Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sản phẩm và dịch vụ tại trung tâm thông tin -thư viện trường đại học văn hóa, th...

Tài liệu Sản phẩm và dịch vụ tại trung tâm thông tin -thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch thanh hóa

.PDF
131
417
117

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- NGUYỄN THỊ NHUNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hà Nội – 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- NGUYỄN THỊ NHUNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Chuyên ngành : Khoa học Thông tin - Thƣ viện Mã số : 60.32.02.03 LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN -THƢ VIỆN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Hà Nội – 2013 : PGS.TS. NGUYỄN THU THẢO 3 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Nguyễn Thu Thảo, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Thông tin – thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền đạt và chỉ dạy những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi cũng xin cảm ơn tới Ban giám đốc, các anh chị em đang công tác tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, cung cấp tài liệu cho luận văn này. Tôi đặc biệt xin cảm ơn tới Chồng tôi người đã động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 7 tháng 11 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Nhung 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phát triển ngành nghề đào tạo đại học giai đoạn 2013-2020 23 Bảng 1.2. Phát triển đội ngũ giảng viên giai đoạn 2013-2020 24 Bảng 1.3. Thành phần vốn tài liệu của TTTT-TV 30 Bảng 1.4. Thành phần người dùng tin của TTTT-TV 31 Bảng 2.1. Thống kê dịch vụ đọc tại chỗ của TTTT-TV 52 Bảng 2.2. Thống kê dịch vụ mượn về nhà của TTTT-TV 53 Bảng 2.3. Thống kê dịch vụ sao chụp, scan tài liệu của TTTT-TV 55 Bảng 2.4. Thống kê truy cập Internet của TTTT-TV 58 DANH MỤC CÁC BIỂU DỒ Biểu đồ 1.1. Mức độ sử dụng thư viện của người dùng tin 35 Biểu đồ 1.2. Mục đích sử dụng thư viện của người dùng tin 35 Biểu đồ 1.3. Nhu cầu tin theo loại hình tài liệu của người dùng tin 36 Biều đồ 1.4. Nhu cầu tin theo lĩnh vực chuyên môn của người dùng tin 36 Biểu đồ 2.1. Nhu cầu tư vấn sử dụng thư viện 57 Biểu đồ 2.2. Nhận xét sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 64 Biểu đồ 2.3. Đánh giá mức độ hài lòng sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư 64 viện Biểu đồ 2.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm thông tin – thư viện 67 Biểu đồ 2.5. Mức độ cập nhật thông tin của sản phẩm thông tin – thư viện 68 Biểu đồ 2.6. Mức độ đáp ứng của sản phẩm thông tin – thư viện 69 Biểu đồ 2.7. Khả năng tìm kiếm thông tin của sản phẩm thông tin – thư viện 70 Biểu đồ 2.8. Tần suất sử dụng sản phẩm thông tin – thư viện 70 Biểu đồ 2.9. Đánh giá chất lượng dịch vụ thông tin – thư viện của TTTT-TV 72 Biều đồ 2.10. Mức độ đầy đủ thông tin của dịch vụ thông tin – thư viện 73 Biểu đồ 2.11. Mức độ sử dụng dịch vụ thông tin – thư viện của TTTT-TV 74 5 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Giao diện tìm tin trên cơ sở dữ liệu thư mục 47 Hình 2.2. Giao diện bộ sưu tập tài liệu giáo trình trên Greenstone 48 Hình 2.3. Giao diện tìm kiếm tài liệu giáo trình trên Greenstone 49 Hình 2.4. Giao diện kết quả tìm kiếm dữ liệu trên Greenstone 49 6 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1..............................................................................................................19 SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƢ VIỆN VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ .........19 DU LỊCH THANH HÓA ........................................................................................19 1.1. Những vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện ........19 1.1.1. Khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện .............................19 1.1.2. Yếu tố tác động đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện .............................................................................................................23 1.1.2.1. Yếu tố bên ngoài ..............................................................................23 1.1.2.2. Yếu tố bên trong ..............................................................................24 1.1.3. Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện .................25 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ..........................................................................................................................26 1.2. Khái quát sự hình thành và phát triển trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ................................................................................29 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................29 1.2.2. Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ ..........................................................30 1.2.2.1. Mục tiêu đào tạo..............................................................................30 1.2.2.2. Chức năng .......................................................................................33 1.2.2.3. Nhiệm vụ ..........................................................................................33 1.2.3. Cơ cấu tổ chức và độ ngũ cán bộ............................................................35 1.3. Trung tâm thông tin – thƣ viện với sự nghiệp phát triển của trƣờng ....36 1.3.1. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ..........................................................36 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ ..........................................................................37 1.3.3. Nguồn lực thông tin ................................................................................38 1.3.4. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm thông tin – thư viện ...................................................................................................................39 7 1.3.4.1. Đăc điểm người dùng tin .................................................................39 1.3.4.2. Nhu cầu tin ......................................................................................42 1.4. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ đối với sự nghiệp đào tạo của trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ..........................................45 CHƢƠNG 2..............................................................................................................47 THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ ........................................................47 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............47 VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA ......................................47 2.1. Sản phẩm thông tin – thƣ viện ....................................................................47 2.1.1. Hệ thống mục lục....................................................................................47 2.1.2. Thư mục dạng in .....................................................................................49 2.1.3. Danh mục ................................................................................................52 2.1.4. Cơ sở dữ liệu...........................................................................................53 2.2. Dịch vụ thông tin- thƣ viện .........................................................................58 2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc .................................................................59 2.2.2. Dịch vụ sao chụp, scan tài liệu ...............................................................62 2.2.3. Dịch vụ tư vấn, hỏi đáp ..........................................................................63 2.2.4. Dịch vụ truy cập Internet ........................................................................65 2.2.5. Dịch vụ tra cứu thông tin ........................................................................66 2.2.6. Dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc ......................................................67 2.3. Các yêu tố tác động đến sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm thông tin – thƣ viện Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.............68 2.3.1. Nguồn nhân lực ......................................................................................68 2.3.2. Nguồn tin ................................................................................................69 2.3.3. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ..................................69 2.3.4. Kinh phí ..................................................................................................70 2.3.5. Chuẩn nghiệp vụ (chuẩn biên mục và khung phân loại) ........................70 2.3.6. Phầm mềm quản lý thư viện ...................................................................71 2.4. Nhận xét, đánh giá và nguyên nhân tồn tại ...............................................72 8 2.4.1. Nhận xét ..................................................................................................72 2.4.1.1. Ưu điểm ...........................................................................................72 2.4.1.2. Hạn chế ...........................................................................................73 2.4.2. Đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện .............74 2.4.2.1. Chất lượng các sản phẩm thông tin – thư viện ...............................74 2.4.2.2. Chất lượng các dịch vụ thông tin – thư viện ...................................79 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ..............................................................82 CHƢƠNG 3..............................................................................................................84 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI ............................84 TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC .....................84 VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA ......................................84 3.1. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện .......................................................................................................................84 3.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin- thư viện ................................84 3.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin – thư viện .................................86 3.2. Các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện ...88 3.2.1. Xây dựng các sản phẩm thông tin – thư viện mới ..................................88 3.2.2. Tổ chức các dịch vụ thông tin – thư viện mới ........................................91 3.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin -thƣ viện .........96 3.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ ......................................96 3.3.2. Nâng cao nguồn lực thông tin ................................................................99 3.3.3. Đào tạo người dùng tin .........................................................................100 3.3.4. Tổ chức quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện ...............101 3.3.5. Chính sách phát triển ............................................................................103 3.3.6. Đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin ......................104 KẾT LUẬN ...........................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................107 PHẦN PHỤ LỤC LUẬN VĂN.............................................................................112 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành một bộ phận lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, trong đó tri thức đóng vai trò ngày càng quan trọng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Các nước phát triển trên thế giới đang dịch chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, coi thông tin như một nguồn lực đặc biệt của mỗi quốc gia và là những chỉ tiêu của sức mạnh kinh tế - xã hội và chính trị của mỗi nước. Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội đang chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức, “thông tin trở thành nguồn lực kinh tế chính” thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong mọi ngành kinh tế, nguồn lực thông tin mà cụ thể là hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện (SP&DVTT-TV). Do đó, phát triển SP&DVTT-TV chính là góp phần phát triển ngành công nghệ thông tin trong nền kinh tế. Ở Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó coi tri thức là yếu tố quyết định đến sự phát triến kinh tế - xã hội đất nước, thể hiện trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước “Phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu quan trọng của nền kinh tế và Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Để thực hiện được Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển nền kinh tế tri thức Đảng và Nhà nước ta khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII: “Cùng với sự phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Do vậy giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng 10 đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục phải đi trước phát triển kinh tế, điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, trong đó có giáo dục đại học phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Để nâng cao chất lượng đạo tạo đại học trong mỗi nhà trường thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập của cán bộ giảng viện và học sinh sinh viên. Trong hoạt động TTTV, các cơ quan TTTV ở Việt Nam từ lâu đã tiến hành xây dựng hệ thống SP&DVTT-TV nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của NDT (NDT). Hệ thống SP&DVTT-TV ra đời là kết quả của quá trình hoạt động xử lý và bao gói thông tin. SP&DVTT-TV góp phần nâng cao năng lực khai thác thông tin cho NDT; là công cụ phương tiện thực hiện chức năng cầu nối giữa NDT với nguồn lực thông tin, giữa NDT và cán bộ thư viện. Thông qua hệ thống SP&DVTT-TV các cơ quan thông tin -thư viện có thể khẳng định được vai trò cũng như vị trí của mình trong xã hội. Chất lượng của hệ thống SP&DVTT-TV là thước đo hiệu quả hoạt động của các thư viện. Đặc biệt tại các thư viện đại học, hệ thống SP&DVTTTV đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cán bộ giảng viện và học sinh, sinh viên. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (ĐHVHTT&DLTH) nằm trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa theo quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011, là một trường đào tạo đa ngành về lĩnh vực Văn hoá, Nghệ thuật, Thể thao, Du lịch cho khu vực Bắc Miền Trung và Nam Sông Hồng. Với mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc đại học nhằm thu hút sinh viên theo học. Để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường trong giai đoạn mới một trong những vấn đề được Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến phát triển các sản phẩm và dịch vụ đào tạo, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và tổ chức các SP&DVTT-TV tại Trung tâm thông tin – thư viện (TTTT-TV), nhằm góp 11 phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của nhà trường trong giai đoạn đào tạo ở bậc đại học. Với ý nghĩa và vai trò quan trọng trong giai đoạn mới của nhà trường từ đào tạo trung cấp, cao đẳng lên đào tạo ở bậc đại học tôi đã lựa chọn đề tài “ Sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm thông tin -thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thư viện của mình với mong muốn vận dụng những kiến thức và kỹ năng tiếp thu được trong khóa học, thực tiễn của bản thân để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm xây dựng và tổ chức sản phẩm và dịch vụ tại TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tin của NDT của TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, nghiên cứu về SP&DVTT-TV đã được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu trên bình diện lý thuyết cũng như tại các cơ quan, đơn vị khác nhau trên thế giới và ở Việt Nam. Đã có nhiều giáo trình, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo, tạp chí, hội thảo, tài liệu tập huấn trình bày về vấn đề này. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về SP&DVTT-TV trên cơ sở sách tham khảo và bài viết trên tạp chí như: sách tham khảo “Giới thiệu dịch vụ thư viện công cộng” (Introduction to library public services) của G. Edward Evans, Thomas L. Carter; “Marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin mở đầu cho cán bộ thư viện và chuyên gia thông tin” (Marketing Information products and services a primer for Librarians and Information professionals) của Kijain Ashok jambbekar, T.D Rama Rao, S.Sreenivas Rao. Hai cuốn sách mới chỉ đề cập đến sản phẩm và dịch vụ dưới góc độ Marketing và dịch vụ thư viện công cộng chưa đề cập đến sản phẩm và dịch vụ được xây dựng và tổ chức như thế nào. SP&DVTT-TV được nghiên cứu ở các tạp chí như: “Hiểu biết giá trị của chúng tôi: đánh giá bản chất tác động của các dịch vụ thư viện” (Understanding our valua: assessing the nature of the inpact of library services) của David Bawden, …; “Khách hàng sử dụng thư viện công cộng của dịch vụ hợp tác tài liệu tham khảo trò 12 chuyện:: Hiệu quả ở câu trả lời và câu hỏi” (Public library patrons`use of collabratire chat reference service: the effectiveness of question answering by question type) của Kwon, N; “ Webb, Jo, Ganan – leary, Pat and Bent, Moira, cung cấp các dịch vụ hiểu quả cho nghiên cứu ở London” (Webb, Jo, Ganan – leary, Pat and Bent, Moira, Providing effective library service for research London) của Miggie Pickton; “ Sự phát triển của mô hình kiểu mẫu để đánh giá mức độ tác động của dịch vụ thông tin và thư viện” (The development of a model for assessing the level of impact of information and library service của Peter Brophy); “Đánh giá dịch vụ tham khảo ảo: Việc tuân thủ nguyên tắc hướng dẫn hành vi và tham khảo hướng dẫn kỹ thuật số của IFLA” (Virtual reference service evaluation: Adherence to Rusa behavioral guidelines and IFLA digital reference guidelines) của Sengher. K, Boryung.J; “ Khả năng nhận thức và sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện trong các trường đại học ở Nigerian” (Faculty awareness and use of library information products and services in Nigerian universities) của S.O. Poporla. Các tài liệu này cũng đã đề cập đến SP&DVTT-TV, nhưng trong các tài liệu các tác giả chưa đi sâu phân tích các SP&DVTT-TV với từng loại hình thư viện cụ thể. Ở Việt Nam vấn đề SP&DVTT-TV đã được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết ở cuốn giáo trình “Sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện” của tác giả Trần Mạnh Tuấn xuất bản năm 1998; cũng được đề cập đến trong giáo trình “Thông tin học” của tác giả Đoàn Phan Tân xuất bản năm 2006. Các tài liệu này đã cung cấp một cách cơ bản các vấn đề lý luận về loại hình SP&DVTT-TV. Tuy nhiên trong các tài liệu các tác giả chưa đi sâu phân tích các loại hình SP&DVTT-TV với từng loại hình thư viện cụ thể. SP&DVTT-TV được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thư viên như: “ Nghiên cứu và hoàn thiện các dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin – thư viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam”của tác giả Phùng Thị Bình (2008); “Nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội” của tác giả Đào Linh Chi (2007); “Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Học 13 viện công nghệ Bưu chính viễn thông”của tác giả Trần Thị Ngọc Diệp (2011); “Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Học viện Chính trị khu vực I” của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang (2007) ; “Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội”của tác giả Thạch Lương Giang (2012); “Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của trường Đại học Hà Nội”của tác giả Đặng Thị Thu Hiền (2011); “Nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm thông tin của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia” của tác giả Nguyễn Thị Hồng (2005); “Phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang” của tác giả Phạm Thị Hải Huyền (2009); “Phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường Đại học khối Văn hóa Nghệ thuật ở Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Thanh Huyền (2009); “ Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm thông tin – thư viện và nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc Hội” của tác giả Trịnh Thị Giáng Hương (2006); “Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong điều kiện hội nhập khoa học và công nghệ tại Trung tâm thông tin tư liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” của tác giả Đặng Thu Minh (2006); “Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Hà Nội” của tác giả Trần Nhật Linh (2010); “Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng nhu cầu tin thời kỳ đổi mới của Viện Thông tin Khoa học Xã hội”của tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga (2007); “ Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm thông tin Khoa học Công an- Viện chiến lược và Khoa học Công an” của tác giả Lê Thị Thúy Nga (2007); “Xây dựng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Văn phòng trung ương Đảng” của tác giả Trịnh Thị Kim Ngân (2010);“Nghiên cứu hoàn thiện các dịch vụ cung cấp thông tin khoa học Kiến trúc- Xây dựng tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Mỹ Nguyên (2008); “ Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện Trường Đại học Thủy Lợi”của tác giả Phạm Hồng Thái (2007); “Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin Khoa học Quân sự tại Học viện Chính trị” của tác giả Cao Thị Thanh Thảo (2010); 14 “Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả Vũ Huy Thắng (2009); “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội”của tác giả Phạm Thị Yên (2005). Các đề tài kể trên đều nghiên cứu SP&DVTT-TV ở một cơ quan đơn vị cụ thể trên một địa bàn cụ thể, với những đặc điểm riêng biệt. Có những đặc điểm chung đề tài này là đã khảo sát, đánh giá thực trạng các SP&DVTT-TV ; đồng thời đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và phát triển các SP&DVTT-TV cho một thư viện cụ thể. Ngoài ra, một số bài viết đăng trên các tạp chí Thư viện Việt Nam, Thông tin và Tư liệu; tạp chí Khoa học xã hội viết về SP&DVTT-TV cụ thể: bài viết “Quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện trong thư viện trường đại học” của THS. Bùi Thị Thùy Chi; “ Tăng cường sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp ứng nhu cầu người học tại thư viện tỉnh An Giang” của Huỳnh Thị Bạch Cúc; “ Thị trường dịch vụ và sản phẩm thông tin dưới góc độ tổ chức hoạt động thông tin” của GS.TS. Rodionov.I, Lê Trọng Hiển; “Dịch vụ các thư viện chuyên ngành trên địa bàn Hà Nội hiện trạng và vấn đề” của Nguyễn Thị Hạnh“ Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Việt Nam” của Nguyễn Hữu Hùng; “Pháp triển các dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện” của Nguyễn Huy Thắng; “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Viện Khoa học xã hội hiện nay”của tác giả Trần Mạnh Tuấn (2008); “ Hiện trạng và một số tính chất phát triển của dịch vụ tại các thư viện” của Trần Mạnh Tuấn; “Dịch vụ cung cấp thông tin chuyên đề: nội dung và một số kiến nghị” của Trần Mạnh Tuấn; “Sản phẩm thông tin từ góc độ Marketing” của Trần Mạnh Tuấn “Dịch vụ tham khảo” của Trần Mạnh Tuấn; “ Một số vấn đề về phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin” của Trần Mạnh Tuấn; “ Về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin” của Trần Mạnh Tuấn; “ Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thực trạng và các vấn đề” của Trần Mạnh Tri; “ Đánh giá các dịch vụ thông tin và thư viện” của Vũ Văn Sơn; “Hình thành dịch vụ thông tin thư viện sẵn sàng đáp ứng trong trường 15 đại học” của Dương Thị Vân; “Các loại hình dịch vụ thông tin tiêu chuẩn đo lường chất lượng phục vụ các doanh nghiệp tại Trung tâm thông tin tiêu chuẩn đo lường chất lượng” của Đỗ Tường Vân. Các bài viết trên đã phần nào đề cập đến các góc độ khác nhau của loại hình SP&DVTT-TV phổ biến hiện nay, từ đó giúp cho việc liệt kê, nhận dạng các nhóm SP&DVTT-TV, sơ bộ xác định các mối quan hệ giữa chúng trên cơ sở phân nhóm theo những mục đích, khía cạnh khác nhau. Đồng thời đề cập đến những phương pháp đánh giá cũng như phân tích các quan điểm tiếp cận về tính hiệu quả của các SP&DVTT-TV. Về TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH đã được nghiên cứu ở khía cạnh nguồn lực thông tin luận văn thạc sĩ “Xây dựng và phát triển nguồn học liệu phục vụ đào tạo theo phương thức tín chỉ tại Trung tâm thư viện – học liệu trường Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật Thanh Hóa” của tác giả Trịnh Tất Đạt. Đề tài này, mới chỉ giải quyết được khía cạnh nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin thư viện của TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. Hiện chưa có đề tài nào đề cập nghiên cứu trực tiếp đến “ Sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa”. Trên thực tế, đề tài này phù hợp với chủ trương và nhiệm vụ của TTTT-TV trong định hướng phát triển của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện đề tài này tác giả luận văn sẽ kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và những kinh nghiệm của bản thân để làm rõ thực trạng sản phẩm và dịch vụ tại TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. Qua đó đánh giá, nhận xét và đưa ra kiến nghị giải pháp nhằm phát triển sản phẩm và dịch vụ trong giai đoại mới khi trường đào tạo ở bậc đại học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng sản phẩm và dịch vụ tại TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. Qua đó, đánh giá nhận xét chất lượng của sản phẩm và dịch vụ và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm và dịch vụ tại TTTTTV trường ĐHVHTT&DLTH. 16 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, Luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu cơ sở lý luận chung của SP&DVTT-TV. - Tìm hiểu mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường ĐHVHTT&DLTH và TTTT-TV . - Nghiên cứu đặc điểm NDT và nhu cầu tin tại TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. - Nghiên cứu thực trạng sản phẩm và dịch vụ tại TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. - Đưa ra các giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ tại TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. 4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết đưa ra là: Sản phẩm và dịch vụ tại TTTTTV trường ĐHVHTT&DLTH chưa đa dạng và phong phú, chất lượng sản phẩm và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu NDT. Nếu xây dựng và tổ chức đa dạng, phong phú các loại hình sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt thì sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động thông tin, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến nay 17 - Phạm vi nội dung: nghiên cứu lý luận chung về SP&DVTT-TV, thực trạng, giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm của Đảng và Nhà nước khi xem xét, nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện. 6.2. Phƣơng pháp cụ thể - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; - Phương pháp phỏng vấn; - Phương pháp thống kê 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 7.1. Về mặt khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của các trường đại học. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề xây dựng và tổ chức sản phẩm và dịch vụ tại TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. Do vậy, nghiên cứu này góp phần vào việc khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng, tổ chức hệ thống SP&DVTT-TV trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Đưa ra được cách thức xây dựng, tổ chức các loại hình SP&DVTT-TV phù hợp với quy mô và chức năng nhiệm vụ của TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. 7.2. Về mặt ứng dụng Luận văn đã hệ thống đầy đủ sản phẩm và dịch vụ tại TTTT-TV, đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi cho công tác xây dựng và tổ chức sản phẩm và dịch vụ tại TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. Qua đó TTTTTV có thể thực hiện xây dựng và tổ chức hệ thống SP&DVTT-TV một cách hoàn chỉnh hơn và đa dạng hóa 18 loại hình dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của NDT tại trường ĐHVHTT&DLTH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của TTTT-TV tại trường ĐHVHTT&DLTH. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Đề tài hoàn thành trong một năm - Số lượng trang dự kiến 90 -100 Trang - Nội dung nghiên cứu: + Hệ thống được đầy đủ và đánh giá chất lượng toàn bộ sản phẩm và dịch vụ tại TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH. + Đưa ra một số giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ cho TTTT-TV trường ĐHVHTT&DLTH 9. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện với sự nghiệp phát triển của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Chương 2: Thực trạng sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 19 CHƢƠNG 1 SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƢ VIỆN VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 1.1. Những vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện 1.1.1. Khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện Sản phẩm và dịch vụ thông tin –thư viện được hình thành do nhu cầu trao đổi thông tin trong xã hội, có quá trình phát triển lâu dài. Theo sự phân công lao động xã hội và để thảo mãn nhu cầu tin của người dùng tin, cơ quan thông tin thực hiện nhiệm vụ xây dựng, tổ chức các SP&DVTT-TV trên cơ sở kết quả của việc xử lý phân tích và tổng hợp, tổ chức thông tin. Trước đây, khi khoa học và công nghệ chưa phát triển, các SP&DVTT-TV chỉ là những loại hình đơn giản hàm lượng thông tin thấp, hình thức không đẹp, phương pháp xây dựng và tổ chức SP&DVTTTV thực hiện thủ công. “Nhưng phải đến giữa thế kỷ XX cùng với sự phát triển rất mạnh của các cơ quan thông tin, thư viện, sự hỗ trợ tích cực của các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật có liên quan (toán học ứng dụng, công nghệ tin học, viễn thông, kỹ thuật số, kỹ thuật vi xử lý...)” [34, tr.13]. Hệ thống SP&DVTT-TV phát triển phong phú về số lượng và loại hình, hàm lượng tri thức rất cao, hình thức đẹp, phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhờ ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin. Chính vì vậy, ngày càng thỏa mãn đầy đủ hơn nhu cầu của NDT. Sản phẩm và dịch vụ thông tin –thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin do cá nhân, tập thể tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu NDT. Quá trình xử lý thông tin chính là quá trình lao động của các chuyên gia từ biên mục, phân loại, định từ khóa, tóm tắt, chú giải đến biên soạn tổng luận. Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện là một hệ thống các công cụ phương tiện giúp NDT có thể khai thác và tìm kiếm thông tin. Khi sử dụng thư viện, buộc NDT phải sử dụng đến một hay một số SP&DVTT-TV. Như vậy, sản phẩm và dịch vụ thông tin –thư viện là công cụ phương tiện để tìm tin. Chúng là các hoạt động để đáp ứng nhu cầu tin. 20 Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Đó chính là hệ thống các yếu tố được tạo ra trên cơ sở nhu cầu tin của xã hội. Chúng là hệ thống các yếu tố có quan hệ và tác động mật thiết với nhau, có thể chuyển hóa lẫn nhau, biến đổi và phát triển không ngừng. Song xét trên bình diện chức năng đối với NDT thì chúng có thể chia thành hai loại đó là: Sản phẩm thông tin – thư viện (SPTT-TV) và dịch vụ thông tin – thư viện (DVTT-TV) Sản phẩm thông tin – thƣ viện Sản phẩm là khái niệm cơ bản được sử dụng trước tiên và chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế học và hoạt động thực tiễn của nền sản xuất. Để có cách hiểu đúng đắn về hệ thống SP&DVTT-TV, trước tiên cần phải hiểu một số thuật ngữ, khái niệm liên quan. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “Sản phẩm là cái do con người tạo ra; sản phẩm là cái được tạo ra như kết quả tự nhiên” [ 17, tr. 1357]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình. Sản phẩm bao gồm dịch vụ, phần cứng, vật liệu đã chế biến, phần mềm hoặc tổ hợp của chúng. Sẩn phẩm có thể là vật chất (vd. Các bộ phận lắp ghép hoặc vật liệu đã chế biến), hoặc phi vật chất (vd. Thông tin, khái niệm hoặc tổ hợp của chúng). Sản phẩm được tạo ra có chủ định (vd. để dành cho khách hàng), hoặc không chủ định (vd. chất ô nhiễm hoặc kết quả không mong muốn)” [9, tr. 723]. Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, “Sản phẩm là vật làm ra do sức lao động của con người hoặc bằng máy móc, cần phát triển sản xuất các loại sản phẩm xuất khẩu [18, tr. 1560]. Sản phẩm là kết quả của quá trình xử lý bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau. SPTT-TV là quá trình xử lý thông tin bao gồm nhiều công đoạn khác nhau như: biên mục, phân loại, định từ khóa, tóm tắt, chú giải, biên soạn tổng quan…như quá trình phân tích – tổng hợp thông tin. SPTT-TV có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm sản phẩm truyền thống và sản phẩm hiện đại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan