Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh...

Tài liệu Quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh

.PDF
190
1
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT BÙI THỊ HẰNG NGA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh năm 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT BÙI THỊ HẰNG NGA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 62.38.01.07 Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện Phản biện 2: PGS.TS Võ Trí Hảo Phản biện 3: TS Châu Thị Khánh Vân NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. DƯƠNG ANH SƠN Phản biện độc lập 1: TS Trần Lê Đăng Phương Phản biện độc lập 2: TS Lê Văn Hưng Tp. Hồ Chí Minh năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận án này là công trình do chính tôi thực hiện. Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong Luận án đều trung thực và trích dẫn nguồn đúng quy định. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình của tác giả nào khác. Nghiên cứu sinh Bùi Thị Hằng Nga DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt CPTPP Tiếng Anh The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership European Commission European Court of Justice Federal Trade Commission Fair, reasonable, and nondiscriminatory Intellectual Property Rights Japan Fair Trade Commission Nghĩa tiếng Việt Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Cộng đồng Châu Âu Tòa án Công lý Châu Âu Ủy ban Thương mại Liên bang Điều kiện ứng xử công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử IPRs Quyền sở hữu trí tuệ JFTC Ủy ban Thương mại công bằng của Nhật Bản OECD Organisation for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển Co-operation and kinh tế Development SEP Standard Essential Patent Sáng chế thiết yếu (cần thiết) TRIPs Trade-Related Aspects of Hiệp định Thương mại liên quan Intellectual Property Rights đến quyền sở hữu trí tuệ TFEU Treaty on the Functioning of Hiệp định về hoạt động của Liên the European Union minh Châu Âu TTBER The Technology Transfer Quy chế chuyển giao công nghệ Block Exemption Regulation của Châu Âu UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên hợp quốc về trade and Development Thương mại và Phát triển UNIDO United Nations Industrial Tổ chức phát triển công nghiệp Development Organization Liên hiệp quốc WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại thế giới WIPO World Intellectual Property Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Organisation EC ECJ FTC FRAND i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 5 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................................... 5 1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh ................................................................................................ 5 1.1.2 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ ........................................................ 11 1.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ cụ thể theo quy định của pháp luật cạnh tranh ..................................................... 12 1.1.4 Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ......................................... 17 1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 17 1.2.1 Lý thuyết về đòn bẩy ......................................................................................... 18 1.2.2 Học thuyết điều kiện thiết yếu (The essential facility doctrine) ....................... 19 1.2.3 Học thuyết lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ (A misuse doctrine) ....................... 20 1.2.4 Nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per ser) và nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason) ........................................................................................................................ 21 1.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 24 1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 25 1.5 Những điểm mới khoa học của luận án ................................................................... 26 1.6 Bố cục của luận án ................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH ...................................................... 28 2.1 Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ ................................................................. 28 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tài sản sở hữu trí tuệ ................................................. 28 2.1.2 Khái niệm, đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ ................................................. 29 2.1.3 Ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đối với môi trường cạnh tranh ................ 34 2.2 Lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ và hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ............... 39 2.2.1 Xác định hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ .............................................. 39 2.2.2 Tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ ........ 45 ii 2.3 Nhu cầu điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật cạnh tranh ........................................................................................................................................ 52 2.3.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ .................................................................................................... 52 2.3.2 Yêu cầu của việc điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật cạnh tranh ............................................................................................................ 55 2.4 Giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ .............................................................................................................................. 58 2.4.1 Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ............................................................................................................................... 59 2.4.2 Đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh trong mối quan hệ với thực thi quyền sở hữu trí tuệ ................................................................................................................... 60 2.4.3 Phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh trong mối quan hệ với quyền sở hữu trí tuệ ............................................................................................................................... 62 2.4.4 Giới hạn kiểm soát của pháp luật cạnh tranh liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ .......................................................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ĐỐI VỚI HÀNH VI LẠM DỤNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ....................................................................... 72 3.1 Hành vi ấn định giá bán lại độc quyền trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ................................................................................................................................... 72 3.1.1 Khái niệm về ấn định giá .................................................................................. 72 3.1.2 Các hình thức ấn định giá bán lại và tác động của nó đối với môi trường cạnh tranh............................................................................................................................ 74 3.1.3. Điều chỉnh của pháp luật đối với hành vi ấn định giá bán trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ............................................................................................ 76 3.2 Hành vi định giá hủy diệt trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ......... 88 3.2.1 Khái niệm hành vi định giá hủy diệt ................................................................. 89 3.2.2 Xác định hành vi định giá hủy diệt ................................................................... 90 3.2.3 Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi định giá hủy diệt............ 95 3.3 Hành vi từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ................................................. 100 3.3.1 Xác định tính bất hợp pháp của hành vi từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ .................................................................................................................................. 100 3.3.2 Điều chỉnh pháp luật đối với hành vi từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ .................................................................................................................................. 101 3.4 Ràng buộc bán kèm (chuyển giao cả gói) trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ............................................................................................................................ 112 3.4.1 Khái quát chung về hành vi bán kèm .............................................................. 112 3.4.2 Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với thỏa thuận bán kèm .................. 115 iii 3.5 Yêu cầu chuyển giao ngược trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ...................................................................................................................................... 122 3.5.1 Khái niệm về chuyển giao ngược .................................................................... 123 3.5.2 Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với điều khoản chuyển giao ngược .................................................................................................................................. 124 CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM .............................................................................................................. 133 4.1 Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia ................................................................... 134 4.1.1 Pháp Luật của các quốc gia phát triển............................................................. 135 4.1.2 Pháp luật của các quốc gia đang phát triển ..................................................... 139 4.2 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam .............................................................................................................................. 145 4.3 Mục đích và nguyên tắc xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam .......... 150 4.3.1 Mục đích của việc xây dựng pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ .................................................................................................. 150 4.3.2 Nguyên tắc xây dựng pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ ............................................................................................................ 152 4.4 Các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh .......................... 156 4.4.1 Xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ ................................................................... 156 4.4.2 Các kiến nghị cụ thể liên quan đến điều chỉnh của pháp luật đối với hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu ............................................................... 162 KẾT LUẬN................................................................................................................... 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ iv DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU....................................................... xi 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, pháp luật sở hữu trí tuệ cần có các quy định nhằm đảm bảo quyền độc quyền khai thác cho chủ sở hữu cũng như quyền ngăn cản các chủ thể khác xâm phạm đến các quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ. Đó là một trong những điều kiện quan trọng giúp chủ sở hữu hình thành một lợi thế cạnh tranh, một quyền lực thị trường. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ mặc dù là quyền độc quyền hợp pháp của chủ sở hữu nhưng độc quyền đó không được phép xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bởi lẽ, các lợi thế cạnh tranh có được từ độc quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ có thể ngăn cản việc tiếp cận khoa học công nghệ thông qua các ràng buộc mang tính hạn chế cạnh tranh nhằm ngăn cản sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác, thậm chí là từ chối chuyển giao dẫn đến ngăn cản sự tiếp cận khoa học công nghệ, phát minh sáng tạo của người tiêu dùng. Do đó, trong mối tương quan với cấu trúc thị trường, tính cạnh tranh của nền kinh tế thì hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngoài tác động tích cực còn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, đặc biệt là trong trường hợp chủ sở hữu lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Đó chính là nguyên nhân chính để các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải sử dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể bên cạnh quy định của luật sở hữu trí tuệ. Tại Việt Nam, tầm quan trọng của việc điều chỉnh pháp luật cạnh tranh đối với thực thi quyền sở hữu trí tuệ bước đầu đã được đề cập trong các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ mới chỉ dừng lại điều chỉnh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các hành vi hạn chế cạnh tranh lại được dẫn chiếu sang các quy định của pháp luật cạnh tranh. Trong khi đó, Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Cạnh tranh 2018 chỉ hướng đến điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung chứ không có các quy định dành riêng cho các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, các đặc trưng của quyền sở hữu hữu trí tuệ đã không được tính đến khiến cho rất nhiều các hành vi trên thực tế được xem là quyền hợp pháp của chủ sở hữu theo quy định của luật sở hữu trí tuệ lại trở thành hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ với pháp luật cạnh tranh nhằm xây dựng các nguyên tắc và phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ cân bằng lợi ích giữa quyền độc quyền của chủ sở hữu và môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng là việc làm cần thiết nhằm xây dựng cơ chế pháp lý thúc đẩy hoạt động đầu tư, nghiên cứu sáng tạo gắn liền với phát triển kinh tế quốc gia, đảm bảo lợi ích cộng đồng, phúc lợi xã hội. Do vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài Quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với 2 pháp luật cạnh tranh làm luận án tiến sĩ Luật học là việc làm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự thống nhất của các quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với quy định của Hiệp định TRIPs, quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đã được bảo hộ toàn cầu với tiêu chuẩn bảo vệ tối thiểu chung cho các quốc gia thành viên hoặc cao hơn với các ghi nhận tại các Hiệp định song phương hoặc đa phương. Bên cạnh đó, vấn đề tác động của quyền sở hữu trí tuệ với cạnh tranh đã được các quốc gia phát triển quan tâm từ khá sớm. Vào tháng 2 năm 1989, tại Nhật Bản, Ủy ban thương mại ban hành Hướng dẫn về quy định thực hành thương mại không lành mạnh đối với bằng sáng chế và các thỏa thuận cấp phép. Tại Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1995, Các cơ quan cạnh tranh của các bang đã ban hành Hướng dẫn chống độc quyền cho việc cấp phép sở hữu trí tuệ. Tháng 1 năm 1996, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Quy định số 240/96 (sau đây gọi là Quy định chuyển giao công nghệ), thay thế cho hai khối miễn trừ bao gồm cấp phép bằng sáng chế và cấp phép bí quyết. Và vào tháng 5 năm 1996, Chính phủ Canada đồng tài trợ một hội nghị chuyên đề về chính sách cạnh tranh và sở hữu trí tuệ, là bước đầu tiên trong đánh giá chính sách của chủ đề. Ngoài ra, vào tháng 9 năm 1998 tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) cũng đã công bố một báo cáo đầy đủ về vấn đề này.1 Năm 2016 Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển – UNCTAD đã ban hành văn bản hướng dẫn các quốc gia thành viên xác định mối tương quan giữa quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh. Thông qua các vụ việc thực tế cho thấy, điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được thực hiện khá tốt ở các quốc gia phát triển như Hoa kỳ, Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản… với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động phát minh – sáng tạo trong mối tương quan với bảo vệ môi trường cạnh tranh và lợi ích người tiêu dùng. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc ban hành luật cạnh tranh dưới áp lực của các cam kết hội nhập. Ví dụ như, đối với từng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Châu Á (Asean) thì việc ban hành luật cạnh tranh là điều kiện quan trọng mang tính quyết định xây dựng nên cộng đồng kinh tế Asean (AEC) hoặc Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Hay nói cách khác, pháp luật cạnh tranh ở các quốc gia này không được xây dựng và ban hành dựa trên chính sách cạnh tranh và điều kiện phát triển kinh tế của quốc gia. Do đó, đến mãi năm 2015 thì các quốc gia trong cộng đồng kinh tế Asean mới hoàn tất việc công bố luật cạnh tranh cho riêng đất nước mình.2 Song song với điều đó, trước sức ép của các cam kết của quá trình hội nhập nên pháp luật của một số các quốc gia đang phát triển thường không được xây dựng trên điều 1 2 OECD (1998), Competition policy and intellectual property rights 0ECD (2018), Competition Law In Asia- Pacific - A guide to Selected Jurisdictions 3 kiện thực tế của quốc gia mà là kết quả sự sao chép từ hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển trong đó pháp luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ không là ngoại lệ. Cụ thể là đối với pháp luật cạnh tranh, các quốc gia có xu hướng sao chép từ hệ thống pháp luật Hoa Kỳ hoặc Châu Âu- các quốc gia có các quy định và khả năng thực thi pháp luật cạnh tranh lâu đời và tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, do sự khác biệt về nền tảng lập pháp, điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội nên sự sao chép đó chưa hẳn đã là điều tốt và phù hợp với các quốc gia. Tương tự như vậy, đối với pháp luật sở hữu trí tuệ thì việc ban hành các quy định của nhiều các quốc gia chỉ dựa vào Hiệp định TRIPs hay sao chép từ các nước phát triển để phục vụ cho các mục tiêu và cam kết quốc tế, chứ việc thi hành lại không hề được đảm bảo và còn bị giới hạn. Vì vậy cho nên, vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh là điều khá mới mẻ không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các quốc gia khác trong khu vực. Việc đánh giá các tác động tiêu cực của quyền sở hữu trí tuệ đối với môi trường cạnh tranh nhằm chỉ ra các ranh giới, ngoại lệ của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật cạnh tranh cũng như giới hạn điều chỉnh của luật cạnh tranh đối với quyền sở hữu trí tuệ là việc làm quan trọng, cần thiết nhằm khuyến khích hoạt động phát minh- sáng tạo nhưng vẫn đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt là trong bối cảnh luật cạnh tranh vừa được sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện thì việc nghiên cứu này càng có tính cấp thiết cao nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia. Để đạt được mục đích đó, đề tài có các nhiệm vụ sau: 1. Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh. Từ đó chỉ ra sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật cạnh tranh. 2. Dựa trên quy định của pháp luật các quốc gia phát triển, có kinh nghiệm, áp dụng hiệu quả pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để xác định được các nguyên tắc, giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể là hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. 3. Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh, chỉ ra các nội dung chưa được pháp luật giải quyết hoặc còn hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong nội dung luận án, tác giả xem việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ sở hữu thực hiện các quyền đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh. Đó là việc khai thác, chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ trong hệ quy chiếu của pháp luật cạnh tranh nhằm đặt ra nhu cầu điều chỉnh và giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với độc quyền sở hữu trí tuệ nhằm loại trừ các hành vi lạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, hướng đến bảo vệ môi trường cạnh tranh 4 lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sáng tạo góp phần pháp triển kinh tế quốc gia. Về nguyên tắc hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nói chung sẽ bao gồm cả quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cụ thể và thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật thì các hành vi hạn chế cạnh tranh chủ yếu liên quan đến sáng chế– đối tượng gắn liền với hoạt động thương mại của các chủ thể. Xét trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh, thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể gây ra tác động hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án tác giả chỉ nghiên cứu đến tác động hạn chế cạnh tranh - điều còn bị bỏ ngõ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời, chỉ xem xét hành vi mang tính áp đặt đơn phương của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ nhằm hạn chế cạnh tranh mà không đề cập đến các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó phân tích làm rõ ưu khuyết điểm của hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong sự so sánh đối chiếu với các quy định pháp luật của các Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore nhằm đề xuất giải pháp để xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với mục đích vừa đảm bảo quyền của chủ sở hữu khi thực thi quyền sở hữu trí tuệ vừa đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Thứ nhất, thông qua nội dung trình bày, luận án đã hệ thống được tình hình nghiên cứu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh. Nêu ra được các lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của quyền sở hữu trí tuệ đối với môi trường cạnh tranh. Từ đó xác định giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo hài hòa, cân bằng lợi ích của chủ sở hữu tài sản sở hữu trí tuệ với mối trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, công bằng. Thứ hai, Trên cơ sở các luận cứ khoa học đã được thừa nhận rộng rãi cũng như thành tựu lập pháp của các quốc gia công nghiệp phát triển, với các phân tích, đánh giá quy định của pháp luật có liên quan, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh. Đưa ra được cơ sở lý luận để làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật Thứ ba, Luận án đã đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu Xuất phát từ bản chất của mình, quyền sở hữu trí tuệ phải được xem là một quyền tài sản và đương nhiên chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ phải có đầy đủ ba quyền năng đối với tài sản: quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Cùng với đặc trưng khó thay thế của quyền sở hữu trí tuệ khiến cho việc thực thi các quyền năng nêu trên làm gia tăng các mối lo ngại liên quan đến cạnh tranh, đặc biệt trong trường hợp chủ thể lạm dụng nó để chèn ép hoặc loại bỏ đối thủ, gây hạn chế cạnh tranh. Do đó, tôn trọng sự sáng tạo, đổi mới công nghệ với bảo vệ cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải có sự tiếp cận cân bằng. Hay nói cách khác việc thực quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh luôn có mối tương quan, tác động qua lại lẫn nhau. Đồng thời giữa pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh đòi hỏi phải có sự tương đồng, giao thoa trong quá trình điều chỉnh đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế. Đó là lý do khiến cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần phải đặt trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh cũng như đặt ra yêu cầu cần thiết phải có các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế. 1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh Mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh là vấn đề phức tạp và được xem xét từ nhiều năm nay tại các diễn đàn pháp lý và kinh tế. Trên thế giới, có khá nhiều các công trình nghiên cứu thể hiện dưới các ấn phẩm là sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, các bài báo khoa học đề cập đến vấn đề nêu trên. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới (1) Đầu tiên phải kể đến ấn phẩm của OECD (Organisation for Economic Cooperation and Development), Competition Policy and Intellectual Property Rights, công bố năm 1997. Đây có thể được xem là tài liệu đầu tiên mang tính chất tổng quát về các vấn đề liên quan đến mới tương quan giữa chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ, từ đó đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia trong tổ chức các quốc gia có nền kinh tế phát triển (OECD). Với dung lượng 455 trang A4, tài liệu bao gồm 2 phần chính bên cạnh lời giới thiệu tổng quan. Phần 1 của tài liệu đề cập đến mối tương quan giữa chính sách cạnh tranh nói chung và luật cạnh tranh nói riêng với quyền sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật của một số các quốc gia phát triển, bao gồm: Úc, Pháp, Hungary, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Phần Lan, Anh, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu. Có thể nói đây là tài liệu mang tính phổ quát đề cập đến mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh, luật cạnh tranh với quyền sở hữu trí tuệ. Bằng các công trình nghiên cứu của các giáo sư đầu ngành tại các quốc gia cụ thể đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quát 6 và sát thực hơn mối quan hệ này. Thông qua các nghiên cứu được trình bày ở phần này các tác giả đều có chung một kết luận “…để đảm bảo sự môi trường cạnh tranh, phát triển kinh tế nhưng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi xã hội và lợi ích của người tiêu dùng thì việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần phải đặt trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh”. Đối với các quốc gia nêu trên mối tương quan đó đã được ghi nhận và đảm bảo thực thi trong hệ thống pháp luật bởi các quy định trực tiếp (Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản) hay gián tiếp (Singapore, Úc…). Phần hai của tài liệu bao gồm các bài viết độc lập của các Giáo sư với những khía cạnh nổi bật của mối tương quan giữa chính sách cạnh tranh, luật cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ như: từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, tính cân bằng giữa quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh, các vụ việc điển hình thể hiện tính tương quan giữa luật cạnh tranh và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế và độc quyền.... Có thể nói rằng với các bài viết, bài nghiên cứu độc lập liên quan đề cập đến mối tương quan giữa chính sách cạnh tranh và luật cạnh tranh với quyền sở hữu trí tuệ thì tài liệu này được xem là khá đầy đủ và có tính tin cậy cao. Do đó, đây là một trong những nguồn tư liệu quan trọng mà tác giả chọn để đối chiếu, so sánh khi phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp với hệ thống pháp luật quốc gia đặt trong mối tương quan hội nhập quốc tế. (2) Research Handbook On Intellectual Property And Competition Law, Edited by Jodef Drexl Published by Edward Elgar 2008 Đây có thể xem là một trong những tài liệu nghiên cứu mang tính phổ quát về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh và mối quan hệ giữa chúng. Với 6 phần và 18 chuyên đề độc lập được nghiên cứu bởi các tác giả khác nhau, tài liệu đã giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Từ vai trò của sáng tạo, của quyền sở hữu trí tuệ cũng như tác động của nó đối với môi trường cạnh tranh. Các khía cạnh pháp lý liên quan giữa quyền sở hữu trí tuệ với luật cạnh tranh (chuyển giao công nghệ và giải pháp hữu ích, thỏa thuận sử dụng bằng sáng chế chung, từ chối chuyển giao…) cũng như khung pháp lý của một số quốc gia điều chỉnh vấn đề này (Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản…) Thông qua các nội dung trình bày cụ thể, tài liệu đã đưa ra khẳng định: “vai trò của Chính sách cạnh tranh là để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là Luật cạnh tranh cho phép các chủ thể liên quan sử dụng các biện pháp và hành vi can thiệp nhằm đảm bảo rằng quá trình phát triển kinh tế không bị độc quyền bởi những thành tố nhất định bằng cách khuyến khích các công ty mới gia nhập thị trường và cạnh tranh với các công ty đã tồn tại trên cơ sở công bằng”. Thông qua các nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đã thừa nhận rằng quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) cho phép người nắm giữ có được độc quyền, từ đó tạo ra hiện tượng độc quyền đối với sản phẩm hay dịch vụ được bảo hộ. Chính điều đó đã đặt ra một thách thức cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách của các quốc gia rằng, liệu chính sách cạnh tranh và mục tiêu của việc thừa nhận quyền sở hữu trí tuệ có thực sự mâu thuẫn không hay 7 chúng cũng có thể bổ sung cho nhau. Đồng thời, liệu có biện pháp nào mà Chính phủ và các Cơ quan cạnh tranh có thể sử dụng để có thể ban hành một cơ chế vừa cho phép những người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ có quyền lợi độc quyền đối với các quyền sở hữu trí tuệ nhưng sẽ không lạm dụng nó để tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh. Tương tự như các tài liệu khác khi đề cập về mối tương quan giữa chính sách cạnh tranh và chính sách khuyến khích sáng tạo, phát triển khoa học kỹ thuật, nghiên cứu trên một lần nữa khẳng định rằng giữa chính sách cạnh tranh và chính sách khuyến khích phát triển khoa học kỹ thuật có mối tương quan tác động lẫn nhau do đó pháp luật điều chỉnh các vấn đề nêu trên cũng phải được đặt trong mối tương quan nhằm tạo ra sự cân bằng hợp lý về quyền lợi của các chủ thể có liên quan. Bởi đó là điều kiện quan trọng để phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Đó cũng chính là nền tảng quan trọng giúp tác giả nhận diện được sự cần thiết của nghiên cứu của mình trong bối cảnh quốc gia và quốc tế. (3) Dr Ioannis Lianos, New Challenges In The Intersection Of Intellectual Property Rights With Competttion Law – A View From Europe And The United States, Centre for Law, Economics and Society CLES Faculty of Laws- UCL, CLES Working Paper Series 4/2013 Từ góc nhìn của hệ thống pháp luật của Châu Âu và Hoa Kỳ thì có thể nói đây là một trong những công trình nghiên cứu khá chi tiết về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra các lý giải tại sao cần phải đặt việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh. Theo đó, với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới và Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) đã đặt ra yêu sửa đổi luật sở hữu trí tuệ của hầu hết các quốc gia thành viên. Đồng thời, các lý thuyết kinh tế cũng cần phải được xem xét và đánh giá lại nhằm chỉ ra các khía cạnh liên quan trong sự giao thoa giữa pháp luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu một lần nữa khẳng định mối tương quan này thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật của Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ. Từ đó chỉ ra các khía cạnh tác động của pháp luật cạnh tranh đối với quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, trong quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ nếu có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh thông qua các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí độc quyền thì tất cả những vụ việc ấy luôn được xem xét bởi nguyên tắc lập luận hợp lý bằng cách đánh giá tác động tiêu cực của hoạt động đó đối với môi trường cạnh tranh và mục tiêu phát triển khoa học công nghệ. Do vây, tại Hoa Kỳ đã có những văn bản nhằm đánh giá mối tương quan này: Chính sách Nine No No’s; Hướng dẫn của Ủy ban Thương mại công bằng về thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Cùng với cách tiếp cận của pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật của Liên minh Châu Âu cũng có các văn bản pháp luật cụ thể nhằm chỉ ra các giới hạn cho phép của quyền độc 8 quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh đồng thời vẫn tôn trọng các quy định riêng biệt của các quốc gia thành viên nhằm điều chỉnh mối quan hệ này. (4) The interface between intellectual rights and Competition policy Edited by Steven d. Anderman (2007), Cambridge University Press Đây được xem là một trong những công trình nghiên cứu được công bố chính thống liên quan đến sự giao thoa giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ là hai đối tượng điều chỉnh chính của một hệ thống pháp luật. Mặc dù, mục tiêu pháp lý của chúng là như nhau khi cùng nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do phương thức tiếp cận và đối tượng điều chỉnh khác nhau nên thoạt nhìn giữa chúng dường như có sự xung đột lẫn nhau khi mà một bên đang hướng đến bảo hộ sự độc quyền cho chủ sở hữu đối với các thành quả của mình nhằm khuyến khích các chủ thể khác sáng tạo cũng như thúc đẩy họ công bố các sáng tạo đó. Trong khi đó, chính sách cạnh tranh lại đang hướng đến loại bỏ sự độc quyền nhằm xây dựng và đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Từ đó nhóm tác giả đưa ra kết luận “Quy định của pháp luật cạnh tranh chính là kết quả của việc đặt ra những giới hạn cho việc tự do thực hiện những quyền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đã được cho phép và bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ”, vậy nên “quyền sở hữu trí tuệ không nên và không được xem là độc quyền đương nhiên. Do vậy, nó sẽ không được xem là trường hợp miễn trừ mặc nhiên của pháp luật cạnh tranh”. (5) R Ian McEwin, Intellectual property, Competition Law and Economics in Asia, Published by Hart Publishing, 2011 Thông qua các phần trình bày của các học giả đến từ các quốc gia khác nhau, nội dung của tài liệu cho thấy rằng hầu như các quốc gia Châu Á đều ban hành hai luật trên trong khoảng hai thập kỷ gần đây, trong đó cá biệt có Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia ban hành và thực thi hai luật này sớm nhất ở Châu Á. Tuy nhiên, việc ban hành này phần nhiều các quốc gia chỉ dựa vào Hiệp định TRIPs hoặc sao chép từ các nước phát triển để phục vụ cho các mục tiêu và cam kết quốc tế, khiến cho hiệu quả thi hành còn bị giới hạn. Trong khi đó có một thực tế rằng, các quốc gia khác nhau đang theo đuổi các mục tiêu khác nhau liên quan đến luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ. Bởi vì, phần lớn các quốc gia Châu Á là các nền kinh tế đang phát triển và vì thế, nhiều nước sẽ đặt ưu tiên vào các mục tiêu phát triển quốc gia, do đó họ hướng đến đảm bảo tuyệt đối tính độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích sự sáng tạo nhằm tạo ra sức mạnh kinh tế và lợi thế cạnh tranh quốc gia. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ xảy ra các xung đột giữa hai hệ thống pháp luật này. Do vậy, mối tương quan giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ được thể hiện khác nhau trong hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Theo đó, mối tương quan này đã được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật cụ thể: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore hoặc không có các quy định pháp luật riêng để điều chỉnh như: Malaysia, Indonexia, Thái Lan và Việt Nam. 9 Trong đó phần đáng chú ý là phần trình bày về pháp luật Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Anh Tuấn và Đoàn Tử Tích Phước. Thông qua việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, hai tác giả đã kết luận rằng: “Pháp luật Việt Nam đã thất bại trong việc tạo ra một cách tiếp cận có hệ thống về sự tương quan giữa 2 luật này. Các cơ quan thực thi của mỗi luật hầu như độc lập với nhau nên việc thi hành cần phải thỏa hiệp trong các vụ việc liên quan. Đồng thời, cách tiếp cận hạn hẹp theo kiểu “xin cho”, các văn bản hướng dẫn đã không thành công trong việc giải quyết việc lạm dụng sáng chế ngày càng rộng hơn và phức tạp hơn, mà trong vài trường hợp có thể gây ra cấp phép bắt buộc”. Ngoài ra, tại các diễn đàn khoa học quốc tế đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu hợp tác, chuyển giao công nghệ ngày càng phổ biến và mở rộng không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế với các bài báo, các hội thảo khoa học liên quan đến chủ đề này: Hillary Greene, International issuse relating to a pro-innovation patent systerm and Competition Law tổ chức tại Đại Học Nagoya – Nhật Bản tháng 9/2013 Atul Patel, Aurobinda Panda, Deo, Siddhartha Khettry and Sujith Philip Mathew, Intellectual property Law and Competition Law, Journal of international commercial Law and Technology vol. 6, issue 2 (2011) 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, đã có một số tác giả quan tâm và bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này dù không nhiều. (1) Đầu tiên phải kể đến sách Pháp luật cạnh tranh và chuyển giao công nghệ và hiệp định TRIPs, kinh nghiệm cho Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Tú, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2010. Có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu cụ thể và chi tiết mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ đặt trong mối quan hệ với Hiệp định TRIPs. Quyển sách chính là bản dịch tiếng việt của sách tiếng anh “Competition Law, Technology Transfer and the TRIPs Agreement: Implications for Developing Countries” của chính tác giả với nội dung bao gồm 5 chương tập trung phân tích pháp luật cạnh tranh áp dụng trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ trên cơ sở các quy định linh hoạt về cạnh tranh của Hiệp định TRIPs với hai mục đích chính. Một là, xem xét pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quốc tế theo Hiệp định TRIPs trong mối tương quan với pháp luật của các quốc gia đã và đang phát triển; hai là, rút ra các kinh nghiệm có thể ứng dụng cho Việt Nam. Có thể nói đây là công trình chi tiết, đầu tiên gợi mở vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, tác giả khẳng định rằng: việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể cần phải đặt trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh, đồng thời không nên xem đó như là một ngoại lệ mặc nhiên của pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, do giới hạn của phạm vi nghiên cứu nên tác giả chỉ nhấn mạnh đến 10 hoạt động chuyển giao công nghệ trong khuôn khổ Hiệp định TRIPs đặt trong mối quan hệ tương quan với pháp luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, với rất nhiều các nội dung chi tiết, dàn trải nên nội dung của sách có khuynh hướng thiên nhiều về mục đích trình bày, thông tin hơn là nghiên cứu, đánh giá. Đồng thời các quan điểm được tác giả đưa ra không gắn liền với thực tiễn xây dựng và thực thi của pháp luật Việt Nam. Do đó, ý nghĩa thực tiễn của công trình đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay không cao. (2) Luận văn thạc sĩ luật học: So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam của tác giả Cù Hồng Anh thực hiện năm 2013. Giống như tên của luận văn, nội dung của luận văn tập trung vào các điều khoản liên quan đến hạn chế cạnh tranh của các thỏa thuận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Tuy vậy, với những nội dung được trình bày cụ thể thì luận văn mới chỉ dừng lại ở việc so sánh đơn thuần, cơ học giữa các quy định của pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam ở một số khía cạnh như: phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các công cụ nhận dạng hành vi hạn chế cạnh tranh và các điều kiện miễn trừ. Do vậy, luận văn vẫn chưa thể phân tích, làm sáng tỏ được sự giao thoa giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ để tìm ra được điểm cân bằng, hợp lý khi áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến hai khía cạnh này. Ngoài ra cũng có một số các bài viết của các tác giả đề cập đến vấn đề nêu trên như: (3) Th.S Nguyễn Như Quỳnh (2009), Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học. Với kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài viết, tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ với tự do thương mại và cạnh tranh công bằng. Qua đó khẳng định rằng, quyền sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến môi trường cạnh tranh. Bởi lẽ, “…từ góc độ quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật cạnh tranh có thể bị coi như một công cụ can thiệp, vi phạm quyền của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ và do đó, tác động đến nền tảng của pháp luật sở hữu trí tuệ. Hệ quả là, pháp luật sở hữu trí tuệ có thể gây nguy hiểm cho pháp luật cạnh trạnh và ngược lại”. Đồng thời, tác giả cho rằng nếu như hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ tác động tới một hoặc một số doanh nghiệp trên thị trường thì hành vi hạn chế cạnh tranh ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp trên cùng một thị trường và môi trường cạnh tranh; mức độ ảnh hưởng xấu tới cạnh tranh của hành vi hạn chế cạnh tranh luôn lớn hơn so với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế có thể tồn tại dưới các dạng cơ bản sau: (i) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; (iii) tập trung kinh tế. Hiện nay, hầu hết các nước phát triển (như Hoa Kỳ, Nhật Bản) tập trung điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, thực tế ở các nước đang phát triển (như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia) cho thấy rằng: hạn 11 chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ còn là vấn đề mới, chưa được quan tâm đúng mức và chưa được giải quyết nhiều; ngược lại, các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều và thu hút sự quan tâm xem xét, xử lý của các tổ chức, cá nhân liên quan. (4) Nguyễn Thanh Tâm (2006), Thực trạng Pháp Luật Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, Tạp chí Luật học. Thông qua bài viết tác giả khẳng định rằng: thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể tác động đến cạnh tranh thông qua các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc lạm dụng vị trí độc quyền. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát độc quyền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ không được Luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận và điều chỉnh, trong khi đó pháp luật cạnh tranh lại không có các quy định riêng biệt nhằm đảm bảo quyền độc quyền của chủ sở hữu khiến cho hiệu quả điều chỉnh của pháp luật không cao chưa kể còn tác động tiêu cực đến hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao công nghệ của các chủ thể. Tóm lại, dù không được phân tích, đề cập cụ thể về mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ nhưng cả hai bài viết nêu trên đều thừa nhận rằng hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh dưới hai góc độ (1) các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; (2) các hành vi/thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trong khi đó, pháp luật hiện hành cụ thể là luật sở hữu trí tuệ chỉ mới có các quy định cụ thể điều chỉnh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn các hành vi/thỏa thuận hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ được điều chỉnh bởi các quy định của Luật Cạnh tranh nói chung. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều hạn chế, bất cập khi mà các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cần được xem xét và điều chỉnh khác biệt dựa trên các đặc thù vốn có của tài sản sở hữu trí tuệ. (5) Các tài liệu liên quan đến quá trình sửa đổi Luật Cạnh tranh 2018 (bao gồm Dự thảo, Tờ trình Chính phủ, Báo cáo thẩm tra dự án Luật Cạnh tranh, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cạnh tranh). Mặc dù các tài liệu trên không đề cập trực tiếp đến mối tương quan giữa quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh. Tuy vậy, thông qua mục tiêu xây dựng luật cạnh tranh cũng như nguyên tắc áp dụng pháp luật về cạnh tranh được xác định và lý giải tại các tài liệu này sẽ giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam. Từ thực tế nêu trên cho thấy việc nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này vẫn là một việc làm mới mẻ và cần thiết. 1.1.2 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ Rõ ràng nếu xuất phát từ đối tượng nghiên cứu độc lập của mình thì luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ sẽ mâu thuẫn với nhau vì đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh trái ngược nhau khi một bên đang hướng đến loại bỏ sự độc quyền trong khi bên còn lại thì 12 bảo vệ sự độc quyền cho các chủ thể. Nhưng xét đến mục tiêu chung vì phát triển kinh tế, lợi ích của cộng đồng và xã hội thì cả hai ngành luật này lại tương đồng với nhau khi cùng hướng đến bảo vệ năng lực cạnh tranh, phát triển của các chủ thể. Do đó, mối tương quan giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu nói chung và quyền sở hữu trí tuệ nói riêng là vấn đề quan trọng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Vì vậy cho nên, nó được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, khai thác và thực hiện các công trình nghiên cứu từ khá lâu. Pháp luật của các quốc gia có những ưu tiên và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố thì các nhà nghiên cứu đã thừa nhận một số vấn đề sau: - Một là, với mục đích điều chỉnh và đối tượng tác động khác nhau cho nên nhìn từ bên ngoài chúng ta dễ nhằm lẫn rằng giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ mâu thuẫn với nhau. Tuy vậy, nếu xuất phát từ mục tiêu dài hạn thì giữa luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ có mối quan hệ, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện quyền năng của chủ sở hữu. - Hai là, độc quyền là vấn đề tiên quyết và quan trọng mà luật sở hữu trí tuệ cần phải thừa nhận và bảo vệ cho các chủ thể sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đặt trong mối quan hệ với bản chất và vai trò của pháp luật đối với các khía cạnh của kinh tế, chính trị, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác thì sự độc quyền đó không phải là trường hợp ngoại lệ, đương nhiên hợp pháp theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Do đó, nếu việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ vượt qua những giới hạn được đặt ra bởi pháp luật cạnh tranh thì nó cần được loại bỏ ra khỏi môi trường kinh doanh. - Ba là, hoạt động thực hiện quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh dưới hai khía cạnh: (1) Thiết lập các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (2) Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có được từ quyền sở hữu trí tuệ - Bốn là, hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ có thể được thể hiện dưới dạng là hành vi đơn phương của chủ thể như: định giá bất hợp lý hoặc từ chối chuyển giao. Nhưng cũng có thể được thể hiện dưới dạng các điều khoản trong hợp đồng mà ở đó với thế mạnh độc quyền của mình chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã tước bỏ khả năng thỏa thuận của chủ thể còn lại: điều khoản bán kèm, yêu cầu chuyển giao ngược - Năm là, các hành vi hạn chế cạnh tranh khi thực hiện quyền sở hữu trí tuệ thường gắn liền với việc chuyển giao sáng chế (công nghệ). - Sáu là, tại Việt Nam, mặc dù không có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan nhưng bước đầu, các công trình nghiên cứu đó đã chỉ ra được sự bất cập của việc áp dụng Luật Cạnh tranh để điều chỉnh việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế. 1.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ cụ thể theo quy định của pháp luật cạnh tranh 1.1.3.1. Trên thế giới 13 Liên quan đến điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các nhà nghiên cứu pháp luật của các quốc gia trên thế giới, có khá nhiều công trình nghiên cứu tương ứng với việc thực hiện các quyền cụ thể của chủ sở hữu. Có thể chia thành hai nhóm: Các công trình liên quan đến các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ Các công trình liên quan đến hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ Điều đó cho thấy, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia không chỉ trong quá trình thực thi mà ngay cả quá trình xây dựng chính sách, quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu quả, mục đích của việc bảo hộ của sở hữu trí tuệ và môi trường cạnh tranh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ xin đề cập đến các công trình nghiên cứu điều chỉnh đối với các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ trong hệ quy chiếu của pháp luật cạnh tranh. Theo quy định của pháp luật cạnh tranh, hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ có thể được thể hiện dưới dạng là hành vi đơn phương của chủ thể như: ấn định giá bán lại, định giá bất hợp lý hoặc từ chối chuyển giao. Nhưng cũng có thể được thể hiện dưới dạng các điều khoản trong hợp đồng mà ở đó với lợi thế của mình chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã tước bỏ khả năng thỏa thuận của chủ thể còn lại: điều khoản bán kèm, yêu cầu chuyển giao ngược3. (1) Liên quan đến hành vi định giá bất hợp lý trong việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ OECD (2009), Margin squeeze OECD (1989), Predatory pricing Christian Barthel (Faculty Of Law University of Lund), Predatory Pricing Policy under EC and US Law, 2002 Theo đó, hành vi định giá bất hợp lý hay còn gọi là hành vi ép giá (squeeze margin) được định nghĩa là hành vi của một doanh nghiệp có tham gia cạnh tranh trên cả thị trường đầu nguồn (upstream market) và thị trường cuối nguồn (downstream market), và lạm dụng vị trí thống lĩnh sẵn có trên thị trường đầu nguồn để nâng giá đến sát mức giá bán sản phẩm trên thị trường cuối nguồn. Khách hàng tại thị trường đầu nguồn - đồng thời là đối thủ cạnh tranh trên thị trường cuối nguồn – của doanh nghiệp đó sẽ bị thu hẹp biên độ lợi nhuận hoặc bị loại trừ ra khỏi thị trường vì bị áp giá đầu vào quá cao nhưng phải giữ giá đầu ra ở mức cạnh tranh.4 3 Mohamed Lahouel (University of Tunis III), Keith E. Maskus (University of Colorado), Competition Policy and Intellectual Property Rights in Developing Countries: Interests in Unilateral Initiatives and a WTO Agreement, September 1999 4 Đoàn Tử Tích Phước, Thị trường phim chiếu rạp: Cuộc chiến bóp nghẹt lợi nhuận. Bài viết được công bố trên trang http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/cuoc-chien-bop-nghet-loi-nhuan-310624.html truy cập ngày 05/6/2018
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất