Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn luyện kỹ năng nói tiếng anh trong phần post-reading và post-listening bằng p...

Tài liệu Rèn luyện kỹ năng nói tiếng anh trong phần post-reading và post-listening bằng phương pháp hội thoại

.DOC
19
1236
151

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU: I- ĐẶT VẤN ĐỀ: * Lý do chọn đề tài: Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh mới được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm ( thematic approach ) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Theo chủ trương đề ra, phương pháp dạy học ngày nay thay đổi theo hướng “ khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”. Định hướng này đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục đó là “ Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học”. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động tình cảm, đem lại niềm hứng khởi trong bộ môn Tiếng Anh. Với những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh trong phần Post-reading và Post-listening bằng phương pháp hội thoại” ở bậc THPT làm đề tài nghiên cứu của mình. Tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy nói môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, và đồng thời giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. II- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau. 1- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn tiếng Anh, các kỹ thuật dạy nói. 2- Thao giảng, dạy thử nghiệm 3- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm. 4- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý. III- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài xoay quanh đề tài nghiên cứu giảng dạy và học tập môn nói tiếng Anh của giáo viên và học sinh bậc THPT truờng THPT Lê Lợi. Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là các lớp 10A4 và 12A10. IV- Mục đích nghiên cứu : Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau: 1. Cách thức tổ chức một tiết dạy nói, một hoạt động nói có hiệu quả 2. Các bước tiến hành một tiết dạy nói có hiệu quả 1 3. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và vận dụng kỹ năng nói tốt khi giao tiếp tiếng Anh trong thực tiễn. V- Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. 3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thử nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy nói. 4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh. B – PHẦN NỘI DUNG: I - Cơ sở lý luận: 1- Mục đích dạy học: Dạy ngoại ngữ không phải đơn thuần chỉ nhằm mục đích là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Giúp học sinh có điều kiện thu nhận và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ Tiếng Anh, có hiểu biết hơn về văn hóa các nước trên thế giới, tạo cho các em thói quen có phản ứng tức thì trong giao tiếp. Kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện trong môi trường Anh ngữ. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự luyện nói thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau như giao tiếp vói bạn bè, với thầy cô giáo, với người bản xứ... Kỹ năng nói phát triển thể hiện qua khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp để được hiểu bằng tiếng Anh. 2- Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nói. a- Giáo viên: - Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. - Để tiến hành một tiết dạy nói có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau: + Chọn và sử dụng linh hoạt các kỷ thuật, thiết kế hoạt động dạy nói phù hợp với từng nội dung bài dạy. + Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý. + Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học phục vụ dạy nói. + Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy. + Phát âm chính xác, truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. b- Phương pháp - kỹ thuật dạy nói (Speaking Techniques) Phương pháp dạy nói ( Speaking techniques) được quy định bởi nội dung dạy nói. Nói cách khác, nội dung bài dạy nói chi phối việc lựa chọn, vận dụng 2 phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy nói. Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp với một hình thức bài dạy cụ thể ( dạy ngữ pháp, dạy nghe,dạy viết ....) c- Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy nói: - Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần nội dung chính của SGK. Muốn thực hiện tốt các bài luyện nói này thì người học phải được nghe các nội dung bài học là những bại họi thoại mẫu trong băng hoặc qua những clip mẫu. Hơn thế nữa, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và gây hứng thú học tập. * Các thiết bị cần cho môn học: - Máy thu phát băng cassette. - Máy ghi âm các bài đọc và nghe theo SGK. - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài học trong SGK - Các tranh ảnh đồ dùng giáo viên tự tạo.... d- Học sinh: Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên . Để tiết dạy nói được tốt thì học sinh cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc khi giao tiếp bằng tiếng Anh. II- Thực trạng dạy nói môn tiếng Anh trường THPT Lê Lợi: 1- Ưu điểm: Tuy còn rất nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt qua những khó khăn trước mắt, dần dần cải thiện chất lượng giờ dạy nói môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình, SGK mới. a- Về phía giáo viên: - Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng - kỹ thuật dạy nói. - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nói. - Phối kết hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học. - Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy nhiều tiết dạy nói trở nên sinh động, có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả cao. - Sử dụng ngôn ngữ hình thể linh hoạt gây cuốn hút cho học sinh và làm cho tiết học thêm sinh động. - Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nói: băng đĩa hình, máy cassette, đầu video, đèn chiếu, máy chiếu. b- Về phía học sinh: - Nhiều học sinh đã nói và nhận biết được giọng đọc, nói của người bản ngữ. Sử dụng và biết bắt trước và học tập các ngữ âm, ngữ điệu chính xác hơn khi giao tiếp. 3 - Phần lớn học sinh nói tốt hơn và tự tin hơn đặc biệt trong những chủ đề gần gủi trong cuộc sống hàng ngày từ việc sử dụng những câu đơn giản cho đến những cấu trúc câu phức tạp hơn, thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau khi nghe lần 3 - Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập. - Học sinh đã được quen dần với môn học nói. 2- Tồn tại: a- Giáo viên: Vẫn còn một số giáo viên gặp một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện các thao tác, kỹ thuật dạy nói, trong việc lựa chọn các kỹ thuật cho phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy. Còn ngại sử dụng hoặc sử dụng chưa thành thạo đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nói (máy chiếu, đài cassett, máy tính, hình minh họa ...) b- Học sinh: - Động cơ để nói bằng tiếng Anh còn hạn chế. - Nhiều em ít có cơ hội để nói và thiếu tự tin khi nói bằng tiếng Anh. - Một số em còn ngại nghe và nói bằng tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi. - Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh. c- Phương tiện đồ dùng dạy học: - Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy còn quá ít, một số còn thiếu hoặc chất lượng chư đảm bảo: tranh, ảnh, băng, đài casstte. - Chưa có phòng tiếng phục vụ cho học nghe, nói. Phòng học bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng ồn xung quanh. d- Điều tra cụ thể: Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận khối 10 và khối 12. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm, ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp mình phụ trách. Qua điều tra, tôi đã nhận ra rằng hầu hết các em nắm từ vựng không chắc, kỹ năng nghe và nói bằng tiếng Anh còn hạn chế. Kết quả điều tra cụ thể như sau: Khá T.Bình Yếu Kém TSH Giỏi Lớp S SL % SL % SL % SL % SL % 10A4 45 0 0 9 20 29 64,4 7 15,6 0 0 12A10 45 5 11,1 15 33,3 21 46,7 4 8,9 0 0 III- Một số giải pháp thực tế để tiến hành một tiết dạy nói đạt hiệu quả: 1- Lập kế hoạch cho một tiết dạy nói: a- Đối với giáo viên: Để tiến hành một tiết dạy nói được tốt thì người giáo viên cần thực hiện các bước sau: - Nghiên cứu kỷ nội dung bài dạy từ sách giáo viên, sách giáo khoa: 4 SGK, SGV là cơ sở quan trọng, để giáo viên hoạch định giảng dạy của mình cho tiết học. Việc nghiên cứu kỹ SGK, SGV sẽ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân bố thời gian cho các bước, các hoạt động một cách khoa học. - Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy: Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau tiết dạy học. Đối với tiết dạy nói, thông thường mục đích, yêu cầu của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kỹ năng: Listening (nghe), Speaking (nói), Reading ( đọc), Writing (viết) ( trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu), sau khi kết thúc phần nghe học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó. - Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nói (Speaking Techniques) một cách linh hoạt và phù hợp: Việc lựa chọn kỹ thuật dạy nói phải được xác định trên căn cứ là nội dung của tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy nói. Trong mỗi giai đoạn có các kỹ thuật dạy nói đặc trưng phù hợp với từng giai đoạn đó. Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nói: * Sử dụng tranh minh hoạ: + Tranh hình trong SGK: Một trong những thế mạnh của bộ SGK biên soạn theo chương trình mới là có nhiều tranh hình minh hoạ. Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng trong tất cả các bài học. + Tranh hình minh họa: (tự tạo hoặc mua) để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu cầu bắt buộc. Không yêu cầu hình minh họa phải đảm bảo tính thẩm mĩ cao, nhưng phải có sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học. Nếu không có điều kiện mua thì có thể phóng to tranh minh hoạ trong SGK. - Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học. Giáo viên cần hoạch định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian cho các hoạt động, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh. - Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy. Hiệu quả của tiết dạy nói sẽ được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa ra thảo luận cùng đồng nghiệp trước khi dạy. Việc làm này không chỉ mang lại kết quả tích cực cho tiết dạy nói mà các kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. b- Đối với học sinh: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách: - Chuẩn bị từ vựng và cấu trúc câu cho bài học, chủ đề của bài học sắp tới. - Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời gian suy nghĩ , tìm hiểu tài liệu.... 5 - Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy nghe mà đối với các tiết dạy kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. - Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo tạo ra những hội thoại có liên quan đến nội dung bài dạy 2 - Thực hiện tốt tiến trình dạy nói: Cấu trúc của bài hội thoại hoàn toàn khác với cấu trúc một bài đọc. Lời nói của bài hội thoại phải đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích. Các hoạt động chính của bài hội thoại là hoạt động theo cặp đôi, theo nhóm và đóng vai. Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của tiết dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production. Tiến trình của một tiết dạy nói cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Presentation, Practice, và Production. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nói trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định rỏ ràng mục đích yêu cầu cầu của từng chủ đề nói cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo.  Cách tiếp cận bài hội thoại: Các Nội dung Mục đích Các hoạt động bước Giới thiệu - Lôi cuốn sự hứng thú - Giới thiệu chủ điểm của (Presentation) của học sinh. bài hội thoại, giới thiệu - Tạo ra nhu cầu muốn ngữ cảnh, nhân vật. Bước 1 giao tiếp cho học sinh. - Đưa ra câu hỏi gợi ý. ( about 10 - Khuyến khích HS suy - Giới thiệu từ mới. minutes) nghĩ về chủ điểm mà họ sẽ học bằng Tiếng Anh. Luyện tập Giúp cho học sinh Thực hiện các bài tập thực hành - Hiểu nội dung bài hội luyện nói thông qua: (Practice) thoại. - Luyện tập có hướng Bước 2 - Thuộc lòng các lời đối dẫn của GV ( about 20 - thoại của các nhân vật. - Luyện tập tự do minutes) - Biết vận dụng cấu trúc trong bài hội thoại mẫu để xây dựng những bài hội thoại tương tự theo sự hướng dẫn của GV Sản sinh lời Giúp học sinh phát triển - Thực hiện các bài tập. nói khả năng giao tiếp. - Luyện nói thông qua Bước 3 (Production) luyện tập tự do và liên hệ ( at least 15 với thực tế. minutes) 6  Các thủ thuật và hoạt động cho các bước dạy bài hội thoại: Chúng ta thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để giới thiệu bài hội thoại một cách phù hợp và hấp dẫn với từng đối tượng học sinh cụ thể của bạn. Sau đây là một số hoạt động gợi ý để giới thiệu bài hội thoại: * PRESENTATION (Giới thiệu) :  Bạn có thể dùng trực quan (Using visuals) : Dùng tranh hoặc vật thật để giới thiệu: Dùng tranh vẽ, giới thiệu các nhân vật và ngữ cảnh của bài hội thoại. Dùng tranh vẽ các nhân vật, giới thiệu các nhân vật và ngữ cảnh bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh dựa vào tranh để trả lời. Dùng dồ dùng trực quan như tranh vẽ hoặc đồ vật thật, cùng học sinh xây dựng bài hội thoại. Ví dụ: Tiếng Anh 10 (bài 6 trang 68) "An excursion" Có thể sử dụng một trong các hoạt động sau cho phần Post-Listening: Dùng tranh phóng to về một nhóm bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị đi cắm trại. Chúng ta hãy lắng nghe cuộc nói chuyện của nhóm bạn ấy. Dùng tranh vẽ một nhóm bạn: Hai bạn nam: Tuấn và Hùng, ba bạn nữ: Hoa, Dung, Mai đang ngồi ở nhà của bạn Tuấn. Đặt câu hỏi cho học sinh dựa vào tranh trả lời. Có thể lựa chọn một số câu hỏi gợi ý sau: Who is this? (Chỉ vào Tuấn) - Who are they? (chỉ vào các bạn còn lại) Hoặc: What can you see in the picture? - What is Tuan doing? What are the others doing? Dùng đồ vật thật: 2 ba lô, 1 túi bánh mỳ, 2 hộp sữa, nước uống… Giới thiệu nhân vật và ngữ cảnh của bài hội thoại bằng cách đưa ra từ gợi ý và câu hỏi, sau đó có thể đóng vai mẫu cùng với một số em học sinh khá giỏi trong lớp. Khuyến khích các nhóm làm việc tích cực.  Bạn có thể dùng băng cát sét: - Bật băng cho học sinh nghe bài hội thoại mẫu. - Đọc mẫu bài hội thoại theo giọng nói của các nhân vật trong bài hội thoại. - Cùng HS có giọng hay trong lớp đọc mẫu bài hội thoại tương tự. - Cùng với một số em học sinh khá giỏi trong lớp đóng vai mẫu bài hội thoại tương tự. * PRACTICE (Luyện tập): - Để giúp học sinh hiểu và luyện tập bài hội thoại hiệu quả hơn, tôi thường sử dụng các loại hoạt động sau đây:  Đặt câu hỏi và câu trả lời ( questions and answers).  Bài tập đúng sai (True/False statements)  Bài tập lựa chọn (Multiple choice)  Điền từ thích hợp vào chỗ trống (Gap - fill)  Dùng từ, nhóm từ tương tự để xây dựng bài hội thoại tương tự (Substitutions - controlled practice)  Dùng từ, nhóm từ tương tự để xây dựng bài hội thoại tương tự (Substitutions - free practice) 7  Sắp xếp câu hỏi và câu trả lời cho phù hợp (Matching questions and answers)  Dựa vào câu trúc của bài hội thoại mẫu, xây dựng một bài hội thoại theo tình huống (Situation - based role play)  Kể lại nội dung bài hội thoại (Theo hình thức độc thoại hoặc đối thoại Retelling)  Sau đây là một số hoạt động gợi ý để giúp HS luyện tập bài hội thoai.  Bài tập lựa chọn (Multiple choice): Tiếng Anh 10- Bài 1, trang 13 "A Day In The Life Of" 1. In the morning, the alarm ......... at 4:30 A. goes on B. goes off C. goes wrong D. goes away 2. Mr. Vy ..........some water for his morning tea. A. boil B. Boils C. Boiled D. boiling 3. It ........45 minutes to get ready. A. takes B. Take C.taking D. taken  Bài tập đúng sai ( True/ False statements ) cho phần Post Reading. Tiếng Anh 10- Bài 8, trang 82 "The History of My Village": 1. Many years ago, people’s life in the author’s village was in very good conditions. 2. People had to live in nice houses made of brick. 3. The villagers sent their children to school and college with a hope that their children could find a way of making their life improved. 4. The childen have met their parents’wishes by introducing new farming methods when they came back from college or technical high school. 5. Today people have a better life, they can even grow more cash crops for export.  Trả lời câu hỏi (questions) cho phần Post Reading. Tiếng Anh 10- Bài 13, trang 133 "Fim and cinema" 1. According to the passage, what happened in the early 19th century? 2. How long was a film by 1905? 3. What were audiences able to enjoy in the early 1910s? 4. Exactly which year did the cinema become an industry? 5. How was the cinema at the end of the 1920s?  Điền vào chỗ trống (gap- fill) cho phần Post Reading. Tiếng Anh 10- Bài 14, trang 142 "Fim and cinema" Your friend: Hello, May I help you? You.................... Your friend: Something about the World Cup? You.................... Your friend: The first World Cup was heil in Uruguay. You.................... Your friend: In 1904 You.................... Your friend: It was not until 1930 that the first World You.................... Cup was held. Your friend: Only 13 teams in the first tournament. You.................... Your friend: yes, it did. The number increased up to 17. You.................... 8 Your friend: Today the world has witnessed 32 finalists. You.................... Your friend: In 2002 and it was the first time the World You.................... Cup was hosted by two nations. Your friend: Don’t mention it. You.................... * PRODUCTION (Sản sinh lời nói): Những thủ thuật gợi ý để giúp học sinh vận dụng bài học vào sản sinh lời nói.  Thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm về những bài học các em rút ra được qua nội dung bài hội thoại (discussion). (Tiếng Anh 10- Unit 16- Historical Places)  Nối câu hỏi và câu trả lời (Matching questions and answers): cho phần Post Listening. Questions Answers 1. What is it well-known for? a. It was in Southeast Asia. b. It was well-known as a major trading 2.Where was Hoi An located ? centre in Southeast Asia between the 16th and the 17th centuries. c. They are the Japanese Covered Bridge-one of the main attractionbuilt in the 16th century and Tay Ky 3.What were its roles? House- contructed nearly 200 cwnturiees ago for a vietnamese merchant.The house looks exactly as it did in the early 19th century. d. It is famous for its old temples, pagodas, small tile-roofed houses 4.What are its main tourist attractions and narrow streets. All of the and their features? houses were made of wood and their pillar were caved with ornamental designs.  So sánh đối chiếu, đánh giá nội dung bài với thực tế đời sống. (Comparison) - ( Tiếng Anh 10 - Unit 9 " Undersea world) Học sinh học xong bài nghe về bảo vệ cá heo nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung, giáo viên yêu cầu các em so sánh đối chiếu với thực tế ở trường học của mình. Ex: We should reuse plastic bags We should use cloth bags We should not hunt whales. .......................  Bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về nội dung hoặc nhân vật trong bài hội thoại (expressing feelings and opinions) ( Tiếng Anh 10- Unit 3 - page 33) 9 Sau khi học xong bài đọc về Marie Curie, học sinh có thể đưa ra quan điểm của mình về nhà khoa học này. Example: Marie Curie was a very famous scientist. Her father was born in a poor family but she was studious and very ambitious. She worked very hard. She was so intelligent and strong-willed that she dared to hobour the dream of a scientific career, which was impossible for a women at that time and earned a degree in Physicswith with flying colours and a degree in Mathematics. She was also a humane woman. The founding of the Radium Institute in 1914 made her humanitarian wish come true. * Vận dụng phương pháp đổi mới dạy một tiết dạy cụ thể: UNIT 6: AN EXCURSION ( GRADE 12TH ) Period 34: Part 3: Listening Time: 45 minutes Class: 10A4 Planning date: 19/ 02 / 2013 Teaching date: 22 / 02 / 2013 I. Objectives: 1. Educational aim: -Ss appreciate the importance of learning about the nature and protecting it. 2. Knowledge: - General knowledge: Listen for specific information. - Language: The past simple tense. - New words: Words related to to the topic. 3. Skills: - listening and speaking skill through Ordering, Gap – filling and Answering questions exercises.. - Listening comprehension II. Method: - Intergrated, mainly communicative. III. Teaching aids: - Tape, board, chalks, textbook. IV. Procedure: Teacher’s Activities Students’ Activities I. Warm – up(5 minutes): - Greets Sts: Good morning - Stand up and greet the tc. - Asks Sts to do the game: Find someone who - Do the game + Prepares a two – column table with Yes / No questions and name. Do you......... Name like to go for a picnic? go with your friends / family? always go to the beach for a picnic? bring food with you when you go for a picnic? ................. + Gets Sts to go around the class and ask other 10 Sts what thay used to do when they were small. If the answer is Yes, write his / her name in the table. The winner is the first one who completes the name column. II. New Lesson ( 35 minutes): LISTENING A. PRESRNTATION: ( 5 minutes): * Pre – teach vocabulary - Chooses some words from the listening to teach. + glorious(a):đẹp trời + assemble(v): tập họp + destination(n): điểm đến - Listen to the tc. + left-over(n): thức ăn còn thừa + delicious(a): ngon miệng + Botanic Garden(n): Vườn Bách Thú + spacious(a): rộng, nhiều không gian + sleep soundly(v): ngủ say - Writes all the words on the board - write the word on their notebooks. - reads and has students repeat once or twice - repeat once or twice - Asks Sts to make sentences using the new - Make sentences using the words. new words. - Gets Sts to read the sentences aloud + What a glorious day! + Ha Long Bay is our - Leads Sts to the listening. destination. B. Practice: ( 20 minutes): ….. - Introduces the listening: You are going to listen - Read the sentences aloud to a short talk by a student about his picnic with - Go to the listening classmates. You listen to the tape and do the tasks followed. - Listen to the teacerc. Task 1: - Asks Sts to work in pairs and study the pictures - Work in pairs and study carefully and guess the answers before listening. the pictures carefully and guess the answers before listening - Gets sts to work in pairs listen to the tape and - Work in pairs listen to number the pictures in the order they hear. the tape and do the task - Asks Sts to listen to the tape again - Listen to the tape again - Asks some Sts to explain their answers. - Explain their answers. - Gives feedback and corrects answers. 1. a 2. e 3. b 4. c 5. f 6. d Task 2: - Gets Sts to read the sentences and guess the - Read the sentences and missing words first. guess the missing words first. - Asks Sts to listen to the tape again and fill in the - Listen to the tape again 11 blanks with exact words they hear. - Gets Sts to compare their answers. - Calls some Sts to give the answers in front of the class. - Gives feedback and correct answers. 1. most was just a few weeks ago 2. to pay a visit 3. at the school gate 4. a short tour 5. playing some more Task 3: - Asks Sts to guess the answers in pairs first - Asks Sts to listen to the tape and answers the questions. - Calls Some Sts to give the answers in front of the class. One asks and the other answers. - Gives feedback and correct answers. 1. the weather was very nice 2. Yes, it was 3. The garden was beautifull C. Production: ( 10 minutes): - Asks Sts to work in groups making a dialouge to map out the plan for the picnic this weekend. - Asks Sts to use mapped dialouge: You Your friend Where Sam Son beach too far, not much time Lam Kinh Ok, but no bike bus Ok, when 7:00 -T presents the dialogue using sympols, cues, visuals.... - Have students make each sentence then form the dialouge - Goes around the class and provide help if necessary - T models - T- students - Calls one or two groups to go to the board to and fill in the blanks with exact words they hear. - Compare their answers. - Give the answers in front of the class. - Listen to the tc - Guess the answers in pairs first - Listen to the tape and answers the questions. - Give the answers in front of the 4. They could sleep soundly because it was so peacefyl and quiet in the garden 5. They took pictures, played games, talked, sang and danced. - Work in groups groups making a dialouge to map out the plan for the picnic this weekend to map out the plan for the picnic this weekend. - Present their answers 12 present their answers III. Consolidation( 4 minutes): - asks students to summarise the main points of - summarise the main points of the lesson. the lesson. IV. Homework ( 1 minutes): - study the new words. - asks Ss to study the new vocabulary. - prepare WRITING for the - requires Ss to prepare WRITING for the next next period. period. UNIT 12: WATER SPORTS ( GRADE 10TH ) Period 70: Part 1: Reading Time: 45 minutes Class: 12A10 Planning date: 28/ 02/ 2013 Teaching date: 02/ 03/ 2013 I. Objectives: 1. Educational aim: By the end of this lesson, students learn about water sports and they have knowledge to play it. 2. Knowledge: - General knowledge: Students can understand rules of playing water sports - Language: - New words: Words related to water sports 3. Skills: - Guessing meaning from context - Passage comprehension - Reading for specific information II. Method: Integrated, mainly communicative III. Teaching aids: textbooks, some pictures of water sports IV. Procedure: Teacher’s activities Students’ activities Warm-up: (5 minutes) - Hangs up 2 pictures of water sport and - Look at pictures and answer football all the questions - Asks some questions: 1. What kinds of sports are in the pictures? - Answer freely 2. Where can people play these sports? 3. How do people play them? 4. Which sport do you think is more popular? - Leads in new lesson: Water sports Before you read : (7 minutes) - Ask students to close the books - Look at pictures and guess - Shows 2 pictures and says: the sport in meaning of 2 new words picture A is “water polo” and in picture B, the read team plays against the white team, so the red one is the “opponent” of the white one. 13 - Explains some new words if necessary Water polo (n) : Môn bóng nước - Tie (n) : Trận hòa - Vertical (a) : Phương thẳng đứng - Foul (n) : phạm luật, sai luật - Oppenent (n) : đối thủ, đối phương - Penalty (n) : Hình phạt - Eject (v) : đẩy ra, tống ra, đuổi ra. - Goalie (n) : người giữ khung thành While you read : (23 minutes) - Asks students to open the books and read the passage silently - has students do Task 1 individually. Task 1 : - Asks students to do the task invidually then compare answers with partner - Checks answers with the whole class and gives feedback Task 2: - Asks students to do the task in pairs and read scan the passage to find information in the text to fill words in the blanks - Goes round to give help - Checks answers and gives feedback - Listen and write down - Read individually - Do the task independently Key: 1. e 2. c 3.a 4.b 5.d - Work in pairs and do the task Key: 1. 18 ; 30 metres; 20 metres 2. white caps; blue caps; red caps with the number 1 in white. 3. Their own goal lines. Task 3: 4. Holding or punching the ball. - Ask students to find answers for all 5. Five to eighty minutes. questions in the passage individually first, - Do independently first then then compare in pairs work in pairs - Calls some students to present their answers in front of the class - Present answers in front of the - Listens to the students and corrects class and correct in notebook mistakes - Calls on some students to write answers on Key: the board 1. People can play it in a pool. - Corrects mistakes again 2. It is in the centre of the pool. 3.The ball can be advanced by passing with one hand or swimming with the head above the water and the balol between the arm so it rides on the wave create by the swimming’s head 4. Only the goalie can hold/ is 14 allowed to hold the ball with both hands. After you read : (8 minutes) 5. The player is ejected after - Divides the class into 2 groups: one talks committing fivepersonal fouls. about football and another talks about water polo - Work in 2 groups - Asks students to do as the table in textbook - Maybe asks students some questions: 1. Would you like to try water polo? Why or - Do the task why not? 2. Do you think it’s more or less dangerous than football or other sports? Why? - Goes round to help - Calls each group to present - The representative of each - Gives comments group expresses the own ideas in front of the class Sugggested representation: *Football: It is played in a stadium. There are 10 players per team and one goalkeeper. It is a game played by two teams of eleven players, using a round ball that must not be handed during the game except the goalkeeper. The ball can be advanced by kicking up and down the playing field. Teams try to kick the ball into the other team’s goal. 45 minutes for the 1st half and 45 minutes for the 2nd half. There is a 15 minute break between the 2 halves. - Listen to their friend’s talking and give comment - Listen to the teacher and write Home work: (2 minutes) down - Asks students to write a paragraph about water polo (of about 100 words) - to write a paragraph about - Asks students to prepare part B. Speaking water polo (of about 100 words) at home - Asks students to prepare part B. Speaking at home IV- Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài: 15 Qua các tiết dạy thực nghiệm và đã từng thử nghiệm ở một số lớp qua các giờ dạy thay, tôi nhận thấy việc ứng dụng các phương pháp dạy học đa dạng, phong phú và tiên tiến là cần thiết. Với việc thực nghiệm phương pháp trên các em hứng thú hơn, đã có những nhận định tốt hơn với bộ môn tuy không còn mới mẻ nhưng có nhiếu hạn chế tiếp cận này. Học sinh đã được kích thích bởi những trò chơi, những hoạt động thú vị, những cách tiếp cận mới và đa dạng học mà chơi, chơi mà học. Do đó giúp người học tiếp cận tốt hơn, yêu thích môn tiếng Anh hơn và tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những kết quả khả quan mà tôi đã nhận được trong năm học 2012 – 2013 này. Số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên, số lượng học sinh yếu, kém giảm. Kết quả cụ thể là: Giỏi Khá Lớp TSHS 10A4 45 S L 9 12A10 45 13 28,9 25 55,6 T.Bình Yếu Kém % SL % SL % SL % SL % 20 27 60 9 20 0 0 0 0 7 15,5 0 0 0 0 Loại Lớp 10 Lớp 12 Giỏi Tăng 20% Tăng 17.8% Khá Tăng 40% Tăng 22,3% T.Bình Giảm 44,4% Giảm 31,2% Yếu Giảm 15,6% Giảm 8,9% Kém V- Bài hoc kinh nghiệm Sau khi áp dụng đề tài này với một số thành công đáng kể bản thân tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho chính bản thân trong quá trình giảng dạy như sau: 1- Phải luôn tạo môi trường học ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ sử dụng. - Phải luôn biết động viên học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp khi học tiếng Anh nói riêng và trong giao tiếp hang ngày nói chung. - Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. Động viên học sinh tự phát hiện lỗi và học từ những lỗi đó. 2- Thiết kế những đồ dùng phục vụ tiết dạy nói phù hợp với nội dung của bài nói: tranh ảnh, mô hình, băng , hoặc có thể tự thu giọng nói của mình trong bài hội thoại mẫu……. (Cụ thể bản thân tôi đã thực hiện thu một số bài hội thoại tiếng Anh từ đĩa 3 đến 4 lần điều này rất thuận tiện trong thao tác và tiết kiệm thời gian trên lớp ) 16 3- Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy nghe trong tiến trình của giờ dạy. VI- Những kiến nghị: Trên đây là một số việc làm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy ở lớp mình phụ trách và đã đạt được một số kết quả khả quan. Tôi kính mong sự đầu tư thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu, mở chuyên đề, cho thăm quan để giúp bản thân tôi và đồng nghiệp tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và dạy học đạt kết quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Kính mong đượcc sự đóng góp, trao đổi từ các đồng chí, đồng nghiệp và các chuyên viên để bản thân tôi ngày một tiến bộ và đề tài đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào công cuộc Giáo dục và Đào tạo và đào tạo thế hệ trẻ, đưa tiếng nước ngoài đến gần với các em, thâm nhập vào cuộc sống và trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu và đắc lực góp phần vào việc được gọi là: “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, đào tạo nhũng con người toàn diện, có ích cho xã hội”, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề. C. KẾT LUẬN: Dựa trên việc xác định cơ sở lí luận và phân tích những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy hội thoại ở bộ môn Tiếng Anh, tôi đã đề ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời qua quá trình tiến hành đề tài thử nghiệm ở lớp 10 và 12 Trường THPT Lê Lợi thì tôi thấy học sinh đều có sự tiến bộ, giờ học diễn ra nhẹ nhàng tự nhiên, học sinh bớt đi cảm giác ngại học ngoại ngữ, đặc biệt là các học sinh yếu, kém và nhút nhát. Như vậy với những biện pháp đã đề xuất đảm bảo được việc thực hiện đúng theo tinh thần thay sách và đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo các nguyên tắc của việc dạy học nói chung và của bộ môn Tiếng Anh nói riêng chứng tỏ tính đúng đắn của đề tài. Với tinh thần tích cực nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, khiêm tốn học hỏi từ đồng nghiệp và các thế hệ trước tôi, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh trong phần Post-reading và Post-listening bằng phương pháp hội thoại” Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng là công cụ, yếu tố con người mới là quyết định cụ thể: lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ của giáo viên và sự cần cù của học sinh sẽ làm nên thành công của giờ dạy - học. Tôi xin hứa sẽ không ngừng phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời tiếp tục học hỏi rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh của Bộ Giáo Dục Đào Tạo. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi tự viết không sao chép của ai. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thọ Xuân, ngày 18 tháng 05 năm 2013 Người viết 17 Trần Đình Thanh Các tài liệu tham khảo 1. SGV, SGK mới lớp 10,11,12 của Bộ GD-ĐT. 2. English language Teachimg Methodology của Bộ GD-ĐT 2003. 3. The ELTTP Methodology course. 4. Giáo dục học đại cương - NXB Hà Nội 1995. 5. Đánh giá trong Giáo dục của Bộ GD-ĐT. 6. Sách “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học bậc THPT môn tiếng Anh..... của Bộ GD-ĐT ” 7. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh lớp 10,11,12. 18 MỤC LỤC Tiêu đề A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ……………………………………………………... II - Nhiệm vụ nghiên cứu: …………………………………………… III- Phạm vi nghiên cứu: ……………………………………………… IV- Mục đích nghiên cứu: …………………………………………….. V- Phương pháp nghiên cứu: ………………………………………… B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: ………………………………………………………. 1- Mục đích dạy học: …………………………………………………. 2-Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nói:... II- Thực trạng dạy nói môn tiếng anh trường THPT Lê Lợi: ………… 1. Ưu điểm: …………………………………………………………… 2. Tồn tại: …………………….………………………………………. III- Một số giải pháp thực tế để tiến hành một tiết dạy nói đạt hiệu quả 1- Lập kế hoạch cho một tiết dạy nói: ………………………………... 2- Thực hiện tốt tiến trình dạy nói: …………………………………… IV- Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài: ………………… V- Bài hoc kinh nghiệm: .…………………………………………….. VI- Những kiến nghị: ………………………………………………… C – KẾT LUẬN: Tài liệu tham khảo : …………………………………………………... 1 1 1 1 2 2 2 2 2 3 3 4 4 4 6 15 16 17 17 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất