáo viên theo dõi, đôn đốc quá trình làm việc của các nhóm; góp ý về nội dung trình bày cũng nhƣ hỗ trợ về công nghệ thông tin cho các nhóm học sinh. - Cuối tiết, giáo viên hẹn lịch gặp giải đáp các thắc mắc cho học sinh cũng nhƣ nhắc nhở các nhóm hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình, chuẩn bị cho tiết học tuần sau trình bày trƣớc lớp. Hoạt động 3: Kết thúc dự án – Tuần 3 – Tiết 3 - Đại diện học sinh trình bày sản phẩm của nhóm trong thời gian 5-7 phút - Giáo viên yêu cầu các học sinh còn lại lắng nghe trình bày của các nhóm, ghi chép các nội dung chính, đồng thời đặt các câu hỏi về nội dung trình bày của các nhóm và tích vào phiếu đánh giá bản báo cáo. - Mỗi nhóm sau khi trình bày xong, các thành viên trong nhóm sẽ trao đổi và trả lời các câu hỏi của các bạn trong lớp về nội dung nhóm đã trình bày. - Cuối tiết, giáo viên yêu cầu học sinh nộp lại sản phẩm của các nhóm, bản ghi chép và bản đánh giá bản báo cáo. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (tiết ngoài giờ lên lớp) 1. Tổng kết - Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thƣởng các cá nhân có đóng góp tích cực. - Giáo viên đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, cho điểm đối với từng nhóm: khen thƣởng các nhóm, cá nhân có kết quả làm việc tốt và rút kinh nghiệm với nhóm cũng nhƣ cá nhân có kết quả làm việc chƣa hiệu quả. Trường THPT Xuân Trường C 12 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài 2. Hướng dẫn học tập - Giáo viên tổng kết bài học, chốt lại những nội dung chính của bài thông qua Bản đồ tƣ duy do giáo viên chuẩn bị (phụ lục) 3. Đánh giá thực nghiệm Sau khi kết thúc bài 10 – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo hình thức dạy học dự án ở hai lớp 11A3, 11A1 và lớp 11A5 không dạy theo hình thức dạy học dự án; tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá chất lƣợng học tập của học sinh ở các lớp trên qua bài kiểm tra 20 phút (phụ lục) - Về mặt kiến thức: Mục đích của bài kiểm tra là củng cố những nội dung cơ bản sau bài học để đánh giá đƣợc hiệu quả và mức độ đạt đƣợc của mục tiêu bài học. - Về mặt kỹ năng: Thông qua bài kiểm tra đồng thời cũng đánh giá đƣợc kỹ năng của học sinh làm việc theo nhóm chủ đề. Bên cạnh đó, ở các lớp dạy dự án, tôi tiến hành trao đổi, trò chuyện với học sinh tìm hiểu về thái độ (phản ứng) của các em khi giáo viên dạy học theo hình thức dự án 4. Kết quả thực nghiệm - Hai lớp 11A1, 11A3 đƣợc tôi áp dụng dạy học theo hình thức dự án đều tạo ra đƣợc sản phẩm của mỗi nhóm tại mỗi lớp bằng video hoặc bản trình chiếu Powerpoint (phụ lục) và trình bày trƣớc tập thể lớp và nhóm giáo viên giảng dạy các bộ môn Địa lí, Giáo dục công dân của nhà trƣờng và đƣợc các giáo viên đánh giá rất cao - Thông qua việc chấm bài kiểm tra kiến thức 20 phút, thống kê số điểm của học sinh từ thấp đến cao; đánh giá và đối chiếu kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; sử dụng thang điểm 10 để đánh giá các bài kiểm tra kiến thức theo mức độ: (tính theo tỉ lệ %) Điểm 8-10: loại giỏi Điểm 7: loại khá Điểm 5-6: loại trung bình Điểm <5: loại yếu Tôi đã thu đƣợc kết quả của bài kiểm tra trên tiến hành ở lớp TN (thực nghiệm) và lớp đối chứng (ĐC) nhƣ sau: Trường THPT Xuân Trường C 13 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài Xếp loại Lớp TN 11A1 Số h/s Lớp ĐC 11A3 Tỉ lệ ( %) Số h/s 11A5 Tỉ lệ (%) Số h/s Tỉ lệ (%) Loại giỏi 18 41,9 15 34,1 5 14.3 Loại khá 25 58,1 21 47,7 18 51,4 Loại trung bình (5-6điểm) 0 0 8 18,2 10 28,6 Loại yếu (< 5điểm) 0 0 0 0 2 5,7 Thông qua bảng tổng kết trên, tôi thấy rằng tỉ lệ học sinh nắm kiến thức sau bài học ở lớp thực nghiệm vẫn cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh khá giỏi cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ, tham gia hình thức dạy học dự án học sinh chủ động nắm đƣợc kiến thức và nhớ kiến thức đƣợc lâu hơn so với hình thức dạy học thông thƣờng. Bên cạnh đó khi tiến hành nói chuyện, trao đổi với học sinh các lớp tham gia hình thức dạy học dự án, tôi nhận thấy: + Các em học sinh đều rất hứng thú với hình thức học tập mới này, vì để có kiến thức của bài học các em không phải là lắng nghe giáo viên truyền đạt và ghi chép lại mà là tự các em tìm hiểu trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau; kiến thức của bài học không chỉ bó hẹp trong SGK mà có tính cập nhật, thực tế hơn, đa chiều giúp cho các em có cái nhìn đa phƣơng diện về quốc gia mình tìm hiều. + Tham gia học theo hình thức dự án các em biết cách làm việc theo nhóm sao cho hiệu quả, tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm; củng cố tinh thần đoàn kết trong tập thể lớp. Nhiều học sinh phát hiện ra sở trƣờng của bản thân về thuyết trình trƣớc đám đông, lãnh đạo nhóm; sử dụng công nghệ thông tin…Chính điều đó giúp các em thấy tự tin hơn và có ý thức hoàn thiện bản thân nhiều hơn. + Một số học sinh còn cho biết: tham gia làm dự án lần này, các em mới biết cách khai thác thông tin trên các trang mạng, thiết kế bản trình chiếu bằng Powerpoint, dựng video cho bài học…đó là những việc mà trƣớc đây các em chƣa làm bao giờ và đó cũng chính là lí do mà các em thích thú khi học theo dự án. + Tuy nhiên các em cũng cho biết là thời gian làm dự án còn ít, chỉ trong 2 tuần, bên cạnh đó do trình độ về công nghệ thông tin còn yếu và thời gian các em có thể truy cập nhờ vào mạng máy tính của trƣờng không nhiều nên các em thƣờng phải sử dụng dịch vụ máy tính bên ngoài nên hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng của bài làm còn chƣa cao. Trường THPT Xuân Trường C 14 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Thông qua việc áp dụng phƣơng pháp dạy học dự án: “Dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí Trung Quốc – Bài 10, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản”, tôi nhận thấy: - Cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa các hình thức dạy học theo hƣớng tích cực hóa học sinh trong các môn học nhà trƣờng phổ thông trong đó có môn Địa lí, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học của giáo viên và học sinh. - Dạy học theo hình thức dự án là một hình thức dạy học theo hƣớng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và “Dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí Trung Quốc – Bài 10, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản” đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu đổi mới dạy học trong trƣờng phổ thông. II. KIẾN NGHỊ Từ thực tế của đề tài đã làm đƣợc tôi thấy rằng: để đổi mới thành công phƣơng pháp dạy học Địa lí ở nhà trƣờng phổ thông, cần thiết phải đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ các thành tố, các khâu của quá trình dạy học; đồng thời cần phải thiết lập một cơ chế phối hợp giữa giáo viên – học sinh – cán bộ quản lí nhà trƣờng. Do đó, từ kết quả nghiên cứu dạy học theo hình thức dự án, tôi có một số kiến nghị sau: - Về phía nhà trƣờng: Dạy học dự án là một hình thức dạy học đòi hỏi phƣơng tiện vật chất và tài chính phù hợp, vì vậy nhà trƣờng cần đầu tƣ và đổi mới trang thiết bị dạy học tốt hơn nữa về máy tính nối mạng và máy chiếu để giáo viên và học sinh có thể sử dụng nhiều hơn trong quá trình học tập theo dự án. Đồng thời nhà trƣờng có kế hoạch tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về dạy học theo dự án hay các hình thức dạy học đổi mới khác giữa các môn học khác nhau để giáo viên trong trƣờng có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trường THPT Xuân Trường C 15 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài - Về phía giáo viên: Đổi mới phƣơng pháp là quan trọng nhƣng không phải nội dung nào trong SGK cũng có thể tiến hành theo phƣơng pháp dự án, đặc biệt là việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính hệ thống cũng nhƣ rèn luyện kỹ năng cơ bản. Do đó, giáo viên cần chủ động tìm ra phƣơng pháp dạy học thích hợp đối với từng nội dung kiến thức trong chƣơng trình dạy, nhằm tích cực hóa đƣợc học sinh và tránh sự nhàm chán cho học sinh trong quá trình dạy trên lớp. - Về phía học sinh: Mỗi học sinh phải luôn có ý thức tự học trên lớp cũng nhƣ tại nhà nhằm không ngừng trau dồi kiến thức của bản thân. Khi tham gia học theo hình thức dự án, mỗi học sinh cần tích cực tìm hiểu, kiến tạo kiến thức đồng thời có sự hợp tác tốt với các bạn trong nhóm để hoàn thành tốt dự án của nhóm; tránh tƣ tƣởng “ăn theo”, ỷ lại vào các thành viên tiêu biểu trong nhóm. Xuân Trường, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Người viết Vũ Thị Ngọc Hoài Trường THPT Xuân Trường C 16 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài PHỤ LỤC I. BÀI KIỂM TRA 20 PHÚT Câu 1: Chọn đáp án đúng (3 điểm) - Với 9,6 triệu km2, Trung Quốc là nước có diện tích: a. Lớn nhất thế giới b. Lớn thứ 2 sau Liên bang Nga c. Lớn thứ 3, sau Liên bang Nga, Canada d. Lớn thứ 4, sau Liên bang Nga, Canada, Hoa Kì. - Vị trí địa lí của Trung Quốc tiếp giáp với: a. 14 quốc gia và Đại Tây Dƣơng b. 14 quốc gia và Ấn Độ Dƣơng c. 14 quốc gia và Thái Bình Dƣơng - Dân số Trung Quốc hàng năm vẫn tăng nhanh là do: a. Tỉ suất gia tăng tự nhiên cao b. Nhập cƣ c. Qui mô dân số đông - Phát minh nào sau đây không phải là của Trung Quốc? a. La bàn b. Kĩ thuật in b. Thuyền buồm c. Thuốc súng - Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung ở miền Đông? a. Vị trí địa lí thuận lợi, dễ thu hút đầu tƣ b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt c. Khí hậu có sự phân hóa từ Bắc – Nam d. Sẵn nguyên liệu, lao động và thị trƣờng tiêu thụ - Các ngành công nghiệp được Trung Quốc xác định là trụ cột trong chính sách phát triển công nghiệp là: a. Chế tạo máy, hóa dầu, điện tử, chế biến lƣơng thực thự phẩm b. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng Trường THPT Xuân Trường C 17 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài c. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất hàng tiêu dùng d. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, luyện kim, hàng không Câu 2: (3 điểm) Nối ý ở cột trái với cột phải sao cho đúng Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa Miền Đông Có nhiều dãy núi cao, cao nguyên đồ sộ Có nhiều hệ thống sông lớn, hay xảy ra lũ lụt Miền Tây Khí hậu lục địa khắc nghiệt Đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ Khai thác khoáng sản, lâm sản, chăn nuôi gia súc Ghép các sản phẩm nông sản với các vùng kinh tế Trung Quốc sao cho đúng Đông Bắc Lúa gạo, chè, mía, lạc, rau quả, cam chanh Hoa Bắc Lúa mì, lúa gạo, chè Hoa Trung Lúa mì, ngô, hƣớng dƣơng, củ cải đƣờng Hoa Nam Lúa gạo, lúa mì, bông, lạc - Ghép các trung tâm công nghiệp với các vùng công nghiệp của Trung Quốc sao cho đúng? Trường THPT Xuân Trường C 18 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài Đông Bắc Thƣợng Hải, Đông Kinh Hoa Bắc Quảng Châu, Hồng Kông Hoa Trung Bắc Kinh, Thiên Tân Hoa Nam Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dƣơng Câu 3: Hãy chọn đúng hoặc sai trong nội dung sau: (1 điểm) Miền Đông Trung Quốc có nền kinh tế phát triển mạnh hơn so với miền Tây là do: + Có điều kiện tự nhiên đa dạng + Có nguồn nhân lực dồi dào + Có diện tích lớn gấp nhiều lần so với miền Tây Nhận xét các nhận định sau về nông nghiệp Trung Quốc? a. Chiếm >70% diện tích b. Nông nghiệp chủ yếu phân bố ở miền Đông c. Có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu cây trồng d. Hiện nay Trung Quốc vẫn phải nhập lƣơng thực từ nƣớc ngoài Câu 4 - Chính sách một con đã tác động nhƣ thế nào đối với dân cƣ – xã hội Trung Quốc? - Vì sao Trung Quốc có nhiều loại nông phẩm có năng suất cao nhƣng bình quân lƣơng thực trên đầu ngƣời vẫn thấp? II. PHIẾU ĐÁNH GIÁ BẢN BÁO CÁO Nội dung trình bày: Tên nhóm: Các thành viên: Thang điểm: 1 = kém; 2 = yếu; 3 = khá; 4 = tốt; 5 = xuất sắc Trường THPT Xuân Trường C 19 Năm học 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Vũ Thị Ngọc Hoài Yêu cầu Tiêu Điểm chí Tiêu đề rõ rang, hấp dẫn ngƣời xem 1 2 3 4 5 2 Giới thiệu đƣợc cấu trúc phần trình bày 1 2 3 4 5 3 Cấu trúc mạch lạc, logic 1 2 3 4 5 4 Nội dung phù hợp với tiêu đề 1 2 3 4 5 Nội 5 Nội dung chính rõ ràng, khoa học 1 2 3 4 5 dung 6 Các ý chính có sự liên kết rõ rang 1 2 3 4 5 7 Có liên hệ với thực tiễn 1 2 3 4 5 8 Có sự kết nối với kiến thức đã học 1 2 3 4 5 9 Sử dụng kiến thức của nhiều môn học 1 2 3 4 5 10 Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi 1 2 3 4 5 nói, cử 11 Phát âm rõ ràng, khúc triết, tốc độ trình bày vừa 1 2 3 4 5 chỉ phải Bố cục 1 Lời 12 Ngƣời trình bày thể hiện đƣợc cảm xúc, sự tự tin 1 2 3 4 5 13 Thiết kế sáng tạo, có thẩm mĩ 1 2 3 4 5 14 Phông chữ, cỡ chữ, màu chữ hợp lí 1 2 3 4 5 nghệ 15 Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc 1 2 3 4 5 Tổ 16 Cách dẫn dắt vấn đề thu hút ngƣời dự 1 2 3 4 5 chức, 17 Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình bày 1 2 3 4 5 tương 18 Không bị lệ thuộc vào phƣơng tiện, phối hợp 1 2 3 4 5 Sử dụng công tác nhịp nhàng giữa diễn giảng với trình chiếu 19 Trả lời đƣợc hết các câu hỏi thêm từ ngƣời dự 1 2 3 4 5 20 Phân bố thời gian hợp lí 1 2 3 4 5 Điểm trung bình: (cộng tổng điểm chia cho 20) Chữ kí người đánh giá III. CÁC BẢN ĐỒ TƢ DUY TỔNG KÉT KIẾN THỨC BÀI HỌC VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN Trường THPT Xuân Trường C 20 Năm học 2014 - 2015
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan