Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Rèn luyện kĩ năng sống cho hs qua giờ học sinh học...

Tài liệu Rèn luyện kĩ năng sống cho hs qua giờ học sinh học

.DOC
20
258
141

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lý do chọn đề tài: Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Trên tinh thần đó tôi nhận thấy rằng chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải. Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được của toàn ngành thì gần đây chúng ta đều thấy thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, về liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình…Đồng thời kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm… Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, nhất là đối với học sinh phổ thông, lứa tuổi luôn muốn khẳng định mình. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT qua kiến thức bộ môn và phương pháp dạy học sinh học” II. Mục đích nghiên cứu: - Giúp cho HS rèn luyện được một số kĩ năng sống cơ bản để các em tự tin, bản lĩnh bước vào đời. - Giúp cho GV đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời lồng ghép rèn luyện kĩ năng sống cho HS trong giờ học bộ môn có hiệu quả. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những nhóm kĩ năng sống cơ bản để rèn luyện cho HS THPT. - Đưa ra những biện pháp để rèn luyện kĩ năng sống cho HS. IV. Phương pháp nghiên cứu: Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 1 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thử nghiệm - Phương pháp điều tra V. Đối tượng nghiên cứu: - GV trong các hoạt động giáo dục - HS trong hoạt động học tập VI. Phạm vi của đề tài: - Trong năm học 2011- 2012 vừa qua tôi được ban chuyên môn phân công dạy khối 10 và khối 12 nên tôi cũng chỉ áp dụng trên phạm vi các bài trong chương trình sinh học 10 và 12 ban cơ bản. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo Về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, trong đó nội dung : Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh. - Căn cứ nhiệm vụ năm học 2011-2012 của ngành, của trường về việc chú trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Vậy Kĩ năng sống (KNS) là gì? + Theo tổ chức Y tế thế giới, KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức hằng ngày. + Theo UNICEF: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. + Theo UNESCO: KNS gắn với các trụ cột giáo dục: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để cùng chung sống. Từ các quan niệm trên, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn. Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 2 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng chung: Với tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống, thì vấn đề rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết nhưng cũng tương đối khó cho nhà trường, gia đình và xã hội. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội của những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc GD (rèn luyện) KNS cho HS là việc làm cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với HS THPT vì: Ở lứa tuổi này: + Các em thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không phân biệt nó là tốt hay xấu. + Đã phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến có quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. + Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần. + Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình -> cần đưa ra quyết định đúng đắn. + Thích bộc lộ cái tôi… Qua nghiên cứu tài liệu giáo dục KNS tôi nhận thấy có một số KNS cần thiết cần có ở HSTHPT là : 1. Kỹ năng tự nhận thức 2. Kỹ năng xác định giá trị 3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng 5. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 6. Kỹ năng thể hiện tự tin 7. Kỹ năng giao tiếp 8. Kỹ năng lắng nghe tích cực 9. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 10.Kỹ năng thương lượng. 11. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 12. Kĩ năng hợp tác Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 3 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 13. Kĩ năng tư duy phê phán 14. Kĩ năng tư duy sáng tạo 15. Kĩ năng ra quyết định 16. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin ........ Việc RLKNS nhằm xây dựng cho học sinh giá trị của cuộc sống là : tôn trọng, hoà bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết. 2. Thực trạng tại trường THPT Như Thanh II a. Thuận lợi - Bộ GD-ĐT đã đổi mới về nội dung giảng dạy (qua việc thay sách giáo khoa) theo hướng dễ áp dụng, dễ triển khai các phương pháp dạy học tích cực, tăng thực hành … - Sở GD-ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. - Với trường: Trường THPT Như Thanh II là trường vùng núi thuộc vùng 135 nên học sinh tương đối ngoan, ít đối tượng ăn chơi đua đòi. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo triển khai nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sống qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học và các hoạt động của nhà trường như: + Về chuyên môn: Đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, tổ chức các câu lạc bộ bạn yêu khoa học để các em có cơ hội khẳng định mình. + Về các hoạt động khác: Hoạt động hướng nghiệp dạy nghề cũng được chú trọng, hoạt động đoàn thể như: an toàn giao thông, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp... Hơn nữa, nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, chúng tôi những giáo viên trong trường đều trăn trở, làm thế nào để rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả để đưa trường chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho phụ huynh học sinh về mọi mặt. b. Khó khăn: - Về phía học sinh: + Các em phần lớn là học sinh 135 vùng đặc biệt khó khăn, ít giao lưu, học hỏi nên kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông còn kém. Đa số các em còn thụ động, rụt rè. Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 4 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học + Một bộ phận học sinh xa nhà, phải đi ở trọ thiếu sự kèm cặp của gia đình, lại đang ở độ tuổi phát triển tình yêu nam nữ dẫn đến có quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. + Tình trạng học sinh tụ tập đánh nhau, hút thuốc, chơi game vẫn còn xảy ra mặc dù Ban giám hiệu đã có nhiều biện pháp xử lí. - Về phía Giáo viên: + Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về dạy kiến thức. + Một số giáo viên còn chưa quan tâm đến việc lồng ghép rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, chưa gương mẫu, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội. + Chưa thực sự nắm vững về tâm lí lứa tuổi, mặc dù chuyên môn vững. Tóm lại, rèn luyện KNS ở trường THPT là việc làm nhằm giúp HS có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người có ích cho xã hội, cho gia đình. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Qua chỉ đạo và qua thực tiễn tôi thấy để rèn luyện KNS cho HS sẽ có nhiều giải pháp khác nhau như: - Phòng tư vấn - Hoạt động NGLL - Qua GVCN - Qua GV bộ môn…. Tôi đã lựa chọn giải pháp lồng ghép qua GV bộ môn trong giờ học bộ môn đó là: 1. Qua phương pháp dạy học 2. Qua kiến thức bộ môn. IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 4.1 Rèn KNS qua phương pháp dạy học (phương pháp tích cực) - Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống trong học tập vào thực tiễn. Từ đó tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. - Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp tạo điều kiện cho HS được thực hành được trải nghiệm một số kỹ năng sống làm cho giờ học nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích. Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 5 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học a, Phương pháp hoạt động nhóm - Là phương pháp dạy học tích cực; giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. - Khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm cần chú ý: + Kỹ năng làm việc nhóm + Xây dựng, phát triển tinh thần nhóm + Lãnh đạo nhóm + Các xung đột nhóm. - Hoạt động nhóm là hoạt động giúp cho từng thành viên được bộc lộ ý kiến, suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình qua đó được tập thể uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức cộng đồng, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, hợp tác…Thông qua hoạt động nhóm xây dựng mô hình hợp tác trong xã hội để học sinh quen dần với sự phân công, hợp tác lao động xã hội. - Với hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập hoặc trả lời các câu hỏi của giáo viên… đều góp phần rèn luyện cho HS các kỹ năng sống. VD: Khi dạy bài: Cấu trúc các loại virut (SH 10 cơ bản), tôi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ở phần: Hình thái các loại virut. Vì virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào nên học sinh rất khó nhận biết được hình thái. Tôi sử dụng máy chiếu để trình chiếu hình thái của các loại virut. Từ đó học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành PHT “ Hình thái các loại virut” Tiến trình tổ chức như sau: + GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng. + GV phát cho mỗi nhóm 1/2 tờ giấy rôki, 1 cây bút. + GV giới thiệu hình thái các loại virut trên máy chiếu. GV giới thiệu cấu trúc các loại virut Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 6 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học + GV yêu cầu HS trong 3 phút đọc thông tin sách giáo khoa, quan sát trên máy chiếu, thảo luận nhóm để hoàn thành PHT với nội dung: Cấu trúc Đặc điểm Đại diện Cấu trúc khối Cấu trúc xoắn Cấu trúc hỗn hợp + HS thảo luận nhóm. HS thảo luận nhóm, hoàn thành PHT + Khi hết thời gian GV yêu cầu các nhóm lên dán kết quả của nhóm mình lên bảng, và cử đại diện trình bày. + HS đại diện nhóm trình bày. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 7 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học + HS: nhận xét phần trình bày của bạn và bổ sung nếu thiếu. + GV: Chiếu đáp án trên máy chiếu, Bổ sung, nhận xét và cho điểm từng nhóm. Đáp án PHT + GV: Chốt kiến thức. Sau khi sử dụng phương pháp này ở nhiều bài học khác nhau và ở nhiều lớp khác nhau tôi nhận thấy: Có tính điểm qua phiếu học tập tôi đã thu được kết quả rõ ràng của hiệu quả nhóm như: + Kỹ năng viết báo cáo (trình bày ý tưởng) + Kỹ năng tự học của học sinh + Kỹ năng giao tiếp, ứng xử (HS – HS; HS – GV) + Kỹ năng lắng nghe + Kỹ năng tự khẳng định bản thân, có trách nhiệm, tự tin, thuyết trình trước đám đông, đoàn kết. + Kỹ năng nhận xét, đánh giá. b, Phương pháp trực quan, vấn đáp, tìm tòi( hay dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn) - Người học phát hiện lại những tri thức mà loài người đã khám phá bằng nghiên cứu khoa học -> rèn kỹ năng tự học. - Người học được sự hướng dẫn của người dạy. - Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, tạo hứng thú trong học tập. Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 8 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học VD: Khi dạy bài 6: Axit Nuclêic(SH10 cơ bản ), tôi áp dụng phương pháp trực quan để dạy phần: Cấu trúc không gian của ADN. Tiến trình như sau: + GV cho HS quan sát mô hình cấu trúc không gian của ADN lần lượt đưa ra các câu hỏi để HS vấn đáp, tìm tòi. + GV: ADN có mấy mạch pôlynuclêôtit? + HS: ADN có 2 mạch pôlynuclêôtit. + GV: Hai mạch này như thế nào? + HS: Hai mạch xoắn đều quanh một trục tưởng tượng. + GV: Các em quan sát thấy ADN trông giống như hình gì? + HS: ADN trông giống như một cầu thang xoắn. + GV: Thành và tay vịn của cầu thang là gì? + HS: Là các phân tử đường và nhóm phốt phát sắp xếp xen kẽ. + GV: Bậc thang là gì? + HS: Là các bazơ ni tơ đứng đối diện nhau. + GV: Các bazơ ni tơ liên kết với nhau bằng liên kết gì? theo nguyên tắc nào? + HS: Liên kết hiđro, theo nguyên tắc bổ sung. + GV: Nguyên tắc bổ sung được thực hiện như thế nào? + HS: A liên kết với T bằng 2 liên kết Hiđro G liên kết với X bằng 3 liên kết Hiđro - Sau khi vừa quan sát mô hình, vừa trả lời câu hỏi HS lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động, linh hoạt. Một số hình ảnh tại lớp học: GV giới thiệu mô hình ADN GV vấn đáp học sinh Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 9 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Kết quả qua tiết dạy tôi thấy - HS đã chủ động lĩnh hội được kiến thức, đồng thời phát huy cao tính chủ động sáng tạo. - Qua hoạt động vấn đáp ở lớp học sẽ rèn được kỹ năng giao tiếp thầy – trò; trò – trò. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao người giáo viên phải đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết kế hoạt động khám phá (qua hệ thống câu hỏi…) c. Phương pháp trò chơi: Kĩ năng sống chính là phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Thông qua các trò chơi dạy học, mà học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú. c1. Trò chơi hỏi- đáp Khi dạy phần HIV/ AIDS bài “ Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ” (SH10 cơ bản) ở lớp C6. Tôi tổ chức trò chơi như sau: Tôi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng. Mỗi nhóm trong vòng 5 phút đặt ra những câu hỏi và đáp án về những vấn đề liên quan đến HIV/ AIDS. Tôi tổ chức cho nhóm 1 đặt câu hỏi cho nhóm 2 và ngược lại, nhóm 3 đặt câu hỏi cho nhóm 4 và ngược lại. Sau đó, chọn ra 2 nhóm xuất sắc và thi với nhau. Cuối cùng chọn ra một nhóm thắng cuộc và được nhận điểm thưởng. Bằng kiến thức thực tế các em rất tự tin để tranh luận với nhau về các vấn đề như: - HIV xuất hiện ở đâu, trên đối tượng nào? - HIV/ AIDS là gì? - Những đối tượng nào dễ lây nhiễm HIV? - Các con đường lây nhiễm HIV? - Các biện pháp phòng tránh? - Muỗi có là đối tượng lây nhiễm HIV không?..... Qua trò chơi, HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và rất hứng thú. Đồng thời cũng rèn luyện cho HS các kĩ năng: + Hợp tác, đoàn kết, thống nhất trong nhóm. + Tự tin trình bày vấn đề. + Có ý thức thi đua, vươn lên trong học tập. Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 10 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học c2. Trò chơi ô chữ: Trò chơi này có thể áp dụng để đặt vấn đề vào bài mới qua đó gợi mở những vấn đề có liên quan đến bài học để HS thích thú, tò mò cần khám phá. Trò chơi ô chữ cũng được sử dụng để củng cố bài, ôn lại kiến thức đã học trong bài, khắc sâu kiến thức và kiểm tra kiến thức của HS ngay tại lớp. Sau khi học xong bài “ Tế bào nhân thực” ở lớp 10C1, tôi tổ chức trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức. Tiến trình như sau: - Tôi chia lớp học thành 2 đội chơi, mỗi dãy lớp học là một đội. - Tôi sử dụng máy chiếu để chiếu ô chữ gồm 6 hàng ngang với những câu hỏi liên quan đến bài học như: + Hàng ngang 1: Ô chữ gồm 6 chữ cái: Bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, làm nhiệm vụ quang hơp. + Hàng ngang 2: Ô chữ gồm 8 chữ cái: Dung dịch keo gồm các chất vô cơ và hữu cơ. + Hàng ngang 3: Ô chữ gồm 11 chữ cái: Bào quan có cấu trúc gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau. ........ GV hướng dẫn HS giải đáp ô chữ Mỗi ô chữ nếu HS giải đúng sẽ xuất hiện các chữ cái của từ chìa khoá. - HS tham gia rất sôi nổi. - Sau khi kết thúc trò chơi, tôi tổng kết số câu trả lời đúng của 2 đội, tuyên bố đội thắng cuộc, và tuyên dương. HS Quỳnh Anh trả lời đúng từ chìa khoá nên tôi cho điểm 10 để khuyến khích. Tôi đã áp dụng trò chơi với nhiều lớp khác nhau, và thấy rằng, tiết học trở nên bớt căng thẳng, HS phấn khởi, tự tin củng cố được kiến thức của Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 11 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học mình. Đồng thời cũng rèn luyện cho các em khả năng tư duy lôgic, khái quát hoá kiến thức đã học, biết động não để giải quyết vấn đề. c3. Trò chơi ghép hình Dạy bài 6: Axit nuclêic ở lớp 10C6 Để củng cố bài tôi tổ chức trò chơi sau: + Tôi chuẩn bị sẵn 4 hộp đựng các chữ cái A- T- G- X- U là chữ viết tắt của các nuclêôtit, đơn phân của ADN và ARN. + Tôi chia lớp thành 4 nhóm, có nhóm trưởng quản lí mỗi nhóm. Tôi phát cho mỗi nhóm 1 hộp đựng chữ, 1/4 tờ giấy rôki, 1 cây bút. + Tôi yêu cầu trong vòng 1 phút các nhóm lắp ghép các chữ cái thành mô hình đơn giản của ADN( 2 mạch) hoặc ARN( 1 mạch), đồng thời ghi tóm tắt những kiến thức có liên quan. + Sau khi hết thời gian, mỗi nhóm sẽ có 1 phút để đại diện trình bày các kiến thức có liên quan đến cấu trúc không gian của ADN, ARN. + HS tích cực tham gia. + Nhóm 1 lắp ghép đúng, trình bày dõng dạc, đầy đủ là đội thắng cuộc và được tuyên dương. Một số hình ảnh tại lớp học: HS thảo luận, lắp ghép mô hình HS trình bày ý tưởng. - Khi dạy bài Prôtêin(SH10, cơ bản) tôi cũng tổ chức trò chơi dưới hình thức tương tự. Nhưng là sự lắp ghép các thành phần của axit amin, và chuỗi pôlipeptit, từ đó trình bày đặc điểm cấu trúc của prôtêin. Qua hình thức tổ chức trò chơi tôi nhận thấy: - Do có giới hạn về thời gian nên HS rèn luyện được khả năng nhanh nhậy khi giải quyết vấn đề. - Khả năng hợp tác, đoàn kết, thống nhất trong nhóm. - Khả năng tự tin khi trình bày vấn đề. Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 12 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học d. Phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Khi dạy bài: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học( SH 12). Tôi tổ chức cho HS đóng vai như sau: - Tôi chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1: chuyên gia tư vấn, và nhóm 2: cần được tư vấn. Nhóm 2 sẽ thảo luận để đưa ra những câu hỏi và những tình huống giả định về các bệnh di truyền ở người, và cần được sự tư vấn của các chuyên gia. Nhóm 1 sẽ lắng nghe câu hỏi mà nhóm 2 đưa ra, thảo luận và cử chuyên gia để tư vấn. - Bằng kiến thức đã học và sự thông minh sáng tạo của mình, các em nhóm 2 đã đưa ra các tình huống như: +Tình huống 1: Một cặp vợ chồng, vợ bị bệnh mù màu, chồng không bị bệnh đến hỏi chuyên gia họ phải sinh con như thế nào để không bị bệnh mù màu. + Tình huống 2: Một bà mẹ đang mang thai lo lắng bào thai của mình có nhưng bất thường, đến hỏi chuyên gia phương pháp để phát hiện bệnh ở thai nhi. + Tình huống 3: Một gia đình mới phát hiện ông chồng bị HIV, nhưng người vợ bình thường, họ vẫn muốn sinh con. Vậy làm cách nào để họ sinh con bình thường. ... - Nhóm 1 sẽ đóng vai chuyên gia để giải đáp các tình huống của nhóm 2 như: + Tình huống 1: Chuyên gia tư vấn cho cặp vợ chồng này sinh con gái sẽ không mắc bệnh. + Tình huống 2: Tư vấn cho bà mẹ đến các cơ sở y tế để siêu âm, đồng thời dùng phương pháp chọc dò dịch ối hoặc sinh thiết tua nhau thai. + Tình huống 3: Để cặp vợ chồng này sinh con bình thường cần phải dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Với mỗi tình huống các em sẽ tự đóng vai sao cho hợp lí. Qua phương pháp này các em sẽ được rèn luyện các kĩ năng như: + Kĩ năng ứng xử, giao tiếp + Kĩ năng tư duy sáng tạo + Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. 4.2 Rèn luyện kỹ năng sống qua kiến thức bộ môn - Việc lồng ghép qua tiết dạy bộ môn có thể được tiến hành ở nhiều bộ môn như sinh học, anh văn, tin học, GDCD, toán, văn…) nhưng không thể áp dụng ở tất cả các tiết, các bài được. Do đó giáo viên thực hiện phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình; phải luôn liên hệ nội dung bài học với thực tế cuộc sống và đặc biệt phải tận dụng sự đổi mới phương pháp. - Rèn kỹ năng sống qua giờ học bộ môn là nội dung khó nhất và phụ thuộc nhiều vào giáo viên bộ môn và nội dung bài học. Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 13 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học - Môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm các kiến thức sinh học được hình thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát thí nghiệm nên các kỹ năng học tập của bộ môn, kiến thức bộ môn sẽ góp phần vào việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. VD1: Khi dạy bài “ Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống” ( SH 10) Tôi nhấn mạnh 2 khía cạnh: - Thứ nhất: Mọi cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao đều có cơ chế tự điều chỉnh. Từ đó đặt câu hỏi cho HS: Bản thân các em có thường xuyên tự điều chỉnh không? Qua đó, rèn luyện cho HS cách tự điều chỉnh hành vi, thái độ, và các mối quan hệ xã hội sao cho phù hợp. - Thứ 2: Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hoá. Sinh vật không ngừng biến đổi để thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Từ đó khẳng định vai trò, trách nhiệm của các em trong tương lai phải làm gì? làm như thế nào để hội nhập toàn cầu? VD2: Khi dạy về cacbonhiđrat, lipit, prôtêin (SH 10) là những đại phân tử hữu cơ quan trọng trong cơ thể sống. Tôi thường xuyên đặt các câu hỏi liên quan đến sức khoẻ và đời sống như: - Tại sao chúng ta không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù là rất bổ? - Tại sao người già ăn nhiều mỡ động vật lại có nguy cơ bị xơ vữa động mạch? - Tại sao trẻ em ăn nhiều kẹo dễ bị suy dinh dưỡng? Từ đó rèn luyện kĩ năng bảo vệ sức khỏe cho học sinh. VD3: Khi dạy về quang hợp ( SH 10), sau khi viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp, GV sẽ yêu cầu HS nêu được vai trò của quang hợp đối với đời sống con người. Từ đó rèn luyện cho HS kĩ năng ra quyết định “ tích cực tham gia trồng cây xanh” góp phần bảo vệ môi trường. VD4: Khi dạy về HIV/ AIDS( SH10), tôi phân tích để các em hiểu rõ về các con đường lây nhiễm HIV, từ đó có biện pháp phòng tránh , rèn luyện cho các em kĩ năng bảo vệ sức khoẻ, sống lành mạnh. VD5: Khi dạy về “ Chu kì tế bào” (SH10), các em sẽ hiểu được rằng khi chu kì tế bào bị rối loạn, không kiểm soát được sẽ dẫn đến bệnh ung thư, và tác nhân có thể gây ung thư đó là rượu bia, khói thuốc lá. Từ đó rèn luyện cho các em ý thức nói không với thuốc lá một tệ nạn phổ biến ở trường học. VD6: Khi dạy về nguồn gốc động vật của con người (lớp 12) tôi nhấn mạnh cho học sinh thấy được con người có nguồn gốc từ động vật do đó có thể tách con người thành 2 phần: phần con và phần người Phần con chứng tỏ con người cũng có các thói quen (tập tính) xấu như động vật là dễ đánh nhau, khó kiểm soát một số hành vi… nhưng chúng ta khác ở động vật ở chỗ có phần người giúp chúng ta có ý thức, có tự chủ, hạn chế đối Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 14 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học đầu, đánh nhau hoặc các cách cư xử không lành mạnh. Từ đó phê phán các hiện tượng bạo lực học đường ngày một ra tăng. Và phân tích cho các em thấy rằng: Không cần phải dùng tới bạo lực để giải quyết các vấn đề => con người có thể chủ động thay đổi được thói quen xấu. VD7: Khi dạy về mối quan hệ trong quần thể sinh vật (SH12) Tôi đã nhấn mạnh lợi ích của quan hệ hỗ trợ cùng loài (quần tụ cá thể) như tăng khả năng bảo vệ, tăng khả năng kiếm ăn; tăng khả năng chống chịu…tạo lợi ích lớn cho loài. Từ đây nhấn mạnh tinh thần đoàn kết trong hoạt động tập thể của loài người (tập thể lớp, các tập thể xã hội) sẽ giúp chúng ta đạt hiệu quả cao. Hơn nữa nhấn mạnh được giá trị đùm bọc, nhân đạo, tình thương, hợp tác trong cuộc sống… VD8: Khi dạy về phần di truyền học người, bảo vệ vốn gen di truyền của người ( SH 12) tôi nhấn mạnh: - Thứ nhất: Phải bảo vệ môi trường sống ở mọi lúc mọi nơi để hạn chế các tác nhân gây đột biến, gây ung thư -> phòng tránh các bệnh di truyền ở người. - Thứ hai: Hạn chế kết hôn gần để hạn chế sự xuất hiện kiểu gen có hại, ung thư…=> kỹ năng thực hiện theo chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện luật hôn gia đình Việt Nam. - Thứ ba: Di truyền tư vấn tôi rèn kỹ năng biết lắng nghe tư vấn từ thầy cô, từ thế hệ đi trước để rút ngắn chặng đường đi của mình , gặt hái kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai… VD9: Khi dạy bài di truyền liên kết giới tính (SH 12) qua nhiễm sắc thể giới tính có thể xác định được giới tính cho thế hệ sau. Do đó, tôi nhấn mạnh dù sinh con trai hay con gái đều nhận vật chất di truyền từ bố mẹ ngang nhau dẫn đến xã hội phải xây dựng bình đẳng giới. Hơn nữa việc sinh con trai hay con gái theo ý muốn sẽ gây mất cân bằng giới, không tốt cho sự phát triển của xã hội…. VD10: Khi dạy phần biến động số lượng cá thể của quần thể và diến thế sinh thái (SH12) tôi nhấn mạnh nội dung bài qua đó nhấn mạnh nhân tố con người khai thác tài nguyên không hợp lý gây suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên góp phần rèn kỹ năng sống phát triển bền vững, bảo vệ môi trường phòng tránh thiên tai…….. VD11: Khi dạy về hội chứng đao( SH12) tôi nhấn mạnh hậu quả của đột biến, qua đó lưu ý độ tuổi kết hôn, độ tuổi sinh con an toàn cho mẹ và cho trẻ… VD12: Khi dạy về chu trình sinh địa hóa các chất (SH12) tôi nhấn mạnh được ý thức bảo vệ môi trường sống, phát triển bền vững và biện pháp khắc phục những biến đổi của môi trường… Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 15 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học V. KẾT QUẢ: Sau đây là kết quả khảo sát HS qua phiếu thăm dò và chất lượng học tập của các em sau khi áp dụng rèn luyện kĩ năng sống. - Lớp 10C6: Lớp có sử dụng giải pháp - Lớp 10C5: Lớp không sử dụng giải pháp Kết quả Phiếu thăm dò như sau: PHIẾU THĂM DÒ: 1. Khi lồng ghép GD kĩ năng sống vào môn sinh học em có thầy hứng thú với môn học hơn không? a. có b. không 2. Các em có thích lồng ghép rèn luyện kĩ năng sống trong giờ học sinh học không? a. rất thích b. thích b. không thích 3. Qua hoạt động nhóm các em có thấy mình tự tin hơn không? a. rất tự tin b. tự tin c. thiếu tự tin 4. Dạy học bằng phương pháp trực quan vấn đáp, tìm tòi em có rèn luyện cho mình kĩ năng giao tiếp không? a. có b. không 5. Qua việc tổ chức các trò chơi dạy học em có rèn luyện cho mình được khả năng nhanh nhậy, sự đoàn kết, hợp tác hay không? a.có b. không 6. Qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống các em có rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cơ bản hay không? a. có b. không - Sau đây là bảng tổng hợp sau khi thực hiện giải pháp rèn luyện kĩ năng sống trong giờ sinh học và kết quả học tập của HS: Lớp Số HS khảo sát 10C5 46 10C6 44 Hứng thú với giải pháp Hứng thú Rèn luyện Kết quả Trung bình trở với môn những lên học KNS cơ HKI HKII Cả bản năm 25 44 44 44 22 28 25 30 42 42 Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 16 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Như vậy, áp dụng giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí lớp học, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học tập cho HS, dạy học có hiệu quả. Qua đổi mới phương pháp giảng dạy và qua từng giờ học bộ môn tôi đã bước đầu giúp học sinh rèn các kỹ năng sống cơ bản. - Thường xuyên hoạt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử, lắng nghe, đánh giá….có trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn. - Bằng phương pháp khác: giúp các em làm việc với SGK, thực hành, sưu tầm thu thập kiến thức, rèn kỹ năng tự học, tìm kiếm xử lý thông tin tốt hơn. - Biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn… C. KẾT LUẬN: 1. Kết luận: Tóm lại, giáo dục kĩ năng sống cho mọi người nói chung và HS nói riêng là điều rất cần thiết, nó trang bị đầy đủ những kĩ năng để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó mỗi người giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trong việc giúp những em có thói quen xấu, và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi, là người có ích cho xã hội. Rèn kĩ năng sống là một quá trình đưa nhận thức thành hành động, do đó phải là việc làm thường xuyên, lồng ghép qua đổi mới phương pháp và qua nhiều môn học, qua nhiều hoạt động khác nhau trong nhà trường. 2. Kiến nghị: Rèn kỹ năng sống cho HS là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, vì vậy với đề tài nhỏ của mình tôi mong rằng: + Với PHHS: Là cái nôi để hình thành nhân cách cho trẻ; cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới con mình, làm bạn cùng con để hiểu con và rèn con. + Với GV: Luôn tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và cần được tập huấn qua giáo trình bài bản hơn. + Với HS: Phải ý thức được cách tự rèn luyện bản thân, ép mình vào kỷ luật để hòa nhập vào nội quy trường lớp, nội quy xã hội… + Với xã hội và nhà trường: luôn phấn đấu tạo nên môi trường an bình, tạo sân chơi bổ ích thường xuyên cho HS. Có như vậy các em HS mới được rèn kỹ năng sống một cách thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 17 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Bên cạnh đó khi thực hiện giải pháp tôi nhận thấy còn có tồn tại phải khắc phục đó là khả năng đánh giá, kiểm tra mức độ rèn luyện của học sinh qua từng giờ học là rất khó khăn. Hơn nữa do đặc thù bộ môn và thời gian thực hiện còn hạn chế nên mới chỉ góp phần rèn luyện được một số kỹ năng cơ bản. Với phạm vi nhỏ là trong môn sinh học, tôi đã cố gắng đóng góp một số sáng kiến giúp phần nào rèn luyện kĩ năng sống cho HS, chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong được đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Như Thanh, ngày 5/ 5 / 2012 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hoa Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 18 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học MỤC LỤC TT Nội dung 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Nhiệm vụ nghiện cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Đối tượng nghiên cứu VI. Phạm vi của đề tài 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng chung 2. Thực trạng tại trường THPT Như Thanh II III. Giải pháp thực hiện Trang 1 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 4 5 1.Qua phương pháp dạy học 2.Qua kiến thức bộ môn. 3 IV. Biện pháp tổ chức thực hiện 1. Rèn kĩ năng sống qua phương pháp dạy học a. Phương pháp hoạt động nhóm b. Phương pháp trực quan, vấn đáp, tìm tòi c. Phương pháp trò chơi: 5 5 6 8 10 - Trò chơi hỏi- đáp 10 - Trò chơi ô chữ 11 - Trò chơi ghép hình 4. 2. Rèn luyện kĩ năng sống qua kiến thức bộ môn V. Kết quả: C. KẾT LUẬN 1. Kết luận 2. Kiến nghị 12 13 16 17 17 17 PHỤ LỤC: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường THPT- NXB Giáo dục Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 19 Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 2. Những giá trị của tuổi trẻ- NXB TP HCM 3. SGK – SGV Sinh học 10, 12- NXB GD 4. Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 10, 12- NXB GD PHIẾU THĂM DÒ: 1. Khi lồng ghép GD kĩ năng sống vào môn sinh học em có thầy hứng thú với môn học hơn không? b. có b. không 2. Các em có thích lồng ghép rèn luyện kĩ năng sống trong giờ học sinh học không? a. rất thích b. thích b. không thích 3. Qua hoạt động nhóm các em có thấy mình tự tin hơn không? a. rất tự tin b. tự tin c. thiếu tự tin 4. Dạy học bằng phương pháp trực quan vấn đáp, tìm tòi em có rèn luyện cho mình kĩ năng giao tiếp không? a. có b. không 5. Qua việc tổ chức các trò chơi dạy học em có rèn luyện cho mình được khả năng nhanh nhậy, sự đoàn kết, hợp tác hay không? a.có b. không 6. Qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống các em có rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cơ bản hay không? a. có b. không Trịnh Thị Ngọc Hoa – Tổ Sinh- Thể 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan