Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Rèn luyện kĩ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học...

Tài liệu Rèn luyện kĩ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

.DOC
22
1705
87

Mô tả:

Rèn luyện kĩ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học A.Phần mở đầu Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT không chỉ đơn thuần là môn học cung cấp tri thức cho học sinh mà còn là môn học giúp các em trau dồi vốn sống, kinh nghiệm xã hội. Cùng với mảng văn nghị luận văn học, văn nghị luận xã hội cũng chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT. Tuy nhiên quá trình đổi mới dạy học Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay mới thực sự bắt đầu chú trọng đến vai trò của mảng văn NLXH (nghị luận xã hội), cũng vì vậy mà quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn NLXH chưa thực sự thỏa đáng. Trong chương trình Ngữ văn THPT, số tiết dành cho kiểu bài nghị luận xã hội còn khá khiêm tốn. Ở chương trình cơ bản, ngoài những bài viết trong chương trình có dạng đề NLXH, học sinh chỉ được dành trọn vẹn hai tiết tương đương với hai dạng bài của phần nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lí) mà không có kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ở chương trình nâng cao có bổ sung thêm một tiết luyện tập về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Như vậy chương trình nâng cao được tăng một tiết nhưng thực chất là mở rộng thêm dạng nghị luận xã hội mà chương trình cơ bản không học. So với tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, việc đề cập một cách chân sát về từng kĩ năng tạo dựng một văn bản NLXH dạng này thì nội dung trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu học tập để có thể giúp học sinh tạo lập một văn bản thực sự có chất lượng. 1 Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học là dạng bài với yêu cầu cao hơn đòi hỏi học sinh phải biết khéo léo kết hợp cách làm bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Dạng bài này trước tiên giúp kiểm tra kiến thức trong tác phẩm văn học mà học sinh đã được tìm hiểu, sau đó học sinh phải vận dụng các kĩ năng viết văn nghị luận xã hội để có thể tạo lập được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Nắm chắc kiến thức và thuần thục trong kĩ năng sẽ giúp học sinh viết kiểu văn NLXH này một cách hiệu quả. Chính điều đó cũng sẽ thúc đẩy học sinh tiếp cận gần hơn và nắm bắt được những kiến thức thực tế của cuộc sống thông qua các tác phẩm văn học, từ đó giúp các em hình thành kinh nghiệm sống. Khi đã có các kĩ năng để tạo lập được văn bản học sinh phải nắm bắt được các vấn đề xoay quanh nội dung mà văn bản đó đề cập. Từ đây, học sinh cần đi sâu vào thực tiễn cuộc sống để thu thập các kiến thức, thông tin liên quan đến vấn đề mà bài văn nghị luận đề cập. Chính từ thực tiễn dạy học làm văn NLXH trong nhà trường, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học” với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần làm văn trong nhà trường phổ thông trong mảng văn NLXH đặc biệt là kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học. Từ đó góp thêm một vài kinh nghiệm giúp giáo viên không còn cảm thấy lúng túng mỗi khi dạy học kiểu bài này. Đồng thời từ đây giúp học sinh có cái nhìn đúng hơn về mối quan hệ mật thiết giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội; giúp các em nắm vững các kĩ năng và không còn cảm thấy khó khăn, nặng nề mỗi khi đứng trước yêu cầu viết một bài văn nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. II. Nội dung chính 1. Nghị luận xã hội và nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 1.1. Nghị luận xã hội 2 Văn nghị luận nói chung và NLXH nói riêng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nhà trường cũng như thực tiễn đời sống. Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết sử dụng lập luận với các luận điểm, luận chứng để trình bày quan điểm, nhận xét, đánh giá của mình về một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người nghe, người đọc. Văn nghị luận văn học bao gồm có nghị luận văn học và NLXH NLXH là loại văn nghị luận mà vấn đề được bàn bạc thuộc phạm vi xã hội bao gồm các vấn đề trong quan hệ đời sống xã hội của con người. Những vấn đề được bàn luận trong NLXH giúp hình thành nên thái độ tích cực nhằm tác động đến đời sống xã hội. Theo Bảo Quyến trong cuốn Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục, 2007, văn NLXH được khái quát như sau: " Văn NLXH là văn nghị luận về một vấn đề xã hội thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục, đạo đức, môi trường, dân số..." Trong cuốn Dạy học văn NLXH do Đỗ Ngọc Thống chủ biên đưa ra khái niệm văn NLXH như sau: "Văn NLXH là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối liên hệ giữa con người với con người trong xã hội" Như vậy, có thể khái quát: Văn NLXH là bài văn mà người viết sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để đưa ra những ý kiến riêng của mình về một vấn đề xã hội nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. Trong kiểu bài NLXH, căn cứ vào nội dung mà bài văn bàn luận, có thể chia bài văn NLXH thành ba kiểu bài chính: - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 3 Sự phân chia thành ba kiểu trên hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi (Có ý kiến cho rằng kiểu bài NLXH thứ ba không thể được xếp thành môt kiểu bài riêng song song với hai kiểu bài NLXH nói trên mà nó chỉ là một bộ phận của hai kiểu bài ấy). Tuy nhiên sự phân loại này giúp cho giáo viên dễ dàng rèn các kĩ năng làm bài NLXH cho HS một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. 1.2. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng đề mới trong nội dung dạy - học làm văn. Dạng đề này nhằm rèn luyện đồng thời hai năng lực: năng lực đọc - hiểu văn bản văn học và năng lực làm văn NLXH của HS. Có thể coi đây là dạng đề tích hợp giữa đọc văn và làm văn. Đạng đề này có đặc điểm là dựa vào một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, yêu cầu người viết phát biểu bàn bạc ý nghĩa của vấn đề đó. Vấn đề xã hội có ý nghĩa chủ yếu được lấy từ hai nguồn: - Tác phẩm văn học được học trong chương trình VD: Đề 1: Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, anh/ chị hãy bàn về mối quan hệ danh và thực trong cuộc sống hôm nay? Đề 2: " Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch(...) Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ(...) (...) Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân. Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy thời xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng, lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng ngừoi đàn bà, vừa đáng vừa 4 thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quật xuống lão lại rên rỉ bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ" (...) Bóng một đứa con nít lao lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác (...) Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông (...) Khi tôi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé. Không biết làm cách nào, nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng chiếc thắt lưng nhưng không được nữa, liền dang thẳng cánh tay cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát... " ( Trích: Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu) Từ đoạn trích trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng bạo lực gia đình - Một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học. VD Đề 3. Suy nghĩ của anh/ chị về câu chuyện sau: " Xưa thật là xưa, có một ông vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi. Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường. Một lúc sau, nhà vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy 5 xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: "Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây". Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của đức vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá" (Nguồn: http://htlove.org/5-bai-hoc-quan-trong-cua-doi-nguoi) Đề 4: Suy nghĩ của anh/ chị về câu chuyện sau: "Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa,có một vòng tròn. Vòng tròn ta rất tự hào về thân hình của mình, tròn một cách hoàn hảo đến từng milimét. Thế nhưng, một sáng nọ thức dậy, nó bỗng thấy mình mất một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn tìm mảnh vỡ hình tam giác bị mất. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm chạp. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang tỏa sắc bên đường. Nó tâm tình cùng sâu bọ. Nó tận hưởng ánh sáng mặt trời ấm áp. Vòng tròn tìm được nhiều mảnh vỡ nhưng chẳng mảnh nào vừa cả. Nó lại tiếp tục tìm kiếm. Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít. Nó sướng đến run người. Giờ đây nó lại hoàn hảo như xưa. Nó ghép mảnh vỡ kia vào rồi lăn đi. Nhưng, ơ kìa! Sao nó lăn nhanh đến thế! đến nỗi các bông hoa nhòe đi trong mắt nó, tiếng chuyện trò thì bạt đi trong gió. Vòng tròn nhận ra thế giới xung quanh nó trở nên khác hẳn khi nó lăn quá nhanh. Nó bèn dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi!" (Nguồn: http://htlove.org/ Quà tặng cuộc sống) Từ những VD trên, có thể thấy: dạng đề này liên quan và xuất phát từ tác phẩm văn học, nhưng tác phẩm văn học chỉ là "cái cớ" khởi đầu. Mục đích chính là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội. Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy. Tác phẩm nào cũng có một ý nghĩa xã hội nhất định. Điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có mang tính 6 thời sự, tính giáo dục sâu sắc, có phù hợp với tâm lí tuổi trẻ học đường hay không. Xét về nội dung, dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học có thể thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một vấn đề đời sống, Tuy nhiên nó có những đặc trưng và yêu cầu riêng. Kiểu bài này hướng người viết tới tìm hiểu, khai thác vấn đề xã hội được thổi vào trong tác phẩm văn học. Từ đó người viết đi sâu vào bàn luận vấn đề được tác phẩm đặt ra. Để làm tốt dạng bài này, đòi hỏi người viết phải có khả năng nhạy bén trong việc phát hiện vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học vừa có khả năng tư duy thẩm mĩ kết hợp với tư duy thực tiễn.Vì vậy việc rèn kĩ năng cho HS làm tốt kiểu bài này là vô cùng cần thiết trong dạy làm văn NLXH. 2. Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Trong quá trình rèn kĩ năng cho kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, trước hết chúng tôi tập trung rèn nhuần nhuyễn cho HS các kĩ năng làm hai kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bởi như trên đã nói, xét về mặt nội dung, dạng bài này có thể thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một vấn đề đời sống. Tuy nhiên nó cũng có những đặc trưng và yêu cầu riêng biệt về cách làm. Kiểu bài này mang một phần nhỏ dáng dấp của kiểu bài nghị luận văn học nên ngoài việc HS nắm vững các kiến thức xã hội, làm nổi bật ý kiến của riêng mình đối với vấn đề đặt ra, đưa ra được ý kiến chủ quan nhìn nhận vấn đề rõ ràng ở khía cạnh tích cực hay tiêu cực....HS còn phải có kĩ năng đọc hiểu văn bản, nhạy bén phát hiện những vấn đề được đặt ra trong văn bản ấy. Mặc dù có những khác biết như vậy so với hai kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống nhưng khi rèn HS những kĩ năng làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, chúng tôi vẫn tiến hành rèn đầy đủ những kĩ năng làm văn nghị luận nói chung 7 như phân tích đề; tìm ý; lập dàn ý; thiết lập, liên kết đoạn văn; kiểm tra, sửa lỗi... trong đó tập trung vào những kĩ năng cơ bản sau: 2.1: Xác định vấn đề nghị luận: Với bất cứ bài văn nghị luận nào bước xác định vấn đề nghị luận bao giờ cũng giữ vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định đến thành công của bài viết. Nếu HS xác định nhầm lẫn vấn đề thì sẽ như một cỗ xe đi nhầm đường không thể quay đầu lại, và cái đích đến của bài văn sẽ bằng không. Còn nếu xác định đúng yêu cầu của đề bài và nội dung cần bàn luận, khi đó HS sẽ xác định được cách thức thực hiện và đáp ứng được yêu cầu của đề văn đó. Việc chúng tôi đặc biệt chú trọng vào việc xác định vấn đề nghị luận là vì: Thứ nhất, các bước tìm hiểu đề như xác định dạng đề, thao tác lập luận, phạm vi dẫn chứng...HS đã được luyện tập khá nhiều ở hai kiểu bài nghị luận xã hội trước đó. Thứ hai là với dạng đề mà vấn đề nghị luận đặt ra trong tác phẩm văn học trong chương trình, HS rất dễ dàng xác định được vấn đề nghị luận, thì với một mẩu chuyện nhỏ - có sự cô nén, hàm súc về mặt ý nghĩa, việc HS xác định được vấn đề nghị luận không phải là dễ dàng, thậm chí, nếu HS không suy nghĩ thấu đáo, rất có thể bài viết sẽ không đúng trọng tâm. Thứ ba là, có thể do tầm nhận thức của HS ở trường phổ thông chưa chín, nhất là các vấn đề xã hội nên những vấn đề nghị luận ở dạng tiềm ẩn HS khó có thể nhận diện hết nội dung đặt ra trong câu chuyện vốn rất mới lạ. Quay lại với hệ thống đề bài ở trên có thể thấy những đề bài mà vấn đề xã hội được đặt ra trong các tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn (Đề 1,2), thường là vấn đề nghị luận đã nổi rõ trên đề bài. Như ở đề 1 vấn đề được bàn luận là "mối quan hệ giữa danh và thực trong cuộc sống" sẽ là nội dung chính được bàn luận và cũng tương tự ở đề 2, HS không khó để nhận diện. Nhưng với những đề còn lại (Đề 3,4) HS chỉ có thể nhận diện được nội dung cần bàn luận khi hiểu nội dung thông điệp mà câu chuyện đặt ra. Đây là dạng đề có nội dung tiềm ẩn đòi hỏi HS phải có những am hiểu nhất định mới có thể nhận diện được. 8 Để HS xác định được đúng vấn đề nghị luận HS phải nắm vững những kĩ năng đọc - hiểu văn bản kết hợp với sự tinh tế trong cảm thụ. Trước hết, chúng tôi yêu cầu HS đọc kĩ câu chuyện ở đề bài yêu cầu để biết được cách hành văn, sắp xếp ý, dụng ý trong dùng từ, ngắt câu, chơi chữ ... của văn bản. Từ đó mà đọc hiểu thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc. Như ở đề bài số 3, HS cần phải làm rõ ý nghĩa hình ảnh: hòn đá, túi tiền; cách ứng xử khác nhau của những thương nhân giàu có, những cận thần của nhà vua và người nông dân... từ đó rút ra vấn đề cần nghị luận: Trước thử thách con người không nên than thở hay tránh né mà phải đối mặt giải quyết, và đằng sau những gian khổ luôn tiềm ẩn những cơ hội. Tương tự như vậy, ở đề bài số 4 - câu chuyện về cái vòng tròn, HS cần phải tập trung vào các hình ảnh: Vòng tròn, khi vòng tròn bị mất đi một góc lớn hình tam giác; cảm nhận của vòng tròn khi khuyết đi mảnh lớn hình tam giác và quyết định của vòng tròn khi từ chối mảnh ghép vừa khít với nó....qua những hình ảnh, những từ ngữ đó HS có thể rút ra được vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, con người khó có thể tránh khỏi những khiếm khuyết, ta phải biết cách chấp nhận để tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống ngay trong chính những khiếm khuyết đó. Khi HS đã xác định được vấn đề cần nghị luận thì phần bàn bạc vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi những vấn đề nghị luận được rút ra HS đã được luyện tập ở kiểu bài nghị luận xã hội trước đó. Như vậy có thể thấy việc tìm hiểu đề, trong đó xác định được vấn đề nghị luận là vô cùng quan trọng. Khi đã thành thục những kĩ năng này, HS sẽ làm bài văn đúng hướng và hiệu quả. 2.2. Lập dàn ý. Trong cuốn Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội do Nguyễn Xuân lạc chủ biên có đề cập đến vấn đề lập dàn ý. Theo đó thì "Thực chất của bước này là tổ chức, sắp xếp ý trong một bố cục khoa học, hợp lí". Như vậy, lập dàn ý là thiết lập khung xương để làm cơ sở tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh là bài văn 9 Để lập được dàn ý bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, trước hết HS cần phải xác định vấn đề nghị luận thuộc dạng nào trong hai dạng nghị luận xã hội đã học: nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống. Sự phân loại này rất quan trọng bởi đó sẽ là tiền đề để HS triển khai ý. Đồng thời HS cũng tất yếu đã phải trải qua bước xác lập hệ thống luận điểm. Thao tác này thực chất HS đã được rèn luyện kĩ càng trước đó vì vậy, chúng tôi không nhắc lại ở đây. Cụ thể, chúng tôi hướng dẫn HS lập dàn bài theo hướng sau: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề. - Nêu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài. * Bước 1: + Nêu xuất xứ xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội bằng cách phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của văn bản. Từ đó khái quát vấn đề xã hội cần nghị luận (GV chú ý rèn HS phân biệt thao tác phân tích văn bản trong kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học với thao tác phân tích trong kiểu bài nghị luận văn học. Theo đó, ở dạng bài này, HS không được sa đà vào khai thác giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà tập trung vào những từ ngữ, những hình ảnh... then chốt mang nội dung thông tin chính từ đó mà khái quát ý nghĩa xã hội của tác phẩm ) * Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài đã được học). - Dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống + Giải thích (nếu có) + Xác định hiện tượng đó là tích cực hay tiêu cực. Nêu thực trạng hiện tượng bằng những sự việc, những số liệu cụ thể... 10 + Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại của hiện tượng. + Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết + Phê phán/ ca ngợi những biểu hiện ngược lại của hiện tượng được bàn luận + Rút ra bài học - Dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí + Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận (kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng) + Nêu ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề nghị luận đối với tâm hồn, nhân cách con người + Rút ra bài học nhận thức và hành động c. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm. VD1: Với đề 2 ở phần trên đã nêu, vấn đề nghị luận đã rõ ngay trong đề bài đó là vấn nạn bạo lực trong gia đình - một hiện tượng xã hội khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Với dạng đề này HS khá dễ dàng thực hiện bước 1 là bởi đây là đoạn trích trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã được học trong chương trình. Từ việc xác định được vấn đề nghị luận, chúng tôi hướng dẫn HS lập dàn ý. Dàn ý cho đề bài này cần đảm bảo những nội dung sau: a. Mở bài - Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu; đem lại nhiều ấn tượng cho người đọc về những vấn đề bức xúc của xã hội... - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong đó, một vấn nạn đang được xã hội quan tâm đó là vấn nạn bạo lực gia đình. b. Thân bài * Bước 1 - Sau khi chụp được bức ảnh bình minh trên biển "đắt trời cho", nhiếp ảnh gia Phùng tưởng có thể yên tâm quay trở về, hoàn tất bộ lịch nhưng anh đã bắt gặp một cảnh tượng mà anh chẳng bao giờ ngờ tới: Bước ra từ con thuyền ngư phủ 11 đẹp như mơ là vợ chồng thuyền chài xấu xí. Người đàn ông hùng hổ trút cơn giận như lửa cháy vào lưng vợ bằng cách dùng "chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới tập vào lưng người đàn bà". Hành động ấy không chỉ diễn ra một lần mà " ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng", " bất cứ lúc nào khổ quá là lão xách tôi ra đánh". - Sự xuất hiện của con trai họ - thằng Phác, với hành động đầy bản năng, bột phát: giằng lấy cái thắt lưng đánh lại bố, bảo vệ mẹ.... => Người đàn ông đánh vợ để giải thoát những uất ức, khổ đau, gánh nặng mưu sinh và hành động trái với luân thường đạo lí của con trai họ đã đặt ra một hiện tượng xã hội đó là nạn bạo lực gia đình * Bước 2 - Giải thích: Bạo lực gia đình là hành động trấn áp người khác bằng vũ lực, là sự khống chế, đàn áp về cả tinh thần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau của những thành viên trong gia đình - Thực trạng hiện tượng: + Bạo lực gia đình là vấn nạn ở nhiều quốc gia nhất là những nước kém phát triển và đang phát triển (Ở Ấn Ðộ, mỗi năm có khoảng hơn 5.000 phụ nữ bị cướp đi mạng sống của mình do bạo lực gia đình; ở Băng-la-đét, theo thống kê tội giết vợ chiếm 50% trong số vụ giết người. Ở nước ta, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình....) + Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn nông thông, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn và miền núi + Bạo hành xảy ra dưới hai hình thức cơ bản: Bạo hành thể xác và bạo hành tinh thần (đánh đập, lăng mạ...) - Hậu quả của bạo hành gia đình 12 + Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu quả đáng thương: tan vỡ gia đình; rối loạn trật tự, an toàn xã hội... + Đặc biệt, bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ .Lớn lên trong gia đình thường xuyên có bạo lực, các em mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp.... - Nguyên nhân: + Do nghèo đói, khổ cực. + Do tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng trong xã hội. + Do một số nạn nhân của bạo lực gia đình có tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo, sợ "vạch áo cho người xem lưng". + Nhiều vụ bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt dường như còn quá nhẹ. Vì vậy tính phòng ngừa răn đe hạn chế. - Giải pháp: + Cần chú trọng trước hết là công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt công tác tư vấn hòa giải và đi đôi với phòng, chống tệ nạn xã hội. Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình (chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình đã được phát động với khẩu hiệu: “Mình là đàn ông, mình chống bạo lực gia đình” hướng tới số đông nam giới). + Cần có sự kết hợp của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức trong xã hội... để đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân + Phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình. - Rút ra bài học cho bản thân + Cần thẳng thắn lên án hành động bạo lực gia đình như nhân vật Phùng, Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu + Hãy sống chan hòa, đầm ấm để không có bạo hành gia đình. 13 c. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm. VD2: Với đề bài số 3, HS có thể lập dàn ý với những bước cơ bản sau. a. Mở bài. Giới thiệu câu chuyện b. Thân bài * Bước1: Phân tích ngắn gọn nội dung câu chuyện kết hợp giải thích ý nghĩa một số hình ảnh...từ ngữ từ đó rút ra vấn đề nghị luận. + Tảng đá lớn: vật cản trên con đường lại qua có ý nghĩa biểu tượng cho những khó khăn, trở ngại ngăn bước ta trên đường đời + Cách ứng xử của những người đi qua . Những thương nhân, cận thần của nhà vua "không ai có ý định xê dịch" tảng đá, họ chỉ lẩm bẩm đổ lỗi cho nhà vua. Khi gặp khó khăn, trở ngại thay vì nghĩ cách giải quyết họ chỉ kêu ca, phàn nàn, đổ lỗi cho người khác . Bác nông dân với xe rau cồng kềnh có cách ứng xử ngược lại: hết sức "đẩy tảng đá sang bên kia vệ đường": + " Bao tiền to đùng": Phần thưởng xứng đáng cho những con người dám đối diện với thử thách. => Luôn có một cơ hội mở ra sau những khó khăn. Vậy nên, hãy dám đương đầu với thử thách, biến những trở ngại thành cơ hội để đạt được thành công. * Bước 2: Bình luận vấn đề - Khó khăn, trở ngại là điều không ai muốn nhưng ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên thay vì lảng tránh, than vãn hay đổ lỗi cho người khác, hãy chấp nhận thử thách, xắn tay giải quyết nó, khi đó, rất có thể, khó khăn mang lại những giá trị bất ngờ. + Mang lại những kinh nghiệm, những bài học quý báu (dẫn chứng minh họa) + Thử thách năng lực, ý chí... của con người (chỉ trong khó khăn con người mới phát huy được những khả năng tiềm tàng mà trong điều kiện bình thường không được bộc lộ)  dẫn chứng minh họa 14  Đối diện với thử thách con người có thể trưởng thành hơn  Chẳng khác gì "túi tiền của nhà vua" - Mở rộng + Phê phán những con người mới gặp khó đã nản lòng, mới vấp ngã đã bỏ cuộc + Vựơt qua khó khăn không chỉ cần ý chí, nỗ lực của bản thân mà đôi khi còn cần sự vô tư không toan tính, vụ lợi. Giống như bác nông dân kia, không chỉ nghĩ đến chuyện cần đưa xe rau qua mà còn vì " nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây" - Rút ra bài học + Không vì hoàn cảnh sống thuận lợi mà có tâm lí an phận, không có chí tiến thủ, tinh thần cố gắng vươn lên... + Đối diện với khó khăn cần tỉnh táo, khôn khéo giống như "dòng sông thấy núi thì đi đường vòng" c. Kết bài Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm. Nói tóm lại, rèn kĩ năng lập dàn ý trong bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trọng. Nắm chắc bước lập dàn ý, HS có khả năng triển khai bài viết đúng hướng, không gặp lúng túng trước những dạng đề bài của kiểu bài này. Trên đây là hai kĩ năng cơ bản mà chúng tôi tập trung rèn luyện cho HS. Hai kĩ năng này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được kết hợp với các kĩ năng cơ bản trong làm văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội nói riêng mà HS đã được học trước đó. Đồng thời, GV cũng thường xuyên cho HS tiếp xúc với nhiều dạng đề khác nhau để HS có cơ hội tư duy, suy nghĩ; kết hợp với việc chấm, chữa bài tỉ mỉ, cho HS tham khảo các bài viết của nhau hay của các bài viết xuất sắc để tự rút kinh nghiệm.... 3. Bài viết minh họa Đề bài: Suy nghĩ của anh/ chị về câu chuyện sau: 15 "Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa,có một vòng tròn. Vòng tròn ta rất tự hào về thân hình của mình, tròn một cách hoàn hảo đến từng milimét. Thế nhưng, một sáng nọ thức dậy, nó bỗng thấy mình mất một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn tìm mảnh vỡ hình tam giác bị mất. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm chạp. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang tỏa sắc bên đường. Nó tâm tình cùng sâu bọ. Nó tận hưởng ánh sáng mặt trời ấm áp. Vòng tròn tìm được nhiều mảnh vỡ nhưng chẳng mảnh nào vừa cả. Nó lại tiếp tục tìm kiếm. Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít. Nó sướng đến run người. Giờ đây nó lại hoàn hảo như xưa. Nó ghép mảnh vỡ kia vào rồi lăn đi. Nhưng, ơ kìa! Sao nó lăn nhanh đến thế! đến nỗi các bông hoa nhòe đi trong mắt nó, tiếng chuyện trò thì bạt đi trong gió. Vòng tròn nhận ra thế giới xung quanh nó trở nên khác hẳn khi nó lăn quá nhanh. Nó bèn dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi!" (Nguồn: http://htlove.org/Quà tặng cuộc sống) Bài làm Cuốn sổ nhỏ ẩm mốc hơi thở thời gian, lật trang đầu tiên, một dòng chữ ngay ngắn ghi lại câu nói nổi tiếng: "Con người thường mơ ước những điều lớn lao nhưng không biết rằng cuộc sống được tạo nên từ những điều rất nhỏ". Mải mê tìm cho mình một vòng nguyệt quế, săn tìm những viên kim cương để tô điểm cho cuộc sống, đến một lúc nào đó ta bỗng giật mình nhận ra mình đã bỏ rơi và lãng quên những vẻ đẹp giản dị, đời thường: một bông hoa, một nhành lá, tiếng chim hót. Câu chuyện về một vòng tròn đã giác ngộ ta không chỉ một chân lí ở đời: về những khiếm khuyết và cách ta chấp nhận nó, thái độ sống nhanh hay chậm, trân trọng hay hời hợt, mông muội hay tỉnh thức. Vòng tròn - hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng là hiện thân cho những giá trị mà con người khao khát tìm kiếm: giá trị của sự hoàn hảo, đầy đặn đến "từng milimét". Vòng tròn đáng ngưỡng mộ thực sự tồn tại hay chỉ là câu chuyện huyễn hoặc "ngày xửa ngày xưa". Sống ở đời, ai cũng muốn vươn tới hai chữ "hoàn hảo". Quan điểm về cái đẹp của người xưa là sự đối xứng, cân bằng. 16 Nhưng chính con người, từ khi được Chúa trời tạo ra đã như một quả táo cắn dở, hương vị càng thơm ngon càng bị cắn một miếng lớn. Đó là lí do tại sao Bét-tô-ven lại bị điếc, Paganini lại mang nhiều bệnh tật, Van-gốc mắc phải chứng thần kinh phân liệt và vô số những con người tài hoa bạc phận khác..."Vòng tròn" của họ không bao giờ hoàn thiện, đều mất đi một góc nào đó. Sớm hay muộn chúng ta cũng phải đối diện với thực tế "thấy mình mất đi một góc lớn hình tam giác" – tức là vòng tròn ấy đã không còn nguyên vẹn nữa. Nó bắt đầu đi tìm " mảnh vỡ tam giác" bị mất. Khi bất hoàn hảo, người ta đồng thời gặp phải trở ngại, "lăn rất chậm chạp". Nhưng nhiều khi trong trở ngại, khó khăn, ta lại nhận ra nhiều điều. Ta không còn mất thời gian đi tìm kiếm "mảnh vỡ". Thay vì chỉ nghĩ đến bản thân, ta bắt đầu hướng mình ra bên ngoài, để ý, quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, bình thường nhưng lại làm nên niềm vui trong cuộc sống. Ta "khen ngợi những bông hoa dại đang tỏa sắc bên đường", "tâm tình cùng sâu bọ", "tận hưởng ánh mặt trời ấm áp". Ta biết cho đi nhiều hơn và tất nhiên sẽ được nhận lại, biết trân trọng, sẻ chia, tận hưởng và tận hiến. Mải mê đi tìm "mảnh vỡ" để bù đắp những thiếu sót, vô hình chung ta đã tự tạo ra khiếm khuyết lớn nhất: thái độ sống vội vàng đến vô tâm, hời hợt. Sống nhanh "đến nỗi những bông hoa nhòe đi...tiếng nói chuyện thì bạt đi trong gió". Vòng tròn nhận ra thế giới xung quanh trở nên khác hẳn khi nó lăn quá nhanh. Và vòng tròn đã có một quyết định đúng đắn "đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi". Con người - thay vì bị cuốn vào cuộc kiếm tìm sự hoàn hảo không hề có, thay vì chỉ biết vun vén cho bản thân, hãy sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn, sống trọn vẹn, cởi mở... Chỉ có như vậy, vòng tròn lớn mới được hình thành, là vòng tròn đầy ắp niềm vui, vẻ đẹp của tình đời, tình người. Nếu có ai nói với bạn rằng: "Tôi hoàn hảo" thì một là anh ta đang đùa, hai là ngộ nhận về bản thân, ba là anh ta không có thật. Xô-crat, một triết gia cổ đại Hi Lạp được hậu thế coi là tượng đài chân lí đã dõng dạc tuyên bố: "Tôi chỉ 17 biết có một điều là tôi không biết gì cả". Vậy lí do gì ta lại cho rằng mình hoàn hảo, là tuyệt đối? Khoa học đã chứng minh mọi thứ trên đời đều chỉ mang tính tương đối. Và theo tôi, con người là bằng chứng rõ nhất cho điều đó. Trên thế giới, không ít người đã từng được vinh danh là thiên tài, là vĩ nhân, nhưng kì thực họ có phải là những “vòng tròn hoàn hảo”? Đó có phải là Sechxpia – “người khổng lồ” của thời đại Phục Hưng, người đã viết nên những vở kịch bất hủ không phải để giành cho giới thượng lưu mà cho tầng lớp bình dân thưởng thức, đã không thể giữ mình trước cám dỗ công danh mà xin ban tước hiệu quý tộc? Là Na-pô-lê-ông, một thiên tài quân sự đã lãnh đủ thất bại vì sự nóng giận, tự phụ, kiêu căng của mình? Là V.Huygô – cây đại thụ của Văn học Pháp thế kỉ XIX không khao khát gì hơn là thủ đô Pari đổi thành tên mình để được lưu danh muôn đời? Là Puskin - mặt trời của thi ca Nga, người đã cướp mất trái tim của những ai trẻ tuổi và trẻ lòng nhưng chính con người ấy cũng nhận ra mình nông nổi, hiếu thắng và mất cân bằng, đã dại dột đến mức mù quáng với tình yêu mà tham gia đấu súng, để cuối cùng phải chết vì một viên đạn của tình địch?...Ai trong số họ là vòng tròn hoàn hảo? Không ai cả. Bởi họ cũng chỉ là con người – không thể không mắc lỗi, không thể không mắc những sai lầm chết người. Không dừng lại ở đó, câu chuyện còn giúp ta nhận ra phương cách và mục đích sống ở đời. Ngộ nhận về sự hoàn hảo và như con thiêu thân lao mình vào cuộc tìm kiếm "mảnh vỡ hình tam giác" tức là ta đã để lỡ mất cơ hội được sống hoàn hảo hơn - theo một nghĩa khác. Thay vì vị kỉ, chỉ biết đến bản thân, tìm kiếm những giá trị ảo hãy biết cách "lăn chậm lại", đủ chậm để nhận ra những vẻ đẹp giản dị mà đích thực của cuộc sống. Thay vì lao mình đi tìm những "mảnh vỡ", vun vén cho lâu đài ước vọng lớn lao, hãy giành một phần cuộc sống cho bạn bè, người thân, thiết tha với vẻ đẹp thô mộc của những nếp rạ, của khói lam chiều. "Những bông hoa dại" tưởng không có gì là đẹp, "lũ sâu bọ" tưởng như xấu xa hay "ánh mặt trời" ngày nào cũng có, một lúc nào đó, khi đã sống chậm lại, dứt mình khỏi những guồng quay vòng tròn chóng mặt, ta sẽ nhìn thấy sắc màu của cuộc sống nằm ở đó. Đừng vì năm nhuận tháng thiếu mà 18 cho phép mình sống nhanh đoạt vội, đừng vì mải miết tìm mảnh ghép để khiến mình hoàn hảo hơn mà vô tình tạo nên "mảnh vỡ" lớn hơn, thiếu sót lớn hơn trong tâm hồn. Tôi đã rất ấn tượng với cái tên của cuốn sách "Quẳng gánh lo đi mà vui sống" – gánh lo nặng trĩu hai vai bởi những toan tính về sự thiếu hụt, thiệt thòi, về những thiếu thốn trong cuộc sống thường nhật mà ta quẩy trên vai ngày một nhiều thêm. Học cách trút hết những lo lắng về mảnh vỡ không hoàn hảo của mình ra khỏi cuộc sống và thay vào đó là thả hồn thưởng thức những hoa thơm trái ngọt, sẻ chia "tâm tình" với những người xung quanh... Có sống chậm mới đủ thời gian để suy ngẫm về những giá trị đích thực ở đời, để nhận ra mục đích cuối cùng không phải là "mảnh vỡ vừa khít" mà là những gì ta cho đi nhận lại. Có như vậy mới đưa ra được quyết định đúng đắn giống như vòng tròn kia "dừng lại đặt mảnh vỡ bên đường và chầm chậm lăn đi". Có ai đó đã nói "Muốn thay đổi thế giới trước tiên anh phải thay đổi chính mình". Thái độ sống gần như quyết định tất cả, chấp nhận quy luật bất toàn của cuộc đời người ta sẽ nhận ra những thay đổi tích cực nhờ sống chậm lại. Giống như vòng tròn kia, ta sẽ thấy ảnh vỡ kia không còn quan trọng nữa, thay vào đó, ta biết lặng mình để nghe tiếng lá rơi, ngắm cảnh mặt trời mọc, xúc động khi nghe bản tin về một cơn bão vừa tràn qua nước bạn....đó là lúc ta thực sự tìm thấy mảnh vỡ của tâm hồn, ghép vào phần khuyết thiếu của trái tim đang tỉnh thức. Tuy nhiên không kiếm tìm sự hoàn hảo không có nghĩa là không cần sự hoàn hảo mà bỏ mặc "vòng tròn" ngày càng vỡ ra nhiều mảnh, ngày càng sứt mẻ tới mức nham nhở, dị dạng. Những kẻ lười biếng không chịu cố gắng, khắc phục những nhược điểm có thể cải tạo...đó chỉ là những kẻ sống cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị thậm chí vô nghĩa. Tìm kiếm sự hoàn hảo đến từng milimét là điều không thể nhưng nỗ lực để thu nhỏ độ lớn của những mảnh vỡ lại là điều hoàn toàn có thể. Những kẻ chỉ lo vun vén cho bản thân, sống nhanh đoạt vội đến mức quên đi vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh, ta cho cũng là kẻ dại dột, hời hợt. 19 Ngược lại, sống chậm với tốc độ rùa bò cũng là điều tai hại không kém. Chậm chạp đến nỗi bị thời đại bỏ xa, thành lạc hậu để đến khi bò đến đích những thành quả đạt được trong cuộc đời trôi tuột trong miềm kí ức ít ỏi. Mùa hoa sưa tàn nhanh cũng để nhắc con người hãy biết sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, nâng niu từng phút giây, nhưng cũng đồng thời như một lời thúc giục: nếu anh cứ chậm chạp thì khi hoa sưa rụng, anh chưa chắc đã sống được nhiều, nhận được nhiều, cho được nhiều – như một mùa hoa. Gấp lại cuốn sách đã sờn mép, tôi đã không ngừng suy nghĩ về chân lí của cuộc sống: Có những thứ tưởng như phải một hai ghép lại cho tròn lại hóa thừa. Ta hoàn hảo ngay trong những thiếu sót. Đó phải chăng là lời nhắn nhủ gửi đến từ câu chuyện " Quà tặng cuộc sống" ( Bài viết của em Đoàn Thị Hồng Ly – Lớp Văn 2012 - 2015) 4. Hệ thống đề luyện tập Đề 1. Từ hành trình đuổi bắt con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô trong tác phẩm Ông già và biển cả, anh/ chị hãy bàn về vai trò của ý chí, nghị lực và niềm tin của con người trong cuộc sống? Đề 2: Nhà thơ Tố Hữu từng viết: "...Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.." Từ ý thơ trên, anh/ chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về lẽ sống của thanh niên ngày nay Đề 3: Từ bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, anh/ chị hãy bàn luận về lối sống nhanh, sống gấp của một bộ phận không nhỏ thanh niên trong xã hội hiện nay. Đề 4: Suy nghĩ của anh/ chị về câu chuyện viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan