Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Rèn luyện kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học...

Tài liệu Rèn luyện kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

.DOCX
73
1889
51

Mô tả:

Hội thảo Duyên Hải Bắc Bộ - Môn Ngữ Văn Năm học 2014 – 2015 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC NHÓM TÁC GIẢ: Nhóm Văn chuyên Trường THPT………………………………….. ………………….., tháng 08.2015 1 MỤC LỤC NỘI DUNG A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích của đề tài B. PHẦN NỘI DUNG I. Lý thuyết 1. Khái niệm 1.1. Nghị luận 1.2. Nghị luận xã hội 1.3. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 2. Các dạng đề 2.1. Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học 2.2. Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học 2.3. Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học 3. Kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 3.1. Tìm hiểu đề và tìm ý 3.1.1. Tìm hiểu đề 3.1.2. Tìm ý 3.2. Lập dàn ý 3.2.1. Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học 3.2.2. Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học 3.2.3. Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học 3.3. Hướng dẫn viết bài và sửa chữa, đánh giá 3.3.1. Hướng dẫn viết bài 3.3.2. Đánh giá và sửa chữa bài viết. II. Thực hành 1. Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học 1.1. Một số đề minh họa 1.2. Gợi ý hướng dẫn một số đề minh họa 2. Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học 2.1. Một số đề minh họa 2.2. Gợi ý hướng dẫn một số đề minh họa 3. Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học 3.1. Một số đề minh họa 3.2. Gợi ý hướng dẫn một số đề minh họa C. PHẦN KẾT LUẬN D. PHỤ LỤC (Một số bài văn minh họa của học sinh) E. THƯ MỤC THAM KHẢO TRANG 1 1 2 4 4 4 4 4 5 7 7 8 9 10 10 10 10 11 11 12 12 13 13 14 14 14 14 19 24 24 29 34 34 40 52 53 71 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Nghị luận xã hội là một thể văn quan trọng hướng tới việc tìm hiểu, phân tích, bàn bạc về những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ phức tạp của con người trong đời sống xã hội. Việc làm văn nghị luận xã hội sẽ giúp mài sắc năng lực nhận thức về cuộc sống, đồng thời giáo dục về tư tưởng đạo đức cho học sinh. Học sinh trung học phổ thông đã có những hiểu biết nhất định về các vấn đề xã hội nên khi được bày tỏ suy nghĩ, chính kiến về các vấn đề này, các em thường rất hứng thú. Đưa văn nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn là một nỗ lực nhằm đổi mới bộ môn Ngữ văn theo hướng thiết thực, bám sát đời sống, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo ở học sinh. Từ năm học 3 2006-2007, cùng với bộ Sách giáo khoa Ngữ văn mới, văn nghị luận xã hội đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình. Từ năm 2008 đến nay, nghị luận xã hội luôn xuất hiện trong các đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, chọn học sinh giỏi và chiếm số điểm tương đối cao (với đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học là 3/10 điểm, với đề thi chọn học sinh giỏi các cấp thường là 8/20 điểm). Đề nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông được phân chia thành ba dạng chính: - Bàn về vấn đề tư tưởng đạo lý thông qua những nhận xét, phán đoán về tinh thần, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, lối sống; - Bàn về hiện tượng, con người, sự việc có thật trong cuộc sống ở mọi phương diện, khía cạnh của nó; - Bàn về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Trong ba dạng đề này, dạng thứ ba là dạng đề khó nhất, thách thức nhất, đòi hỏi học sinh tổng hợp nhiều kiến thức, kỹ năng, tư duy nhất. Dạng bài này khiến học sinh dễ lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải đi qua khâu tìm hiểu, phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận. Nhưng nếu yêu cầu của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích để đánh giá những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản tác phẩm; thì yêu cầu của dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là nhằm rút ra và làm sáng tỏ vấn đề xã hội được đặt ra ở tác phẩm đó trước khi tiến hành nghị luận ở phần chính. Vì thế, nếu khi làm bài nghị luận văn học, người viết cần cắt nghĩa, phẩm bình cái hay, cái đẹp của các yếu tố của văn bản như ngôn ngữ, hình tượng về cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật; thì khi làm bài nghị luận xã hội, người viết chỉ cần chú ý đến mặt nội dung, cụ thể là những tư tưởng, đạo lý, hiện tượng đời sống, những bài học cuộc sống quý giá… được tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Có thể nói, đây là dạng đề đắc dụng trong công tác kiểm tra, tuyển lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần mài sắc tư duy tổng hợp và kiến thức văn học, đặc biệt là kiến thức đời sống của học sinh. Rèn luyện dạng đề này là một công tác vô cùng quan trọng và cần thiết để bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. II. Mục đích của đề tài Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng đề thường xuyên xuất hiện trong các đề thi chọn học sinh giỏi và có thể là trong các đề thi tuyển sinh Đại học những năm tới; nhưng đôi khi, nó còn chưa được chú trọng trong nhà 4 trường THPT. Vì vậy, với đề tài này, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng cũng như đưa ra các kỹ năng cần thiết nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và triển khai dạng đề nghị luận vốn mang tính thử thách cao ngay cả với học sinh giỏi quốc gia này. Thông qua việc rèn luyện kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, chúng tôi cũng muốn đòi hỏi ở học sinh năng lực tích hợp kiến thức, tư duy tổng hợp, khả năng phân tích, khái quát cụ thể. Trên thực tế, năng lực văn học của học sinh biểu hiện chủ yếu ở ba phương diện: nhận thức (bao gồm các cấp độ: biết, hiểu, ứng dụng, phân tích tổng hợp, đánh giá) một hiện tượng, một sự kiện văn học, xã hội; qua đó bộc lộ cá tính, tình cảm, thái độ, quan niệm của người viết trước đối tượng và vấn đề nêu trong đề bài; đồng thời biết trình bày rõ ràng trôi chảy những ý tưởng, tình cảm của mình. Thực chất là học sinh thực hiện được ba yêu cầu về kiến thức, thái độ và kĩ năng cụ thể. Như vậy, năng lực văn học là năng lực tư duy, năng lực vận dụng và sáng tạo. Người học văn vừa phải có năng lực cảm thụ đọc hiểu văn bản vừa phải có khả năng vận dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản. Lúc này, người học phải xây dựng được hệ thống luận điểm, biết cách tổ chức lập luận, lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt để làm bài văn. Theo định hướng phát triển năng lực, học sinh phải có khả năng và phương pháp tự học, tự cảm thụ, tự phân tích, lí giải và đánh giá các hiện tượng, vấn đề văn học bằng những cảm nhận, ý kiến của riêng mình. Vì vậy, dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đã thể hiện rõ yêu cầu về phát triển năng lực, khuyến khích những ý kiến cảm nhận riêng, mang đậm màu sắc cá nhân của học sinh, đề cao sự sáng tạo, chống lối sao chép, lặp lại văn mẫu nhàm chán đơn điệu. Dạng đề này thể hiện được định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đánh giá được cấp độ nhận thức vừa tạo điều kiện để học sinh bộc lộ bản thân (cả về kiến thức, tri thức lẫn kĩ năng diễn đạt, làm văn). 5 B. PHẦN NỘI DUNG I. Lý thuyết 1. Khái niệm 1.1. Nghị luận Nghị luận là bàn bạc đánh giá một vấn đề. Văn nghị luận là dạng bài văn người viết bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm của mình. Để thực hiện điều này, người viết phải vận dụng hợp lý, nhuần nhuyễn các thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, lập luận, bác bỏ, so sánh... Văn nghị luận có tính khoa học, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp bên cạnh khả năng diễn đạt, cảm thụ. Sức mạnh 6 của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Như vậy, làm văn nghị luận là một cơ hội để học sinh bộc lộ được rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu biết về nhiều mặt cùng những phẩm chất và năng lực của mình, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hoạt động ngôn ngữ. Dựa vào phạm vi vấn đề được bàn bạc trong bài văn, có thể phân loại hai dạng bài văn nghị luận: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. 1.2. Nghị luận xã hội Nghị luận xã hội là một dạng bài trong văn nghị luận, dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc về một vấn đề xã hội nhằm thể hiện quan điểm, tư tưởng, lập trường của người viết. Nghị luận xã hội không chỉ mang những đặc điểm chung của văn nghị luận mà còn có những đặc trưng riêng. Trước hết, đề tài của dạng bài nghị luận xã hội hết sức rộng mở gắn liền với đời sống thực tiễn phong phú đa diện đa chiều. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, quan niệm sống hay một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, có thể nói, nghị luận xã hội là dạng bài văn ghi đậm dấu ấn cá nhân của người viết nhất. Trước các vấn đề xã hội, người viết có quyền bộc lộ thẳng thắn suy nghĩ, quan điểm của mình, có quyền đồng tình hoặc không đồng tình, bảo vệ quan điểm của mình hoặc phản bác những ý kiến đi ngược lại với nhận thức của bản thân. Văn nghị luận xã hội được phân loại thành các dạng sau: nghị luận về hiện tượng đời sống, nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 1.3. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một dạng bài của nghị luận xã hội, cũng là dạng bài khó nhất. Ở dạng bài này, học sinh bày tỏ suy nghĩ quan điểm của mình về một vấn dề xã hội, nhưng vấn đề đó lại được rút ra từ ý nghĩa của tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học được đưa ra trong đề bài dạng này thường từ hai nguồn: các tác phẩm văn học đã được học trong chương trình hoặc các mẩu chuyện nhỏ, những văn bản ngắn gọn học sinh chưa được học nhưng tương đối dễ tiếp nhận và có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, chuyển tải những bài học cuộc sống quý giá. Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đòi hỏi ở học sinh kĩ năng tổng hợp: đọc hiểu văn bản văn học, phát hiện vấn đề nghị luận, sử dụng 7 nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận để bàn bạc về vấn đề... Do đó, đây là dạng bài thường được sử dụng để đánh giá năng lực của học sinh khá giỏi. Đề thi của Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An trong kì thi chọn đội tuyển dự thi Học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 năm học 2010-2011, câu 1 như sau: NHỮNG VẾT ĐINH Một cậu bé có tính hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và bảo: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ”. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng vài tuần sau, cậu đã tập kiềm chế và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Đến một hôm, cậu đã không nổi nóng một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày con không hề nổi giận với ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào”. Ngày lại ngày trôi qua, đến một hôm cậu bé vui mừng tìm cha và hãnh diện báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào, nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào đi. Hàng rào đã không còn như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi...” (Lược thuật theo Mai Văn Khôi trong Quà tặng của cuộc sống, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2003) Suy ngẫm của anh/chị từ câu chuyện trên? Cũng nhằm lựa chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh, câu 1 trong đề thi của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2012-2013, là: Hai biển hồ Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. 8 Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. (Theo Quà tặng cuộc sống) Theo anh/chị, bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện trên là gì? Còn trong đề thi của Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương trong kì thi chọn Học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2013-2014, câu 1 cũng thuộc dạng đề này: Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Thảo Nguyên, Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành) Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên? Trong kì thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn năm 2010, câu hỏi nghị luận xã hội cũng đã trích một phần ghi chép của nhà văn Nguyễn Minh Châu và yêu cầu thí 9 sinh bàn luận về lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống. Phần văn bản được trích thực chất là câu chuyện về người đàn bà lạc mất con ở ga Hàng Cỏ. Do đó có thể xem đề thi này là dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Như vậy, qua khảo sát của chúng tôi, dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một dạng đề được sử dụng khá thường xuyên để đánh giá năng lực của học sinh giỏi môn Ngữ văn. 2. Các dạng đề 2.1. Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học Trong chương trình THPT, học sinh đã được học về kiểu đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Trong các đề bài thuộc kiểu đề này, vấn đề tư tưởng đạo lí có thể được nêu trực tiếp (Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng dũng cảm) hoặc được thể hiện qua một câu danh ngôn/câu tục ngữ, thành ngữ/câu thơ, câu hát… (Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”). Các vấn đề tư tưởng, đạo lí đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gần gũi với đời sống hàng ngày của các em học sinh. Kiểu đề này tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về quan niệm sống, về các vấn đề đạo đức… để từ đó hướng đến việc bồi đắp nhân cách cho thế hệ trẻ. Các tác phẩm văn học với chức năng giáo dục cũng thường hướng đến việc thể hiện một bài học nhân sinh, một thông điệp về lối sống của con người. Trong quá trình đọc hiểu tác phẩm văn học, học sinh không chỉ tiếp nhận nội dung, cái hay cái đẹp của bản thân tác phẩm mà còn có thể có những suy ngẫm sâu sắc về vấn đề tư tưởng đạo lí được đặt ra trong đó. Do đó, đối với học sinh THPT đặc biệt là học sinh giỏi văn, cần bồi dưỡng dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí rút ra từ một tác phẩm văn học. Dạng đề này giúp học sinh “kết nối” tác phẩm nghệ thụât với những vấn đề cuộc sống, vừa bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học vừa định hướng tư tưởng, đạo lý đúng đắn cho học sinh. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí trong tác phẩm văn học không xuất hiện trong các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học (trước đây) cũng như kì thi THPT Quốc gia năm 2015. Bởi lẽ đây là dạng đề tổng hợp tương đối khó, chủ yếu dành cho đối tượng học sinh giỏi. Các tác phẩm được sử dụng trong dạng đề này có thể là các tác phẩm đã học trong chương trình nhưng cũng có thể là các truyện ngụ ngôn, truyện 10 cực ngắn, truyện ngắn… học sinh lần đầu tiên tiếp cận. Theo tìm hiểu của chúng tôi, dạng đề nghị luận một tư tưởng đạo lí trong tác phẩm văn học thường xuất hiện trong các đề thi chọn học sinh giỏi của các tỉnh. Do đó, việc rèn luyện kĩ năng làm dạng đề này là rất cần thiết. Tuy nhiên đây cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn. Bởi vì, đây là dạng đề mở chủ yếu dành cho đối tượng học sinh giỏi. Khi làm dạng bài này, các em bày tỏ suy nghĩ riêng của mình theo nhiều hướng khác nhau. Nhưng để làm tốt điều đó, học sinh cần nắm chắc các kĩ năng cơ bản khi tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng dàn ý, huy động vốn kiến thức… Học sinh cũng cần nắm chắc kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí để kết hợp với kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học để hoàn thành tốt dạng bài này. 2.2. Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài nghị luận trình bày quan điểm tư tưởng của người viết về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học. Đó có thể là tác phẩm văn học trong chương trình hoặc tác phẩm ngoài chương trình nhưng đều là những văn bản nghệ thuật có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Dạng bài này yêu cầu học sinh phải có năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ tác phẩm và năng lực bàn luận đánh giá về một vấn đề xã hội. Học sinh cần huy động cả kiến thức về tác phẩm và kiến thức về xã hội đời sống. Tuy nhiên cần xác định đây là dạng đề nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học. Vấn đề trong tác phẩm chỉ là duyên cớ nhằm khơi gợi suy nghĩ về một hiện tượng đời sống nào đó. Do đó học sinh cần có kĩ năng nhận định đề chính xác, tránh nhầm lẫn với các kiểu bài nghị luận khác. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học thường gồm hai phần: phần thứ nhất nêu một hoặc nhiều tác phẩm, hoặc trích dẫn một phần văn bản tác phẩm. Phần thứ hai là câu lệnh yêu cầu suy nghĩ về hiện tượng hoặc vấn đề rút ra từ tác phẩm đã nêu. Học sinh có thể nhận diện dạng đề này qua những cấu trúc quen thuộc: Từ tác phẩm/đoạn trích… suy nghĩ về vấn đề/hiện tượng…; Ý nghĩa thời sự trong tác phẩm…; Suy ngẫm về vấn đề/hiện tượng đặt ra trong tác phẩm… Hiện tượng đời sống rút ra trong tác phẩm văn học có thể được nêu trực tiếp trong câu lệnh 11 (ví dụ đề 1, đề 2, đề 3, đề 4, đề 7 trong phần đề minh họa) hoặc không nêu cụ thể (ví dụ đề 5, đề 6, đề 8 trong phần đề minh họa); tuy nhiên học sinh có thể nhận diện qua các từ khóa như vấn đề, hiện tượng, ý nghĩa thời sự… (khác với dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học, từ khóa thường là ý nghĩa, bài học cuộc sống). Đây thực sự là một dạng đề khó, người giáo viên vừa phải rèn năng lực cảm thụ để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, vừa phải hướng dẫn học sinh biết cách bàn luận về những hiện tượng đời sống đa dạng, phức tạp, mang tính thời sự diễn ra quanh ta. Chính từ ý nghĩa và yêu cầu trên, dạng đề này có khả năng chọn lựa những học sinh vừa có kiến thức phong phú, sâu rộng, lại vừa có tư duy sắc sảo và tâm hồn giàu cảm xúc. Thiết nghĩ, dạng đề này cần tiếp tục được chú trọng trong các kì thi học sinh giỏi thành phố, học sinh giỏi quốc gia. 2.3. Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học Xuất phát từ một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng nhất của văn học – văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, một tác phẩm văn học có thể đặt ra rất nhiều các vấn đề xã hội, cả về tư tưởng đạo lý và hiện tượng đời sống, truyền tải những bài học cuộc sống sâu sắc tới người tiếp nhận. Các thông điệp mà nhà văn gửi gắm có thể được đan cài rất sâu trong tác phẩm, đòi hòi người viết phải suy nghĩ thận trọng, rút ra những vấn đề xã hội phức tạp ẩn chứa bên trong. Cũng giống như hai dạng đề đã trình bày ở trên, dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học cũng có cấu tạo hai phần. Phần thứ nhất nêu một hoặc nhiều tác phẩm, hoặc trích dẫn một phần văn bản tác phẩm. Phần thứ hai là câu lệnh yêu cầu suy nghĩ về các vấn đề rút ra từ tác phẩm đã nêu. Điểm khác biệt của đề bài dạng này là trong câu lệnh của đề thường không gọi trực tiếp vấn đề xã hội cần nghị luận mà đưa những câu hỏi có tính gợi mở cho người đọc tự tư duy, khám phá, tìm hiểu. Ví dụ như: Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên; hay Anh/chị rút ra những bài học gì từ tác phẩm này?... Các tác phẩm được lựa chọn nêu trong phần một thường là những văn bản có nhiều tầng ý nghĩa, gợi mở nhiều vấn đề xã hội. Có thể nói, đây là dạng đề khó nhất trong các dạng đề nghị luận xã hội, đòi hỏi học sinh tư duy tổng hợp cao, có khả năng nắm bắt, lựa chọn, phân tích vấn đề, biết cách triển khai các luận điểm một cách hợp lý, tránh lan man, dàn trải, thiếu tập trung hoặc tham kiến thức. 3. Kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 3.1. Tìm hiểu đề và tìm ý 12 3.1.1. Tìm hiểu đề Tìm hiểu đề là bước khởi đầu quan trọng, có ý nghĩa định hướng. Trước hết học sinh cần đọc kĩ đề để nhận diện đúng dạng đề. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học có các yếu tố hình thức riêng biệt giúp học sinh dễ dàng nhận diện (đề bài có nêu tên hoặc trích dẫn tác phẩm/ đoạn trích; lệnh đề yêu cầu bàn luận về vấn đề từ tác phẩm hoặc liên quan đến tác phẩm) Từ việc nhận diện đúng dạng đề, học sinh cần đọc kĩ nội dung đề bài để xác định ba yêu cầu sau: - Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận xã hội được rút ra từ tác phẩm văn học là gì? Vấn đề đó cần được triển khai thành những ý nào? mối quan hệ giữa các ý ra sao? - Yêu cầu về phương pháp: cần sử dụng các thao tác lập luận nào để nghị luận về vấn đề được đặt ra trong đề bài. - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học hay trong thực tiễn đời sống. 3.1.2. Tìm ý Để làm dạng bài này, học sinh cần tiến hành theo hai bước: - Phân tích tác phẩm để phát hiện và làm rõ vấn đề nghị luận xã hội được thể hiện trong tác phẩm. Để thực hiện nhiệm vụ này, học sinh có thể đặt các câu hỏi tìm ý sau: Nội dung chính của tác phẩm là gì? Hình tượng trung tâm của tác phẩm mang ý nghĩa nào? Thông điệp nào được nhà văn gửi gắm qua tác phẩm? - Bàn luận về vấn đề tư tưởng đạo lí đã được rút ra ở bước một. Để thực hiện nhiệm vụ này, học sinh có thể lần lượt tìm ý qua các câu hỏi sau: Vấn đề nghị luận xã hội được đặt ra trong tác phẩm đã cho là như thế nào? Vấn đề đó đúng hay sai? Vì sao đúng/sai? Vấn đề này có ý nghĩ gì đối với cuộc sống, với con người, với bản thân? 3.2. Lập dàn ý Lập dàn ý là một kĩ năng quan trọng trong quá trình làm văn nghị luận, đặc biệt là văn nghị luận xã hội. Nhưng, phần đông học sinh hiện nay, trong đó có cả học sinh giỏi đang coi nhẹ vai trò của kĩ năng này. Thực tế cho thấy, các em học sinh khi làm bài, đặc biệt trong các cuộc thi do sợ “tốn thời gian” mà vội vàng bắt tay vào viết mà bỏ qua khâu lập dàn ý. Do đó, giáo viên cần chú trọng rèn luyện kĩ năng này cho học trò. Bởi lẽ, dàn ý giúp học sinh xác định các ý lớn cần có trong bài từ hình dung khái quát về bài viết để bố trí dung lượng và thời lượng hợp lí. Điều này rất hữu ích vì khi làm bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học học sinh có thể không “điều khiển” được 13 ngòi bút của mình, sa đà vào việc phân tích tác phẩm hoặc một khía cạnh của vấn đề, không đảm bảo sự toàn diện, thấu đáo cho bài viết. Việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học được thực hiện cụ thể ở từng dạng đề, tùy thuộc vào vấn đề đặt ra là hiện tượng xã hội hay vấn đề tư tưởng đạo lí, là một vấn đề hay nhiều vấn đề. Sau đây là các mô hình dàn ý khái quát cho từng dạng đề mà giáo viên có thể cung cấp và giúp học sinh rèn luyện. 3.2.1. Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học Dạng bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý trong tác phẩm văn học có thể được triển khai theo bố cục: * Phân tích văn bản văn học để rút ra vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận: - Giới thiệu và tóm tắt nội dung tác phẩm văn học - Phân tích ngắn gọn tác phẩm để chỉ ra vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận. * Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí được nêu trong tác phẩm văn học: - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này). - Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có). - Bài học liên hệ: Học sinh rút ra bài học nhận thức và hành động từ vấn đề tư tưởng đạo lí nêu trong tác phẩm. 3.2.2. Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học Dạng bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống trong tác phẩm văn học thường được triển khai theo bố cục như sau: * Phân tích văn bản văn học để rút ra hiện tượng đời sống cần bàn luận: - Giới thiệu và tóm tắt nội dung tác phẩm văn học - Phân tích ngắn gọn để rút ra hiện tượng đời sống cần bàn luận * Nghị luận về hiện tượng đời sống được nêu trong tác phẩm văn học: - Nêu và mô tả hiện tượng (Hiện tượng xảy ra ở đâu? Trong thời gian nào? Diễn ra ra sao?) - Bàn luận về hiện tượng: + Giải thích nguyên nhân vì sao có hiện tượng đó. 14 + Đánh giá tác động của hiện tượng đối với cá nhân và với cộng đồng xã hội: Đây là hiện tượng tích cực hay hiện tượng tiêu cực? Hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào hoặc để lại những hậu quả ra sao? - Bài học liên hệ: Học sinh rút ra bài học nhận thức và hành động từ hiện tượng nêu trong tác phẩm. 3.2.3. Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học Dạng đề này đặt ra nhiều trường hợp đòi hỏi học sinh phải tư duy để xác lập bố cục phù hợp nhất: * Phân tích văn bản văn học để rút ra các vấn đề xã hội cần bàn luận: - Giới thiệu và tóm tắt nội dung tác phẩm văn học - Phân tích ngắn gọn để rút ra các vấn đề xã hội cần bàn luận * Nghị luận về các vấn đề xã hội được nêu trong tác phẩm văn học: - Trường hợp 1: Các vấn đề xã hội được nêu trong tác phẩm đều thuộc vấn đề hiện tượng xã hội.  Làm theo mô hình dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học. - Trường hợp 2: Các vấn đề xã hội được nêu trong tác phẩm đều thuộc vấn đề tư tưởng đạo lý.  Làm theo mô hình dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học. - Trường hợp 3: Các vấn đề xã hội được nêu trong tác phẩm có vấn đề thuộc hiện tượng xã hội, có vấn đề thuộc tư tưởng đạo lý.  Làm theo mô hình dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống kết hợp với mô hình dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học. Chú ý: Cần lựa chọn vấn đề xã hội quan trọng nhất để ưu tiên bàn luận. Những vấn đề khác có thể nêu và bàn luận lướt qua. Tránh viết lan man, thiếu tập trung dẫn đến dàn trải. 3.3. Hướng dẫn viết bài và sửa chữa, đánh giá 3.3.1. Hướng dẫn viết bài Sau khi tiến hành lập dàn ý để có định hướng cụ thể, học sinh tiến hành viết bài. Ở khâu này, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản sau để không chỉ có một bài viết đúng mà còn trúng và hay. 15 - Kĩ năng xây dựng luận điểm: Hệ thống luận điểm có vai trò lớn, giống như linh hồn của bài văn. Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý đã giúp học sinh tìm ra các luận điểm cần có trong bài nhưng để triển khai hệ thống luận điểm đó thì học sinh cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác nữa. Luận điểm trong bài văn nghị luận cần được xây dựng sáng rõ, nổi bật, nhờ luận điểm mà người đọc nhận thức sâu sắc vấn đề. Khi rèn kĩ năng xây dựng luận điểm, giáo viên cần rèn kĩ cho các em việc cân nhắc đến vị trí, vai trò của mỗi luận điểm, đặt chúng trong tương quan với nhau. Cụ thể ở dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thì luận điểm phân tích biểu hiện của vấn đề trong tác phẩm sẽ có dung lượng ít hơn so với các luận điểm bàn luận về vấn đề đó. Bên cạnh đó, giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng, kết hợp các thao tác nghị luận để triển khai các luận điểm một cách hiệu quả. Trong phân phối chương trình, học sinh đã được học về các thao tác lập luận và việc kết hợp chúng. Tuy nhiên với đối tượng học sinh giỏi, có thể có thêm các giờ bài tập luyện tập sử dụng các thao tác lập luận, đặc biệt là các thao tác: bình luận, so sánh, bác bỏ. Những thao tác này sẽ giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc, mới mẻ về vấn đề và trình bày quan điểm của mình một cách hấp dẫn, thuyết phục. - Kĩ năng huy động và sử dụng dẫn chứng: một trong những yếu tố quan trọng giúp cho bài văn nghị luận có sức thuyết phục và hấp dẫn là ở hệ thống dẫn chứng. Dẫn chứng có thể lấy từ đời sống cũng có thể lấy trong sách vở nhưng nhất thiết phải được lựa chọn kĩ lưỡng đảm bảo các tiêu chí: chính xác, phù hợp, tiêu biểu, hấp dẫn. Để thực hiện kĩ năng này, học sinh cần có quá trình tích lũy kiến thức, đặc biệt là kiến thức từ đời sống phong phú. Ở dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thì chính bản thân tác phẩm được nêu trong đề bài đã là một dẫn chứng tiêu biểu cho vấn đề nghị luận. Điều này là một thuận lợi với học sinh trong quá trình viết bài, tác phẩm đó sẽ gợi ý cho học sinh lựa chọn đúng các dẫn chứng khác. Tuy nhiên trong quá trình lập luận, học sinh không nên sử dụng lại dẫn chứng “nguồn” này để tránh trùng lặp. - Kĩ năng diễn đạt: Đối với học sinh giỏi văn trong quá trình nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần có cách diễn đạt vừa chính xác vừa linh hoạt vừa giàu cảm xúc. Các kĩ năng nói trên là một số kĩ năng tiêu biểu nhất giáo viên cần rèn luyện cho học sinh để thực hiện khâu viết bài một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra có thể chú ý thêm các kĩ năng viết mở bài, kĩ năng tạo dựng đoạn văn,... 3.3.2. Đánh giá và sửa chữa bài viết. 16 Đây là khâu cuối cùng trong quá trình làm văn nghị luận nói chung cũng như làm văn nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Từ trước đến nay, việc đánh giá và sửa chữa bài viết thường được cho là việc làm của riêng giáo viên. Tuy nhiên, với đối tượng học sinh giỏi, đây là những kĩ năng cần có để các em rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực tạo lập văn bản. Giáo viên đóng vai trò người chỉ đường, học sinh cần vận dụng các chỉ dẫn đó vào bài viết, tự mình đánh giá sản phẩm và sửa chữa lỗi sai. Kĩ năng này cần được thực hiện trong sự tương tác chặt chẽ của giáo viên và học sinh. II. Thực hành 1. Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học 1.1. Một số đề minh họa Đề 1. Bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra được từ những vần thơ sau của Hồ Chí Minh: Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công (Nghe tiếng giã gạo - Hồ Chí Minh) Đề 2. Người ăn xin Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 22) Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình người trong cuộc sống? Đề 3. Từ quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất nước (trường ca Mặt đường khát vọng), hãy bày tỏ quan niệm riêng của anh/chị về vấn đề này. 17 Đề 4. Sự bình yên Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bbnh yên. Nhiều họa sĩ đã cố công dùng tài năng của mình để thể hiện sự bình yên ở nhiều góc độ của cuộc sống. Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ thích có hai bức, và phải chọn lấy một. Trong hai bức tranh đó: – Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi lững lờ. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. – Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách núi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xóa. Thật chẳng bình yên chút nào! Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít… Bình yên thật sự… “Ta chấm bức tranh này!”- Nhà vua công bố. “Sự bình yên không có nghĩa là không ồn ào, không giận dữ. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong nội tâm mình. Đó mới là ý nghĩa thực sự của sự bình yên”. Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy bày tỏ quan niệm của mình về sự bình yên trong cuộc sống. Đề 5. Bóng nắng bóng râm Con đê dài hun hút như cuộc đời, ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. 18 Con cố. Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ. Con ngỡ ngàng: - Sao nắng, râm đều phải vội? Trời vẫn nắng, vẫn râm… Mộ mẹ cỏ xanh con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên. (Nguyễn Thiện Ý) Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học cuộc sống “Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên”. Đề 6. Từ truyện cổ tích Tấm Cám, hãy bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về triết lý “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” của cha ông ta. Đề 7. Đọc truyện cổ tích Chử Đồng Tử, anh/chị suy nghĩ gì về chữ Hiếu? Đề 8. Từ bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Nỗi lòng (Đặng Dung), hãy viết một bài văn ngắn bộc lộ quan niệm của anh/chị về chí làm trai thời hiện đại. Đề 9. Qua bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hãy bày tỏ suy nghĩ về triết lý sống nhàn cũng như quan niệm về khôn và dại của anh/chị trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đề 10. Từ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ, hãy bàn về tinh thần dũng cảm, trọng công lý, “không nên kiêng sợ sự cứng cỏi” cần có của kẻ sĩ. Đề 11. Đọc bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, anh/chị có suy nghĩ gì về khí phách anh hùng mà mỗi thanh niên cần có để bảo vệ đất nước trong thời đại ngày nay? Đề 12. Bài thơ Tôi yêu em của Puskin đã khiến anh/chị suy nghĩ gì về một tình yêu chân thành, cao thượng? Đề 13. Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và bài học: Sống cần có nghĩa, có tình, thủy chung trọn vẹn. Đề 14. Bài học cuộc sống được rút ra từ hai câu thơ của Chế Lan Viên trong bài Tiếng hát con tàu: Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn 19 Đề 15. Hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về lý tưởng và nhân cách của tuổi trẻ trong cuộc sống? Đề 16. Từ hình tượng ông lão đánh cá trong Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, hãy viết một bài văn ngắn về vai trò của niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. Đề 17. Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, suy nghĩ về nghị lực và tuổi trẻ. Đề 18. Từ vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, anh/chị hãy nêu quan niệm thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa? Đề 19. Hãy đọc kĩ câu chuyện sau: Tại Thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người khuyết tật), có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để tham dự cuộc thi chạy 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về phía trước với quyết tâm giành chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia khi nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Rồi tất cả chín người đều khoác tay sánh vai nhau đi về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt. Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau. (Theo Quà tặng trái tim, NXB Trẻ 2003) Từ câu chuyện trên, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về sự chiến thắng trong cuộc sống. Đề 20. Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện dưới đây: Leonardo DaVinci vẽ bức tranh Bữa tiệc ly mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài bị môn đệ Judas phản bội. Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng liền trước chàng trai và hình ảnh Chúa Jesus đã hiện ra trên bức vẽ. Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 11 vị môn đệ, chỉ còn có Judas, người môn đệ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan