Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo luật doanh nghiệp 2014 (tt)...

Tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo luật doanh nghiệp 2014 (tt)

.PDF
19
32
144

Mô tả:

TÓM TẮT - Tên đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo Luật doanh nghiệp 2014”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương như sau: - Chương 1: “Khái quát về công ty cổ phần và cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần”. Người viết nêu lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty cổ phần tại Việt Nam, cơ cấu tổ chức, đặc điểm của công ty cổ phần. Người viết khái quát về cổ đông phổ thông, vị trí, vai trò, đặc điểm và ý nghĩa của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. - Chương 2: “Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp 2014”. Người viết tập trung nghiên cứu những quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về quyền nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần, các quy định để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông. Chương 3: “Thực trạng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần và một số giải pháp hoàn thiện”. Người viết nêu thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông. Đồng thời, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghỉa vụ của cổ đông phổ thông các công ty cổ phần đang hoạt động ở nước ta, nêu một số bất cập trong quy định của pháp luật và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện. -iii- ABSTRACT Project title: "The rights and obligations of ordinary shareholders under corporate law in 2014". Besides the introduction and conclusion, the thesis consists of three chapters as follows: Chapter 1: "Overview of the company shares and common shareholders' equity in the company". The writer referred to the history of formation and development of joint-stock company in Vietnam, organizational structure, the characteristics of the company shares. Written overview of common shareholders, positions, roles, characteristics and significance of ordinary shareholders in a joint stock company. Chapter 2: "The rights and obligations of the shareholders of ordinary shares in the company under the provisions of corporate law in 2014". The writer focuses on the provisions of corporate law in 2014 on the rights and obligations of ordinary shareholders in a joint stock company, the provisions to ensure the rights and obligations of ordinary shareholders. Chapter 3: "The situation of the implementation of the rights and obligations of ordinary shareholders depends on a joint stock company and some perfect solution". The writer mentioned the status of implementation of the law on the rights and obligations of ordinary shareholders. At the same time, on the basis of analysis of the provisions of the current law and practice the implementation of the law on the rights and obligations of ordinary shareholders of joint stock companies operating in our country, stating some shortcomings in the provisions of the law and propose some solutions to perfection. -iv- MỤC LỤC Trang Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Giới hạn đề tài ......................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 6. Bố cục của luận văn .............................................................................................3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ...............................................................4 1.1. Khái quát về công ty cổ phần ...........................................................................4 1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần .........................................................................4 1.1.2. Lịch sử hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam........................................8 1.1.3. Đặc điểm của công ty cổ phần .................................................................10 1.1.3.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập..................................10 1.1.3.2. Cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn ................11 1.1.3.3. Công ty cổ phần có cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt .......................11 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần .........................................................15 1.1.4.1. Đại hội đồng cổ đông .........................................................................15 1.1.4.2. Hội đồng quản trị ...............................................................................16 -v- 1.1.4.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ..........................................................18 1.1.4.4. Ban kiểm soát .....................................................................................18 1.2. Khái quát về cổ đông phổ thông .....................................................................19 1.2.1. Khái niệm cổ đông phổ thông ..................................................................19 1.2.2. Đặc điểm của cổ đông phổ thông .............................................................21 1.3. Vai trò của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần ....................................23 CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 ..........................................................................................................25 2.1. Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần ....................................25 2.1.1. Các quyền về tài sản của cổ đông phổ thông ...........................................25 2.1.1.1. Quyền nhận cổ tức .............................................................................25 2.1.1.2. Quyền chuyển nhượng cổ phần .........................................................27 2.1.1.3. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần ............................................28 2.1.1.4. Quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán.........................................29 2.1.1.5. Quyền được nhận lại phần tài sản khi công ty giải thể, phá sản ........30 2.1.2. Các quyền tham gia vào hoạt động quản lý công ty.................................31 2.1.2.1. Quyền lập nhóm cổ đông ...................................................................31 2.1.2.2. Quyền tham gia dự họp, phát biểu và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ...................................................................................................33 2.1.2.3. Quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông..................................35 2.1.2.4. Quyền đề cử, ứng cử trở thành thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát ..........................................................................................36 2.2. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần ................................37 2.2.1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua .......................37 2.2.2. Tuân thủ Điều lệ công ty ..........................................................................38 2.2.3. Tuân thủ quy chế quản lý nội bộ công ty .................................................39 2.2.4. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị ......40 -vi- 2.3. Quy định về quản trị công ty đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông ...............................................................................................................41 2.3.1. Cơ chế quản lý nội bộ công ty cổ phần ....................................................42 2.3.2. Cơ chế kiểm tra, giám sát .........................................................................43 2.3.3. Cơ chế kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi ..................................46 2.3.4. Cơ chế xử lý vi phạm ...............................................................................48 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ...................................................................................51 3.1. Thực trạng việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành .......................51 3.2. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần ..................................................................................55 3.2.1. Quyền tham dự, biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông phổ thông công ty cổ phần .................................................................................55 3.2.2. Quyền yêu cầu đình chỉ nghị quyết của Hội đồng quản trị ......................59 3.2.3. Quyền khởi kiện người quản lý công ty ...................................................60 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về Ban kiểm soát để đảm bảo thực hiện quyền của cổ đông phổ thông ...................................................................................................62 3.2.5. Một số bất cập khác trong quy định của Luật doanh nghiệp 2014 ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông ........................................................63 3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần ............................................................................................65 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69 -vii- DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Bảng 3.1 Tên bảng Thống kê việc phân phối lợi nhuận năm 2015 của một số công ty cổ phần ở Việt Nam -viii- Trang 54 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của công ty cổ phần đang ngày càng quan trọng, với các đặc điểm nổi bật như: Các cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn, việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự do, có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi (trong cổ phiếu ưu đãi có: cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phiếu ưu đãi khác…) và các loại trái phiếu nhằm huy động vốn. Chính những ưu điểm vượt trội này làm cho công ty cổ phần trở thành hình thức tổ chức doanh nghiệp có tính linh động cao nhằm giải quyết nhu cầu về vốn cho tăng trưởng. Đây là hình thức huy động vốn trên quy mô lớn một cách hiệu quả nhất. Các cổ đông có thể đầu tư vào công ty mà không phải chịu rủi ro về trách nhiệm cá nhân và không phải lệ thuộc vào uy tín hay độ tin cậy của những người cùng đầu tư như trong hình thức hợp danh. Họ có thể phân tán rủi ro thông qua đầu tư vào nhiều công ty khác nhau, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận thu được. Không giống như các hình thức doanh nghiệp khác, vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, mỗi nhà đầu tư nắm giữ một cổ phần thì trở thành cổ đông của công ty. Cổ đông được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào loại cổ phần mà họ nắm giữ. Mỗi loại cổ đông có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Cổ đông phổ thông là loại cổ đông có số lượng đông đảo và có quyền và nghĩa vụ đầy đủ hơn so với các loại cổ đông khác. Loại cổ đông này có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của công ty cổ phần, là thành phần cổ đông có tính linh động cao. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều đặc tính ưu việt, nhưng ở nước ta loại hình công ty cổ phần vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các quy định của pháp luật điều chỉnh loại hình doanh nghiệp này vẫn phức tạp và còn nhiều bất cập, nhà đầu tư chưa mạnh dạn -1- đầu tư, góp vốn. Vì những lý do trên đây mà người viết quyết định chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014” để tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông, để hoàn thiện quy định của pháp luật. Đồng thời, rút ra một số bất cập trong quy định của pháp luật, có đề xuất một số hướng hoàn thiện. 2. Giới hạn đề tài Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp, người viết tập trung vào việc phân tích Luật doanh nghiệp 2014 về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần với tư cách là người sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần; nghiên cứu quan hệ giữa các cổ đông phổ thông với công ty. Luận văn không đề cập đến cổ đông với tư cách là người nắm giữ các loại chứng khoán của công ty cổ phần như: trái phiếu, chứng chí quỹ đầu tư; các loại chứng khoán khác. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần, trên cơ sở đó đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Để thực hiện mục đích trên, luận văn giải quyết các vấn đề sau: - Phân tích và làm rõ lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. - Phân tích và làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần - Đưa ra một số bất cập và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quan điểm, tư tưởng luật học về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông. Đề tài chọn cách tiếp cận để nghiên cứu là pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần bao gồm: Cơ sở lý luận và những điều kiện kinh tế xã hội để ban hành và thực hiện có hiệu quả pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần ở Việt Nam, các quy định về chủ thể -2- trong việc thực hiện và tạo điều kiện cho cổ đông thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, các chế định đảm bảo cho cổ đông phổ thông thực hiện quyền và nghĩa vụ. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp logic, phương pháp lịch sử: Phương pháp này được người viết sử dụng chủ yếu ở chương 1 nhằm để phân tích lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty cổ phần tại Việt Nam. Đồng thời, làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận về công ty cổ phần và cổ đông phổ thông của công ty cổ phần. - Phương pháp tổng hợp, phân tích luật viết: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật có liên quan về công ty cổ phần và quyền nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Đồng thời, trên cơ sở phân tích, so sánh các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện thời gian qua tại các công ty cổ phần đang hoạt động ở nước ta. - Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 3 với mục đích đánh giá các quy định của pháp luật có liên quan đến đề tài, đánh giá tình hình chung của cả nước, nêu lên những thực trạng cũng như kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1. Khái quát về công ty cổ phần và cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần - Chương 2. Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014 - Chương 3. Thực trạng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần và một số giải pháp hoàn thiện -3- CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái quát về công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần Công ty cổ phần (tiếng Anh là Joint – stock Company) là một trong những loại hình công ty có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời trên thế giới, xuất phát từ yêu cầu tất yếu khách quan của nền đại công nghiệp – cơ khí, Mác đã chỉ rõ “Ngay trong buổi đầu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, một số ngành sản xuất cũng đã đòi hỏi một số tư bản (capital = C = Vốn) tối thiểu mà bấy giờ từng cá nhân riêng lẻ chưa có được. Tình hình đó một mặt dẫn đến việc Nhà nước phải tài trợ cho những thương nhân ở Pháp dưới thời Côn-Be, như một số công quốc ở Đức cho tới ngày nay. Mặt khác nó dẫn đến thành lập những hội nắm giữ độc quyền do pháp luật thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công nghiệp và thương nghiệp nhất định. Đó là tiền thân của những công ty cổ phần hiện đại…” [56]. Công ty cổ phần là loại hình công ty góp vốn điển hình, C. Mác đã nhận định vai trò của công ty cổ phần “… Nếu phải chờ đợi tư bản tư nhân tích tụ cho đến lúc nó đủ sức làm các con đường sắt thì có lẽ cho đến ngày hôm nay, Châu Âu vẫn chưa có đường sắt, nhưng nhờ việc thành lập các công ty cổ phần nên việc ấy đã làm được dễ dàng như trở bàn tay vậy” [56]. “Ở Việt Nam, loại hình công ty cổ phần còn khá non trẻ nếu so sánh với chế định này ở nước có nền kinh tế thị trường phát triển” / Tuy nhiên, nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: “Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần, mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu” [70]. -4- Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng khẳng định: “Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần” [2]. Trong nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 của Quốc hội đã xác định nhiệm vụ “Đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp gắn với chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Thúc đẩy xã hội hóa sở hữu và sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các hình thức doanh nghiệp cổ phần” [17]. Qua đó cho thấy, Đảng và Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Theo Từ điển luật học “công ty” được hiểu là “sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được mục tiêu chung nào đó” [57]. Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn, các thành viên thường không quen biết nhau mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của họ vào công ty. Công ty cổ phần theo Từ điển luật học định nghĩa là “Công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau, nhỏ nhất gọi là cổ phần. Các thành viên của công ty (cổ đông) có thể sở hữu một hoặc nhiều cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. Công ty có quyền phát hành cổ phần rộng rãi trong công chúng để huy động vốn” [57]. Luật doanh nghiệp 2014 hiện hành tuy không đưa ra khái niệm cụ thể về công ty cổ phần nhưng có đưa ra một số những đặc trưng để phân biệt nó với các loại hình công ty khác, cụ thể công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. Các loại hình công ty cổ phần: -5- - Công ty cổ phần thường (hay còn gọi là công ty cổ phần nội bộ, tiếng Anh là Private Company): “Là công ty chỉ phát hành cổ phiếu trong số những người sáng lập ra công ty, những người làm việc trong công ty và các pháp nhân là những đơn vị trực thuộc hoặc là những đơn vị trong cùng tập đoàn của đơn vị sáng lập” [61]. Và “Nếu là công ty quản trị theo hình thức gia đình thì người sáng lập đồng thời là người điều hành hoặc phân chia công việc điều hành cho những người thân tín trong gia đình” [19]. Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu có thể là loại cổ phiếu có ghi tên và không được chuyển nhượng hoặc chỉ chuyển nhượng theo các điều kiện quy định trong Điều lệ công ty. Công ty cổ phần nội bộ thường có số lượng cổ đông ít và có thể là những người quen biết nhau, có mối quan hệ thân thiết, cùng góp vốn kinh doanh. Công ty cổ phần nội bộ bị hạn chế về nhiều mặt: Có số lượng cổ đông ít, việc hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu làm cho khả năng huy động vốn của công ty giảm do công ty chỉ có thể huy động vốn từ các thành viên trong công ty hoặc vay vốn của tổ chức cá nhân khác, “do đó, hầu hết các công ty cổ phần nội bộ sẽ phát triển lên thành công ty cổ phần đại chúng để có thể huy động vốn một cách dễ dàng hơn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng” [61]. - Công ty cổ phần đại chúng (tiếng Anh là Public Company): “Là công ty cổ phần ngoài phát hành cổ phiếu cho các thành viên công ty như công ty cổ phần nội bộ còn phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng” [61]. Theo Điều 25 của Luật chứng khoán công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau: + Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; + Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch Chứng khoán; + Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Việc trở thành công ty cổ phần đại chúng sẽ giúp công ty được nhiều nhà đầu tư biết đến và cổ phần của công ty được nhiều người mua hơn. Tuy nhiên, cũng dẫn đến một số bất lợi như: Công ty phải công khai các thông tin của mình cho công -6- TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật [1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2010), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. [2]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2015), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. [3]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng. [4]. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Thông tư số 20/2015/TT – BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. [5]. Chính Phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. [6]. Chính Phủ (2016), Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính Phủ ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị Quyết của Quốc Hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. [7]. Hội đồng Chính Phủ (1977), Nghị định 115-CP của Hội đồng Chính Phủ ngày 18/4/1977 ban hành Điều lệ đầu tư nước ngoài của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [8]. Quốc hội (1990), Luật công ty 1990 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990. [9]. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự Số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. [10]. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. [11]. Quốc hội (2006), Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29tháng 6 năm 2006. -69- [12]. Quốc hội (2010), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán số 62/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010. [13]. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013. [14]. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014. [15]. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự Số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. [16]. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015. [17]. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Sách, luận văn, công trình nghiên cứu [18]. Châu Quốc An (2006), Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luật Doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. [19]. Hà Thị Thanh Bình (2013), Sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý, điều hành trong công ty cổ phần đại chúng, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp trường 2013, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. [20]. Trần Duy Bình (2008), Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. [21]. Nguyễn Thanh Bình (2004), “Những đặc trưng của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (09), tr. 9-16. [22]. Nguyễn Thanh Bình (2013), “Những lợi thế của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (01), tr. 18-21. -70- [23]. C. Mác, Tư bản, tập 1, phần I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. [24]. Nguyễn Thị Kim Chi (2015), Pháp luật về bảo vệ cổ đông nhỏ ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội. [25]. Ngô Thị Hải Chiến (2014), Hoàn thiện pháp luật về Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội. [26]. Dương Mạnh Hà (2011), Quy chế pháp lý về đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. [27]. Đỗ Thái Hán (2012), Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. [28]. Từ Thanh Hảo (2011), Những vấn đề pháp lý về vốn điều lệ công ty cổ phần, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. [29]. Đỗ Minh Hương (2014), Hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông nắm giữ ít cổ phần trong công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật Hà Nội, Hà Nội. [30]. Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, (41), tr. 27-30. [31]. Bùi Xuân Hải (2011), “Biện pháp bảo vệ cổ đông, thành viên công ty: Lí luận và thực tiễn”, Tạp chí Luật học, (03), tr. 23-29. [32]. Bùi Xuân Hải (2011), “Vấn đề hủy bỏ quyết định của đại hội đồng cổ đông theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (188), tr. 15. [33]. Nguyễn Thị Hương, Lê Thị Thanh Hảo, Bùi Thị Lâm (2015), “Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)”, Tạp chí Khoa học và phất triển, 13(07), tr. 17-20. [34]. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), “Một số so sánh về công ty cổ phần theo Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (25), tr. 26-28. [35]. Cao Đình Lành (2013), “Quyền của cổ đông thiểu số trong hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (303), tr. 21-23. -71- [36]. Cao Đình Lành (2008), “Tiếp cận quản trị công ty cổ phần trên phương diện kết hợp hài hoà lợi ích giữa các bên”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr. 23-26. [37]. Cao Đình Lành (2012), “Xung đột lợi ích của cổ đông thiểu số trong hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (292), tr. 12. [38]. Trương Đông Lộc, Phạm Phát Tiến (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học, (38), tr. 20-26. [39]. Khoa Luật Thương mại (2010), “Bảo vệ cổ đông: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. [40]. Nguyễn Thị Phan Mai (2013), Quy chế pháp lý về cổ đông trong công ty cổ phần, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội, Hà Nội. [41]. Phạm Thị Xuân Mỹ (2010), Các vấn đề pháp lý về họp đại hội đồng cổ đông của công ty đại chúng tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. [42]. Phạm Thị Duyên Mỹ (2012), “Luật doanh nghiệp cần quy định rõ chế độ ủy quyền tham dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (213), tr. 25-29. [43]. Lê Vũ Nam (2012), “Các nguyên tắc cơ bản trong việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với họat động đầu tư chứng khoán”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (211), tr. 7-10. [44]. Sĩ Hồng Nam (2015), “Một số điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 2013”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (01), tr. 21-26. [45]. Phạm Thị Tâm (2015), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật Hà Nội, Hà Nội. [46]. Lê Minh Thắng (2014), “Một số ý kiến liên quan đến các quy định về bảo vệ cổ đông thiểu số trong Dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi)”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), tr. 33-36. -72- [47]. Nguyễn Hoàng Thùy Trang (2011), “Quyền khởi kiện phát sinh của cổ đông công ty cổ phần theo pháp luật Anh và bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (66), tr. 23-24. [48]. Nguyễn Quý Trọng (2013), “Lý thuyết về cổ đông thiểu số và quyền khởi kiện của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”, Tạp chí Luật học, (11), tr. 13-17. [49]. Hoàng Anh Tuấn (2009), “Công ty cổ phần một cổ đông”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (151), tr. 3-12. [50]. Bùi Anh Thủy (2012), Giáo trình Luật kinh tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [51]. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Các nguyên tắc Quản trị công ty của OECD 2004, Tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam chịu trách nhiệm bản dịch tiếng Việt, Hà Nội. [52]. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình Luật kinh tế, Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. [53]. Trung tâm Thông tin tư liệu, Vận dụng khoa học quản trị công ty nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội. [54]. Ngô Viễn Phú (2005) “Địa vị pháp lý của Tổng giám đốc công ty cổ phần”, Nhà nước và Pháp luật, (7), tr. 23-27. [55]. Quách Thúy Quỳnh (2010), “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (4), tr. 25-26. [56]. Ngô Văn Quế (2001), Công ty cổ phần và thị trường tài chính, Nxb Lao động, Hà Nội. [57]. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa – Nxb Tư Pháp, Hà Nội. [58]. Trương Vĩnh Xuân (2010), “Quyền dự họp Đai hội cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phần hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (166), tr. 13-16. [59]. Trương Vĩnh Xuân (2012), “Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm quyền cổ đông phổ thông công ty cổ phần”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (225), tr. 22. [60]. Trương Vĩnh Xuân (2014), “Mối quan hệ giữa quyền của cổ đông phổ thông và quyền tự do kinh doanh trong công ty cổ phần”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (262), tr. 23-26. -73- [61]. Bùi Thị Kim Yến (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. [62]. Bùi Thị Kim Yến, Nguyễn Minh Kiều (2011), Giáo trình Thị trường chứng khoáng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. Trang mạng [63]. Trần Việt Dũng, Phạm Hoài Huấn (2015), “Xác định giá để trả cổ tức bằng cổ phần”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, http://www.thesaigontimes.vn/ 140209/Xacdinh-gia-de-tra-co-tuc-bang-co-phan.html, truy cập: 15/8/2016. [64]. Từ Hảo, “lịch sử hình thành ty cổ phần trên thế giới và ở việt nam”, Thông tin pháp luật dân sự, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/05/03/4791, truy cập 27/6/2016. [65]. Phạm Trí Hùng (2008),” Quản trị công ty đại chúng: Vấn đề và khuyến nghị” Tin nhanh chứng khoán, xem tại: http://tinnhanhchungkhoan.vn/chungkhoan/quan-tri-cong-ty-dai-chung-van-de-va-khuyen-nghi-72355.html.[truy cập: 18/8/2016]. [66]. Trường Lưu, “Cổ đông đưa Đại Học Hoa Sen ra Toà đòi cổ tức”, báo Pháp Luật Plus, http://www.phapluatplus.vn/co-dong-dua-dai-hoc-hoa-sen-ra-toa-doi-cotuc-d9945.html, ngày truy cập: 08/6/2016. [67]. Nguyễn Trọng Nguyên, “Vai trò của Ban kiểm soát đối với báo cáo tài chính các công ty niêm yết”, Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi-binh-luan/vai-tro-cua-ban-kiem-soat-doi-voi-bao-cao-taichinh-cac-cong-ty-niem-yet-53101.html, Ngày truy cập 12/8/2016. [68]. Đoàn Tranh, “Vấn đề kiểm soát ban điều hành trong quản trị công ty”, Đại học Duy Tân, http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1032 /van-dekiem-soat-ban-dieu-hanh-trong-quan-tri-cong-ty, truy cập: 13/8/2016. [69]. Hà Thị Đoan Trang (2013), Quản trị công ty và vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán”, Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn /thi-truong-taichinh/chung-khoan/quan-tri-cong-ty-va-van-de-bao-ve-quyen-loi-nha-dau-tuchung-khoan-25635.html, truy cập ngày 20/7/2016. -74- [70]. Đỗ Thế Tùng (2015), “Quan điểm của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-sudang /doc-5930201510283746.html, truy cập: 20/7/2016. -75-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan