Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe trẻ em Sai lầm trong cách dạy con khiến trẻ không nghe lời...

Tài liệu Sai lầm trong cách dạy con khiến trẻ không nghe lời

.PDF
5
391
145

Mô tả:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Sai lầm trong cách dạy con khiến trẻ không nghe lời Cha mẹ nhiều khi rất bực mình vì con bướng bỉnh không nghe lời, tuy nhiên họ lại không biết trẻ trở nên khó bảo chính là do những thói quen hằng ngày của cha mẹ mình. Dưới đây là 8 sai lầm cơ bản của cha mẹ khiến con bướng bỉnh. Mời các bạn hãy tham khảo để rút ra kinh nghiệm cho chính mình. Những sai lầm trong cách dạy con khiến bé không nghe lời 1. Nói dối bé Nhiều mẹ vì muốn con nghe lời hay giải thích một điều gì khó nói với con thường tìm cách nói dối. Ví dụ, nhiều mẹ muốn con đi nhà trẻ nhanh, không dùng dằng nên nói dối rằng nhà hàng xóm gần nhà có bà phù thủy chuyên bắt trẻ nhỏ. Điều đó khiến bé nhanh chóng đi học. Nhưng cách này không lâu dài, sẽ khiến bé nhanh chóng biết mẹ nói dối và trở nên bướng bỉnh. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể gặp phải tình huống bối rối khi bé vô tư nói những lời này với người hàng xóm. Do đó, thay vì nói dối khiến bé trở nên khó bảo, mẹ nên thành thật và tỏ ra thông cảm. Ví dụ, mẹ có thể chia sẻ với con: “Mẹ biết là có lúc con không muốn đi nhà trẻ. Mẹ cũng vậy đấy, có khi chẳng muốn đi làm tí nào cả. Nhưng đó là nhiệm vụ đúng không nào? Mẹ đi làm và con đi học”. Sự cảm thông thậm chí sẽ giúp xoa dịu cảm xúc cho cả hai. Thường xuyên nói dối sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí hơn. 2. Chỉ dọa bé mà không thực hiện biện pháp can ngăn Hình phạt đôi khi cần thiết để bé nhận biết được các giới hạn. Tuy nhiên, nhiều mẹ chỉ mang hình phạt ra để dọa nạt. Thái độ “nói cho có” này của mẹ sẽ khiến bé nhanh chóng trở nên nhờn và bướng bỉnh. Làm một ông bố hay bà mẹ nghiêm khắc thật không dễ dàng và vui vẻ tí nào. Thế nhưng, các hình phạt vẫn cần được thi hành khi cần thiết. Việc lặp đi lặp lại rằng con phải dừng hành động xấu nếu không mẹ sẽ phạt con sẽ không mang lại tác dụng như ý. Thay vì thường xuyên dọa nạt, khiến bé trở nên bướng bỉnh hơn, mẹ hãy hành động ngay nếu bé tiếp tục không nghe lời. Chẳng hạn, khi cậu bé tiếp tục tranh đồ chơi của em, mẹ cần dừng cuộc chơi ngay và có thể yêu cầu bé dọn đồ chơi, xin lỗi em hoặc đứng dựa tường và không được chơi hay làm gì trong vòng 30 phút. 3. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược Điều này thường xuyên xảy ra trong những gia đình đông người. Một người mắng và một người bênh, trẻ sẽ nhận ra là chúng chẳng bị làm sao cả và ngày càng bướng bỉnh. Do đó, để tránh con hình thành những tính xấu, bướng bỉnh, mẹ nên thống nhất các quy tắc giáo dục trong gia đình. Gia đình cần thống nhất cách giáo dục con cái, tránh trẻ bướng bỉnh 4. Chính bản thân bố mẹ không tuân theo quy tắc VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Mẹ yêu cầu con không được vứt đồ chơi lung tung nhưng bản thân mình thì vứt túi xách, quần áo, mũ… mỗi chỗ một nơi. Điều đó thật chẳng hợp lý chút nào, con sẽ ngày càng trở nên bướng bỉnh. Cha mẹ là tấm gương để con noi theo. Do đó, nếu muốn dạy con nghe lời, trước hết mẹ cần tuân thủ đúng các nguyên tắc do mình đề ra. Những quy tắc của bạn sẽ trở nên vô dụng, trẻ vẫn bướng bỉnh nếu ngay cả người đề ra nó cũng không thực hiện. Muốn dạy con, trước hết cha mẹ cần làm gương. 5. Dạy con biết nghe lời cha mẹ Tất nhiên, chẳng cha mẹ nào mong muốn nuôi con mình như kiểu người máy chỉ biết phục tùng, không có tính sáng tạo nhưng dạy con biết nghe lời vẫn là điều cần làm. Nhiều mẹ do chiều chuộng con thái quá, dân chủ thái quá mà hình thành tính cách bướng bỉnh ở trẻ. Mẹ cần có những kỷ luật riêng trong gia đình để dạy con biết nghe lời. Đồng thời, mẹ cũng cần giao cho bé những nhiệm vụ trong gia đình. Việc bắt trẻ phục tùng khắt khe hoặc quá tự do đều khiến con bướng bỉnh 6. Trao đổi điều kiện VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nhiều cha mẹ để đối phó với sự bướng bỉnh của con đã tìm những điều kiện để trao đổi. Ví dụ, con ăn hết bát cơm này mẹ sẽ cho con ăn bánh bông lan. Kết quả là trẻ nhỏ sẽ nhanh chóng ăn hết cơm để được ăn bánh, và lần sau cũng vậy. Trẻ sẽ chỉ ăn cơm nếu mẹ hứa cuối bữa có bánh ngọt, socola… Biện pháp trao đổi điều kiện sẽ chỉ khiến trẻ càng ngày càng bướng bỉnh, mè nheo. Cách làm này không sai nếu mẹ làm cho con thấy rằng những nỗ lực của bé tốt cho chính bản thân bé chứ không phải chỉ vì phần thưởng, đồng thời hướng con đến những mục tiêu thực sự lớn. Khi trẻ bướng bỉnh, bố mẹ không nên dễ dàng thỏa hiệp mà cần kiên nhẫn hướng đến mục tiêu lâu dài. 7. Mất bình tĩnh với con Nhiều mẹ mất bình tĩnh khi con bướng bỉnh, không nghe lời, thậm chí la mắng con hoặc đánh trẻ. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý phản kháng. Nuôi dạy trẻ nhỏ là việc làm đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Nếu mẹ cảm thấy mất kiểm soát, tốt nhất là nên rời đi một lúc. Sau khi đã “hạ nhiệt” thì hãy lựa lời thủ thỉ với bé. Mẹ cũng nên hành động dứt khoát ngay sau khi đưa ra cảnh báo để tránh làm cho hành động của bé leo thang, bướng bỉnh hơn khiến mẹ cảm thấy bực. 8. Giải thích dài dòng VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nhiều mẹ mong muốn con hiểu chuyện nhưng lại quá máy móc. Ví dụ khi phạt con vì không chào người lớn, mẹ dành cả giờ đồng hồ để giải thích nào là vì sao phải chào hỏi người lớn, truyền thống ở Việt Nam là như thế nào và kết quả là bé không thể hiểu tại sao lại bị phạt… Trẻ còn quá nhỏ để tiếp thu được những lời giải thích này của mẹ! Không nên xem nhẹ trẻ vì còn bé những mẹ cũng đừng đánh giá quá viển vông về tầm hiểu biết của con. Nhận thức của bé còn rất non nớt và những câu như: “Không ăn đồ ngọt” hay “Lên giường đi ngủ ngay nào” sẽ có hiệu lực hơn những lời văn hoa lê thê rất nhiều. Nhiều khi trẻ bướng bỉnh chỉ vì chúng chẳng hiểu mẹ đang nói gì.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan