Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ranh giới trên bộ và trên biển giữa cameroon và nigeria...

Tài liệu Ranh giới trên bộ và trên biển giữa cameroon và nigeria

.PDF
8
238
149

Mô tả:

Tiểu luận Luật giải quyết tranh chấp quốc tế RANH GIỚI TRÊN BỘ VÀ TRÊN BIỂN GIỮA CAMEROON VÀ NIGERIA I – Đệ đơn: Ngày 28/3/1994 các đại sứ Cameroon tới Hà Lan để đệ đơn lên tòa ICJ nhằm giải quyết tranh chấp về chủ quyền bán đảo Bakassi. Ngày 6/6/1994, Cameroon tiếp tục đệ đơn bổ sung, yêu cầu ICJ phân xử về lãnh thổ và chủ quyền trên một phần của hồ Chad. Bên bị đơn là Nigeria. 15/3/1996: Tòa tuyên bố chấp nhận thụ lý việc phân xử ranh giới lãnh thổ và trên biển giữa Cameroon và Nigeria. II – Các biện pháp tạm thời:  Ngày 10/2/1996 Cameroon trình lên ICJ đề nghị đưa ra các biện pháp tạm thời.  Sau 3 phiên tranh tụng viết và 3 phiên tranh tụng nói, ngày 15/3/1996 Tòa đưa ra các quyết định khẩn cấp sau: 1. Cả hai bên phải nhất trí đảm bảo không có hành động nào, đặc biệt là các hành động thực hiện bởi lực lượng vũ trang mà có thể phương hại tới quyền lợi của đối phương liên quan tới các phán quyết của Tòa có thể đưa ra trong vụ này, hay là các hành động có thể làm nặng thêm hoặc mở rộng tranh chấp trước đó. 2. (Thông qua với 16/1 phiếu bầu) Cả hai bên nên tuân theo một thỏa thuận được ký kết giữa các Bộ trưởng ngoại giao tại Karo, Togo vào ngày 17/2/1996 về việc chấm dứt toàn bộ tình trạng chiến tranh ở bán đảo Bakassi. 3. (Thông qua với 12/5 phiếu bầu) Cả hai bên phải đảm bảo sự hiện diện của lực lượng vũ trang trên bán đảo Bakassi không mở rộng ra ngoài phạm vi mà họ đã chiếm đóng trước ngày 3/2/1996. 4. (Thông qua với 16/1 phiếu bầu) Cả hai bên cần thực hiện các bước cần thiết để bảo tồn các bằng chứng liên quan tới vụ việc đang diễn ra trong khu vực tranh chấp. 5. (Thông qua với 16/1 phiếu bầu) Cả hai bên nên đưa ra sự giúp đỡ đối với nhiệm vụ tìm hiểu thực tế tại bán đảo Bakassi mà được đề xuất bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. III – Sự phản đối thẩm quyền của Tòa: Nigeria là bên phản đối thẩm quyền của Tòa 1. Lập luận của Nigeria để phản đối thẩm quyền của toà: Nigeria đưa ra 8 lập luận  Tòa không có thẩm quyền giải quyết đơn của Cameroon do Cameroon đã không trao đổi, thông báo trước với Nigeria về việc đệ đơn lên Tòa.  Hai bên đã thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề phân định biên giới bằng các phương tiện hiện có của 2 bên và không áp dụng quyền tài phán của Tòa  Uỷ ban khu vực hồ Chad có thẩm quyền riêng trong giải quyết các tranh chấp trong vùng hồ.  Toà sẽ không có những phương thức cần thiết để xác định biên giới trên hồ Chad trong phạm vi mà ranh giới tạo nên hay được tạo bởi 3 điểm trên hồ.  Không có những tranh chấp liên quan đến việc phân định biên giới qua 3 điểm trên hồ Chad trong suốt chiều dài của ranh giới kéo dài từ hồ ra đến biển.  Đơn mà Cameroon trình lên toà không đáp ứng đầy đủ những điều kiện cần thiết để có thể dùng các văn bản, điều khoản nó đưa ra làm căn cứ, kể cả thời gian, hoàn cảnh và vị trí chính xác của các cuộc tấn công bị Cameroon cáo buộc được thực hiện bởi chính quyền Nigeria là không có cơ sở.  Không có những tranh chấp nhạy cảm cần phải phán xét liên quan đến việc phân định biên giới trên biển.  Việc phân định biển cần thiết có sự tham gia của bên thứ 3 và xét đến quyền cũng như lợi ích của quốc gia thứ 3 là không thể chấp nhận được. 2. Lý lẽ của Cameroon: Việc Cameroon đệ đơn kiện lên toà ngày 29/3/1994 được coi là văn bản bổ sung cho đơn gửi lên toà ngày 6/6/1994 và các văn bản này là hợp nhất và có thể chấp nhận được. Và vì đây là vụ việc có tính chất đặc biệt liên quan đến chủ quyền quốc gia và đã gây ra những căng thẳng trong quan hệ 2 nước, do vậy, cần phải xác định thời hạn để toà có những phương thức nhằm đưa đến những phán xét hợp lý và công bằng trong thời gian sớm nhất có thể. 3. Lập luận của toà:  Với lập luận thứ 1: Toà kết luận rằng cách thức mà Cameroon đệ đơn lên toà là không trái quy định.  Với lập luận thứ 2: Việc Nigeria phản đối Cameroon thực hiện các thủ tục tố tụng để kiện lên toà trong khi các cuộc đàm phán giữa 2 bên đang đi vào bế tắc tại thời điểm Cameroon đệ đơn lên toà là không thuyết phục. Trong đơn tố tụng của mình, Cameroon cũng không hề bỏ qua những nguyên tắc pháp lý mà phía Nigeria đưa ra làm cơ sở để phản đối hành động của nước này.  Với lập luận thứ 3: Năm 1963, Cameroon đã không phản đối tính hợp lệ của Nghị quyết được Đại hội đồng đưa ra nhằm chấm dứt sự uỷ thác của Ủy ban khu vực hồ Chad. Nước này cho tới nay cũng không coi các tài liệu kỹ thuật về phân định ranh giới được thông qua tại hội nghị cấp cao diễn ra tại Abuja của Uỷ ban khu vực hồ Chad như là một văn bản giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới tại khu vực đó. Cameroon đệ đơn lên toà với tư cách là một quốc gia chịu sự ràng buộc của văn bản đó.  Với lập luận thứ 4: Với nhìn nhận của Toà, cả Cameroon và Nigeria đều không phản đối hiện trạng phân định biên giới như hiện nay tại khu vực trung tâm hồ Chad. Vấn đề này không liên quan đến những luận cứ là các nguyên tắc pháp lý áp dụng cho việc xác định biên giới trong khu vực hồ và đặc biệt là với hồ lớn như hồ Chad.  Với lập luận thứ 5: Việc nộp đơn lên toà của Cameroon là nhằm mục đích tìm kiếm 1 quyết định rõ ràng, chính xác cho việc phân định biên giới giữa 2 nước từ hồ khu vực hồ Chad ra biển. Nigeria cho rằng không hề có tranh chấp liên quan đến việc phân định biên giới giữa 2 nước như trong đơn tố tụng của Cameroon Tuy nhiên, Toà xác định có tranh chấp tồn tại giưũa 2 nước, ít nhất là trong vấn đề liên quan đến căn cứ pháp lý cho biên giới hiện tại giữa 2 nước.  Với lập luận thứ 6: Với lý lẽ thứ 6 mà Nigeria đưa ra, Toà không nhận thấy sự thiếu rõ ràng và đầy đủ trong nội dung của đơn kiện mà Cameroon đưa lên Toà như cáo buộc của Nigeria.  Với lập luận thứ 7: Toà nhận thấy tuy không có quốc gia nào nêu lên vấn đề tranh chấp tại điểm G, tuy nhiên, Cameroon và Nigeria đã tiến hành các cuộc đàm phàn nhằm tìm ra quan điểm chung để xác định toàn bộ biên giới trên biển giữa 2 nước. Các bên sau đó lại không thể đi đến thống nhất việc tiếp tục đàm phán đối với khu vực biên giới ngoài điểm G, như Cameroon mong muốn. Kết quả là có những tranh chấp về vấn đề này giữa 2 bên.  Với lập luận thứ 8: Để xác định đường biên giới bên ngoài điểm G giữa 2 nước, và xác định xem liệu rằng phán quyết cuối cùng của Toà có thoả mãn, đáp ứng được yêu cầu của các quốc gia khác hay không và bản án được đưa ra sẽ tác động tới quyền và lợi ích của các quốc gia đó như thế nào, Toà nhận thấy cần phải chấp thuận yêu cầu của Cameroon về sự tham gia của quốc gia thứ 3 và bảo đảm quyền, lợi ích của quốc gia thứ 3 đó. => Cuối cùng Tòa đã bác bỏ cả 8 lập luận của Nigeria. IV – Sự tham gia của bên thứ ba: a. Sự đệ đơn tham gia của chính phủ Guinea Xích đạo: - Ngày Tòa tiếp nhận đơn: 30/6/1999 - Lập luận đưa ra: + Do vị trí địa lý là một trong những nước bao quanh Vịnh Guinea, có bằng chứng cho thấy sự kéo dài của hải giới giữa các bên cuối cùng sẽ đi vào những vùng biển mà quyền và lợi ích của Cameroon và Nigeria sẽ chồng lên quyền và lợi ích của các bên thứ ba (trong đó có Guinea) + Guinea không có ý định tham gia vào những khía cạnh của vụ việc mà liên quan tới biên giới trên bộ giữa Cameroon và Nigeria. Guinea chỉ quan tâm đến vấn đề biên giới trên biển của vụ việc; và Guinea tham gia là nhằm cung cấp thông tin cho Tòa về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, để quyền và lợi ích đó không bị ảnh hưởng khi Tòa xử lý vụ việc. Guinea không cố trở thành 1 bên trong vụ này. + 2 mục đích tham gia: Bảo vệ quyền hợp pháp của Guinea ở Vịnh Guinea. Thông tin cho Tòa về tính chất các quyền và lợi ích hợp pháp của Guinea mà có thể bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa. b. Ý kiến của Cameroon: - Không phản đối nguyên tắc về sự tham gia của Guinea, giới hạn ở mức độ tham gia vào vấn đề biên giới trên biển. c. Ý kiến của Nigeria: - Việc Guinea có được chấp thuận tham gia vào vụ việc hay không không ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của Nigeria trong vụ việc cũng như tới quyền hạn của Tòa. Nigeria để Tòa phán quyết vấn đề này. d. Phán quyết của Tòa: - Nhận thấy cả Cameroon và Nigeria đều không phản đối sự tham gia này; - Theo Tòa, Guinea đã xác minh được rằng nước này có quyền lợi mang tính pháp lý có thể bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa về vụ việc. - Tính pháp lý và mục đích của sự tham gia cho thấy không cần phải có sự tồn tại của mối liên hệ hợp lý về quyền tài phán giữa nước sẽ tham gia với các bên mới giúp đơn xin tham gia được chấp nhận. Trái lại, thủ tục tham gia là để đảm bảo rằng 1 QG có quyền lợi có thể bị ảnh hưởng sẽ được chấp thuận tham gia bất kể có hay không mối liên hệ trên.  Chấp thuận sự tham gia của Guinea, theo điều 62 Quy chế Tòa án, giới hạn ở mục đích mà Guinea đã nêu trong Đơn xin tham gia. V – Tranh tụng viết: Nigeria: 8 bản - 18/12/1995 Những phản đối ban đầu của CH Liên bang Nigeria - 30/2/1996 Thư từ CHLB Nigeria - 30/4/1996 Bình luận của CH Cameroon trước những phản đối của Nigeria - 10/8/1999 Tuyên bố bằng văn bản của Cộng hòa Liên bang Nigeria về Đơn xin phép tham gia của Chính phủ Guinea Xích đạo. - 13/9/1999 Thư từ CHLB Nigeria - 21/5/1999 Counter-Memorial của CHLB Nigeria - 4/1/2001 Kháng biện từ CHLB Nigeria - 4/7/2001 Bình luận của CHLB Nigeria về Tuyên bố bằng văn bản của CH Guinea Xích đạo. Cameroon: 9 bản - 16/31995 Bản tranh tụng của cộng hòa Cameroon - 10/2/1996 CH Cameroon gửi Đề nghị đối với các chỉ thị về các biện pháp tạm thời. - 26/2/1996 Thư từ cộng hòa Cameroon - 30/4/1996 Bình luận của cộng hòa Cameroon về những phản đối sơ bộ của Nigeria - 16/8/ 1999 Tuyên bố bằng văn bản của CH Cameroon về Đơn xin tham gia của chính phủ Guinea Xích đạo - 11/10/ 1999 Thư từ CH Cameroon - 4/4/2000 Hồi đáp của CH Cameroon - 4/7/2001 Bình luận bằng văn bản của CH Cameroon - 4/7/ 2001 Biện hộ bổ sung của CH Cameroon chỉ liên quan đến những phản tố của Nigeria VI – Tranh tụng miệng  1 buổi tranh tụng miệng diễn ra trong vòng 3h đến 3h15’, nghỉ 15’, tại cung điện Hoà Bình.  Bao gồm 2 phiên, mỗi phiên kéo dài khoảng 1h15’  Các buổi tranh tụng gồm: - Năm 1996 – tranh tụng về các biện pháp tạm thời: 3 buổi; diễn ra tại cung điện Hoà bình vào các ngày 5/3, 6/4, 8/3, lúc 10h sáng, do chủ tịch Bedjaoui chủ trì - Năm 1998 – tranh tụng về những phản đối ban đầu: 6 buổi, diễn ra tại cung điện Hoà bình, vào 10h sáng các ngày 2/3, 3/3, 5/3, 6/3, 9/3, 11/3, do chủ tịch Schwebel chủ trì - Năm 2002 – tranh tụng về các lời bào chữa: 26 buổi; diễn ra tại cung điện Hoà bình vào 10h sáng các ngày: 18, 19, 20, 21, 22, 25, 26, 28/2; 1, 4, 5, 6, 7, 8, 15, 18, 20/3 và vào 10h sáng và 3h chiều các ngày 11, 14, 19, 21/3, do chủ tịch Guillaume chủ trì VII – Hội đồng xét xử và Các phán quyết 1. Phán quyết ngày 11/6/1998 đối với những phản đối sơ bộ: Tòa bao gồm những thành viên là: Chủ tịch Schwebel, Phó chủ tịch Weeramantry, các thẩm phán Oda, Bedjaoui, Guillaume, Ranjeva, Herczegh, Shi, Fleischhauer, Koroma, Vereshchetin , Higgins, Kooijmans, Thẩm phán ad hoc Mbaye. Đối với những phản đối sơ bộ do phía Nigeria đưa ra trong vụ việc này Tòa nhận thấy rằng Tòa có thẩm quyền xét xử đối với các vấn đề trong vụ việc được đưa ra trước đó bởi phía Cameroon. Tòa cũng nhận thấy rằng những tuyên bố của Cameroon là có thể chấp nhận được. 5 Thẩm phán có quan điểm riêng: Oda, Vereshchetin, Higgins, Parra-Aranguren, Koojimans. 3 Thẩm phán có quan điểm bất đồng: Phó chủ tịch hội đồng Weeramantry, Thẩm phán Koroma, Thẩm phán ad hoc Ajibola. 2. Phán quyết ngày 10/10/2002 khi có sự tham gia của CH Guinea Xích đạo: Tòa bao gồm những thành viên: Chủ tịch Guillaume, Phó chủ tịch Shi, Thẩm phán Oda, Rạneva, Herczegh, Fleischhauer, Koroma, Higgihs, Parra Aranguren, Kooijmans, Rezek, Al Khasawneh, Buergenthal, Elaraby, thẩm phán ad hoc Mbaye, Ajibola. Trong bản phán quyết về vụ việc có liên quan tới biên giới trên biển và đất liền giữa Cameroon và Nigeria, Tòa đã xác định rõ đường biên giới đất liền và trên biển giữa 2 quốc gia này. Tòa yêu cầu Nigeria nhanh chóng thực hiện và không đặt ra điều kiện để rút lui cả cơ quan quản lý, lực lượng quân đội cũng như cảnh sát khỏi khu vực hồ Chad, nơi đã phạm vào vùng lãnh thổ của của Cameroon và rút khỏi khu vực bán đảo Bakassi. Tòa cũng yêu cầu Cameroon rút lui tương tự đối với các cơ quan quản lý, lực lượng quân đội và cảnh sát của mình hiện đang có mặt tại khu vực mà chiếu theo phán quyết của Tòa thì đã phạm vào lãnh thổ của Nigeria. Tòa cũng đặc biệt chú ý tới cam kết của Cameroon đưa ra trong các phiên điều trần rằng sẽ tiếp tục thực hiện việc bảo vệ các công dân Nigeria đang sinh sống tại bán đảo Bakassi và khu vực hồ Chad. Cuối cùng, Tòa khước từ đệ trình của phía Cameroon liên quan tới trách nhiệm quốc gia của Nigeria. Cũng giống như việc Tòa đã khước từ những phản bác được đưa ra từ phía Nigeria. Các Thẩm phán Oda, Herczegh, Rezek ra các bản tuyên bố về vụ việc. 4 Thẩm phán có quan điểm riêng: Ranjeva, Parra-Aranguren, Al-Khasawneh và Thẩm phán ad hoc Mbaye. 2 Thẩm phán có quan điểm bất đồng: Koroma và Thẩm phán ad hoc Ajibola
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất